Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

23/06/2019

Giới hạn của tri thức và những khoảnh ruộng riêng : Ngô Bảo Châu siêu toán nhưng lơ mơ về sử

Mình đã viết từ mấy năm trước liền hai bài liên quan sâu đến Paul Giran (hiện vẫn là bản thảo), lại có một chương trình dài hơi trong hai năm 2017 - 2018 liên quan đến cụ này (chương trình đã nghiệm thu vào đầu năm 2019, có nhiều người đọc bản thảo đó). Nhưng tất cả vẫn còn đang chỉnh sửa, mấy năm rồi, khi nào xong sẽ cho công bố.

Người Việt Nam mình đã biết đến cụ P. G từ lâu rồi, từ hồi đầu thế kỉ XX. Sách cụ ấy ra là có bài điểm sách ngay từ hồi đó rồi. Có nhiều thảo luận ngay từ hơn cả 100 năm trước rồi. Đã cũ đến mức có thể tính bằng 5 hay 6 đời người !

Sau này cụ Trần Văn Giàu sử dụng, nhưng không hiểu sao, cụ làm sai lạc ý của cụ P.G đi khá xa. Rồi đến gần đây, nhóm cụ Trần Đại Vinh cứ theo cái sai ấy mà luận thêm, sai càng thêm sai.

Phía xuất bản trong nước gần đây cố gắng cho dịch và in lại một ít thời Pháp thuộc. Lẽ ra việc ấy đã được làm hồi các cụ Phạm Quỳnh, rồi Đào Duy Anh, hay Phan Khôi rồi, nhưng mải đánh nhau suốt từ 1945 đến tận cuối thập niên 1970, nên chưa có ai có dư thời gian và cơm gạo làm các việc đó. Bởi vậy, các nhà sách hay xuất bản đầu thế kỉ 21 này phải ráng sức làm.

Một cuốn của cụ P.G mới được ra đời trong không khí như vậy.

Và đã vừa thấy ngay bình luận ngoại đạo của Ngô Bảo Châu. Rõ là dân ngoại đạo. Nhưng lại bạo dạn có thừa. Bạn Châu có thể giỏi toán hay siêu toán, nhưng với lịch sử thì quả là một tay mơ. 

Đấy là bạn Châu còn học và trưởng thành ở Pháp đó nhé. Cũng là một ví dụ rõ cho ta đủ thấy sự nông nổi truyền đời của trí thức Đại Việt (lẽ đến cả ngàn năm). Tôi gọi là "tư duy chữ Nôm". Một lần nữa thấy được rõ "tư duy chữ Nôm" hiện ra trong bối cảnh đương đại.

Đầu tiên đưa nguyên bình luận của Ngô Bảo Châu về đây.

Có bổ sung gì thì dán ở bên dưới.


---
"
Sau khi nhận định nòi giống an nam lếch thếch vì trời nóng quá, tác giả phân tích nguyên nhân sâu xa là nòi giống chúng ta sinh ra từ sự trộn huyết giữa nòi giống Trung Hoa và Mã Lai.
Chỉ chụp lại phần về các bạn Mã Lai nghe nói vốn là giống ăn thịt người, không chụp lại phần về các bạn Trung Hoa để tránh làm dấy lên một cuộc tranh cãi không cần thiết trong ngày trời nóng.




"






"
Đang đọc sách của thằng tây thực dân nó nói cái nòi giống mình nó lếch thếch vì trời nóng quá. Tiên sư thằng thực dân, có khi nó nói đúng.
Nóng thế này, đầu lúc nào cũng đau như ung, người như cái giẻ rách.
Mà tại sao trời nóng người lại mệt nhỉ?
"

