Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-tài-cẩn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-tài-cẩn. Hiển thị tất cả bài đăng

17/12/2024

Lại bàn về quốc học : "Muốn có “thương hiệu quốc gia” phải có nền quốc học" (Lê Huy Hoàng, 2018)

Về quốc học, trên Giao Blog, có thể đọc lại ở đây (Phan Khôi năm 1931) hay ở đây (Phạm Quỳnh 1931).

Khoảng trước năm 2000, trong những lần nói chuyện dài dài trong lớp học văn tự Nôm Tày - Nùng, mở tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, cụ Cung Văn Lược (giảng viên chính của lớp) có nói nhiều lần: chúng ta nên có "Viện Quốc học và Văn tự phương Đông". Đại ý, cụ mường tượng, ngoài Hán Nôm của Kinh, thì còn Nôm Tày, Nôm Nùng, Nôm Dao, chữ Chăm, chữ Khơ Me, chữ khác ở Việt Nam. Cụ cũng đã mường tượng là so sánh nó với chữ Nữ Chân, chữ Nhật Bản, chữ Triều Tiên. Nên cụ mường tượng ra "văn tự phương Đông". Đại khái, trước cụ, về văn tự phương Đông, có cụ Nguyễn Tài Cần đã mường tượng và viết thành sách từ năm 1985 (sách trước năm 1986). Nhưng ý tưởng của cụ Cung Văn Lược thì vu khoát hơn, nghĩ đến cả chữ Chăm và chữ Khơ Me, rồi các loại chữ khác có mặt ở Việt Nam.

Tôi tham gia lớp học vì tôi lúc ấy đang đánh vật với chữ Nôm Nùng. Chữ Nôm Nùng gần gũi với Nôm Tày và Nôm Việt, nhưng vẫn có bản sắc riêng.

Tôi đã ghi lại ý của cụ Cung Văn Lược ngay lúc đó. Cụ còn tiếp tục nói ý tưởng này ở các không gian khác (ngoài lớp học) hồi đó.

Đại khái, lúc đó, cụ Chu Hữu Quang ở Trung Quốc cũng đã cùng ý nghĩ, cùng ý tưởng, và ra luôn được sách rồi. Cụ Chu Hữu Quang đã xếp Nôm Việt vào một loại văn tự trên bản đồ văn tự toàn thế giới của cụ.

Bài dưới đây đã công bố trên báo năm 2018, của tác giả Lê Huy Hoàng.

07/02/2022

Những khám phá mới của cư dân mạng về cuốn "Hồ Chí Minh truyện" (1949) vào đầu năm 2022

Mấy ngày Tết Nhâm Dân vừa rồi, bắt đầu bằng việc một bạn bên Fb đưa hình ảnh chụp cuốn Hồ Chí Minh truyện trên yên xe máy, rồi với ý nghĩa như điểm tin nhanh thì Giao Blog có vớt về; liền sau đó, bác Đông A tiếp tục khám phá tư liệu từ kho lưu trữ ở Pháp. Xem cụ thể ở đây (entry đã đi từ ngày mùng 3 tháng 2, rồi cập nhật dần cho đến hết ngày 6 tháng 2 năm 2022).

1. Đại khái, đến ngày hôm nay (7/2/2022), chỉ bằng những thao tác tìm kiếm tư liệu trên mạng toàn cầu, thì hiện nay, bác Đông A đang dần nhận ra vai trò của nhân vật Trần Ngọc Danh và vai trò của một bản tiếng Pháp (được xem là do Trần Ngọc Danh viết) có trước bản tiếng dịch tiếng Trung (do Trương Niệm Thức thực hiện và in năm 1949 tại Trung Hoa).

17/11/2021

“Sách sổ sang chép các việc” của Philip Phê Bỉnh trong quan tâm của Nguyễn Tài Cẩn (lời kể Nguyễn Thiện Nam)

Gần đây, từ quan tâm rất lâu trước đây của tôi, lại được học giả Nguyễn Cung Thông khuyến khích (ở đây), tôi đang đọc lại tài liệu của cụ Bỉnh - không hề dễ dàng, không làm nhanh được.

Hôm nay, đọc nhanh một ghi chép vừa đưa lên mạng của học giả Nguyễn Thiện Nam (có thể đọc nhanh về học giả đàn anh này trong nhóm cựu lưu học sinh Nhật Bản, ở đây), thì vỡ lẽ: luận văn tốt nghiệp đại học hồi thập niên 1980 của anh Nam là chính về cụ Bỉnh.

