Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

05/09/2018

Năm học mới, nghe ùng oàng câu chuyện "đổi mới giáo dục" Hồ Ngọc Đại

Đầu tiên là xem một video trực tiếp.

Đúng lời cụ Hồ Ngọc Đại nói.






Sau đó là tư liệu cập nhật, và lời bình của thiên hạ.




























---



BỔ SUNG




9.

GS.TSKH Hồ Ngọc Đại sợ điều gì nhất?

Bùi Hải | 
GS.TSKH Hồ Ngọc Đại sợ điều gì nhất?

Sáng nay, một TS du học Nga về, gọi điện cho tôi cùng tiếng thở dài: "Nếu bây giờ, nhà bác học Ga – li – lê còn sống ở Việt Nam, ông ấy cũng sẽ bị ném đá đến chết".

Học sinh và giáo viên công nghệ Giáo dục sợ gì?
Biết tôi là người đã từng quan sát trường Thực nghiệm, một nhà văn đã có con tốt nghiệp trường này, hôm qua nhắn cho tôi câu hỏi khó: Cậu có cho rằng trong số những người ném đá tơi tả GS.TSKH Hồ Ngọc Đại hôm nay, có những người 6 năm trước đã xô đổ cánh cổng sắt to nặng của Trường Thực Nghiệm do GS sáng lập, để chen chân nộp hồ sơ xin học?
Câu hỏi ấy tôi không trả lời được. Những người bận ném đá, có lẽ cũng ít có thời gian dừng lại để trả lời câu hỏi ấy.
GS.TSKH Hồ Ngọc Đại sợ điều gì nhất? - Ảnh 1.
Giáo sư Hồ Ngọc Đại.
Hơn 15 năm trước, khi còn theo dõi mảng giáo dục, tôi đã có dịp tham dự nhiều cuộc hội thảo, tập huấn về Công nghệ giáo dục do GS Hồ Ngọc Đại chủ trì.
Đó là những buổi thảo luận rất hăng say, sôi nổi. Nhưng phần đáng chờ nhất bao giờ cũng là bài nói chuyện không cầm giấy của thầy Hồ Ngọc Đại.
Sự mê hoặc trong diễn thuyết của ông không chỉ đến từ sự trôi chảy trong ngôn ngữ, thần thái mà còn luôn hàm chứa những tư duy mới mẻ, bất ngờ, được diễn giải bằng những ví dụ sinh động nhất.
"Niềm tin lớn lao" là từ chung nhất có thể dùng để mô tả thái độ của những người làm giáo dục đã đi theo con đường của ông. Ở trong không gian đó, ông là một người thầy tuyệt đối được tôn kính.
Mấy chục năm sau, thực tế vẫn cho thấy rõ điều đó.
Khi trường phái Thực nghiệm Công nghệ giáo dục của GS Đại bị vùi dập trong cơn mưa gạch đá, lạ thay, gần như không có bất cứ một sự lung lay, dao động nào đến từ những học sinh thực nghiệm, giáo viên công nghệ giáo dục.
Họ xót xa và lên tiếng (không hề hung hăng, chỉ nhẹ nhàng nhưng thấu đáo) ở mọi diễn đàn để bảo vệ chủ soái của họ, người thầy của họ.
PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu – ĐBQH, PGĐ Bệnh viện ĐH Y, bạn học 4 năm của GS Ngô Bảo Châu ở tiểu học thực nghiệm, là người đau đớn đến độ "không ngủ được" khi nhìn thấy núi gạch đá đến từ mạng xã hội.
Nhưng ông Hiếu vẫn tự hào: "Các bạn thật tuyệt vời, khi "cơn bão" tấn công đột ngột đến, chưa một phút nào họ bị lung lay niềm tin vào lẽ phải luôn tồn tại.
Hình ảnh của trường trong tôi là những gương mặt thân quen của thầy, cô và bạn bè như một đại gia đình ấm áp".
Thúy, một cựu trợ lý của GS Hồ Ngọc Đại ở trường Thực nghiệm, giờ đã là lãnh đạo một trường dân lập có tiếng, chat với tôi: "Buồn quá anh ạ, nhưng đã là cái đúng thì dù bị xô đẩy thế nào, sẽ vẫn đúng".
"Niềm tin tự thân lớn lao" của Thúy và ông Hiếu chính là điều họ đã học được khi ở dưới mái trường Thực Nghiệm.
Ông Hiếu nói trên Zing: "Triết lý đơn giản của GS Hồ Ngọc Đại là cần cho trẻ em phát triển tự nhiên theo hướng vốn có. Triết lý ấy đi cùng tôi theo năm tháng.
Tôi luôn làm những điều mình cho là đúng và không "thỏa hiệp" hay "tặc lưỡi" với những cái mình không chấp nhận được.
Các bạn tôi cũng vậy nên nhược điểm lớn nhất của chúng tôi là hay tranh luận và rất cứng đầu. Ở lĩnh vực theo đuổi, chúng tôi thường quyết đi đến tận cùng".
Cái "nhược điểm" cứng đầu, hay tranh luận và theo đuổi đến tận cùng vấn đề ấy, thực ra lại chính là cái thiếu trong một xã hội muốn bật vọt nhưng người ta sẵn sàng thỏa hiệp hoặc run sợ trước dư luận, dù dư luận ấy được dẫn dắt bởi những thầy bói xem voi.
Học trò và cộng sự của ông Hồ Ngọc Đại đã không run sợ, thì vị GS 80 tuổi ấy có run sợ?
Câu trả lời là KHÔNG!
Người luôn gây bão
Bản tính một người gốc xứ Nghệ điển hình đã cương trực, quyết liệt. Hồ Ngọc Đại còn quyết liệt đến trơ khấc, khi ông được trang bị những kiến thức rất vững vàng về khoa học giáo dục và triết học.
Khi cuốn Cái và Cách của Hồ Ngọc Đại được xuất bản, các nhà phê bình thậm chí đã coi đây là một cuốn sách triết học, dù nó mổ xẻ những điều khô khan, to lớn bằng những cách đơn giản, dễ hiểu nhất.
Suốt hơn 40 năm qua, với tâm thế vững như bàn thạch, GS Hồ Ngọc Đại thường xuyên phải đối mặt với cuồng phong dư luận, và dĩ nhiên, ông không sợ vì chính ông đã chủ động tạo ra dư luận đó.
Khi con rể Tổng Bí thư Lê Duẩn, TS. Hồ Ngọc Đại, từ chối chức Thứ trưởng Bộ Giáo dục để về mở trường tiểu học thực nghiệm, ông đã gây nên sự ngạc nhiên không nhỏ cho những vị muốn cất nhắc ông.
Nhưng đó mới chỉ là điểm bắt đầu sóng gió của "kẻ gây bất hòa" – chữ một nhà văn dùng để gọi yêu Hồ Ngọc Đại.
Sóng gió thật sự nổi lên khi vị Tiến sĩ đầu tiên của Việt Nam du học Liên Xô trở về Hồ Ngọc Đại, công khai những tuyên ngôn "rất đáng sợ" lúc ấy (vì nó khác biệt với quan điểm cũ kỹ của cả nền giáo dục).
Trong khi người ta quen với khẩu hiệu "Trẻ em như búp trên cành" thì Hồ Ngọc Đại nói "Trẻ em là cứu tinh của một dân tộc", là "anh hùng thời đại".
Trong khi người lớn luôn so bì trẻ con với một tấm gương nào đó, thì Hồ Ngọc Đại tuyên bố: "Mỗi trẻ em phát triển phải trở thành chính mình" chứ không nên bị ép trở thành người mà bố mẹ muốn.
Ông bảo "nền giáo dục hiện đại của tôi không theo gương ai hết để mỗi người trở thành chính nó, xứng đáng với chính nó, không phỏng theo ai…Nền giáo dục đầy ảo tưởng sẽ làm khổ rất nhiều người".
Trong khi người ta quan niệm "Thầy giáo là trung tâm của trường lớp", thì Hồ Ngọc Đại quan niệm "Học sinh mới là trung tâm của trường lớp". Ông khẳng định: "Lẽ sống của người thầy là học sinh. Sự sống, sức sống của thầy là học sinh".