https://www.facebook.com/ngobaochau.2/posts/1253536511485538






---

BỔ SUNG



2. Ông em Vũ Trọng Đại bây giờ là chủ của một nhà sách tiên phong

27/6/2019
"
Sau buổi toạ đàm ra mắt hai cuốn sách “Hội kín xứ An Nam” và “Tâm lý dân tộc An Nam” tại Sài Gòn, chúng tôi nhận được nhiều ý kiến của độc giả đề nghị tổ chức hoạt động tương tự tại Hà Nội. Chúng tôi đã phải cân nhắc có nên tổ chức hay không vì hai lí do: Thứ nhất, sách vở tự tôn hay tự trào về dân tộc thời nào cũng có, quốc gia nào cũng có, dễ được cảm thông, cảm tình nhưng nếu là góc nhìn từ bên ngoài thì dễ chạm vào tự ái dân tộc. Thứ hai, sách do tác giả viết trong một giai đoạn lịch sử quá khứ, từ hơn một thế kỉ trước, đến nay hoàn cảnh và con người đều đổi thay, nếu không đặt mình vào giai đoạn ấy và coi sách vở là tư liệu tham khảo thì có thể dẫn đến những hiểu lầm, nhận định sai lạc ở cả hai khía cạnh đồng tình hay phản đối. Tuy nhiên, sau khi cân nhắc, chúng tôi vẫn tổ chức buổi toạ đàm thể theo đề nghị của độc giả ở Hà Nội với một mong muốn: lẽ ra hai cuốn sách này nên được dịch và giới thiệu từ thế kỉ trước, trước hết phục vụ cho giới nghiên cứu chuyên môn, sau là cung cấp thêm chiều thông tin mới cho độc giả, song muộn còn hơn không, nhân việc xuất bản này mà có thêm cơ hội để dư luận rộng đường trao đổi.
Khác với buổi toạ đàm tại Sài Gòn, tại Hà Nội sự kiện này diễn ra trong khuôn khổ chương trình định kì hàng tháng Omega+ Buddies (Omega+ bạn bè), tức là trong phạm vi nhỏ, dành cho bạn đọc thực sự yêu thích dòng sách khoa học. Diễn giả là TS. Trần Trọng Dương (Viện nghiên cứu Hán Nôm), chuyên gia ngữ văn và cổ sử Việt Nam. TS. Trần Trọng Dương đã quen thuộc với độc giả qua nhiều công trình, cuốn sách, gần đây nhất là “Việt Nam thế kỉ X: Những mảnh vỡ lịch sử”; hơn thế, anh là một trong số không nhiều những nhà nghiên cứu trẻ chọn con đường nghiên cứu dấn thân, gắn với nhịp sống của xã hội, thời đại.
Thông tin về buổi toạ đàm ở link bài dưới đây.
Trân trọng kính mời các nhà nghiên cứu, bạn đọc quan tâm tham dự.
"

"

Sách để "chê trách thói xấu" hay "tự vấn bản thân"?

Sách để "phán xét ông cha" hay "nhìn nhận quá khứ để tư duy tương lai"?
Tâm tính người An Nam có thực sự bạc nhược, lãnh đạm, trơ ỳ?
Tại sao ở An Nam, đa số hội kín thành lập ở Nam Kỳ chứ không phải Trung hay Bắc Kỳ?

Có rất nhiều tranh luận trái chiều xoay quanh tác phẩm ”Tâm lý dân tộc An Nam” của Paul Giran và những câu chuyện, dẫn giải bí mật, thú vị trong “Hội kín xứ An Nam” của Georges Coulet. Nếu quan tâm chủ đề này, hãy cùng tới lắng nghe và trò chuyện với TS. Trần Trọng Dương (Viện Hán Nôm, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) về bộ sách của các học giả Pháp viết về văn hóa, đời sống người Việt cuối thế kỷ XX. Khi nhận lời làm diễn giả, TS. Trần Trọng Dương đã tâm sự rằng:
"Đọc sách, đặc biệt là những tác phẩm nghiên cứu lịch sử xưa thế này, không phải để tìm thấy chân lý trong sách, mà đọc là để tư duy, phải tư duy."
Buổi gặp gỡ bạn đọc lần này hứa hẹn sẽ có nhiều tranh luận, phản biện sôi nổi thú vị. Đừng quên đăng ký tham dự để giữ chỗ tại link:


-----------------------

GẶP GỠ BẠN ĐỌC | OMEGA+ BUDDIES THÁNG 6

. Thời gian: 9h-11h, thứ 7, ngày 29/06/2019

. Địa điểm: Kachiba Coffee and Tea, số 3, ngõ 2, phố Linh Lang, Ba Đình, Hà Nội (Giao đường Đội Cấn)
. Diễn giả: TS. Trần Trọng Dương - nhà nghiên cứu Hán Nôm và cổ sử Việt Nam, hiện đang công tác tại Viện Hán nôm, viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

