Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

28/02/2022

"Nhà in Van Tuong" - một nhà xuất bản ở Hà Nội trước năm 1945

Có những nhà xuất bản hay nhà in ngày trước ghi tên bằng chữ quốc ngữ, nhưng không có dấu. Nên có khi bị đọc nhầm tên (không dấu thì đọc nhầm là rất dễ hiểu).

Một trong những nhà in trước năm 1945 ở Hà Nội là "VAN TUONG". Có lúc ghi là "Nhà in VAN TUONG", có khi ghi là "Imprimerie VAN TUONG".

Hỏi là VAN TUONG là gì ? 

Có người luận ra là "Nhà in Văn Tường". Nghe cái tên Văn Tường mà tưởng nhớ đến Văn Thiên Tường ! 

Rồi cũng có người luận là "Nhà in Vạn Tượng". Nghe cái tên Vạn Tường thì liên tưởng ngay đến đất nước Triệu Voi.

Tôi thì trả lời rằng, đó là "Nhà in Vạn Tường". Bạn nào đã ghi là "Văn Tường" hay "Vạn Tượng" thì nên chữa lại cho đúng.

Một cuốn sách in cuối thập niên 1930 bởi nhà in Van Tuong (tức Vạn Tường)

Trong một hồi tưởng về cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, cụ Nguyễn Trọng Vĩnh có kể rằng (hồi thập niên 1930, chàng thanh niên Nguyễn Trọng Vĩnh làm thợ in trong nhiều nhà in tại Hà Nội):

"

Dạo đó, bà Mây đưa tôi vào Huế để trông nom việc buôn bán ở cửa hàng mới mở và khu vưn nơi bà thuê để trồng hoa. Vào khoảng năm 1936, ở quê viết thư ra cho biết tình hình nhà quá túng qun; không đừng được, tôi phải lén lấy bớt của bà Mây mấy đồng gửi cho bố để gỡ bớt khó khăn. Chẳng may ông bố lại gửi thư ra Hà Nội cho tôi (thư từ vẫn gửi về Hà Nội là địa chỉ chính), nói rằng đã nhận được tiền gửi về cho nhà, bà cụ Đòng già xem được lá thư đó, làm ầm ĩ lên. Thế là tôi bị buộc thôi việc trong Huế, phải trở ra Hà Nội đi xin việc khác. Nhờ bố quen ông chủ nhà in Lê Văn Tân (ở 136 Hàng Bông) cùng quê Thanh Hoá, nên tôi được vào học việc sắp chữ với điều kiện phải làm ba tháng không có lương. Sau ba tháng, được phát lương một hào một ngày, tạm đủ tiền ăn (lúc đó mỗi tháng ăn hết khoảng hai đồng). Độ ba bốn tháng sau, bố tôi tìm được việc dịch kinh phật cho nhà in Vn Tường nên gọi tôi sang đó làm, cả anh Thọ cũng xin được vào. Ba bố con, người dịch sách, người đóng sách, người sắp chữ. Sau đó tôi còn học được nghề đạp máy “Miner, nghề đóng sách bìa da m chữ vàng ở gáy sách. Sau đó tôi được ra cửa hàng bán sách và giao dịch với khách. Lợi dụng cơ hi làm ở cửa hàng sách, tôi mưn sách tự học để nâng cao kiến thức. Tôi chịu khó tìm hiểu và hc hi nên đã biết nhiều việc trong nghề in. Bố tôi làm được độ sáu bảy tháng thì nhà in hết việc dịch nên ch còn hai anh em tôi làm.

Tôi ở nh một nhà quen ở Nhật Tân, hàng ngày đi bộ xuống nhà in Vn Tường ở phố Hàng Giấy, mang cơm trưa đựng trong một chiếc hộp gỗ, tối về ăn cơm nhà. Làm việc ở nhà sách nên có điều kiện đọc nhiều sách, tôi đã học được khá nhiều kiến thức bổ ích. Lúc đó lương tôi được chín đồng một tháng, tuy không phải là thấp quá nhưng tôi vẫn hưởng ứng phong trào đình công đòi tăng lương của công nhân Hà Nội. Chủ nhà in Vạn Tường không chịu tăng lương, tôi thôi việc.