Trong khi "Tiên học lễ, hậu học văn" được coi như khẩu hiệu duy nhất trong các trường, thì trường Thực nghiệm của GS Đại lại căng khẩu hiệu: "Mỗi ngày đến trường náo nức một ngày vui".
Ông cho rằng khi nào học sinh không hạnh phúc khi đến trường, nền giáo dục sẽ thất bại.
Trong khi những người học kém, không thi đỗ đại học, cao đẳng, đều được vớt vào trường trung cấp sư phạm để dạy tiểu học, thì Hồ Ngọc Đại chủ trương: Cần những thầy cô giáo giỏi nhất, sư phạm nhất, yêu thương học sinh nhất, để dạy lớp 1 và tiểu học.
"Vì tiểu học như móng nhà, ta xây vững chắc thì sau đó có để xây nhà cấp 4 hay 100 tầng cũng đủ sức. Còn móng yếu thì nhà có thể đổ sụp bất cứ lúc nào".
Học sinh có thích đi học hay ghét trường ghét lớp, chính là nhờ ấn tượng từ khi bắt đầu cắp sách đến trường.
Trong khi cả xã hội sốt xình xịch với bệnh thành tích, chạy điểm, các tỉnh hân hoan công bố tỉ lệ đỗ tốt nghiệp lên đến gần 100%, thì Hồ Ngọc Đại nghĩ khác: "Thế kỷ XXI, Một thế hệ chưa từng có trong lịch sử phải có một hệ thống giáo dục chưa từng có trong lịch sử! Phải đổi mới giáo dục! Bỏ chấm điểm để các cháu phát huy thế mạnh, năng khiếu…nó yếu cái nọ nhưng nó mạnh cái kia".
Một thế hệ chưa từng có trong lịch sử được GS Đại giải thích rất rõ ràng: Các thế hệ trước còn được truyền thụ rất nhiều tri thứ từ thế hệ đi trước, nhưng giới trẻ thế hệ XXI tiếp cận với công nghệ thông tin, internet và toàn cầu hóa – là những thứ mà thế hệ trước không biết gì.
Vì thế nếu lớp trẻ được dạy theo tư duy cũ của thế hệ trước thì sẽ là thảm họa cho đất nước.
Theo GS, không chỉ giỏi văn, giỏi toán mới là giỏi. Nếu không giỏi văn toán hóa lý mà giỏi hội họa như Picasso, Van Gogh, thì vẫn thành công rực rỡ.
Trong khi xung quanh ông ai cũng mong con cái có chức tước, địa vị để "một người làm quan, cả họ được nhờ" thì GS Đại khuyến cáo: "…Ngày xưa học để làm quan, học để làm giàu, bây giờ học để sống bình thường. Học để sống bình thường cao cả hơn làm quan, và đó là điều vĩ đại".
"Một nền giáo dục biến học sinh thành con tin"; "Lấy trẻ em đánh giá hiệu quả của nền giáo dục"; "Hiệu trưởng là Bộ trưởng tại chỗ"… Những phát ngôn nào của Hồ Ngọc Đại cũng tạo bão và ông, như một cái cây lớn, đứng cô đơn (cùng một số ít cộng sự) sẵn sàng đón nhận mọi giông gió.
Không chỉ tạo bão trong giáo dục, Hồ Ngọc Đại còn tạo được bão trên văn đàn. Những luận bàn của ông về giáo dục, văn chương, cuộc đời trên Báo Văn nghệ (của Hội nhà văn Việt Nam) một thời cũng gây chấn động.
Thời ấy, báo Văn Nghệ đang thời kỳ hoàng kim, là nơi đón đọc không chỉ của giới văn nghệ sĩ, mà còn cả của giới trí thức, tinh hoa.
Những bài viết của "kẻ gieo bất hòa" Hồ Ngọc Đại được chờ đợi, bàn luận dữ dội theo kiểu chia hai phe đối kháng: Người vỗ đùi đánh đét sung sướng, kẻ phản đối tới cùng.
Những loạt bài ấy, được đánh giá, góp phần thay đổi tư duy sâu sắc cho không ít người cùng thế hệ, tác động không nhỏ đến tư duy quản lý của một số người.
Tuy nhiên, nó cũng làm cho những người không ưa vị GS kỳ lạ ấy ngày một nhiều lên, nhất là đối với những người có tiếng nói quyết định trong ngành giáo dục. Không phải ai cũng nghe được những âm thanh "trung ngôn nghịch nhĩ".
Với tính cách ngang tàng, "quyết liệt đến quá thể" như vậy, nên suốt hơn 40 năm qua, Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại, vẫn chỉ dừng lại ở khâu thí điểm, dù có tới 800.000 học sinh của 48 tỉnh thành đã học nó.
Hơn 40 năm "thí điểm" ấy, chưa khi nào khiến GS Hồ Ngọc Đại thay đổi chút gì trong quan điểm của mình về công nghệ giáo dục. Và dĩ nhiên, không điều gì từ dư luận có thể khiến ông sợ hãi.
GS.TSKH Hồ Ngọc Đại sợ điều gì nhất? - Ảnh 3.
"Tôi buồn bực, tức giận và không chấp những người thiếu hiểu biết" – ông nói. Ông chia những người trong số ném đá thành 2 loại: một loại nghĩ thật bụng, nghĩ gì nói nấy; một loại là "những kẻ xỏ lá, tôi không chấp vì họ chỉ muốn làm tôi tức".
Hiệu quả của Công nghệ giáo dục đến đâu, hãy để những nhà chuyên môn đánh giá, hãy để học sinh đã học đánh giá. Có thể sách công nghệ giáo dục còn phải chỉnh sửa cho tốt nhất (vì tinh thần khoa học là luôn phải cầu thị, tự hoàn thiện).
Nhưng phán xử bằng gạch đá, bằng hội chứng đám đông, bằng việc bôi nhọ cá nhân những nhà khoa học nghiêm túc, luôn là hành vi phản giáo dục và tiến bộ.
Để kết thúc bài viết này, tôi bốc máy hỏi 3 người biết rõ GS Hồ Ngọc Đại, với cùng một câu hỏi: Theo anh/ chị, GS Hồ Ngọc Đại sợ điều gì nhất?
Câu trả lời thứ nhất: "Tôi được biết, ông Lê Đức Thọ - Trưởng ban Tổ chức TƯ, khi nằm trên giường bệnh có nói với ông Đại: "Cả đời tôi làm tổ chức cho Đảng, nói ai cũng nghe mà không thể thuyết phục được anh". Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng không thuyết phục được ông Đại giữ chức Thứ trưởng.
Một người đã dũng cảm từ chối chức vụ ngay từ khi du học về, là người đã vượt qua được dục vọng của chính mình. Người như vậy thì khó có điều gì làm ông ấy sợ".
Câu trả lời thứ hai: "Ông Đại không sợ gì cho bản thân ông ấy đâu. Nếu có sợ thì ông sợ Việt Nam luôn chậm chân, lỡ mất thời cơ cải cách giáo dục sâu sắc, triệt để thôi".
Câu trả lời thứ ba: "Sao anh không hỏi chính đám đông chúng ta sợ gì? Tại sao công nghệ giáo dục áp dụng mấy chục năm rồi, mà hôm nay tất cả chúng ta có thể lên đồng vì một bài đánh vần ô vuông ô tròn, một vài câu chuyện, như thể nó mới xảy ra ngày hôm qua vậy?
Ông Đại không sợ gì đâu. Chúng ta nên sợ về sự hung hãn và thiếu tỉnh táo của mình. Trẻ con sẽ học được gì trong một thế giới mà ai cũng có sẵn trong tay một đám gạch đá, chỉ nghe tiếng động là vung tay?".