"
https://www.facebook.com/vutrongdai/posts/10157455837744662





1. Bình luận ở dưới Fb Ngô Bảo Châu (tính đến 7h20 tối ngày 23/6/2019)

"
  • Đinh Công Bằng Những nhận định nông cạn của những người không có chuyên môn từ hàng trăm năm trước thường không có ý nghĩa gì lắm. Chưa kể người viết mang nặng tư tưởng của nhà thực dân, coi mình là trung tâm thế giới.
    8
  • Hoang To Cuốn này quan điểm cũ quá, phương pháp luận khá áp đặt, ko ổn để dùng làm tiêu chuẩn cho cái gọi là tâm lý An nam đâu (tham khảo thì ok)
    4
  • Huynh Anh Tuan Sách của thể loại nào mà lại lọt qua kiểm duyệt để ấn hành thế nhỉ ? 
    Loạn xã hội
    1
  • Nguyễn Bá Quỳnh chắc sách cụ Nguyễn Cảnh Bình cho in rồi
    1
  • Vo Trung Dung Tuy không biết sách này là sách thể loại gì? Thời kỳ nào? Chủng tộc học? Hay dịch từ sách nào? Hay viết bởi tác giả Việt? Cho tầng lớp đọc giả nào? Nhưng theo mình, kiểm duyệt còn tệ hơn. Thà để vậy và tạo ra cơ hội đối thoại khoa học 😉
    • Chau Ngo Vo Trung Dung : sách dịch từ tiếng Pháp. Với những đoạn thế này chắc khó lòng tái bản lại ở Pháp anh ạ. Nếu tái bản NXB sẽ bị SOS Racisme gọi ra toà.
      9
    • Vo Trung Dung Chau Ngo Dạ. Anh có thể cho mình tên sách gốc? Mình sẽ tham khảo. Thỉnh thoảng đọc lại sách (Pháp) viết những năm 20-60 qua lăng kính “thực dân khai hoá” mà nổi da gà. Ngay cả sách kinh điển như cuốn « Voyage au bout de la nuit » của Céline. Kỳ thị dân Do Thái đậm và sâu. 

      Ở Pháp, trong trường hợp tái xuất bản, các sách có giá trị khoa học-lịch sử thì vẫn để nguyên (cái này anh biết), còn các thể loại khác thì nhà xuất bản viết chương mở đầu để ghi chú bối cảnh lịch sử và thời điểm của sách gốc. 

      Ngoài ra, viết kiểu thông thường thì chết chắc trước toà án!
      6
    • Trong hình ảnh có thể có: 2 người, văn bản
      6
    • Trịnh Đức Phương Linh Chau Ngo Anh Châu giận quá nên quên viết hoa chữ "An Nam" trên kia kìa.
    • Vo Trung Dung Chau Ngo Cám ơn anh 🙂
  • Thái Hà Chắc họ dịch sách người Pháp viết hồi đầu thế kỷ XX. Hồi đó đầy người viết với giọng này.
    1
  • Nguyen Duc Thanh Cụ đang đọc Tâm Lý người An Nam à. Sách cổ tư tưởng hơi cổ một tý, trước cả thời lý luận phát xít nên còn mộc mạc.
    6
    • Phuong Nguyen Nguyen Duc Thanh Em và GS được phát sách này cùng một lúc. Nhờ hai chuyến bay dài mà em cũng mới giải quyết xong quyển này, công trình nghiên cứu đã lâu năm nhưng vẫn đáng đọc lắm anh ạ. 🙂
      3
  • Bui Hai Thanh Sách cổ phải để nguyên văn mới đúng, chả nhẽ kiệm duyệt theo nhận thức chính trị từng thời kỳ?
  • Nguyen Thanh Son đấu tranh cho tự do tư tưởng và ngôn luận sao lại nhờ vào lưỡi kéo kiểm duyệt thế 🙂?
    7
    • Huynh Anh Tuan Nguyen Thanh Son tôi đồng ý 1 phần với quan điểm của bạn. Nhưng với cơ chế mở với nhiều luồng văn hoá đông tây giao thoa thì đối với đời sống văn hoá tinh thần Việt hiện nay vẫn cần có sự chọn lọc. Vì vậy ở góc độ nào đó vẫn cần kiểm duyệt. Còn với thông tấn báo chí thì cá nhân tôi không nên kiểm duyệt mà chỉ xây dựng chế tài xử lý để họ không tùy tiện và bừa bãi...đại loai là vậy
  • Chau Ngo Những thứ chắc chắn thối rồi thì cắt đi, đỡ phải đấu tranh.
  • Nguyen Thanh Son tức là câu “I disapprove of what you say, but I will defend to the death your right to say it” nên vứt vào sọt rác?
    4
  • Chau Ngo Câu này không áp dụng tổng quát như Sơn nghĩ
    1
  • Dang Khanh Phuong Trần Quang Đức
  • Le Tran Hai Có 2 nhà cùng in sách này, 2 bản dịch khác nhau.
    Trong hình ảnh có thể có: 3 người, văn bản
    2
  • Nguyen Duc Thanh Sách này có nhiều nhận xét thú vị. Ví dụ đoạn bàn về việc người An Nam không vượt ra được khuôn khổ gia đình dòng tộc em thấy hay. Sự thiếu vắng đức tin vào Chúa Toàn năng vượt lên quan hệ cụ thể giữa người với người, đã trói buộc người ta trong khuôn khổ chỉ biết khư khư lợi ích dòng tộc mình, và cung kính trước ông bố đại diện cho toàn bộ tổ tiên. Vì thế quan hệ gia đình chỉ có quan hệ lễ nghĩa-tuân phục-trả ơn (tức là hiếu thảo) mà không có cái tình yêu giữa hai cá thể yếu ớt giữa cõi đời và nhỏ bé trước Thiên Chúa. Và khi tình yêu thương không được thực hành giữa hai cha con như thế, sao có thể đòi hỏi tình yêu thương lẫn nhau giữa các thành viên trong xã hội?
"
.



