Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

18/10/2021

Chuông Đà Quận (chùa Viên Minh) và các bảo vật quốc gia tại Cao Bằng - bản cập nhật 2021

Về chùa Đà Quận (tức chùa Viên Minh) và chuông thời Mạc (năm 1611), trên Giao Blog, thì có thể đọc các bài học thuật của tôi, ở đây hay ở đây.

Một số thông tin cập nhật năm 2021.

Tháng 10 năm 2021,

Giao Blog




---


Hội đồng Họ Dương Cao Bằng dự lễ tế tại Đền Quan Triều

Chủ nhật - 04/04/2021 20:34

    Ngày 4/4/2021 (Tức 23 tháng 2 năm Tân Sửu), bà con nhân dân địa phương xóm Đà Quận, xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng đã tổ chức lễ tế Đức Quan Triều - Dương Tự Minh, vị anh hùng dân tộc thời Nhà Lý.
                                                   Ông Dương Đức Toàn, PCT HĐ họ Dương Cao Bằng phát biểu tại buổi lễ

               Dự buổi lễ có lãnh đạo chính quyền xã Hưng Đạo,  các hội, đoàn thể của xã. Đại diện Hội đồng Họ Dương Cao Bằng có ông Dương Đức Toàn,  Phó Chủ tịch HĐ Họ Dương Cao Bằng và bà con trong dòng họ cùng tới dự. 
               Hằng năm, vào tiết trời thanh minh tháng ba, bà con nhân dân xóm Đà Quận, xã Hưng Đạo thành phố Cao Bằng lại tổ chức Lễ tế đền Quan Triều  nơi thờ vị anh hùng dân tộc họ Dương, thời Nhà Lý, để tưởng nhớ tới tới  công đức của vị đại vương Dương Tự Minh cùng các vị chư tướng đã lập nhiều chiến công gìn giữ biên ải. Buỗi lễ diễn ra trang trọng với phần dâng lễ gồm các sản vật địa phương và phần tê lễ cùng ôn lai nhưng trang sử hào hùng của anh hùng dân tộc Dương Tự Minh, ca ngợi những đóng góp của người dân địa phương trong quá trình lập đền, bảo quản di tích và và truyền giữ phong tục cho đến ngày nay.
              Tại buổi lễ, ông Dương Đức Toàn đã phát biểu cảm ơn ban tổ chức đã tạo điều kiện để Hội đồng họ Dương Cao Bằng cùng bà con dòng tộc có nơi sinh hoạt tâm linh, đồng thời đây cũng là cơ hội tuyên truyền trong dòng họ để giáo dục truyền thống. 

               Một sô hình ảnh tại buổi lễ








    http://hoduongcaobang.vn/index.php/vi/news/tin-hoat-dong-hdcb/hoi-dong-ho-duong-cao-bang-du-le-te-tai-den-quan-trieu-129.html


    ..


    Cao Bằng: 96 di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh được xếp hạng

    28/07/2021 | 08:46

    Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đến nay, toàn tỉnh có 214 di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh.

    Trong đó có 96 di tích được xếp hạng gồm: 3 di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, 25 di tích được xếp hạng di tích quốc gia, 68 di tích được xếp hạng di tích cấp tỉnh.

    Cao Bằng: 96 di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh được xếp hạng - Ảnh 1.

    Nhà trưng bày Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó, xã Trường Hà (Hà Quảng).

    Có 2 bảo vật được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia: Đôi chuông chùa Viên Minh và đền Quan Triều, xóm Đà Quận, xã Hưng Đạo (Thành phố); Bia Ma nhai Ngự chế của vua Lê Thái Tổ, xã Hồng Việt (Hòa An).

    Có 4 di sản được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Nghi lễ Then Tày tỉnh Cao Bằng; Lễ hội Nàng Hai, xã Tiên Thành, Lễ hội Tranh đầu pháo, thị trấn Quảng Uyên, nghề rèn truyền thống xã Phúc Sen của người Nùng An (Quảng Hòa). Công viên địa chất non nước Cao Bằng được công nhận là Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO.