http://soha.vn/gstskh-ho-ngoc-dai-so-dieu-gi-nhat-20180910112224912.htm



8.


Thứ Ba, 11/09/2018 - 14:35

9X Việt xuất sắc tại Mỹ: “Công nghệ giáo dục trang bị cho tôi tư duy ngôn ngữ cực tốt”

Dân trí Là một người đã từng học trọn vẹn 5 năm chương trình Tiếng Việt theo phương pháp Công nghệ giáo dục của GS. Hồ Ngọc Đại, du học sinh Nguyễn Siêu (tốt nghiệp xuất sắc ĐH Vassar, Mỹ) khẳng định, chương trình này tập trung phát triển cốt lõi của tư duy cực kỳ tốt, về lâu dài điều đó sẽ mang lại hiệu quả cao.


 >> “Cha đẻ” sách Công nghệ giáo dục: “Không biết gì mà chỉ trích, tôi không chấp”
 >> GS Hồ Ngọc Đại: Đánh vần bằng ô vuông, hình tròn, học sinh sẽ không tái mù chữ
 >> Sách Công nghệ giáo dục bị chế giễu vì "đánh vần bằng hình vuông, tròn": Bộ Giáo dục lên tiếng

Nguyễn Siêu, chàng trai Việt trúng tuyển 7 trường ĐH danh giá Mỹ năm 2013, từng “gây sốt” mạng xã hội năm 2015 với phát biểu về việc cuồng hoa hậu của người Việt. Tốt nghiệp bằng Cử nhân Điện ảnh và Truyền thông tại đại học Vassar, New York (top 12 nước Mỹ) loại xuất sắc (GPA: 3.9/4.0), Nguyễn Siêu hiện đang làm việc tại tập đoàn truyền thông lớn của Mỹ - Paramount Network.
Từng là người từng học phương pháp Công nghệ giáo dục của GS. Hồ Ngọc Đại tại trường Tiểu học Thực Nghiệm cách đây 17 năm, Nguyễn Siêu có bài phân tích chỉ rõ hiệu quả giáo dục của chương trình giáo dục công nghệ đang gây tranh cãi trong dư luận.
Dưới đây là bài chia sẻ quan điểm của Nguyễn Siêu:
Ngày xưa, mình học cấp 1 tại trường Tiểu học Thực Nghiệm, thuộc trung tâm Công nghệ giáo dục của chính thầy Đại. Bộ sách Tiếng Việt mình được học trong suốt 5 năm từ 2001 tới 2005 chính là bộ sách này, bộ sách dạy học sinh đọc các khối tròn vuông mà mọi người đang chỉ trích kịch liệt mấy ngày hôm nay.
Thời ấy, trường mình là nơi duy nhất dạy học theo chương trình Công nghệ giáo dục, trong khi bạn bè cùng lứa ở tất cả các trường tiểu học khác đều học theo sách giáo khoa đại trà của Bộ GD&ĐT. Chính vì lẽ ấy mà trường mình có tên “Thực Nghiệm”, tức là nơi thí điểm một chương trình khác biệt, một chương trình giáo dục không hề giống với số đông.