"

Đại khái vậy.

Chứng cớ định được rõ là "Vạn Tường" của tôi là những cái khác, mà đoạn hồi kí của cụ Vĩnh ở trên chỉ là một liên đới mà thôi (nhớ đến đoạn này của cụ thì dẫn vào cho sinh động).

Tháng 2 năm 2022,

Giao Blog



---


Đọc cả đoạn hồi kí của Nguyễn Trọng Vĩnh


"

Thứ Năm, 12 tháng 3, 2020


Chương II tác phảm "Kể lại cuộc đời"

CHƯƠNG II

HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG VÀ TÙ ĐÂY

Nghĩ đến non sông đất nước và trách nhiệm làm trai thì như vậy, nhưng cuộc sống thường nhật không phải lúc nào cũng thực hiện ngay được những điều mình mong ước, để thực hiện ý tưởng hi sinh cho đất nước. Miếng cơm manh áo đang hối thúc tôi phải đi tìm công ăn việc làm ở đất Hà Nội. Bố tôi có quen một ông đốc-tờ tên là Pát-xcan, định xin cho tôi vào chỗ ông phụ việc làm thuốc, nhưng không được. Sau bố đưa tôi xuống Hải Phòng để xin đội xi măng cho nhà máy, cũng không xin được. Lúc đó anh Th tôi đang làm ở mỏ than Mo Khê, bố đưa tôi xuống, nhưng vẫn không xin được việc. Đành phải quay về Hà Nội, đến nhà ông Đòng bố mẹ nuôi ở làng Hữu Tip để ăn đo làm giúp. Lần này ở nhà ông Đòng có khác lần trước, tôi không còn là đứa con nuôi làm đủ các việc hầm bà làng nữa, hàng ngày tôi chỉ việc đạp xe đi các vưn cắt hoa rồi cho đến cửa hàng cho bà Mây bán. Việc chính của tôi là đi giao dịch và đặt hoa vòng. Việc cơm nước giặt giũ đã có một cô con nuôi khác là cô Thơm làm, vì cùng chung cảnh ngộ nên tôi với cô Thơm thân nhau coi nhau như anh em. (Mãi sau này khi tôi đã trở thành một cán bộ của Cách mạng, Pháp chiếm Hà Nội, cơ quan rút lên Việt Bắc, một bộ phận dân cũng tản cư lên trong đó có gia đình bà Mây và cô Thơm, bà Mây một dạo làm cấp dưỡng cho Cục Tổ chức và cô Thơm lại giúp nuôi Minh Phương, con gái thứ hai của tôi).

Dạo đó, bà Mây đưa tôi vào Huế để trông nom việc buôn bán ở cửa hàng mới mở và khu vưn nơi bà thuê để trồng hoa. Vào khoảng năm 1936, ở quê viết thư ra cho biết tình hình nhà quá túng qun; không đừng được, tôi phải lén lấy bớt của bà Mây mấy đồng gửi cho bố để gỡ bớt khó khăn. Chẳng may ông bố lại gửi thư ra Hà Nội cho tôi (thư từ vẫn gửi về Hà Nội là địa chỉ chính), nói rằng đã nhận được tiền gửi về cho nhà, bà cụ Đòng già xem được lá thư đó, làm ầm ĩ lên. Thế là tôi bị buộc thôi việc trong Huế, phải trở ra Hà Nội đi xin việc khác. Nhờ bố quen ông chủ nhà in Lê Văn Tân (ở 136 Hàng Bông) cùng quê Thanh Hoá, nên tôi được vào học việc sắp chữ với điều kiện phải làm ba tháng không có lương. Sau ba tháng, được phát lương một hào một ngày, tạm đủ tiền ăn (lúc đó mỗi tháng ăn hết khoảng hai đồng). Độ ba bốn tháng sau, bố tôi tìm được việc dịch kinh phật cho nhà in Vn Tường nên gọi tôi sang đó làm, cả anh Thọ cũng xin được vào. Ba bố con, người dịch sách, người đóng sách, người sắp chữ. Sau đó tôi còn học được nghề đạp máy “Miner, nghề đóng sách bìa da m chữ vàng ở gáy sách. Sau đó tôi được ra cửa hàng bán sách và giao dịch với khách. Lợi dụng cơ hi làm ở cửa hàng sách, tôi mưn sách tự học để nâng cao kiến thức. Tôi chịu khó tìm hiểu và hc hi nên đã biết nhiều việc trong nghề in. Bố tôi làm được độ sáu bảy tháng thì nhà in hết việc dịch nên ch còn hai anh em tôi làm.

