Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn chu-hữu-quang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chu-hữu-quang. Hiển thị tất cả bài đăng

17/12/2024

Lại bàn về quốc học : "Muốn có “thương hiệu quốc gia” phải có nền quốc học" (Lê Huy Hoàng, 2018)

Về quốc học, trên Giao Blog, có thể đọc lại ở đây (Phan Khôi năm 1931) hay ở đây (Phạm Quỳnh 1931).

Khoảng trước năm 2000, trong những lần nói chuyện dài dài trong lớp học văn tự Nôm Tày - Nùng, mở tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, cụ Cung Văn Lược (giảng viên chính của lớp) có nói nhiều lần: chúng ta nên có "Viện Quốc học và Văn tự phương Đông". Đại ý, cụ mường tượng, ngoài Hán Nôm của Kinh, thì còn Nôm Tày, Nôm Nùng, Nôm Dao, chữ Chăm, chữ Khơ Me, chữ khác ở Việt Nam. Cụ cũng đã mường tượng là so sánh nó với chữ Nữ Chân, chữ Nhật Bản, chữ Triều Tiên. Nên cụ mường tượng ra "văn tự phương Đông". Đại khái, trước cụ, về văn tự phương Đông, có cụ Nguyễn Tài Cần đã mường tượng và viết thành sách từ năm 1985 (sách trước năm 1986). Nhưng ý tưởng của cụ Cung Văn Lược thì vu khoát hơn, nghĩ đến cả chữ Chăm và chữ Khơ Me, rồi các loại chữ khác có mặt ở Việt Nam.

Tôi tham gia lớp học vì tôi lúc ấy đang đánh vật với chữ Nôm Nùng. Chữ Nôm Nùng gần gũi với Nôm Tày và Nôm Việt, nhưng vẫn có bản sắc riêng.

Tôi đã ghi lại ý của cụ Cung Văn Lược ngay lúc đó. Cụ còn tiếp tục nói ý tưởng này ở các không gian khác (ngoài lớp học) hồi đó.

Đại khái, lúc đó, cụ Chu Hữu Quang ở Trung Quốc cũng đã cùng ý nghĩ, cùng ý tưởng, và ra luôn được sách rồi. Cụ Chu Hữu Quang đã xếp Nôm Việt vào một loại văn tự trên bản đồ văn tự toàn thế giới của cụ.

Bài dưới đây đã công bố trên báo năm 2018, của tác giả Lê Huy Hoàng.

12/05/2024

Ấn bản mới 2024 vừa ra lò của từ điển chữ Nôm Choang

Sau nhiều năm tháng chờ đợi, đến 2024, ấn bản mới (bổ sung, chỉnh lí) của "Cố Trang tự tự điển" đã vừa ra mắt bạn đọc. Tên mới là "Cổ Trang tự đại tự điển".

Trước nay, chúng ta quen dùng ấn bản cũ (năm 1989).

29/08/2018

Đừng vội và đừng nản : chữ Nôm vẫn đang còn thua chữ Hangul

Đã nói từ lâu, về cấp độ xuất sắc trong sáng tạo chữ, qua việc so sánh tỉ mỉ chữ Nôm trong bối cảnh văn tự sáng tạo vùng Đông Á (đã mới nhắc lại ở đây).

Người Triều Tiên (kể cả Nam và Bắc) là dân tộc duy nhất sáng tạo ra bộ chữ độc đáo ghi âm, gọi là Hangul (ngạn văn). Tôi xếp đó là văn tự kiệt xuất nhất ở vùng Đông Á, đã hoàn toàn thoát khỏi ảnh hưởng chữ Hán của Đại Trung Hoa (chỉ duy nhất còn dấu ấn khối vuông).

16/01/2017

Học giả Chu Hữu Quang vừa từ trần tại Bắc Kinh, thọ 112 tuổi

Đã viết nhanh về cụ ở một entry trước (xem lại ở đây), cũng đã sử dụng các nghiên cứu của cụ trong một bài viết gần đây (xem lại ở đây).

Cụ được học giới tôn xưng là "cha đẻ của phương án phiên âm tiếng Trung Quốc hiện đại".

Báo chí Trung Quốc mới đưa tin cụ từ trần, thọ 112 tuổi (1906-2017).

14/09/2016

Một ghi chú về sự "phát rồ" của người Trung Quốc vì không bỏ được chữ Hán

Mình dùng một cái tên khác, cho một ghi chép ngắn của Quách Hiền.

Rất lâu rồi mới thấy cô Quách.

Quả thật, người Trung Quốc đã rất muốn vứt quách chữ Hán đi từ lâu lắm rồi. Nhưng cũng là sự thực rõ ràng, người Trung Quốc không tài nào vứt chữ Hán đi được.

28/07/2016

Học giả trứ danh Chu Hữu Quang (sinh năm 1906) chia sẻ bí quyết trường thọ

Cụ là học giả nổi tiếng ở Trung Quốc. Hầu như ai quan tâm đến chữ Hán, lịch sử chữ Hán, tương lai của chữ Hán, thì đều biết đến cụ.

Cụ được xem là cha đẻ của cách phiên âm pinyin tiếng Trung Quốc hiện đại.