Nguyễn Siêu (sinh năm 1995) là chàng trai có thành tích học tập xuất sắc, gây ấn tượng với nhiều bài quan điểm, góc nhìn sắc sảo trong cộng đồng du học sinh Việt - một người học chương trình công nghệ giáo dục của GS. Hồ Ngọc Đại trọn vẹn 5 năm.
Nguyễn Siêu (sinh năm 1995) là chàng trai có thành tích học tập xuất sắc, gây ấn tượng với nhiều bài quan điểm, góc nhìn sắc sảo trong cộng đồng du học sinh Việt - một người học chương trình công nghệ giáo dục của GS. Hồ Ngọc Đại trọn vẹn 5 năm.
Năm 2005, trường tiểu học Thực Nghiệm được yêu cầu ngừng dạy theo chương trình Công nghệ giáo dục và bắt đầu sử dụng bộ sách đại trà của Bộ GD&ĐT. Khóa 2001 - 2005 của mình vì thế là lứa học sinh Thực Nghiệm cuối cùng được học tập trọn vẹn 5 năm với chương trình của thầy Đại.
Mấy ngày hôm nay, thấy cộng đồng mạng tranh cãi về việc học sinh phải chỉ hình vuông, hình tròn để đọc câu thơ, về cách đánh vần nguyên âm đôi “iê” là “ia,” mà mình ngớ người ra vì thật sự không hiểu mọi người chỉ trích cái gì và tại sao lại chỉ trích. Ngẫm một lúc, mình mới nhớ ra ngoài số ít những người như mình đã học ở trường tiểu học Thực Nghiệm trước năm 2005, không một ai khác biết tới chương trình dạy học này.
Đối với mình thì chương trình Công nghệ giáo dục là một thứ rất đỗi quen thuộc, còn đối với mọi người thì nó lại được gán cho hai chữ “cải cách”. Sau vài năm bị tạm ngừng, chương trình vừa được cho phép quay lại giảng dạy tại một vài trường học trên cả nước.
Nói “cải cách” thì tất nhiên là ai cũng nghi hoặc, cũng e dè, nên mình hiểu tại sao mọi người lại có phản ứng dữ dội như vậy. Tuy nhiên, mọi người nên hiểu nó không phải là một chương trình “cải cách”, vì nó không hề mới.
Với tư cách là một người đã học chương trình này cách đây 17 năm, mình muốn khẳng định hai điều: Thứ nhất, đây là một chương trình dạy tư duy ngôn ngữ cực kỳ tốt, và thứ hai, nhờ chương trình Tiếng Việt theo phương pháp Công nghệ giáo dục của thầy Hồ Ngọc Đại mà mình có được khả năng ngôn ngữ của ngày hôm nay.
Khối tròn, vuông: Dạy cách tư duy ngôn ngữ thay vì chỉ biết đọc, viết
Mình muốn giải thích điều khúc mắc mà mọi người đang tranh cãi nhiều nhất: mục đích của việc nhìn hình vuông, khối tròn để đọc câu thơ là gì?
Điều thứ nhất mà mình được dạy trong lớp tiếng Việt đầu tiên của cả cuộc đời mình chính là ngôn ngữ bao gồm hai thành phần cơ bản: chữ viết và tiếng nói. Bộ sách tiếng Việt của GS Hồ Ngọc Đại không bắt đầu từ chữ viết A, B, C, mà bắt đầu bằng tiếng nói, vì tiếng nói là thể dạng ngôn ngữ đầu tiên mà con người sử dụng: đứa trẻ ngay sau khi sinh ra đã biết khóc, khi lớn lên một chút thì biết bập bẹ gọi mẹ, gọi bà, còn lên ba, lên bốn thì mới bắt đầu học viết chữ. Âm thanh vì thế đi trước con chữ.
Chương trình Tiếng Việt của GS Hồ Ngọc Đại cũng bắt đầu từ thành phần cơ bản của tiếng Việt: Âm. Học sinh được học về âm thanh đầu tiên. Một “tiếng” phát ra là một âm thanh, dù “tiếng” ấy có nghĩa hay không. “Tiếng” chính là đơn vị cơ bản, đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ. Ví dụ: “dâm bụt” là một Từ, tức là một đơn vị ngôn ngữ có nghĩa, nhưng nó gồm hai Tiếng, tức là hai đơn vị âm thanh, là “dâm” và “bụt.” Đứng một mình, “dâm” và “bụt” là hai tiếng có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa, nhưng ở những tuần học đầu tiên của chương trình Công nghệ giáo dục, học sinh chưa học về Nghĩa, mà đơn thuần chỉ học về Âm.
Chúng chỉ cần rằng hiểu “dâm bụt” có 2 tiếng, tức là hai lần miệng chúng mở ra, thanh quản rung để phát ra một âm thanh nào đó. Mỗi hình vuông, hình tròn trong bộ sách của thầy Đại là đại diện cho một Âm, một tiếng. Một câu thơ 6 chữ sẽ có 6 hình vuông; một câu thơ 8 chữ sẽ có 8 hình vuông.
Cách sử dụng hình khối thay cho chữ viết là để học sinh quên đi nghĩa của từ, vì đó không phải là trọng tâm của những tuần đầu đi học
Cách sử dụng hình khối thay cho chữ viết là để học sinh quên đi nghĩa của từ, vì đó không phải là trọng tâm của những tuần đầu đi học
Cứ như vậy, học sinh sẽ nắm được khái niệm về “tiếng,” về “âm,” để phân tách rõ ràng rằng một câu thơ có 6 chữ thì miệng chúng phải phát âm ra đầy đủ 6 “tiếng,” không sót “tiếng” nào. Cách sử dụng hình khối thay cho chữ viết là để học sinh quên đi nghĩa của từ, vì đó không phải là trọng tâm của những tuần đầu đi học. Chúng cần tập trung 100% vào âm. Một khi nắm vững khái niệm về âm thanh, tới những tuần kế tiếp, học sinh mới bắt đầu học về từ, về nghĩa, về chữ viết.