Tôi ở nh một nhà quen ở Nhật Tân, hàng ngày đi bộ xuống nhà in Vn Tường ở phố Hàng Giấy, mang cơm trưa đựng trong một chiếc hộp gỗ, tối về ăn cơm nhà. Làm việc ở nhà sách nên có điều kiện đọc nhiều sách, tôi đã học được khá nhiều kiến thức bổ ích. Lúc đó lương tôi được chín đồng một tháng, tuy không phải là thấp quá nhưng tôi vẫn hưởng ứng phong trào đình công đòi tăng lương của công nhân Hà Nội. Chủ nhà in Vạn Tường không chịu tăng lương, tôi thôi việc.

Tôi trở lại xin việc ở nhà in Lê Văn Tân, xin vào sửa mo-rát, được nửa năm thì mất việc (vì có lúc sửa bản in bị sót lỗi). Tôi đi xin việc ở nhiều nhà in khác; tuy thử việc đạt yêu cầu, nhưng khi trình sổ lao động, ch thấy ghi đã tham gia đình công, nên họ không nhận cho làm. Thất nghiệp, tôi phải đi ở nhờ một ông ở đảo giữa hồ Thiền Quang (hồ Ha-le) và phải nhận lại việc khoán của anh em ở nhà in Tô-panh của Pháp về làm, thu nhập cũng khoảng được chín, mười đồng một tháng, ăn tiêu thuê nhà rồi còn giành được chút ít gửi về quê cho bố. Anh Thọ tôi lúc đó đã xuống Kiến An làm việc quanh qun với con chữ Nho, chữ Quốc ngữ và nghề may.

Thời gian tôi làm thợ in ở Hà Nội (từ cuối năm 1936), ở Pháp có phong trào Mặt trận Bình dân mạnh nên ảnh hướng đến thuộc địa. Các Hội Ái hữu ngành, nghề được phép thành lập, tôi tham gia Hội Ái hữu nghề in, gọi là Bắc Kỳ ấn công ái hữu hội. Được gặp những ngưi cng sản như các anh Nguyễn Văn Trân, Trần Quốc Hoàn, Trần Đăng Ninh..., được các anh dìu dắt đi làm cách mạng, tham gia các việc rải truyền đơn, mít-tinh, biểu tình, làm liên lạc, đc tài liệu, tham dự lớp huấn luyện v.v... (Tôi nhớ có một “lớp” huấn luyện có ông Đào Duy Kỳ giảng; và còn nhớ rất rõ kỷ niệm về anh Trần Đăng Ninh: khi gặp gỡ để tuyên truyền giác ngộ cách mạng cho tôi, anh thường nói thủ thỉ, gợi ý nhẹ nhàng, gợi ý cho tôi đi từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ về giai cấp. Anh hướng dẫn đấu tranh từ thấp đến cao, từ tham gia đấu tranh đòi cải thiện đời sống công nhân trong nhà in đến đấu tranh đòi quyền lợi cho giai cấp công nhân, đòi lập nghiệp đoàn v.v... Anh hướng dẫn bằng lời lẽ rất dễ hiểu, vạch ra cách làm rất cụ thể...). Tôi cũng có đưđọc sách của ông Hải Triều (tức ông Nguyễn Khoa Văn, cha đẻ Nguyễn Khoa Điềm) về duy vật biện chứng nữa.