    Qua kiểm kê, toàn tỉnh còn 2.002 di sản văn hóa phi vật thể tồn tại gồm: tiếng nói 6 di sản, chữ viết 2 di sản, ngữ văn dân gian 150 di sản; nghệ thuật trình diễn dân gian 300 di sản; tập quán xã hội và tín ngưỡng 745 di sản; lễ hội truyền thống 200 di sản; nghề thủ công truyền thống 112 di sản; tri thức dân gian 487 di sản.

    Theo Báo Cao Bằng

    https://bvhttdl.gov.vn/cao-bang-96-di-tich-lich-su-van-hoa-danh-lam-thang-canh-tren-dia-ban-tinh-duoc-xep-hang-20210728075023368.htm

    ..



    Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Hải Hòa kiểm tra, khảo sát các bảo vật quốc gia tại Thành phố và Hòa An

    Chiều 26/8, Đoàn công tác của tỉnh do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Hải Hòa làm trưởng đoàn kiểm tra, khảo sát các bảo vật quốc gia và di tích lịch sử cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố và huyện Hòa An. Cùng đi có lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Hòa An và Thành phố.

    Đoàn công tác kiểm tra,khảo sát tại Di tích Quốc gia bia Câu Thủy bi ký tại xã Hồng Việt (Hòa An).

    Đoàn kiểm tra, khảo sát Bảo vật Quốc gia Bia Ma nhai Ngự chế của vua Lê Thái Tổ và Di tích lịch sử cấp Quốc gia bia Câu Thủy bi ký tại xóm Thanh Hùng, xã Hồng Việt (Hòa An); đôi chuông chùa Viên Minh và đền Quan Triều, xóm Đà Quận, xã Hưng Đạo (Thành phố).

    Bia Ma nhai Ngự chế của vua Lê Thái Tổ niên đại 1431 khắc trên vách núi Phja Tém đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2020. Sự tồn tại của văn bia khẳng định chủ quyền quốc gia Đại Việt ở vùng biên viễn, đây là hiện vật gốc độc bản, là một trong những tuyệt tác của vua Lê Thái Tổ để lại. Nội dung tấm bia là lời răn dạy bách tính về đạo đức của lòng trung quân ái quốc; những điều răn dạy mang giá trị đạo đức, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong văn bia cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị, mãi trường tồn với thời gian.

    Di tích lịch sử bia Câu Thủy bi ký năm 1702 được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích Quốc gia năm 2021, nội dung bia nói về việc đào mương, đắp đập, khẩn hoang đất đai, mở rộng diện tích phát triển nông nghiệp đời vua Lê Hy Tông. Đây là di sản văn hóa quý hiếm, những áng văn chương vô giá, là nguồn tư liệu quý báu cho việc nghiên cứu lịch sử vùng đất Cao Bằng nói riêng và lịch sử dân tộc Việt Nam nói chung.

    Tiếp đó, đoàn khảo sát, kiểm tra đôi chuông chùa Viên Minh và đền Quan Triều, xóm Đà Quận, xã Hưng Đạo (Thành phố) được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia năm 2016. Chuông chùa Viên Minh là loại chuông lớn, cao 160 cm, thân cao 132 cm, đường kính rộng 92 cm, được trang trí họa tiết, hoa văn phần thân tạo thành 3 lớp đường viền từ trên xuống, 3 lớp đường viền tròn chạy quanh thân chuông, các núm chuông được bố cục 6 núm bao quanh thân chuông, đúc nhô cao để tạo thành sự ngân vang.

    Trên chuông chùa Viên Minh có ghi niên hiệu là Long Phi, Càn Thống, chi thập cửu niên Tân Hợi cốc nhật (tạm dịch: Ngày lành năm Tân Hợi, niên hiệu Càn Thống thứ 19 tức năm 1611). Chuông đền Quan Triều cơ bản giống chiếc chuông ở chùa Viên Minh nhưng kích thước lớn hơn, cao 178 cm, đường kính 106 cm, có hoa văn trang trí con rồng ở phần quai. Hiện chiếc chuông tiếp tục được nghiên cứu về nguồn gốc, xuất xứ.

    Phó Chủ tịch UBND Lê Hải Hòa trao đổi với lãnh đạo Thành phố về công tác quản lý, bảo vệ chuông chùa Viên Minh và đền Quan Triều, xã HưngĐạo (Thành phố).