Chương trình Tiếng Việt này sử dụng hình vuông, hình tròn để đại diện cho câu thơ, chữ viết cũng là để giảng dạy hai khái niệm cơ bản: “vật thật” và “vật thay thế”. Trong ngữ cảnh này, hình khối chỉ là “vật thay thế” cho ngôn ngữ, ở đây đóng vai trò là “vật thật,” nhưng nghĩ một cách rộng hơn, bao quát hơn, chính ngôn ngữ cũng chỉ là “vật thay thế” cho thế giới “thật” ngoài kia. Chúng ta có thể vẽ hai hình tròn để “thay thế” cho hai tiếng “dâm bụt,” song hai tiếng “dâm bụt” về bản chất cũng chỉ là “vật thay thế” cho bông hoa dâm bụt đang nở đỏ ngoài sân trường.
Đây chính là triết học của ngôn ngữ, của cách truyền đạt thông tin. Chương trình tiếng Việt của thầy Đại vì thế chú trọng dạy học sinh cách Tư duy ngôn ngữ, bên cạnh việc chỉ biết đọc và viết.
Ngôn ngữ không chỉ là biết cách nói một từ, đọc một tiếng. Ngôn ngữ cốt lõi nằm ở sự tư duy. Tư duy ngôn ngữ tốt thì cách nhìn cuộc sống, cách giải quyết vấn đề, cách làm việc sẽ tốt.
Các bậc phụ huynh không cần lo lắng…
Công việc hiện nay của mình là sản xuất và dựng video quảng bá cho kênh Paramount tại Mỹ. Tư duy ngôn ngữ được học tập, bồi đắp và gọt sắc nhờ chương trình Tiếng Việt của thầy Hồ Ngọc Đại vẫn đóng một vai trò rất quan trọng trong cách làm nghệ thuật và làm việc ngày qua ngày của mình.
Ví dụ, để truyền tải một thông điệp nào đó qua một video ngắn, khi nào thì ta cần dùng hình ảnh làm “vật thay thế,” khi nào cần dùng lời thuyết minh đằng sau làm “vật thay thế”? Cách đọc thơ bằng hình vuông, hình tròn trong chương trình Tiếng Việt của 17 năm trước cũng trang bị cho mình một tư duy tốt về NHỊP. Mỗi tiếng phát ra tạo ra một nhịp; 8 hình vuông là 8 nhịp khác nhau. Nhịp điệu là cốt lõi của nghệ thuật: phải kể chuyện theo nhịp nhanh hay chậm để hấp dẫn, phải dựng video, dựng phim thế nào để khán giả không cảm giác là sản phẩm này nhanh tới mức khó hiểu hoặc quá lề mề, lê thê. Mỗi khi viết hay dựng video, mình đều “cảm” nhịp và nhớ lại những cái gõ thước vào từng ô vuông, khối tròn của cô giáo năm lớp 1 ở trường Thực Nghiệm của mình. Mình thật sự rất biết ơn chương trình Công nghệ giáo dục của thầy Đại đã giúp mình xây dựng được khả năng ngôn ngữ của ngày hôm nay.
Với tư cách là một người đã từng học qua chương trình Tiếng Việt theo phương pháp Công nghệ giáo dục của thầy Hồ Ngọc Đại, mình có thể khẳng định là chương trình này tập trung phát triển cốt lõi của tư duy cực kỳ tốt. Đúng, chương trình này khó, nhưng về lâu dài điều đó sẽ mang lại hiệu quả cao. Mình từng nhớ khi vào cấp 2, không học ở Thực Nghiệm nữa, chuyển sang trường khác và phải học theo chương trình đại trà của Bộ Giáo dục, mình không thấy có gì khó khăn cả.
Chương trình Công nghệ giáo dục đã dạy mình Truyện Kiều và phép tu từ ẩn dụ từ năm lớp 4, cho mình học một kho tàng văn học Nga và Đông Âu từ năm lớp 5, nên khi chuyển sang chương trình đại trà ở năm lớp 6, mình thấy mọi thứ cũng bình thường.
Chính vì được tiếp xúc với Truyện Kiều, với văn học cổ điển thế giới từ rất sớm mà mình đem lòng yêu Tiếng Việt và ngôn ngữ một cách rất sâu nặng. Nếu có môn học nào mình tự hào là mình học giỏi nhất suốt những năm phổ thông, thì mình có thể khẳng định đó là môn Ngữ văn. Bài luận trong bộ hồ sơ đã đưa mình vào 7 trường Đại học Mỹ mùa xuân năm 2013 cũng viết về sự giàu đẹp của tiếng Việt.
Mình thường xuyên viết trên Facebook và cũng mới xuất bản một cuốn sách, và cho dù độc giả có bất đồng với những quan điểm của mình đi chăng nữa, mình nghĩ mọi người cũng có thể công nhận cách sử dụng ngôn ngữ của mình khá chính xác và trơn tru. Kể ra tất cả những điều trên đây không phải để khoe khoang, mà chỉ để chứng minh cho các bậc phụ huynh thấy là họ không cần lo lắng. Con cái họ có học đánh vần bằng hình vuông, hình tròn thì cũng không sao đâu. Nó sẽ ổn thôi, có khi còn giỏi nữa.
Chương trình Tiếng Việt của GS Hồ Ngọc Đại không hề làm mất đi sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt đâu, nên đừng lấy cớ “tinh thần dân tộc” để chỉ trích, chửi rủa. Nếu thật sự yêu nước, thật sự muốn dân tộc mình ngày càng giỏi hơn, thì hãy giữ một chiếc đầu mở để đón nhận những nghiên cứu khoa học, những phát kiến mới. Nếu có chửi rủa, cười chê, thì trước hết hãy tìm hiểu thật kỹ về cái thứ mà bạn đang chửi rủa. Nếu không, bạn chỉ đang tự cười sự ngu dốt của chính mình.
Nguyễn Siêu
Từ New York, Mỹ