"

Đang đọc sách của thằng tây thực dân nó nói cái nòi giống mình nó lếch thếch vì trời nóng quá. Tiên sư thằng thực dân, có khi nó nói đúng.
Nóng thế này, đầu lúc nào cũng đau như ung, người như cái giẻ rách.
Mà tại sao trời nóng người lại mệt nhỉ?
Bình luận
  • Tran Luu Van Hien HN hôm nay lại 40 độ . Chắc mọi ng đều tiền đình chứ chẳng phải chỉ một ng suốt ngày đung đưa
  • Nguyễn Thành Huy Cái câu hỏi này GS tính bằng công thức toán được mà 🙂
    1
  • Xuan Thu DuyenvaSon Bây giờ hết lếch thếch rồi GS ạ.
    Nóng quá là ra sông hết😄
    2
  • Mai Thanh Hà Nhiệt độ bên ngoài tăng làm nhiệt độ ngoài da tăng, làm toàn cơ thể phải vận hành để đối ứng cân bằng nhiệt độ, Tim đập nhanh hơn, não chạy chậm hơn :D
  • Đoàn Lê Nghĩ nhanh lên em, kẻo không khéo cuối năm lại là Tết đấy.
  • Nguyễn Quốc Bảo sao người ta lo tích cóp, bòn mót để sang xứ lạnh mua nhà, nhập cư cả.
    4
  • Nguyen Nguyen May là dân mình, nước mình vớ được món "nắng nóng" để còn hợp lý hóa cái sự lếch thếch ấy đấy GS ạ. 😋
  • Quan Nguyen Chau Ngo chúng nó không lếch thếch nhưng bị sun vòi, thưa Giáo sư😀
  • Dio Phung Theo Wiki: nhiệt độ phòng là khoảng 20-22C (68-72F). Đấy là nhiệt độ được cho là lý tưởng (most comfortable). https://simple.wikipedia.org/wiki/Room_temperature

    Nóng hơn thì con người mệt mỏi hơn, năng suất lao động chung bị giảm, nóng ẩm lại tạo điều kiện 
    cho ruỗi muỗi và sinh nhiều bệnh tật.

    Còn theo paper này https://media.rff.org/.../document/file/RFF%20WP-18-17.pdf thì nhiệt độ tối ưu cho tăng trưởng GDP của 1 quốc gia là cỡ ~13oC. 