Hồi cuối năm 1937, khi còn làm ở nhà in Vạn Tường, tôi thường ăn cơm hàng ở nhà ông Trưng Cát phố Hàng Bún, do đó quen với anh Lương Khánh Thiện là một người cách mạng đàn anh. Khi mật thám bắt anh Thiện thì chúng bắt luôn cả tôi. Bị chúng tra hỏi ở Sở Mật thám, tôi nói tôi chỉ ăn cơm ở đó thôi, chẳng biết anh Lương Khánh Thiện làm gì. Vì vậy, vài ngày sau chúng đành tha tôi ra.

Năm 1938, có cuộc biểu tình lớn hàng vạn người lao động ở nhà Đấu xảo (sau này là Nhà hát nhân dân, rồi Nhà văn hoá công nhân), tôi cũng tham gia. Sau đó, tôi lại bị bắt lần nữa. Mật thám khám người tôi, bắt được một tờ chép tay bài hát “Cùng nhau đi Hồng binh. Nó hỏi, tôi nói: Tôi thấy người ta hát hay hay thì tôi chép thôi. Không có chứng cớ gì hơn, chúng lại phải thả tôi.

Thời gian đó, hoạt động tuy chưa có chiều sâu và hiểu biết về cách mạng chưa nhiều nhưng tôi thấy rất phấn chấn và say mê lắm. Sự hiểm nguy và mới mẻ của con đường cách mạng mà tôi mới chập chững bước lên đã kích thích tâm lý tuổi trẻ ham hiểu biết và tính nhiệt tình sôi nổi, cả táo bạo trong tôi. Hồi đó, ở tuổi hai mươi, tôi cũng có vài kỷ niệm vui vui: Khi ăn cơm hàng ở 44 phố Hàng Bún, tôi được một cô hàng xóm nhà hàng cơđể mất và có th nói là cô ấy say mê tôi, vì mỗi khi thy tôi đến ăn cơm, cô cũng kiếm cách để sang nhà hỏi thăm, chuyện trò. Lm khi còn dành dụm hoa quả mang cho tôi nữa. Còn một cô nữa tên là Tâm, rất xinh, hai bên đều cnh với nhau. Một lần cô y r tôi đi chơi suđêm, khuya quá phải vào ngủ trong một cái lêu trng hoa của người bạn tôi ở làng Ngọc Hà. Tuy ở với nhau suốt đêm trong lu vng nhưng vẫn chưa “xảy ra chuyện gì, vì tôi nghĩ mình đang làm thợ, đời sống không định, lúc có việc lúc không, nếu lấy nhau thì ly gì mà nuôi con. Còn nếu để xảy ra việc gì không mong muốn, rồi không ly nhau thì lại làm l cả đời con gái của người ta...

Sang năm 1939, chính phủ Mt trận Bình dân Pháp bị đổ, Chính ph cánh hữu lên, nó li bt đầu xiết chặt những hoạt động của nhân dân, công nhân ở nước ta. Có gii tán các Hội Ái hu của các ngành th và bđầu khám xét, lùng bt những người mà nó cho là cộng sn. Vy nên một số đồng chí quan trng phi rút vào hoạt động  mật (như các anh Trần Đăng Ninh, Hoàng Quốc Việt, Trần Quốc Hoàn, Nguyễn Văn Trân). Tuy vậy, thông qua anh Nguyễn Tuấn Đáng (Trần Đăng Ninh), tôi vẫn nhận được các chỉ dẫn để hoạt động cách mạng. Tôi tiếp tục vận động, lãnh đạo công nhân các xí nghiệp Diêm (ở khoảng Bạch Mai bây giờ), nhà in Minh Sang (ở phố Quốc Tử Giám ngày nay), nhà in Văn Lâm (ở phố Hàng Bún)… đấu tranh đòi quyền lợi.

