Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn thecla. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thecla. Hiển thị tất cả bài đăng

17/05/2021

Philipphê Bỉnh (1759-1832) và những ghi chép bằng quốc ngữ hiện được lưu tại Vatican

Có hai nhân vật Philipphê, đại khái hình dung như sau:

"Đầu thế kỷ XIX, có hai nhân vật tiêu biểu văn học Quốc ngữ là thầy cả Philipphê Bỉnh SJ (1759-1832) và thánh Linh mục Philipphê Phan Văn Minh (1815-1953 1853). Tài liệu cha Bỉnh phổ biến tại hải ngoại, nên Thánh Phan Văn Minh thực sự là cánh én báo mùa xuân văn học chữ Quốc ngữ thế kỷ XIX, thánh nhân đã cộng tác trong từ điển Taberd (1938), tổ chức thi đàn Phi Năng Thi Tập (1842), và sử dụng thơ ca để phổ biến Tin Mừng Nước Trời." (nguồn tại đây, có sửa một chỗ sai trong nguyên bản)

1. Ở đây là nhắc đến thầy cả Bỉnh. Tôi đã lưu tâm đến các tác phẩm quốc ngữ viết tay của ông, nhưng bởi theo phân kì của tôi thì ông là thuộc vào giai đoạn khá muộn trong lịch sử chữ quốc ngữ, mà lâu nay, tôi mới đọc kĩ nhóm giai đoạn sớm (gắn với Đắc Lộ, Bento Thiện, nhóm Thecla,...), chưa có điều kiện mở rộng về giai đoạn kế tiếp. 

2. Hôm nay, đi một entry này để ghi nhớ một câu chuyện do học giả Nguyễn Cung Thông thông tin vào tháng 5 năm 2021, nhắc tôi cần bắt đầu khai thác dữ liệu ở giai đoạn của thầy cả Bỉnh. 

18/02/2021

Mùng 7 hạ nêu (khai hạ) - ghi chép mùng 7 Tết Tân Sửu (18/2/2021)

Vào dịp cuối năm, người ta đã dựng nêu, ví dụ ở Hoàng thành Thăng Long cuối năm Canh Tý 2020-2021 (nhằm ngày 4/2/2021), thì xem ở đây.

Cây nêu, trong nghiên cứu chi tiết của tôi, thì được ghi khá rõ nét trong văn bản phương Tây và văn bản quốc ngữ từ thế kỉ XVII - thế kỉ XVIII, đọc lại ở đây.

Nêu sẽ được treo từ cuối năm cũ đến hết ngày mùng 6 Tết (tức mùng 6 của tháng Giêng năm mới). Vào mùng 7 Tết thì người ta sẽ hạ nêu. Gọi là lễ hạ nêu, hay lễ khai hạ.

Bản cập nhật, thực hiện vào đúng ngày 7 Tết Tân Sửu, nhằm ngày 18/2/2021, ghi chép tình hình các nơi.

08/02/2021

Thế hệ người Việt nghiên cứu Từ điển Việt - Bồ - La (in năm 1651) bằng cách chép nó toàn bộ hoặc một phần

Khoảng gần 10 năm trước, tôi có tìm và đọc lại một số bài viết ngắn nhưng thú vị của học giả người Nga sang làm dâu nước Việt, đó là cô Xtan-kê-vích vợ của học giả Nguyễn Tài Cẩn (nhiều bài đứng tên chung cả hai ông  bà), trên các tạp chí khoa học ngày xưa sưu tập được ở Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Các cuốn tạp chí ấy, tôi đã thấy lần đầu trên văn phòng Đoàn trường, vì hồi ấy tôi là cán bộ Đoàn, mà văn phòng thì được nhận các tài liệu của nhà trường và nhiều nơi khác. Liền mượn và photo lại những bài mình chú ý, trong đó có những bài của cô Xtan-kê-vích. 

Sau này, mua lại được các số tạp chí ấy ở hiệu sách ở cổng trường (đã kể về cái hiệu sách ấy ở đây). Nên hiện có cả bản gốc và bản photo.

1. Đáng chú ý là bài viết chung của hai vợ chồng cụ Cẩn viết năm 1982, và một bài riêng của cô viết năm 1991, tôi đã dẫn bài đó trong một bài viết học thuật đã công bố chính thức năm 2015 như sau (toàn văn bài đó đọc ở đây):

23/03/2019

Công việc dịch thuật văn học và khoa học : dịch giả Nguyễn Thanh Xuân

Bài đầu tiên lấy từ báo Quảng Nam.

Một dịch giả tôi chưa quen biết. Nhưng thú vị là ông thân với cả nhà văn/dịch giả Đà Linh (về Đà Linh thì đọc ở đây, năm 2013), và nhà khảo cứu/nhà thơ Trần Kỳ Phương. 

Đặc biệt, một dịch phẩm quan trọng gần đây của ông là gắn với cha Thecla (người thời cổ xưa) và cô Olga (người thời nay). Bản dịch của ông, như cách đọc của tôi, với tư cách người đã có khảo cứu nhiều năm nay về các tác phẩm của nhóm Thecla (đây là một nhóm, không phải một người) và các nhóm trước đó rồi sau đó, thì có thể nói: bản dịch tiếng Việt tương đối công phu và thành công. Có một ít lỗi, khi nào cần thiết, tôi sẽ viết một bài học thuật.