Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

19/10/2019

Lại về chữ Nôm và vấn đề văn bản học của sử liệu Đại Việt: ở Mĩ có Brain Wu vừa lên tiếng tiếp

Đầu tiên cần nói rõ là, mình rất coi trọng chữ Nôm, bởi một mảng nghiên cứu của mình thì gắn bó sâu sắc với chữ Nôm. Nhưng song song với đó, thì vẫn đang tiếp tục phê phán chữ Nôm từ góc nhìn về tư duy Việt Nam.

Chữ Nôm và tư duy Việt Nam thì mình đã trình bày tương đối tổng quan ở đây. Về cơ bản, quan điểm của mình, thì chữ Nôm là dạng "người thế nào bó rào thế vậy" hay "của làm sao chiêm bao làm vậy" (cách nói dân dã), phản ánh một sự hời hợt trong tư duy và không dám làm cách mạng toàn diện (về học thuật và tư tưởng) của người Việt trong suốt cả ngàn năm.

Không phải một năm, mười năm, trăm năm, mà phải tính bằng ngàn năm. Chỉ quen ăn xổi ở thì, không chịu đào sâu một vấn đề gì, cứ hời hợt một cách hồn nhiên vậy thôi. Trí thức thì quen đường khoa cử, học hành này nọ chỉ tầm chương thuộc lòng đề cốt ra làm quan, ra làm quan rồi là cơ bản chấm hết. Còn giả như có đỗ đạt mà không ra làm quan thì nghêu ngao chán đời. 

Cái học gạo của Đại Việt, thì Phạm Quỳnh và Phan Khôi đã phê mạnh từ đầu thế kỉ XX rồi. Đầu thế XXI, mình chỉ nhắc thêm và làm chi tiết thêm thôi.

Cả ngàn năm quen nếp thế, nên văn tự không bao giờ được một ông thầy nào đưa ra bàn, để các trò nối tiếp nhau mà tìm cho ra phương thức tốt hơn chữ Nôm Việt.

Bây giờ là một suy nghĩ cũng mang tính phê phán của bạn Brain Wu - hiện đang ở Mĩ. Bạn phê phán tình hình "văn bản học" ở Việt Nam là hoàn toàn chí lí. 


Chép bài vừa lên trên Fb của Wu về đây. Bổ sung gì thì dán ở dưới.

---

"
Về bài viết phân kỳ Nôm tự của thầy Trần Trọng Dương



Không biết tiêu đề Anh ngữ mà thầy chọn - The history of Nôm: A periodization - mình tạm dịch là Phân kỳ Nôm tự là có đúng không ?

Nhờ thầy Trần Trọng Dương có tag tên mình và cho biết trong bài này (xem >> https://www.facebook.com/chuyetchuyet.tran/posts/729455207522313), có phần liên quan về cụm từ Ancient Vietnamese mà mình kỳ trước có nêu ra câu hỏi tại đây >> https://www.facebook.com/brian.wu.121772/posts/2170652576519026, hay tại đây >> https://www.facebook.com/brian.wu.121772/posts/2180347675549516.

Và nhờ mình lên tiếng hỏi, mà các bạn share với mình bài viết Anh ngữ này của thầy Dương để mình đọc. Cảm ơn các bạn quá quá luôn. I love you 3000 (hì hì) .


Như vậy, theo mình đọc bài nghiên cứu này của thầy Dương, cụm từ Ancient Vietnamese dùng để chỉ cho Việt ngữ thế kỷ thứ 15 là do học giả Maspéro đề nghị.

Nhưng điều này hình như không phải là câu mà mình hỏi thầy Dương, mà mình hỏi là:

****

Nên làm sao nomfoundation có thể viết khẳng định là dựa vào tập thơ Nguyễn Trãi Quốc Âm Thi Tập này, mà họ tạo ra một bộ Từ điển chữ Nôm thế kỷ XV "A Dictionary of 15th Century Ancient Vietnamese" ? Họ dựa vào đâu để khẳng định điều này chắc như đinh đóng cột vậy bạn nhỉ ?

Mà mình học bên Mỹ, thấy hễ có gì chưa thể khẳng định, người ta thường viết thêm chữ "supposedly" tức là "được cho là", ví dụ "Bộ Từ điển chữ Nôm được cho là viết vào thế kỷ XV", chứ đâu có ai viết khẳng định "Bộ từ điển chữ Nôm thế kỷ XV" khi chưa thẩm định, hoặc chưa làm công tác "văn bản học" đâu đúng không ?