https://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/9x-viet-xuat-sac-tai-my-cong-nghe-giao-duc-trang-bi-cho-toi-tu-duy-ngon-ngu-cuc-tot-20180911143207373.htm




7.







Về lợi ích nhóm đằng sau tranh luận xung quanh Giáo sư Hồ Ngọc Đại

HỒNG THỦY
(GDVN) - Thầy Nguyễn Lân Hiếu cho rằng có lợi ích nhóm đằng sau tranh luận về Giáo sư Hồ Ngọc Đại, ông quyết sẽ lôi ra ánh sáng.

Báo Điện tử Zing.vn ngày 10/9 có bài phỏng vấn với tiêu đề "Phó giáo sư Nguyễn Lân Hiếu: Có lợi ích nhóm sau tranh luận về Giáo sư Hồ Ngọc Đại". Zing.vn cho biết:
Ông quyết "lôi ra ánh sáng" lợi ích nhóm muốn xóa sổ Công nghệ giáo dục và Trường thực nghiệm, cũng như để độc quyền sách giáo khoa.
Chúng tôi hoàn toàn chia sẻ với mong muốn làm sạch môi trường giáo dục nước nhà của thầy Nguyễn Lân Hiếu, nhưng không chỉ dừng ở đằng sau cuộc tranh luận về Giáo sư Hồ Ngọc Đại.
Đã có những dấu hiệu rõ ràng về sự tồn tại và tung hoành của những nhóm lợi ích núp đằng sau những dự án, những cuốn sách giáo khoa mấy chục năm qua, rất cần những Đại biểu Quốc hội cương trực, thẳng thắn như thầy Nguyễn Lân Hiếu lên tiếng.
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin tiếp tục cung cấp thông tin và trao đổi thêm về những nhóm lợi ích mà thầy Nguyễn Lân Hiếu đã đặt vấn đề. 
Giáo dục Việt Nam 40 năm vẫn loay hoay cách đánh vần tiếng mẹ đẻ
Những tranh luận về cách đánh vần Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục vừa qua đã cho thấy một thực trạng, suốt 40 năm qua ngành giáo dục nước nhà vẫn đang loay hoay với cách dạy đánh vần tiếng mẹ đẻ cho trẻ em.
Hình minh họa, nguồn: VTV.vn.
Chúng tôi hoàn toàn chia sẻ với Phó giáo sư Nguyễn Lân Hiếu về nội dung thầy chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cách đây 6 tháng, nhưng chưa có câu trả lời:
“Tại sao một đề tài 40 năm mà sao chưa có kết luận thành công hay thất bại?”. [1]
Đây cũng là điều Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam trăn trở, nhiều lần đặt vấn đề với Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như Bộ trưởng, nhưng chưa bao giờ nhận được câu trả lời.
40 năm, biết bao nhiêu tiền của từ ngân sách nhà nước cũng như túi tiền người dân phải bỏ ra cho mô hình công nghệ giáo dục, đã mang lại kết quả gì ngoài Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục mà đến tận bây giờ, vẫn nhiều người thấy lạ?
Về độc quyền sách giáo khoa, rất mong thầy Lân Hiếu lưu tâm tìm hiểu và góp phần làm rõ xem tại sao chương trình - sách giáo khoa 2000 tiêu tốn khoảng 2 tỷ USD [2], vừa làm xong đã phải làm lại?
Chương trình sách giáo khoa mới với 80 triệu USD, ngoài ra còn 100 triệu USD đi vay để đào tạo bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, sẽ có tuổi thọ cam kết trong bao nhiêu năm?
Tại sao lại để những đứa trẻ còn học mẫu giáo đã phải đăng ký mua Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục qua ngành giáo dục, nếu không sang năm sẽ không có sách học? [3]
Về tài liệu Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục, rất mong thầy Nguyễn Lân Hiếu, Bộ Giáo dục và Đào tạo tìm hiểu và cho dân chúng câu trả lời, đó là tài sản thuộc sở hữu nhà nước, hay sở hữu cá nhân hoặc tập thể?
Quyền sở hữu và sử dụng, khai thác tài liệu này được quy định như thế nào? Bởi lẽ, thầy Hồ Ngọc Đại đã sử dụng ngân sách, tài nguyên của nhà nước và đội ngũ nhân sự do nhà nước trả lương để nghiên cứu mà có.

