Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

19/06/2021

Văn nghệ Thứ Bảy : lời ai điếu xúc động và mực thước về Nguyễn Văn Vĩnh của Phan Khôi năm 1936

Nhà báo học giả Nguyễn Văn Vĩnh mất tháng 5 năm 1936 tại Lào trên đường đi khai thác vàng (cùng đi có một người bạn Pháp, một số người theo hầu, một lái xe). Cụ mất trên thuyền.

Linh cữu Nguyễn Văn Vĩnh được đưa về Hà Nội, quàn tại trụ sở của Hội Tam điểm lúc đó. Có tới  3 vạn người từ khắp Bắc Trung Nam tới viếng. Nhân sĩ trí thức cả nước, ví như cụ Phan Bội Châu, cụ Bùi Kỉ, cụ Huỳnh Thúc Kháng, đều gửi lời điếu.

Đám tang của Nguyễn Văn Vĩnh có tới gần 2 vạn người tham dự, đoàn đưa tang kéo dài hàng cây số.

Trong các lời điếu lúc đó, đáng chú ý là bài của Phan Khôi. Cụ Phan rất xúc động, nhưng cũng rất mực thước. Cụ nói rõ ngay lúc đó, rằng: Nguyễn Văn Vĩnh có nhiều công lao nhưng không đáng phải dựng tượng đồng mà tôn thờ mãi mãi, đồng thời, cũng có nhiều việc nhà Nho khắt khe với Nguyễn Văn Vĩnh cũng không làm sao hóa giải được. Phan Khôi không cho Nguyễn Văn Vĩnh là "văn hào" hay "đại văn hào". Lí do chính được đưa ra là: trước sau, Nguyễn Văn Vĩnh chỉ là một dịch giả lớn, mà hầu như không có trước thuật gì đáng nói tới.

Toàn văn bài của Phan Khôi đọc ở dưới.

Tháng 6 năm 2021,
Giao Blog








...





---


BỔ SUNG



1. Tin về đám tang Nguyễn Văn Vĩnh (lấy từ blog Nhị Linh)

(bài đã xuất hiện vào năm 2019 trên Nhị Linh)




Aug 15, 2019


Đám tang Nguyễn Văn Vĩnh ở Hà Nội


Tháng Năm năm 1936, Nguyễn Văn Vĩnh qua đời.

Dưới đây là các thông tin (kèm hình ảnh) về những gì diễn ra ở Hà Nội từ khi linh cữu Nguyễn Văn Vĩnh được đưa từ Lào về.



Các nhà báo cắt đặt người túc trực linh cữu Nguyễn Văn Vĩnh đặt tại trụ sở Hội Tam điểm (phố Gambetta, tức là Trần Hưng Đạo). Người đầu tiên trong danh sách là Khái Hưng (Trần Khánh Dư):


Ngày đưa tang:





Mấy hôm sau, "Mấy lời minh tạ" sau đám tang:


Người ta bàn đến chuyện lấy tên Nguyễn Văn Vĩnh đặt cho phố Hàng Giấy, Hà Nội:


Vẫn chuyện đặt tên phố, nhưng ở tỉnh Hà Nam (tôi sẽ sớm quay trở lại với nhân vật Phạm Bùi Cầm được nhắc đến trong bài, trong liên quan với Nguyễn Văn Vĩnh):




Ảnh chụp Nguyễn Văn Vĩnh ở tuổi hai mươi:




Năm 2019 của chúng ta hiện nay là chính xác một trăm năm tính từ khoảnh khắc Nguyễn Văn Vĩnh trở thành Nguyễn Văn Vĩnh. Năm 1919 là thời điểm lớn của Nguyễn Văn Vĩnh. Và cùng với sự kiện ấy, mọi chuyện đã bắt đầu có thể tồn tại.





Nguyễn Văn Vĩnh và hai tờ báo (Notre Journal và Notre Revue)
Báo năm 1919
Mai-nương Lệ-cốt (phần 3, cũng là phần cuối)
Mai-nương Lệ-cốt (phần 2)
Mai-nương Lệ-cốt (phần 1)
Nguyễn Văn Vĩnh kính cáo
Nguyễn Văn Tố về Nguyễn Văn Vĩnh
Nguyễn Văn Vĩnh-Mặc Đỗ-Bùi Giáng
Tiểu luận về Nguyễn Văn Vĩnh
Nguyễn Văn Vĩnh dịch Miếng da lừa
Ba chương Ba người ngự-lâm pháo-thủ
Trung Bắc
Nguyễn Văn Vĩnh trả lời phỏng vấn
Nguyễn Văn Vĩnh là ai
Sử ký Thanh Hoa

http://nhilinhblog.blogspot.com/2019/08/dam-tang-nguyen-van-vinh-o-ha-noi.html














..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.