Quan trọng hơn nữa là qua lời kể của Nguyễn Thiện Nam, đã gián tiếp biết được mối quan tâm của Nguyễn Tài Cẩn dành cho di sản chữ quốc ngữ của cụ Bỉnh.

08/02/2021

Thế hệ người Việt nghiên cứu Từ điển Việt - Bồ - La (in năm 1651) bằng cách chép nó toàn bộ hoặc một phần

Khoảng gần 10 năm trước, tôi có tìm và đọc lại một số bài viết ngắn nhưng thú vị của học giả người Nga sang làm dâu nước Việt, đó là cô Xtan-kê-vích vợ của học giả Nguyễn Tài Cẩn (nhiều bài đứng tên chung cả hai ông  bà), trên các tạp chí khoa học ngày xưa sưu tập được ở Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Các cuốn tạp chí ấy, tôi đã thấy lần đầu trên văn phòng Đoàn trường, vì hồi ấy tôi là cán bộ Đoàn, mà văn phòng thì được nhận các tài liệu của nhà trường và nhiều nơi khác. Liền mượn và photo lại những bài mình chú ý, trong đó có những bài của cô Xtan-kê-vích. 

Sau này, mua lại được các số tạp chí ấy ở hiệu sách ở cổng trường (đã kể về cái hiệu sách ấy ở đây). Nên hiện có cả bản gốc và bản photo.

1. Đáng chú ý là bài viết chung của hai vợ chồng cụ Cẩn viết năm 1982, và một bài riêng của cô viết năm 1991, tôi đã dẫn bài đó trong một bài viết học thuật đã công bố chính thức năm 2015 như sau (toàn văn bài đó đọc ở đây):

22/11/2020

Tạp chí "Ngôn ngữ học" (Viện Ngôn ngữ học, VASS) bị đình bản 1 năm (phân tích của nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học)

Mãi đến gần đây, tôi mới biết tạp chí Ngôn ngữ học bị đình bản. Lúc ấy, nói chuyện với nhóm bạn cũ ở Khoa Ngữ Văn (Đại học Tổng hợp Hà Nội ngày trước), thì mới được một bạn thông tin vậy. Chắc là khoảng tháng 10 năm 2020.

Thế là phải đi hỏi người thuộc "quân nhà", và đã xác nhận là đúng vậy, đúng là Ngôn ngữ học bị đình bản 1 năm.

Bây giờ là một phân tích của nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học - nhà ngôn ngữ học Nguyễn Đức Tồn. Bản thân ông Tồn thì nhiều năm nay bị vướng vào một nghi án đạo văn rất lớn, mà đến hiện nay, vẫn chưa có hồi kết (ví dụ đọc lại ở đây).

Nhìn chung, với con mắt khách quan của người quan sát, Giao Blog thấy một bức tranh khá ảm đạm về ngành Ngôn ngữ học Việt Nam hiện nay, mà gắn liền trực tiếp với các cá nhân tiêu biểu của ngành đó: Nguyễn Đức Tồn, Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp, Vũ Thị Sao Chi. Bản thân nguyên Viện trường Viện Ngôn ngữ thì dùng từ "què cụt" cho cơ quan cũ của mình.

Học sinh ngành Ngôn ngữ học có hỏi tôi về sự khó hiểu này. Tôi bảo: các em nên đọc sách của thầy Nguyễn Tài Cẩn và thầy Cao Xuân Hạo. Hãy đọc sách của hai cụ đó để duy trì niềm đam mê trong các em.

20/05/2019

Một mối tình Việt - Nga đặc biệt : Nguyễn Minh Cần và Malkhanova I.A.

Chúng ta đã biết về mối tình giữa Lê Vũ Anh (con gái cụ Lê Duẩn) và một viện sĩ toán lí Nga (đọc lại ở đây).

Các lớp sinh viên Tổng hợp Hà Nội ngày trước chúng tôi cũng đã biết đến mối tình Việt - Nga của hai nhà ngôn ngữ học Nguyễn Tài Cẩn - Xtankevich. Thi thoảng liên quan đến chữ quốc ngữ thời kì đầu tiên hay Việt ngữ học, bản thân tôi vẫn đọc và trích dẫn các công trình của Xtankevich. Được cơ hội tưởng tượng về bà qua các công trình của bà (chỉ tưởng tượng thôi, vì chưa từng gặp bà ở ngoài đời bao giờ).

Bây giờ, qua giới thiệu của anh Phan Việt Hùng, chúng ta biết rõ thêm về mối tình Nguyễn Minh Cần - Malkhanova. Trước nay chỉ nghe láng máng thôi, đến hôm nay, thì được chi tiết thêm ra.