Thầy Hồ Ngọc Đại bàn về chương trình mới: cơ bản là để chia tiền

Vậy thì việc Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển trường phổ thông công nghệ giáo dục, một doanh nghiệp tư nhân đang độc quyền khai thác tài liệu này cùng các tài liệu ăn theo khác, có trái pháp luật không?
Đặc biệt là việc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục tiểu học đứng ra giúp doanh nghiệp tư nhân này bán cho 800 ngàn học sinh trên cả nước là đúng hay sai, những ai được hưởng lợi và đó có phải nhóm lợi ích hay không?
Ngày 8/9, Giáo sư Hồ Ngọc Đại đã có cuộc giao lưu chia sẻ với báo giới về những ồn ào vừa qua. Báo Viettimes dẫn lời thầy Hồ Ngọc Đại cho biết:
Thời gian qua, nhiều người cho rằng ông muốn duy trì Bộ sách giáo khoa Công nghệ giáo dục để kiếm tiền bản quyền, nhưng thực chất ông "đã cho không Bộ giáo dục Đào tạo từ hơn 10 năm trước rồi".
Ông nói rằng chưa bao giờ hối hận về việc này. [4]
Nếu đúng, hiện nay thầy Hồ Ngọc Đại đang nắm bao nhiêu cổ phần?
Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục có phải giải pháp cho nền giáo dục nước nhà?
Trả lời phỏng vấn Báo Điện tử Zing.vn, thầy Nguyễn Lân Hiếu cho biết: 
"Năm 1986, nhận thấy có năm tới 650.000 học sinh lưu ban trên tổng số gần 2 triệu học sinh lớp 1, Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Thị Bình lúc đó quyết định khuyến khích các địa phương dùng bộ sách của Giáo sư Hồ Ngọc Đại."
Chúng tôi cũng từng đọc được thông tin này trên Báo Tiền Phong, ghi lại lời thầy Hồ Ngọc Đại. 
Ảnh chụp màn hình bài báo trên Báo Tiền Phong năm 2013 có thông tin nói trên.
Nhưng chúng tôi không thể tìm thấy kết quả sau khi sử dụng sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục của thầy Hồ Ngọc Đại, thì bao nhiêu trong tổng số 650 ngàn học sinh này đã vượt qua được kỳ thi cuối năm lớp 1 môn Tiếng Việt?
Nếu không có số liệu cụ thể để so sánh đối chiếu, thì khẳng định rằng Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục vượt trội hơn hẳn các tài liệu khác, e rằng khó thuyết phục.
Thông tin đáng chú ý tiếp theo, thầy Nguyễn Lân Hiếu cho biết:
"Năm 2006, ngành giáo dục phát hiện nạn "ngồi nhầm lớp" diễn ra phổ biến, có học sinh sáng học lớp 6 chiều học lớp 1 để tập đọc. 
Giáo sư Hồ Ngọc Đại đưa sách Công nghệ Giáo dục trở lại qua đề tài nghiên cứu cấp bộ: "Nâng cao chất lượng dạy tiếng Việt cho học sinh các dân tộc thiểu số". 
Chúng tôi không rõ ý thầy Hiếu có phải vì nạn "ngồi nhầm lớp" được phát hiện ra năm 2006 nên Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục lại được quay trở lại giúp các học sinh sáng học lớp 6, chiều học lại lớp 1 hay không?
Nếu quả thực như vậy, thì vẫn câu hỏi cũ là có bao nhiêu học sinh "ngồi nhầm lớp" đã biết đọc, biết viết sau khi học Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục?
So với cách dạy Tiếng Việt hiện hành thì tỉ lệ đọc thông viết thạo của các em "ngồi nhầm lớp" học lại Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục, là lớn hơn, nhỏ hơn hay bằng nhau?

Thầy Đại, thầy Hiển có hưởng lợi từ tiền bán sách công nghệ giáo dục?