    Phó Chủ tịch UBND Lê Hải Hòa đánh giá về cơ bản các bảo vật và di tích quốc gia đã được quan tâm quản lý, bảo vệ, tuy nhiên, qua thời gian dài chịu tác động từ nhiều yếu tố, các bảo vật và di tích quốc gia không còn giữ được nguyên trạng. Đặc biệt, cảnh quan xung quanh, hạ tầng cơ sở chưa được đầu tư xứng tầm với giá trị của bảo vật và di tích quốc gia; chưa phát huy được tiềm năng, giá trị của bảo vật và di tích đối với phát triển du lịch địa phương.

    Đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu, xây dựng phương án tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị của các bảo vật và di tích quốc gia lên các cấp có thẩm quyền để triển khai thực hiện hiệu quả. UBND huyện Hòa An và Thành phố có giải pháp chi tiết để bảo vệ, quản lý đảm bảo an ninh cho bảo vật và di tích; quy hoạch cụ thể, xây dựng chi tiết chương trình, dự án đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở khu vực có bảo vật và di tích quốc gia gắn với phát triển du lịch tại địa phương.

    Nguồn Báo Cao Bằng

    https://www.caobang.gov.vn/svhttdl/1328/32910/73976/846898/van-hoa/pho-chu-tich-ubnd-tinh-le-hai-hoa-kiem-tra-khao-sat-cac-bao-vat-quoc-gia-tai-thanh-pho-va-hoa-an.aspx




    Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Hải Hoà khảo sát kiểm tra bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh

    Cập nhật: Thứ sáu , 27/08/2021 08:51

    Chiều 26/8, đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Lê Hải Hoà, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã đến khảo sát, kiểm tra bảo vật quốc gia và di tích lịch sử cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố và huyện Hoà An. Tham gia đoàn có lãnh đạo Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch.

    Đoàn đã đến khảo sát, kiểm tra bảo vật quốc gia bia Ma Nhai ngự chế của Vua Lê Thái Tổ và di tích lịch sử cấp quốc gia bia Câu Thuỷ Bi ký tại xã Hồng Việt, huyện Hoà An.
    Bia Ma Nhai ngự chế của Vua Lê Thái Tổ niên đại 1431 trên vách núi Phja Tém, được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia năm 2020. Theo sử liệu, bài thơ Ngự chế được Vua Lê Thái Tổ khắc trên vách núi. Sự tồn tại của văn bia khẳng định chủ quyền quốc gia Đại Việt ở vùng biên viễn. Đây là hiện vật gốc, là một những tuyệt tác của Vua Lê Thái Tổ để lại. Nội dung tấm bia là lời răn dạy bách tính về đạo đức của lòng trung quân ái quốc, mang giá trị đạo đức, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc,  vẫn còn nguyên giá trị, mãi trường tồn với thời gian.
    Di tích lịch sử Bia Câu thủy bi ký năm 1702 được Bộ văn hóa thể thao và du lịch xếp hạng di tích quốc gia năm 2021, nội dung bia nói về việc đào mương, đắp đập, khẩn hoang đất đai, mở rộng diện tích phát triển nông nghiệp, đời Vua Lê Hy Tông. Đây là di sản văn hóa quý hiếm, là những áng văn chương vô giá, là nguồn tư liệu quý báu cho việc nghiên cứu lịch sử vùng đất Cao Bằng nói riêng, lịch sử dân tộc Việt Nam nói chung.

    Đoàn đến khảo sát, kiểm tra đôi Chuông chùa Viên Minh và đền Quan Triều, xóm Đà Quận, xã Hưng Đạo, Thành Phố.
    Tiếp đó, đoàn đã đến khảo sát, kiểm tra đôi Chuông chùa Viên Minh và đền Quan Triều, xóm Đà Quận, xã Hưng Đạo, Thành Phố, được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia năm 2016. Chuông chùa Viên Minh được trang trí họa tiết hoa văn phần thân tạo thành 3 lớp đường viền từ trên xuống, 3 lớp đường viền tròn chạy quanh thân chuông, các núm chuông được bố cục 6 núm bao quanh thân chuông, đúc nhô cao để tạo thành sự ngân vang. Chuông chùa Viên Minh có niên đại là năm Càn thống thứ 19 (niên đại của Vương triều Mạc ở Cao Bằng). Còn chuông đền Quan Triều cơ bản giống chiếc chuông ở chùa Viên Minh nhưng kích thước lớn hơn, trang trí con rồng ở phần quai. Hiên chiếc chuông vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu về nguồn gốc, xuất xứ lịch sử.

