Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn chữ-nôm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chữ-nôm. Hiển thị tất cả bài đăng

28/12/2019

100 năm chữ quốc ngữ : chúng tôi đang ở Đà Nẵng

Buổi sáng ấm áp Thứ Bảy ngày 28 tháng 12 năm 2019.

Khi viết những dòng này, chúng tôi đang ngồi trong hội trường tổ chức Hội thảo 100 năm chữ quốc ngữ ở Việt Nam tại Đà Nẵng (cụ thể là hội trường lớn tầng 1 khách sạn Hilton - 50 Bạch Đằng quận Hải Châu tp Đà Nẵng).

23/12/2019

Chữ viết dân tộc : anh em người Dao ở Việt Nam đã xúm lại với nhau

Anh chị em người Dao ở Hà Nội (nhóm các anh chị em là người Dao đang sinh sống, làm việc, học tập tại Hà Nội) đã xúm lại với nhau đúng ngày 22 tháng 12 năm 2019. 

Tức là ngày Đông Chí (ngày ngắn nhất trong một năm, và báo hiệu dương khí đang lên dần dân, ngày sẽ dài dần ra chút một chút một --- xem về ngày Đông Chí 2019 ở đây).

01/12/2019

Nói thật : trí thức Việt Nam không đủ sức làm ra văn tự mạnh, cả ngàn năm chỉ loay hoay với chữ Nôm

Lời nói thật, nói rõ, tôi đã viết thành bài học thuật rồi.

Thật sự thì cả một ngàn năm, trí thức Đại Việt đã rất kém, tư duy sáng tạo rất cùn, nên chỉ loay hoay mãi với chữ Nôm. Đọc bài học thuật của tôi ở đây.

Nếu để cho trí thức Đại Việt tự sáng tạo chữ thì không biết hiện nay ta viết bằng văn tự gì ? Cao Xuân Hạo từ lâu đã buồn phiền và băn khoăn với cả chữ Nôm và chữ quốc ngữ.

Bởi học gạo, học chỉ với mong muốn tối thượng là làm quan, nói rõ là lối học để làm quan, nên cả một ngàn năm mà giới trí thức cứ bùng nhà bùng nhùng với chữ Nôm, không có một nỗ lực mạnh mẽ nào để có sáng tạo vượt chữ Nôm. 

Mới đây, tôi cũng đã viết bài học thuật phê phán lối học để làm quan. Đã phát biểu chính thức vào mùa hè năm nay (ở đây), còn viết ra giấy để đăng tải thì từ nhiều năm trước rồi.

24/10/2019

Nhà biên khảo lão thành Hoàng Triều Ân (Cao Bằng, 1931-2019)

Gia đình họ Hoàng người Tày ở Hòa An (Cao Bằng) ngày nay vốn là người Kinh. Các cụ tổ đã từ đồng bằng lên Cao Bằng, nghe đâu là theo chân một ông tướng nhà Lê lên đánh nhà Mạc. Hãy xem Hoàng Triều Ân tự viết về nguồn cội của mình, ở đây (tháng 11 năm 2015).

Các bản khai của cụ về "dân tộc", thì thường ghi là "Tày". Một ví dụ rõ cho hiện tượng khá phổ biến ở vùng miền núi phía Bắc là Kinh già hóa Thổ (Tày).

19/10/2019

Lại về chữ Nôm và vấn đề văn bản học của sử liệu Đại Việt: ở Mĩ có Brain Wu vừa lên tiếng tiếp

Đầu tiên cần nói rõ là, mình rất coi trọng chữ Nôm, bởi một mảng nghiên cứu của mình thì gắn bó sâu sắc với chữ Nôm. Nhưng song song với đó, thì vẫn đang tiếp tục phê phán chữ Nôm từ góc nhìn về tư duy Việt Nam.

Chữ Nôm và tư duy Việt Nam thì mình đã trình bày tương đối tổng quan ở đây. Về cơ bản, quan điểm của mình, thì chữ Nôm là dạng "người thế nào bó rào thế vậy" hay "của làm sao chiêm bao làm vậy" (cách nói dân dã), phản ánh một sự hời hợt trong tư duy và không dám làm cách mạng toàn diện (về học thuật và tư tưởng) của người Việt trong suốt cả ngàn năm.

23/06/2019

Giới hạn của tri thức và những khoảnh ruộng riêng : Ngô Bảo Châu siêu toán nhưng lơ mơ về sử

Mình đã viết từ mấy năm trước liền hai bài liên quan sâu đến Paul Giran (hiện vẫn là bản thảo), lại có một chương trình dài hơi trong hai năm 2017 - 2018 liên quan đến cụ này (chương trình đã nghiệm thu vào đầu năm 2019, có nhiều người đọc bản thảo đó). Nhưng tất cả vẫn còn đang chỉnh sửa, mấy năm rồi, khi nào xong sẽ cho công bố.