    "BHM estimate that country-level GDP growth is maximized
    at an annual average temperature of 13◦C, whereas Hsiang (2010) estimates no significant effects of weather on contemporaneous production in developing country contexts until daily average temperatures exceed 27 ◦C"
  • Thanh Tran-Trong Tại sao xứ Trung Đông, nóng thế mà lại quá nhiều nhân tài? “Thằng thực dân” nhảm nhí vãi.
    3
    • Phan Toan Thang Tuy nóng nhưng độ ẩm thấp ở Trung Đông và cận xa mac
      3
    • Thanh Tran-Trong Anh Phan Toan Thang, như vậy lý do chính là do độ ẩm? Và do thức ăn quá dễ dàng kiếm, chứ nóng chưa chắc đã là lý do chính?
      3
    • Phan Toan Thang Thanh Tran-Trong Xứ sa mạc nhiều nhân taì và thường là siêu cường/nôi văn minh trong thời cổ đại, theo tớ còn là yếu tố tâm linh - Là nới giao lưu của Thiên Chúa và địa cầu.
      1
    • Phan Toan Thang Về mặt khoa học thì cây cỏ, của xứ đó được tiếp năng lượng mặt trời nên vật nuôi (NGựa cừu...), con người, ăn vào tạo nhiều sức mạnh.
    • Phan Toan Thang Nước cũng tinh khiết và chất lượng - Thiên Thuỷ. Xứ này không có mưa, nước chảy xuống từ núi cao do được tích tụ lại trong đêm, nhiệt độ xa mạc tụt xuống rất thấp.
      1
    • Thanh Tran-Trong Phan Toan Thang em nghĩ có thể do sa mạc thiếu thức ăn nên con người phải vận động nhiều hơn? Làm ra của cải nhưng lệch nhu cầu nên cần có giao thương, từ giao thương có học hỏi, ...?
      4
    • Phan Toan Thang Thanh Tran-Trong tớ không cho là vậy, họ nhiều thực phẩm và lại ẩm thực nhiều proteins (thịt, sữa) do vậy họ cường lực và trí lực đều tốt.
      1
    • Phan Toan Thang Theo cảm nhận của tớ thì chất lượng thực phẩm ở xứ này rất khác, nông sản, thuỷ sản
  • LS Nguyễn Danh Huế Giẻ rách chứ anh :)
    2
  • Phan Toan Thang Giờ còn nóng kinh hơn thời bọn thực dân, mật độ dân cư, dùng nhiều năng lượng, diện tích cây xanh giảm
    3
  • Phan Toan Thang Khí hậu nóng ẩm sẽ nhanh mệt và giảm năng xuất lao động. Thời lập quốc cụ Lý Quan Diệu khác phục bằng 2 cách: (i) duy trì diện tích cây xanh; (ii) Aircon hoá công sở, chung cư.
    • Thanh Tran-Trong Em rất ngạc nhiên khi thấy nhiều chung cư không dùng tầng 1, hỏi ra mới biết là để thông gió.
      5
    • Chinh Ha Dang Thanh Tran-Trong để làm công tác di tản luôn đấy anh ạ. Thời đầu lập quốc vẫn sợ Malay nên yêu cầu HDb bỏ tầng 1 khi xây chung cư
      1
    • Phan Toan Thang Thanh Tran-Trong Các chung cư bình dân HDB, ngoài việc thông gió còn là nơi tổ chức sự kiện (ma chay, cưới hỏi) cho cộng đồng dan cư, vì không phải an cũng có điều kiện thuê hotel và hội trường lớn
      6
    • Phan Toan Thang thiết kề của toà nhà này cũng dựa trên nền tảng thông gió. https://theinterlace.com.sg/#contact-us
      The Interlace
      THEINTERLACE.COM.SG
      The Interlace
      The Interlace

      2
  • Minh Triet Pham Tran Em độc 1 số tài liệu thì do cơ thể hoạt động sinh học, ta phải liên tục bù nước.
    1
  • Phan Toan Thang Bây giờ chí cón một chiêu thoát nóng, thoát ô nhiềm là dời đô ngược về Ninh Bình https://www.google.com/search?q=Ninh%20b%C3%ACnh...
    Ninh bình - Google Search
    GOOGLE.COM
    Ninh bình - Google Search
    Ninh bình - Google Search

    4
  • Phan Toan Thang 1000 năm trước cụ Lý Công Uẩn dời đô ra Thăng Long. Giơ con cháu cụ phá nát Thăng Long, có khi phải dời đô ngược về Ninh Bình
    8
  • Phan Toan Thang Mà tại sao trời nóng người lại mệt nhỉ? Cậu hỏi của GS Chau Ngo. Tế bào chuyển hoá tăng -> sinh nhiều độc chất -> gây nhiễm độc cơ thể và tế bào -> mệt. Giải pháp: Uống nhiều bia lạnh và nước chiết từ vỏ đậu xanh của GS Tran Luu Van Hien -> thải độc qua thận + trung hoà độc chất :-)
    5
  • Camna Ngo Tại anh cứ quần chùng áo dzài nên mới lếch thếch .. mạnh dạn quần đùi áo số đê Chau Ngo
    1
  • Hoa Khôi Chau Ngo lần đầu tiên thấy văng.🤣
    1
  • Vương Quang Hùng Câu hỏi thật khó trả lời một số người, anh ạ...
  • Nguyễn Anh Dũng Đã thế lại còn đốt thêm lò cơ😁
  • Thu Kim Lên Hoà Bình chơi đi Cậu!
    1
  • Hai Ha Tuần sau ở Đức cũng sẽ lên tới 35 - 40 độ C nên dân tình và đài báo chỉ ngóng ra hồ bơi hay bãi biển. Mang tiếng kỷ luật và chăm chỉ nhưng ngày nào nóng là ngày ấy họ ... hờn rên. Đức mà nóng dài dài như châu Á với châu Phi chắc dân họ cũng sẽ tìm cách vượt biên sang xứ mát hết đấy ạ.
    1
  • Mi Kim Dung vay , chu vang nhu vay nen thoi tiet cang nong hon .
"
..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.