    Sau khi khảo sát, kiểm tra, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Hải Hòa khẳng định, về cơ bản các bảo vật và di tích quốc gia vẫn được gìn giữ khá nguyên vẹn và có giá trị lớn đối với lịch sử văn hoá. Tuy nhiên, cảnh quan xung quanh, cơ sở hạ tầng chưa phát huy được tiềm năng giá trị của bảo vật đối với phát triển du lịch, văn hoá truyền thống. Đồng chí đề nghị Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch xây dựng phương án tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị của các bảo vật và di tích quốc gia; UBND huyện Hòa An và Thành phố có phương án bảo vệ, quản lý đảm bảo an ninh, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng gắn với phát triển du lịch tại địa phương./.
     

    Kim Dung - Vĩnh Thuận

    http://caobangtv.vn/tin-tuc-n42431/pho-chu-tich-ubnd-tinh-le-hai-hoa-khao-sat-kiem-tra-bao-vat-quoc-gia-tren-dia-ban-tinh.html

    ..


    Phát huy các giá trị văn hóa truyền thống khơi dậy sức mạnh tiềm ẩn bên trong mỗi người dân

    Thứ ba - 07/09/2021 10:56

    Trong những năm qua, việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trên địa bàn tỉnh Cao Bằng được thực hiện đồng bộ và đạt một số kết quả quan trọng, qua đó đã góp phần tích cực vào công tác giáo dục truyền thống, văn hóa, lịch sử, cách mạng và tinh thần yêu nước của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, tạo thành nguồn động lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Khơi dậy tinh thần yêu nước, tính cộng đồng, ý chí tự cường, tự hào dân tộc và khát vọng vươn lên, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19.

    Lễ hội Chùa Sùng Phúc - huyện Hạ Lang

    Là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số cùng sinh sống, Cao Bằng có nền văn hóa đa dạng với nhiều nét độc đáo, đặc sắc. Những năm qua, tỉnh luôn quan tâm đến công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống như: tiếng nói, chữ viết, nghệ thuật trình diễn dân gian, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc thông qua việc ban hành và tổ chức nhiều chương trình, kế hoạch như: Chương trình phối hợp đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2022; Kế hoạch thực hiện dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch”... , từ đó làm cho đời sống văn hóa, tinh thần của cộng đồng ngày càng phong phú, đồng thời góp phần quảng bá, giới thiệu hình ảnh, tiềm năng phát triển và con người Cao Bằng đến với du khách trong và ngoài nước; tạo tiền đề cho các chiến lược phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

    Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 214 di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, trong đó có 96 di tích đã được xếp hạng gồm 03 di tích quốc gia đặc biệt, 25 di tích cấp quốc gia, 68 di tích cấp tỉnh; 02 bảo vật quốc gia (đôi chuông chùa Viên Minh và đền Quan Triều, xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng; Bia Ma nhai Ngự chế của Vua Lê Thái Tổ, xã Hồng Việt, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng). Nhiều di tích đã được khai thác, phục vụ du lịch, nhất là các di tích lịch sử quốc gia đặc biệt như: Pác Bó, rừng Trần Hưng Đạo, địa điểm Chiến thắng Biên giới năm 1950... Hàng năm, các khu di tích này đã thu hút nhiều người dân, du khách, học sinh, sinh viên đến tham quan. Bên cạnh đó, ngành Văn hóa đã đẩy mạnh công tác sưu tầm, bổ sung hiện vật cho kho cơ sở Bảo tàng tỉnh. Tính đến thời điểm hiện tại, Bảo tàng tỉnh đã sưu tầm được 16.015 hiện vật.

    Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể được chú trọng thông qua việc thực hiện các đề án, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học về các giá trị văn hóa, văn học, nghệ thuật dân ca, dân nhạc, dân vũ của dân tộc như: Đề tài “Nghiên cứu, phục dựng đám cưới dân tộc Dao Đỏ tỉnh Cao Bằng”; “Khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lễ Thuổn Puôn của người Sán Chỉ ở Cao Bằng”; “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị dân ca dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao tỉnh Cao Bằng”; “Nghi lễ đám cưới của người Lô Lô trên địa bàn tỉnh Cao Bằng”; “Nghiên cứu, bảo tồn phát huy giá trị văn hóa người Lô Lô Đen tỉnh Cao Bằng”; Dự án “Bảo tồn bản văn hóa truyền thống dân tộc Lô Lô xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc”; Khôi phục lễ hội dân gian truyền thống Lồng tồng xã Cao Chương, huyện Trà Lĩnh; lễ hội Bó Puông, xã Lê Lợi, huyện Thạch An... Kết quả của những đề tài nghiên cứu khoa học này là cơ sở để tiến hành bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, Cao Bằng có 04 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia gồm: Nghi lễ Then Tày tỉnh Cao Bằng; Lễ Hội Nàng Hai, xã Tiên Thành, huyện Quảng Hòa; Lễ hội Tranh đầu pháo, thị trấn Quảng Uyên, huyện Quảng Hòa; Nghề rèn truyền thống của người Nùng An xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa; đặc biệt, di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

    Di sản văn hóa của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh được phát huy thường xuyên thông qua nhiều hình thức, hoạt động như: Duy trì tổ chức Liên hoan hát Then đàn tính; Hội thi hát dân ca, trình diễn trang phục dân tộc nhằm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa hát Then đàn tính của cộng động đồng Tày - Nùng trên địa bàn tỉnh; hàng năm duy trì tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Mông tại các huyện: Hòa An, Bảo Lâm, Bảo Lạc, Trà Lĩnh với nhiều nội dung phong phú nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc Mông.

    Các lễ hội truyền thống tại các địa phương trong tỉnh được duy trì tổ chức theo các nghi thức truyền thống. Một số lễ hội dân gian do người dân tự tổ chức cũng được phục hồi dần và hoạt động ngày càng quy củ hơn dưới sự quản lý, hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa như: lễ hội Miếu Bó Puông, xã Lê Lợi, huyện Thạch An; lễ hội Lồng tồng xã Hồng Định, huyện Quảng Uyên; lễ hội Miếu Long Vương, xã Thông Huề, huyện Trùng Khánh... Nhiều lễ hội truyền thống đã thu hút được đông đảo Nhân dân trong tỉnh và du khách thập phương. Qua đó, góp phần tích cực trong việc quảng bá hình ảnh, tiềm năng du lịch và các nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số, tiêu biểu như: Lễ hội Tranh đầu pháo, Lễ hội đền Kỳ Sầm, Lễ hội đền Vua Lê, Lễ hội Nàng Hai...
                     
     Việc lập hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú đã được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ động tham mưu thực hiện. Đến nay, Cao Bằng đã có 01 cá nhân được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, 14 cá nhân được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”.

    Việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã góp phần quan trọng đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân, giúp người dân nhận thức sâu hơn về giá trị văn hóa và tích cực tham gia phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, qua đó duy trì các kết quả cao về chỉ tiêu văn hóa của tỉnh. Bên cạnh đó, các hoạt động văn hóa đặc sắc của địa phương đã giúp nhiều người dân có ý tưởng sáng tạo trong việc khởi nghiệp theo hướng phát triển các mô hình du lịch nghỉ dưỡng, thăm quan thắng cảnh gắn với trải nghiệm văn hóa truyền thống, qua đó đã góp phần phát triển kinh tế gia đình và thúc đẩy phát triển du lịch của địa phương. Giai đoạn 2016-2020, lượng khách đến Cao Bằng đạt trên 5 triệu lượt, số khách du lịch năm sau đều cao hơn năm trước.

    Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của tỉnh tồn tại một số hạn chế như: Công tác thông tin tuyên truyền các văn bản liên quan đến đến bảo tồn phát huy giá trị văn hóa chưa thường xuyên, nhất là ở vùng đồng bào vùng sâu, vùng xa; Thiếu quỹ đất xây dựng các thiết chế văn hóa cơ sở; Nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể chưa được chính quyền địa phương, các cấp, các ngành quan tâm, đầu tư đồng bộ; Nhiều yếu tố gốc trong các di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một, các nghệ nhân văn hóa đang giảm dần, một số di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ thất truyền;...