Trong thời gian đó, các đồng chí bí mật vẫn tổ chức được những mit-tinh chớp nhoánh để tuyên truyền cách mạng. Thường thì có đồng chí Đặng Xuân Khu (Trường Chinh) lên diễn thuyết. Trong những lần ấy, các công nhân giác ngộ và tôi thường làm hàng rào bảo vệ đồng chí để khi diễn thuyết xong, mật thám không xông vào bắt được đồng chí. Còn có những hoạt động tập thể như tổ chức cho anh em công nhân đi đưa tang các nhà cách mạng lớn như Phan Thanh, Nguyễn Thế Dục v.v… Để vận động và tổ chức ra các cuộc mít-tinh, hoạt động tập thể lớn đó, cấp trên thường chỉ đạo ra các cuộc họp đại diện liên ngành, tổ chúng tôi có anh Văn Tiến Dũng đại diện thợ dệt, anh Hà Kế Tấn đại diện thợ mộc, tôi đại diện thợ in họp nhau bàn kế hoạch huy động anh em ngành mình tham. Trong đám tang đồng chí Phan Thanh, tôi cũng là một người đứng túc trực linh cu như một số anh em công nhân đã giác ngộ.

Tuy mật thám vẫn truy lùng ráo riết nhưng theo chỉ đạo của các anh, chúng tôi vẫn tìm cách thành lập lại được các tổ chức công nhân bí mật. Tôi được chỉ định làm thư ký Nghiệp đoàn n công Bắc Kỳ. Các anh còn giao cho tôi đi giải truyền đơn, ni dung tuyên truyền vận động của truyền đơn có những thay đổi theo từng mốc thời gian để thích hợp với tình hình. Trước kia, trong các cuộc đình công, công nhân chỉ đấu tranh đòi tăng lương và giảm giờ làm (đòi làm 8 giờ một ngày). Trong các cuộc mít-tinh công khai lớn thì đòi giảm sưu thuế và thực hiện dân chủ. Sau khi Chính phủ Bình dân ở Pháp đổ, Chính phủ cánh hữu ở Pháp lên thì nội dung truyền đơn là vận động thành lập Mặt trận Dân tộc phản đế.

Do tham gia hoạt động cách mạng nên có khi tôi bị đuổi việc, trong túi chỉ còn 2 xu đủ mua khoai lang luộc ngồi vườn hoa ăn trừ bữa, phải ăn cả vỏ cho được nhiều. (Cả nhà thì thuê nhà ở bãi Phúc Xá, đã có thêm một cô em là cô An. Lúc thóc cao gạo kém, năm người lớn bé phải chia nhau mỗi người vài bát cơm mà ăn.) Qua những hoạt động thực tế trong phong trào công nhân và qua một số thử thách nói trên, tôi được Đảng cho là đi tưng được kết np. Lúc đó tuy tổ chức Đảng còn hoạt động trong bóng tối nhưng cũng có sự kim tra cẩn thn; có lúc cả đồng chí Hạ Bá Cang (Hoàng Quốc Việt) cũng xung kiểm tra. Một ngày vào tháng 9 năm 1939, đồng chí Trần Quốc Hoàn r tôi lên vườn Bách thú để tuyên bố kết nạp Đảng. Vườn Bách thú lúc đó không đóng cng, ngưi ra vào tự do, vườn cũng có gấu, khỉ, trăn, h v.v... và rậm rạp y như trong rừng (vì vậy nên mới gây cảm hứng cho nhà thơ Thế Lữ viết ra bài thơ “Nhớ rừng chứ!)

Lúc đó tôi chỉ mới biết các đồng chí Hạ Bá Cang, Lương Khánh Thiện, Nguyễn Văn Trân, Trần Quốc Hoàn là những người quan trọng, mà đồng chí Lương Khánh Thiện là người rất quan trọng nên mới bị Pháp truy lùng gắt gao đến thế.