****

Và như mình có viết trong bài viết trên (cùng với hai hay ba bài khác nữa), là bộ Nguyễn Trãi Quốc Âm Thi Tập là một bộ sách được thu thập trong dân gian, và được soạn lại sớm nhất là thời vua Minh Mạng thế kỷ 19. Nên nếu chúng ta chưa hề làm công việc "văn bản học" cho bộ sách này, thì chắc là không ai có thể nên khẳng định rằng đây là bộ sách đã được viết vào thế kỷ 15 gì cả. Nó chỉ là một bộ sách được biên soạn lại, mà chả ai biết, là trong quá trình biên soạn lại, các quan triều Nguyễn đã có thêm bớt mắm muối đủ thứ trong đấy không ? Một điều khá là đơn giản mà bạn có thể tự chứng, ấy là theo bài nghiên cứu này của thầy Dương, chữ Nôm từ thế kỷ 15 đến giữa thế kỷ 19, đã trải qua tới 3 giai đoạn, là Nôm Cổ Ancient Nôm (thế kỷ 13-15), Nôm Trung Cổ Ancient-Middle Nôm (thế kỷ 16-17), Nôm Trung hay Trung Nôm (năm 1700-1884), và đây là 3 giai đoạn mà chữ Nôm đã biến đổi nhiều nhất trong lịch sử dân tộc. Như vậy, mình rất muốn biết, là chúng ta đã dựa vào đâu để khẳng định là các vị quan vương triều Nguyễn, thời vua Minh Mạng, lúc chưa hề có Internet, chưa hề có các dụng cụ để giúp đỡ trong việc nghiên cứu ngôn ngữ xưa, và họ đi thâu thập và mua lại sách vở trong dân gian, về tài liệu đã được viết 400 năm trước (thời ngài Nguyễn Trãi), rồi họ tự biên soạn lại, đem in ra đúng các chữ và lối dùng Nôm thế kỷ 15 ? Mình nghĩ, ngay cả một anh sinh viên năm thứ 1 cũng sẽ đặt câu hỏi, là tại sao người ta nên tin là các sử gia thời Nguyễn, có đủ trình độ lẫn đã có áp dụng phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ cụ thể, để mà nghiên cứu về ngôn ngữ Việt 400 năm trước ở miền Bắc Việt Nam ? Và bạn đừng quên là đến thời vua Minh Mạng, Việt Nam đã có sự phân chia Nam Bắc, về văn hóa và rất có thể tiếng nói, hơn 300 năm rồi nhé.

Và như mình nêu ra, bên Mỹ, mà khi nghiên cứu các tài liệu viết lại như thế này, nếu chưa có vụ "văn bản học", người ta thêm vào chữ "supposedly", hoặc "allegedly", chứ không ai lại viết khẳng định rõ ràng như nomfoundation đã viết là "A Dictionary of 15th Century Ancient Vietnamese" cả.

Và đừng nói đâu xa, ngày nay, ở thế kỷ 21, ngay cả các tư liệu sử xưa như Phủ Biên Tạp Lục, chỉ mới cách đâu chưa quá 300 năm, Việt Nam còn chưa hề có một phiên bản viết vào thế kỷ 18 được cho là sống sót cho đến nay cả. Xem ra, toàn bộ các phiên bản Phủ Biên Tạp Lục là những sách vở dân gian, viết vào thế kỷ 19 hay rất có thể là thế kỷ 20 đó thôi. Rồi đến khi Viện Sử Học cụ Đào Duy Anh hiệu đính, cụ và các cán bộ Viện Sử Học đã trộn nhiều bản lại vào nhau, và cụ cùng họ tự viết lại Phủ Biên Tạp Lục, cho in ra, và thế là cả Việt Nam khoe là có bản Phủ Biên Tạp Lục quý giá nào đấy chứ. Cụ Đào đã viết lại và viết sai những gì so với trong một phiên bản Phủ Biên Tạp Lục ra sao, và cụ chả buồn chú thích ra sao, mình đã viết cho các bạn khi xưa đọc. Ngày nay, nghe đâu ở Thanh Hóa hay ở Hà Nội, có cả các cán bộ văn hóa còn đòi lấy bộ dịch Phủ Biên Tạp Lục của Viện Sử Học ra mà làm bằng chứng là chân sử cơ đấy. Thế có là xấu hổ không ? Mà sao Viện Sử Học không lên tiếng cho người Việt biết về điều xấu hổ này nhỉ ?

