Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn vatican. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn vatican. Hiển thị tất cả bài đăng

17/05/2021

Philipphê Bỉnh (1759-1832) và những ghi chép bằng quốc ngữ hiện được lưu tại Vatican

Có hai nhân vật Philipphê, đại khái hình dung như sau:

"Đầu thế kỷ XIX, có hai nhân vật tiêu biểu văn học Quốc ngữ là thầy cả Philipphê Bỉnh SJ (1759-1832) và thánh Linh mục Philipphê Phan Văn Minh (1815-1953 1853). Tài liệu cha Bỉnh phổ biến tại hải ngoại, nên Thánh Phan Văn Minh thực sự là cánh én báo mùa xuân văn học chữ Quốc ngữ thế kỷ XIX, thánh nhân đã cộng tác trong từ điển Taberd (1938), tổ chức thi đàn Phi Năng Thi Tập (1842), và sử dụng thơ ca để phổ biến Tin Mừng Nước Trời." (nguồn tại đây, có sửa một chỗ sai trong nguyên bản)

1. Ở đây là nhắc đến thầy cả Bỉnh. Tôi đã lưu tâm đến các tác phẩm quốc ngữ viết tay của ông, nhưng bởi theo phân kì của tôi thì ông là thuộc vào giai đoạn khá muộn trong lịch sử chữ quốc ngữ, mà lâu nay, tôi mới đọc kĩ nhóm giai đoạn sớm (gắn với Đắc Lộ, Bento Thiện, nhóm Thecla,...), chưa có điều kiện mở rộng về giai đoạn kế tiếp. 

2. Hôm nay, đi một entry này để ghi nhớ một câu chuyện do học giả Nguyễn Cung Thông thông tin vào tháng 5 năm 2021, nhắc tôi cần bắt đầu khai thác dữ liệu ở giai đoạn của thầy cả Bỉnh. 

23/12/2019

Nhân Noel 2019, kể lại chuyện Đông Chí và Giáng Sinh

Từ thế kỉ 16, ở châu Âu đã có nhiều phản luận về ngày tháng sinh của Đức Kito, cho rằng, thực ra, không phải ngày 25 tháng 12 đâu. 

Ngày 25 tháng 12, theo lịch pháp cổ La Mã, thì chính là ngày Đông Chí - ngày mà thời gian của ban ngày ngắn nhất trong năm, nhưng từ Đông Chí thì dương khí của mặt trời đang nhiều đầy lên, thời gian của ban ngày bắt đầu cứ dài dần dài dần ra. Đọc về Đông Chí với báo hiệu của dương khí, thì ở đây.

24/11/2019

Giáo hoàng thăm Nhật Bản 2019 : kỉ niệm 470 năm, 100 năm và 70 năm

Nhật Bản chỉ có 44 vạn người (tức dưới nửa triệu người) là tín đồ Thiên Chúa Giáo, chiếm 0,3% dân số toàn quốc.

Về cơ bản, Nhật Bản là thần quốc (thần đạo từ cổ xưa), mà cũng là Phật quốc (Phật giáo với rất nhiều tông phái). Thần và Phật tích hợp vào nhau, nên khái quát nhất là đất nước của Thần Phật.

Tới một nước mà chỉ có rất ít giáo dân như vậy, nên lần tới thăm Nhật Bản của Giáo hoàng La Mã vào cuối tháng 11 này (từ 24 đến 26 tháng 11 năm Lệnh Hòa thứ nhất), đang được truyền thông Nhật Bản và quốc tế chú ý.

Nhìn tổng thể, như chính đương kim Giáo hoàng cho biết: ông đến Nhật Bản như một thôi thúc mang tính mơ ước từ khi còn trẻ, ông ngưỡng mộ và cũng ngẫu nhiên trùng tên với linh mục đã đến Nhật Bản năm 1549 (vị linh mục này cũng đã tới Việt Nam lúc đương thời). Từ 1549 đến nay, là tròn 470 năm.