Vào khoảng năm 1940, sau một thời gian thất nghiệp, tôi xin được việc làm ở nhà in LeProgres (Tiến Bộ). Đó là nhà in tư nhân của một viên chức cao cấp của công ty đường sắt Vân Nam. Ông ta không biết nghề in nên thuê tôi làm quản lý và trả lương 18 đồng một tháng. Nhà in này vào cỡ trung bình, có khoảng mười công nhân. Ông chủ có cô con gái vừa tuổi cập kê, khá xinh.

Lúc đó, mật thám vẫn theo dõi tôi vì nó biết tôi là phần tử tích cực, nhưng chưa có chứng có để bắt. Mặt khác, nó cũng tiếp tục dò tìm tung tích anh Lương Khánh Thiện, hàng ngày cho người lảng vảng nhòm ngó ở xế cửa chỗ tôi làm. Có hôm tôi ra về, nó chặn lại bảo: Thế bây giờ có biết Lương Khánh Thiện ở đầu không? Tôi nói: “Lúc trước chỉ ăn cơm cùng ở nhà Hàng Bún thôi, sau ông ấy đi đâu tôi không biết đâu. Các ông tìm còn chả thấy, làm sao tôi biết được!?” Lần khác, nó lại bảo: “Hễ lúc nào anh gặp thì cho chúng tôi biết, như vậy chúng tôi sẽ để yên cho anh làm việc ở đây. Làm ở đây lương cao, con gái ông chủ lại cảm tình với anh, sướng thế còn gì.” Tôi nói: “Chim trời cá nước, tôi làm sao nhận lời các ông được.

Cách đó độ hai hôm, đến giờ tan tầm trưa ra về, tôi thấy một tên mật thám đi xe đạp theo sát tôi về đến tận bờ hồ Thiền Quang. Khi tôi đi lên cầu tre ra đảo để về nhà ông Nho nơi tôi ở trọ thì tên mật thám vì vưng xe đạp, không theo được nữa, nó bỏ đi. Tôi nghĩ chắc có chuyện rồi nên lập tức thu vén tất cả sách báo tài liệu cách mạng, đưa ra bờ rào sang nhà chùa Thin Quang cho anh Nguyễn Văn Trọng cùng trong nghiệp đoàn để kịp thời tu tán. Y như rằng, ngay chiều hôm đó, mấy tên mật thám đã ập vào nhà ông Nho khám xét và bắt tôi về Sở Mật thám tra hỏi suốt mấy hôm. Nhưng rất may là chúng không bắt được tài liệu gì và không có ai khai báo gì về tôi, cho nên chúng không kết tội được tôi, đành chỉ đọc lệnh trục xuất về quê Thanh Hoá. Thời gian hoạt động trong phong trào công nhân ở Hà Nội, do cùng dự các cuộc mít-tinh, biểu tình, kỷ niệm 1/5... tôi và An (sau này là v tôi, lúc đó là hi viên Hội Ái hữu th may) gặp gỡ nhau, từ khi bị trục xuất về Thanh Hoá thì không thể có liên hệ với nhau được nữa và sau khi tôi bị đi “an trí (tức đi đày) một thời gian thì mất hắn tin tức về nhau. Vào khoảng tháng 5 năm 1940, cả gia đình tôi đã về quê, tôi có thêm một em trai, nhà đặt tên là Nhàn (ba tuổi), anh Thọ vẫn đi làm ăn xa. Một hôm gần tết Đoan ngọ (mùng năm tháng năm ta), tôi đang quét dọn bàn thờ chun bị cúng thì bị mật thám đến xích tay giải xuống tỉnh lỵ Thanh Hoá. Sau đó, chúng đưa tôi đi “an trí ở tận Đắc-lây Kon-tum. Chúng gọi đó là trai T.S (Travailleur Special).

(còn tiếp)


"

https://disannguyentrongvinh.blogspot.com/2020/03/chuong-ii-tac-pham-ke-lai-cuoc-oi.html

..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.