Và đó là còn chưa nói là ví dụ ở Huế, có cả thầy Trần Đại Vinh dịch Ô Châu Cận Lục mà giấu luôn không dịch cả những câu Hán ngữ chỉ rõ ràng là phiên bản Ô Châu Cận Lục là người đời sau viết bậy vào, chứ không hề là bản của ông Dương Văn An. Ấy thế mà chả ai lên tiếng mà người ta còn cho thầy là một vị thầy chuyên về địa danh Huế hay miền Trung cơ đấy.

Còn bộ Gia Định Thành Thông Chí thì khỏi nói, mình lôi ra hơi nhiều, chắc người miền Nam nên tự đọc và suy gẫm, để khỏi mà auto khen miền Nam xưa là như thế như thế há.

Mà cũng chả ai hỏi là liệu với một ông vua Minh Mạng rất thích đánh bóng niềm kiêu hãnh của người Việt, ông còn ép cả các nước phiên thuộc như Chiêm Thành và Cao Miên phải theo văn hóa Việt Nam, thế thì tại sao người ta không nghĩ các sử gia thời của vua Minh Mạng và của các vị vua Nguyễn sau này, đã "ngụy tạo" sử liệu bạn nhỉ ? Ví dụ mình viết phân tích dài dài cho các bạn thấy rõ, là nhiều đoạn trong sử Đại Nam Thực Lục, giờ đọc thêm các tài liệu Anh ngữ ngoài này, hoàn toàn không hề giống với những gì mà các nhân chứng Tây viết. Mà đó là còn chưa nói, có khi nhóm dịch giả Viện Sử Học họ dịch bậy vài chỗ trong bộ sử Đại Nam Thực Lục mà có thể bạn không biết cũng nên. Mình chỉ thấy người ta khen sử liệu Việt Nam quá trời đất, nhưng hầu như chả có ai thử đi làm việc "văn bản học" cho độc giả Việt Nam được nhờ, trước khi chúng ta lại muốn auto khen về sử liệu Việt Nam quý giá và xưa như thế nào.

Như vậy, quay lại vấn đề này, là yes, trong bài nghiên cứu này, nhờ thầy Dương viết, mình mới biết học giả Maspéro có đề nghị phân kỳ chữ Nôm thế kỷ 15 là Ancient Vietnamese. Nhưng câu hỏi của mình cho thầy và nomfoundation là, nếu bộ Nguyễn Trãi Quốc Âm Thi Tập chưa bao giờ được "văn bản học" hay chứng minh rằng nó đúng với những gì đã có vào thế kỷ 15, thì chắc là thầy Dương lẫn nomfoundation lẫn toàn bộ các học giả Việt Nam chưa bao giờ nên tự cho phép mình viết rằng bộ Quốc Âm Thi Tập là một bộ từ điển của tiếng Việt Cổ thế kỷ 15 cả. Có khi là các sử quan thời Nguyễn, vì sự tự ty dân tộc, nên họ cần tạo ra cái gọi là "imagined 15th century Nom script", rồi thầy và các học giả Việt Nam đã dựa vào đó mà đánh bóng cho cái gọi là "A Dictionary of 15th Century Ancient Vietnamese" thì sao?

Và đó là chưa nói, là nguyên cả bộ Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập, mà xem ra người Việt nào cũng ca tụng, hóa ra nó có thể là sản phẩm viết lại thời Thành Thái vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 đấy chứ (xem >> http://www.hannom.org.vn/detail.asp?param=2216&Catid=33).

Ngoài vấn đề về "văn bản học" bộ Quốc Âm Thi Tập, mình nghĩ bài nghiên cứu viết này của thầy Trần Trọng Dương còn có một vấn đề khá là nghiêm trọng mà thầy cần xem lại. Đó là việc thầy phân kỳ chữ Nôm thời Middle Nôm (1700-1884) là hoàn toàn không đúng. Tại sao không đúng ? Bởi vì nếu chúng ta đọc sử miền Nam, thì chúng ta biết rõ, là người Pháp đã ra nghị định lập ra Gia Định Báo ở miền Nam Việt Nam vào năm 1865. Như vậy vào năm 1865, chữ Nôm ở miền Nam và có khi ở cả Việt Nam, chắc là đã bắt đầu có sự chuyển mình, chứ không là đợi đến năm 1884, như thầy viết là "This is the period when Nôm script was used to record Modern Vietnamese. This period started with the French colonization in 1884". Người Pháp đã đến và lập thuộc địa tại miền Nam Việt Nam vào những năm đầu 1860, chứ không hề là vào năm 1884 như thầy viết. Như vậy, chắc là nếu phân kỳ chữ Nôm, chúng ta cần lấy mốc năm 1865 lúc Gia Định Báo ở miền Nam được thành lập mới đúng chứ ? Năm 1884 đã là rất sau này, và có khi chữ Nôm năm 1884 dùng cho toàn quốc Việt Nam, không ít thì nhiều, cũng đã bị ảnh hưởng bởi lối dùng ở miền Nam bắt đầu từ năm 1865 thì sao ? Nên mình nghĩ, sự phân tích của thầy Dương về Middle Nôm 1700-1884 là hoàn toàn không đúng, mà đáng ra nó cần là Middle Nôm 1700-1865 đấy chứ.