Người Việt Nam mình đã biết đến cụ P. G từ lâu rồi, từ hồi đầu thế kỉ XX. Sách cụ ấy ra là có bài điểm sách ngay từ hồi đó rồi. Có nhiều thảo luận ngay từ hơn cả 100 năm trước rồi. Đã cũ đến mức có thể tính bằng 5 hay 6 đời người !

03/06/2019

Bàn về quốc học (bài Phan Khôi, 1931)

Đợt trước, đã đưa bài cụ Phạm Quỳnh luận bàn về "cái học của nước Nam" - bài ấy đăng năm 1931 (đọc lại ở đây).

Hồi ấy, các cụ Lê Dư với Khan Khôi cũng góp bàn sôi nổi. 

Lê Dư quả quyết là nước Nam có cái học đàng hoàng. Tức là có học thuật chân chính.

Nhưng Phạm Quỳnh với Phan Khôi bảo nước Nam không có học thuật chân chính, chỉ là "học giả" (giả ảo, giả tạo, giả dối) mà thôi. Chuyện của năm 1931 đó. Bây giờ, vẫn chưa cũ chút nào. Đọc các cụ, vẫn thấy như đang ở thời điểm 2019 giữa Hà Nội bức sốt thi cử vậy !

28/04/2019

Khoa học Việt Nam trong lòng nước Pháp thời 1930s - 1940s : các nhà toán học thế hệ Lê Văn Thiêm

Lần trước, chúng ta đã được xem các trang vở ghi chép của học trò Nguyễn Văn Huyên trong thời gian ông du học ở Pháp thập niên 1930s. Ông Huyên đã được học các nhà dân tộc học hàng đầu của nước Pháp và châu Âu ở thời đó. Xem ở đây.

Đó là khoa học xã hội Việt Nam thời thuộc Pháp.

Bây giờ, thì lướt xem khoa học tự nhiên Việt Nam thời thuộc Pháp. Nhưng ở đây, không có tư liệu gốc như thấy ở Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên, mà tạm thời chỉ là nghe kể.

Tạm thời vậy đã. Mà lại thêm một lần trung gian nữa, là qua một người khác kể, với sự tham gia của một nhà báo.

15/03/2019

"Nước mắm" là quốc hồn quốc túy, mà sử sách chẳng ghi rõ ràng gì

Các ông vua nhà Trần làm ra nhiều văn thơ chữ Nôm. Nhưng đố có tìm ra từ "mắm" hay "nước mắm" trong đó. Bây giờ có cả Viện Nghiên cứu chuyên về Trần Nhân Tông rồi, có nên hay không nên kì vọng họ tìm được hai từ đó trong các danh tác thời Phật Hoàng.

Các vị Phật Hoàng có ăn "nước mắm" hay "mắm" không. Hiện không biết. Sử liệu Đại Việt như là nhà trống hoác. Thấy được cái ấn "Sắc mệnh chi bảo" ở hoàng thành Thăng Long mới đây (làm kinh động cả học giới), nhưng chắc chưa thấy dấu vết hũ nước mắm. Hẳn vậy rồi.

Tới chữ Nôm của các cụ Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng thế thôi. Đừng nói ngay là các cụ không hàng ngày "rau muống chấm nước mắm" ("cáy" hay "tôm") nhé ! Các cụ ấy hàng ngày tự răn là "vỗ bụng rau bình bịch", thì chưa rõ là chấm rau ấy với cái gì đây. Hồi ấy chưa có Nam Ngư với Chin Su này nọ rồi.

30/11/2018

Bài văn chầu Mẫu Liễu viết bằng chữ Nôm (Kiều Oánh Mậu soạn và cho in năm 1910)

Bản giới thiệu và phiên âm chữ Nôm của bạn Lương Thị Thu (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) vào năm 2010.

Thật ra, đã có một số bản phiên âm trước năm 2010. Đoạn thơ Nôm thể song thất lục bát ấy nằm trong cuốn sách để đời của họ Kiều, là Tiên phả dịch lục. Ví dụ đọc ở đây hay ở đây.

02/11/2018

Bài mới vừa ra : "Tư duy sáng tạo văn tự của người Việt nhìn từ văn hóa khu vực: Di sản chữ Nôm trong so sánh đương đại"

Tôi cũng chưa nhận tạp chí. Mới chỉ biết là vừa ra lò.

Đăng trên số 3 năm 2018 của Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển.

Khi nào nhận được bản in chính thức, sẽ bổ sung.

Lẽ ra đã in trong số 2 năm 2018, nhưng do lỗi liên lạc giữa hai bên, nên bị muộn lại (lỗi xảy ra bất ngờ đến khó tin, nhưng đã thành ra một kỉ niệm thú vị và đáng nhớ). 

01/09/2018

Đừng vội và đừng nản : chữ Hangul vẫn vô địch, chữ Nôm đã vào tầm cao châu lục

Dự đoán về việc Hàn Quốc lên ngôi vô địch của Asiad 2018, thì đã được đưa ra mấy hôm trước rồi. Đọc lại ở đây, và ở đây. Huy chương vàng cho chữ Hangul là hợp lí, không gì hơn.