    Để tiếp tục phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, khơi dậy sức mạnh tiềm ẩn bên trong mỗi người dân địa phương, qua đó góp phần phát triển kinh tế- xã hội, các cấp, các ngành cần tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các nét đẹp văn hóa của cộng đồng các dân tộc trong tỉnh bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng đến với mỗi người dân, nhất là đồng bào vùng sâu, vùng xa; quan tâm đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống thiết chế văn hóa; xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể đối với công tác bảo tồn, gìn giữ, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu số, xây dựng Làng văn hoá các dân tộc; chính sách hỗ trợ đối với các nghệ nhân dân gian, nghệ nhân ưu tú, những người am hiểu văn hoá truyền thống dân tộc, có nhiều đóng góp vào việc bảo tồn, lưu giữ, truyền dạy các di sản văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số; tiếp tục thực hiện công tác nghiên cứu, sưu tầm bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh./.

    Tác giả bài viết: HN

    http://khcncaobang.gov.vn/index.php?language=vi&nv=news&op=Chinh-tri-KT-VH-XH/Phat-huy-cac-gia-tri-van-hoa-truyen-thong-khoi-day-suc-manh-tiem-an-ben-trong-moi-nguoi-dan-3577

    ..


    Cao Bằng: Thực hiện và duy trì tốt công tác quản lý, bảo vệ di tích tại các địa phương


    08:15, 12 Tháng Chín 2021

    (DSX)- UBND tỉnh Cao Bằng đã có Báo cáo Tổng kết thực hiện Luật Di sản văn hóa.




    Ảnh minh họa.Nguồn: Báo Cao Bằng




    Trong những năm qua, tỉnh đã thực hiện tốt việc triển khai, thực hiện Luật Di sản văn hóa và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn; các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định. Đặc biệt từ sau triển khai việc thực hiện phân cấp quản lý di tích đến nay, công tác quản lý, bảo vệ di tích tại các địa phương được thực hiện và duy trì tốt, chưa có di tích nào bị xâm phạm, nhất là đối với các di tích đã được đầu tư, tôn tạo. Công tác tu bổ chống xuống cấp và phục hồi, tôn tạo di tích ngày càng được đẩy mạnh. Các di tích lịch sử - văn hóa sau khi được trùng tu, tôn tạo đã trở thành các sản phẩm văn hóa, nguồn tài nguyên du lịch góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương...

    Cụ thể, trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể, hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có 214 di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, trong đó có 96 di tích đã được xếp hạng (gồm 03 di tích Quốc gia đặc biệt; 25 di tích Quốc gia; 68 di tích cấp tỉnh). Toàn bộ hệ thống di tích đã xếp hạng trên địa bàn toàn tỉnh được xây dựng bia di tích để bảo vệ và phát huy giá trị.

    Công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi và chống xuống cấp di tích trong những năm qua được đẩy mạnh bằng nhiều nguồn kinh phí (nguồn xã hội hóa và chương trình mục tiêu phát triển văn hóa), đạt được những kết quả đáng khích lệ. Công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh ngày càng được đẩy mạnh.

    Tỉnh Cao Bằng có 02 bảo vật quốc gia, gồm: Đôi chuông chùa Viên Minh và Đền Quan Triều, xóm Đà Quận, xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng được Thủ tướng Chính phủ công nhận năm 2016 và Bia Ma nhai Ngự chế của Vua Lê Thái Tổ, xã Hồng Việt, huyện Hòa An được Thủ tướng Chính phủ công nhận năm 2020. Từ khi được công nhận bảo vật quốc gia, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Lễ công bố Quyết định bảo vật quốc gia sau mỗi thời điểm được công nhận; hướng dẫn UBND các huyện, thành phố thành lập các tổ chức quản lý di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và bảo vật quốc gia trên địa bàn toàn tỉnh; tăng cường công tác bảo vệ và phát huy giá trị di tích; về phòng chống thiên tai, cháy, nổ, trộm cắp ở bảo tàng, di tích; tăng cường công tác bảo vệ, bảo quản và phát huy giá trị của bảo vật quốc gia; triển khai công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, cổ động trực quan…. nhằm tuyên truyền, quảng bá giá trị, ý nghĩa của bảo vật quốc gia, góp phần bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hóa nói chung, bảo vật nói riêng. Tiếp tục chỉ đạo cơ quan chuyên môn rà soát, nghiên cứu, đề xuất xây dựng hồ sơ khoa học trình Hội đồng các cấp đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia trong những năm tiếp theo.