Và đó là chưa nói, tiếng Việt chữ Nôm rất có thể đã có những thay đổi lớn lao tại miền Trung vào thế kỷ 16, giai đoạn Đàng Trong Chiêm Thành, rồi tới thế kỷ 17, giai đoạn Đàng Trong Cao Miên. Như vậy, những gì thầy Dương viết về chữ Nôm biến đổi cách phát âm theo địa phương bắt đầu từ giai đoạn 1700-1884 là không đúng (tức đoạn này >> "Furthermore, since Nôm was widely used in different geographical areas, this period also exhibited a tendency of localization; that is, Nôm characters faithfully reflected the phonological differences of the Southern dialect or the Central dialect (Nguyễn TL, 1993). The number of Nôm characters rocketed as a result of its functional expansion across various social fields as well as geographical regions.").

Nếu bạn đọc sử Việt, thì người Việt đã sống tại vùng Thuận Hóa rất xưa, rồi lại có cuộc di dân lớn vào Chiêm Thành vào năm 1652 (với 3 vạn hàng quân họ Trịnh), nên chắc là vào thế kỷ 15-16, tiếng Việt ở miền Trung Việt Nam đã có nhiều biến chuyển (lai tiếng Chàm) khi so với tiếng Việt miền Bắc đấy chứ. Chắc là chữ Nôm đâu cần phải đợi đến thế kỷ 18 những năm 1700 để mà mới có sự khác nhau về phát âm như thầy Dương viết ?

Bài viết Anh ngữ này của thầy Trần Trọng Dương rất là hay, mình đọc nhiều đoạn cũng không hiểu, vì vượt quá kiến thức của mình. Mình chỉ đọc những phần mình muốn tìm hiểu và nêu lên như vậy. Và hy vọng là ở Việt Nam, có học giả nào đó đọc và cũng lên tiếng để độc giả hiểu là họ có đọc, hiểu và có lên tiếng phê bình đúng sai, thiếu đủ ra sao, để độc giả được nâng cao kiến thức. Mình thấy có rất nhiều người vào post thầy Dương khen và chúc mừng thầy, hy vọng là họ SẼ ĐỌC VÀ SẼ LÊN TIẾNG, chứ không phải là các học giả rất thích sự auto khen mà không hề đọc hay lên tiếng gì cả. Mình hy vọng bài viết Anh ngữ này nó không lại trở thành như trường hợp bài luận án tiến sĩ Silk for Silver của thầy Hoàng Anh Tuấn, tức là xem ra nhiều người Việt khen bài luận án tiến sĩ Anh ngữ của thầy Tuấn khá nhiều, có cả bài báo khen là thầy Tuấn là chuyên gia về các văn bản tài liệu Hà Lan, nhưng cho đến nay, mình kêu gọi hoài, mà chả thấy có được một học giả Việt Nam nào đủ khả năng để viết vài bài phê bình bài luận án tiến sĩ này của thầy Tuấn. Điều này làm mình rất thắc mắc, là liệu những người (hoặc học giả) khen thầy Tuấn, có phải là họ đã được học trong một nền văn hóa auto khen, cứ có gì là khen tung lên, hơn là họ tự đọc, hiểu, và viết bài phê bình để giúp độc giả nâng cao kiến thức (và cũng hiểu là họ có đủ trình độ đọc luận án tiến sĩ hay là không) không ?

Cảm ơn thầy Dương đã tag tên Brian và cảm ơn các thầy đã share bài viết này của thầy Dương để Brian đọc. Brian đang đọc tiếp nữa để nâng cao kiến thức.

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Thanks




"


..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.