Về đội U23+ Việt Nam, thì thầy Phác Hằng Tự vừa nói (sau trận thua UAE bằng luân lưu, vì thế để tuột mất huy chương đồng), rằng: "U23 Việt Nam đã đạt tới tầm cao mới ở châu Á". Chữ Nôm đã nỗ lực bứt phá, tạm đến mức đó ở lần đầu ra biển lớn là hợp lí, không gì hơn. Hôm nay, thua UAE thực sự là thua trên thế thắng.

Không thể một bước lên giời được. Hôm nay là 1/9/2018. Một thành công lớn của văn hóa chữ Nôm mừng quốc khánh. Thành công nhất chính là "tự tin" đạt được bằng thực tế (chứ không phải bằng tưởng tượng), để không sợ bất cứ đối thủ nào, mà bứt lên từ đây.

Nam Triều Tiên đã vật lộn với 28 năm qua, đọc lại ở đây (tháng 1 năm 2018).

29/08/2018

Đừng vội và đừng nản : chữ Nôm vẫn đang còn thua chữ Hangul

Đã nói từ lâu, về cấp độ xuất sắc trong sáng tạo chữ, qua việc so sánh tỉ mỉ chữ Nôm trong bối cảnh văn tự sáng tạo vùng Đông Á (đã mới nhắc lại ở đây).

Người Triều Tiên (kể cả Nam và Bắc) là dân tộc duy nhất sáng tạo ra bộ chữ độc đáo ghi âm, gọi là Hangul (ngạn văn). Tôi xếp đó là văn tự kiệt xuất nhất ở vùng Đông Á, đã hoàn toàn thoát khỏi ảnh hưởng chữ Hán của Đại Trung Hoa (chỉ duy nhất còn dấu ấn khối vuông).

28/08/2018

Việt Nam lần đầu vào 4 đội mạnh nhất châu lục : sức mạnh của vùng văn hóa chữ Hán

Bằng trận cầu lịch sử thắng Syria vào tối hôm qua (27/8), chỉ với tỉ số vừa đủ là 1-0 ở hiệp phụ thứ 2, bóng đá nam Việt Nam lần đầu chính thức xuất hiện ở tuyến đầu châu lục. Chúng ta đã thực sự là trong 4 đội mạnh nhất toàn châu lục.

Hi vọng đội Việt Nam, giống như đội tuyển Pháp, sẽ lên ngôi vô địch trước quốc khánh 1 ngày (như dự đoán ở dưới đây của người hâm mộ). Đúng là trận chung kết Asiad 2018 là vào ngày 1/9, trước quốc khánh Việt Nam đúng 1 ngày.

11/07/2018

Nữ tiến sĩ giải mã “túi khôn của người Tày”

Về cô Triệu Thị Kiều Dung người Tày ở huyện Hà Quảng. 

Vừa rồi, lúc mình du lãng Quảng Châu, một người bạn từ Đại học Kí Nam tới và nhắc đến công việc học tập tại đó của người Việt Nam (bao gồm cả Dung). Cuối cùng, tưởng dễ, mà không đến Đại học Kí Nam được, vì quá kẹt về thời gian.

19/04/2018

Tinh thần yêu nước của tiên chúa Liễu Hạnh (chữ "yêu nước" được ghi bằng chữ Nôm)


Tức là về mặt thời gian, là cách tới hơn 100 năm ngày Kiều Oánh Mậu từ Hà Nội cất công về dự hội Phủ Giầy năm đó (tạm tính là các năm 1908-1909). Lúc ấy, ông quan về hưu họ Kiều đã ngoài 50.

Sau chuyến đi đó, Kiều Oánh Mậu đã viết những câu thơ bằng chữ Nôm nói về Mẫu Liễu là: "Chúa từ qui pháp rộng đường//Riêng lòng yêu nước ngày thường đinh ninh". Ý là: từ khi đã qui Phật qui Pháp thì tiên chúa Liễu Hạnh hàng ngày hàng giờ không quên nghĩ về lòng yêu nước. Đây là tinh thần yêu nước của tiên chúa (bên chữ Nôm thì là "yêu nước", còn bên chữ Hán ở bên trên thì là "tiên chúa ái quốc"). Ông cho khắc in luôn năm 1910. Cuốn sách đó mang tên Tiên phả dịch lục nổi tiếng ở đời.

14/04/2018

Văn nghệ Thứ Bảy : Hội Phủ Giầy mùng 3 tháng 3 (một đoạn thơ in năm 1910 của Kiều Oánh Mậu)

Đã bắt đầu bước vào không khí Hội Phủ Giầy, tức Đại Hội Tiên Hương (hội lớn làng tiên). Mấy hôm trước, một đệ tử đã dâng tặng Phủ Tiên Hương một đỉnh phượng cỡ lớn. Trọng lượng của đỉnh tới 17 tấn và cao 8 m, phải sử dụng phương tiện vận chuyển và bốc dỡ hạng nặng khi chuyển tới Phủ.