    Trong hoạt động bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể, Năm 2020 tỉnh Cao Bằng đã hoàn thành công tác kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể (06 dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Lô Lô, Sán Chỉ) trên địa bàn toàn tỉnh, qua kiểm kê số lượng di sản văn hóa phi vật thể còn tồn tại trên địa bàn tỉnh hiện có 2.000 di sản, cụ thể: Tiếng nói (06 di sản), chữ viết (02 di sản); Ngữ văn dân gian (150 di sản); Nghệ thuật trình diễn dân gian (300 di sản); Tập quán xã hội và tín ngưỡng (745 di sản); Lễ hội truyền thống (200 di sản); Nghề thủ công truyền thống (112 di sản); Tri thức dân gian (487 di sản).

    Thông qua kết quả kiểm kê tiến hành lựa chọn, nghiên cứu lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể đề nghị đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đến nay toàn tỉnh có 04 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, gồm: Nghi lễ Then của người Tày Cao Bằng; Lễ hội Nàng Hai, xã Tiên thành, huyện Phục Hòa (nay là huyện Quảng Hòa); Nghề rèn của người Nùng An, xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên (nay là huyện Quảng Hòa); Lễ hội tranh đầu pháo, thị trấn Quảng Uyên, huyện Quảng Hòa; đặc biệt, di sản "Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái Việt Nam" (trong đó có nghi lễ Then của người Tày Cao Bằng) được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

    Ngoài ra, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể cũng được chú trọng thông qua việc thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về sưu tầm, nghiên cứu các giá trị văn hóa, văn học, nghệ thuật dân ca, dân nhạc, dân vũ của các dân tộc. Phục dựng nâng cao các lễ hội truyền thống (Lễ hội Pháo hoa, thị trấn Quảng Uyên, huyện Quảng Hòa; lễ hội Nàng Hai, xã Kim Đồng, huyện Thạch An; lễ hội Chùa Sùng Phúc, thị trấn Thanh Nhật, huyện Hạ Lang; lễ hội Đền Kỳ Sầm, xã Vĩnh Quang, thành phố Cao Bằng; Lễ hội 6 Thanh Minh thành lễ hội gắn kết làng nghề truyền thống tại xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa); khôi phục lại các lễ hội dân gian truyền thống (Lễ hội Co Sầu, thị trấn Trùng Khánh; Lễ hội Lồng tồng xã Tri Phương, huyện Trùng Khánh; Lễ hội Thanh minh xã Quang Trung, huyện Trùng Khánh; Lễ hội Háng Tán thị trấn Hùng Quốc, huyện Trùng Khánh; Lễ hội Lồng tồng, xã Cao Chương, huyện Trùng Khánh; lễ hội Bó Puông xã Lê Lợi, huyện Thạch An). Chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu thành lập đoàn đại biểu các dân tộc thiểu số tham dự các Hội nghị, hội thảo về giải pháp bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc.

    Công tác truyền dạy và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đã được quan tâm triển khai dưới nhiều hình thức như: Tổ chức các lớp tập huấn, truyền dạy nghề thủ công truyền thống; truyền dạy các làn điệu dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống; các nghi lễ truyền thống tiêu biểu của các dân tộc thiểu số tỉnh Cao Bằng.Đẩy mạnh các hoạt động văn nghệ quần chúng thông qua việc tổ chức các hội thi, hội diễn, liên hoan… tạo điều kiện cho nhân dân được tham gia biểu biễn các làn điệu dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống góp phần nâng cao hiệu quả việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân,…



    D.H

    http://disanxanh.cinet.vn/ArticleDetail.aspx?articleid=68068&sitepageid=29

    ..


    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét

    Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

    LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

    Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.