Đấy là chưa kể, công văn trả lời Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam của Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cũng như Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo không có đề tài nào có tên như vậy.
Năm 2004 thầy Hồ Ngọc Đại có tham gia đề tài "Hoàn thiện Công nghệ dạy Tiếng Việt lớp 1 cho học sinh dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc" do Phó giáo sư Tiến sĩ Đặng Ngọc Riệp làm chủ nhiệm đề tài.
Thời gian triển khai từ tháng 5/2004 đến tháng 8/2006, thời gian nghiệm thu được gia hạn thêm 12 tháng, đến tháng 8/2007, điều chỉnh chủ nhiệm đề tài và một số thành viên, kinh phí thực hiện là 130 triệu đồng.
Kết quả của đề tài này là 3 cuốn sách học Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục cho học sinh, sách Thiết kế Tiếng Việt lớp 1 (2 tập) cho giáo viên và tài liệu bồi dưỡng giáo viên.
Đề tài này được nghiệm thu bởi hội đồng do Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Kế Hào làm Chủ tịch Hội đồng. 
Thầy Nguyễn Kế Hào là thành viên nhóm nghiên cứu Công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại, từng làm một đề tài nghiên cứu về Công nghệ giáo dục được nghiệm thu năm 1994;
Dư luận biết đến sự kiện thầy Nguyễn Kế Hào "cáo quan" năm 2001, sau này thầy về làm Phó giám đốc Trung tâm Công nghệ giáo dục mà thầy Hồ Ngọc Đại làm Giám đốc, thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Chỉ có duy nhất đề tài này, do thầy Nguyễn Kế Hào làm Chủ tịch Hội đồng, là được Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cung cấp kết quả nghiệm thu lẫn kinh phí.
Các đề tài khác chỉ có tên gọi, mã số và năm nghiệm thu.
Quay trở lại với thực tại, chúng tôi không rõ liệu Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục có giúp gì được các lớp 1 có sĩ số 68, 69 em một lớp ở nội đô Hà Nội năm nay chăng?
Tranh luận cách đánh vần tiếng mẹ đẻ không giải quyết được những vấn đề bức bách của giáo dục phổ thông và mầm non hiện tại, ảnh minh họa. VTV.vn.
Đặt vấn đề như vậy để thấy rằng, đánh vần tiếng mẹ đẻ không phải vấn đề cấp thiết và bức bách của giáo dục hiện nay.
Còn rất nhiều vấn đề nổi cộm khác cần sự quan tâm thích đáng của chính sách lẫn dư luận.
Chúng tôi hoàn toàn không nghi ngờ kết quả của Trường Thực nghiệm mang lại. Nhưng mô hình ấy có phù hợp với đại trà hay không, là câu chuyện hoàn toàn khác.
Trường Thực nghiệm được nhà nước ưu tiên đầu tư mọi mặt, từ cơ sở vật chất tốt nhất cho đến đội ngũ giáo viên giỏi nhất lúc đó, cơ chế lại cởi mở và thoáng nhất.
Được biết Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết và phu nhân - Phó giáo sư Tiến sĩ Hoàng Hòa Bình đều từng là giáo viên Trường Thực nghiệm.
Giáo sư Hồ Ngọc Đại triển khai đại trà được Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục, nhưng thầy có mang theo được điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và chính sách ưu đãi đặc biệt của Trường Thực nghiệm đến các trường khác hay không? 
Câu trả lời có lẽ là không.
Và chúng tôi cho rằng, đây là nguyên nhân chính dẫn đến những đánh giá sai biệt về Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục của học sinh, cựu học sinh Trường Thực nghiệm với các cơ sở giáo dục khác.
Thầy Ngô Bảo Châu từng đi nhiều nơi, từng đến Lũng Luông xây trường, có lẽ hơn ai hết thầy sẽ hiểu được sự khác biệt giữa Trường Thực nghiệm với các trường vùng sâu vùng xa.
"Mảnh đất vàng" Trường Thực nghiệm Liễu Giai
Thầy Nguyễn Lân Hiếu được Zing.vn dẫn lời cho biết:
"Tôi tôn trọng sự tranh luận nhưng tôi cũng quyết "lôi ra ánh sáng" nếu có những lợi ích đằng sau việc xóa sổ Công nghệ Giáo dục với ngôi trường ở "mảnh đất vàng" Liễu Giai, Hà Nội; hay phục vụ mục đích độc quyền bán sách giáo khoa ở Việt Nam."
Riêng việc làm rõ mục đích bán sách giáo khoa độc quyền ở Việt Nam, chúng tôi hoàn toàn chia sẻ và ủng hộ, thậm chí mong muốn được đồng hành cùng thầy Nguyễn Lân Hiếu để làm rõ việc này.

Đừng xúc phạm thầy Hồ Ngọc Đại và thầy Bùi Hiền

Còn về ngôi trường ở "mảnh đất vàng" Liễu Giai, chúng tôi cũng xin mạn phép cung cấp thêm thông tin để thầy Nguyễn Lân Hiếu cũng những ai quan tâm, tiện theo dõi và tìm hiểu.
Diễn từ nhận Giải thưởng Phan Châu Trinh của Giáo sư Hồ Ngọc Đại năm 2009 viết rằng:
"Sau một năm đưa Phương án Công nghệ giáo dục về địa phương, được các địa phương thừa nhận là có hiệu quả và đầy hứa hẹn. Lúc đó, Trường Thực nghiệm cũng đã phát triển vững chắc.
Phó thủ tướng thường trực Đỗ Mười mời tôi lên, cho phép xây dựng cơ sở vật chất thật khang trang, hiện đại và mẫu mực, trên 40.000 m2 đất (nếu cần, Phó Thủ tướng cho phép tôi sang Cu-ba chọn mẫu).
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Hà Nội Trần Vỹ trực tiếp chọn địa điểm rồi giao cho Công ty tư vấn và thiết kế xây dựng Hà Nội, thuộc Sở xây dựng Hà Nội, lập dự án thiết kế.
Ủy ban kế hoạch nhà nước và Bộ tài chính trực tiếp cấp kinh phí..."
"...Xây dựng 10 năm, đến ngày 31 tháng 12 năm 1999, tôi trồng xong cây cuối cùng thì nghỉ quản lý.
Khu đất 20.000 m2 vuông vức, có hai mặt tiền liền nhau ở ngã tư, mặt dài 150m men theo vỉa hè đường Liễu Giai, năm 2006 được bầu là đường đẹp nhất Việt Nam."
"...Khu đất "vàng" đã có sổ đỏ, với những công trình xây dựng khang trang, thấy thế nhiều người phấp phỏng lo cho chúng tôi: Khu đất đẹp như một cô gái đẹp, đẹp lộng lẫy, đẹp hơ hớ thế kia, coi chừng..."
Như vậy, mảnh đất "vàng" làm Trường Thực nghiệm ở Liễu Giai là tài sản nhà nước, các công trình xây dựng trên đó cũng do ngân sách nhà nước cung cấp.
Năm 1999 thầy Hồ Ngọc Đại "nghỉ quản lý" ở tuổi 63.

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết chọn cách im lặng?

Chúng tôi được biết, năm 1996 trên cương vị Giám đốc Trung tâm Công nghệ giáo dục, thầy Hồ Ngọc Đại đã hợp tác với một Việt kiều Mỹ mở Trường Quốc tế Hà Nội trong khuôn viên mảnh đất "vàng" này.
Nghỉ quản lý Trung tâm Công nghệ giáo dục từ năm 1999, nhưng Giáo sư Hồ Ngọc Đại vẫn nắm quyền đại diện phía Việt Nam trực tiếp điều hành Trường Quốc tế Hà Nội đến năm 2002 trên cương vị Tổng giám đốc.
Báo Nhân Dân ngày 23/3/2006 dẫn lại bài báo trên An ninh Thủ đô, cho biết:
Sau 2 năm hoạt động, liên doanh Trường Quốc tế Hà Nội đã nảy sinh mâu thuẫn nghiêm trọng giữa Chủ tịch Hội đồng quản trị Nguyễn Đình Hoan (Việt kiều Mỹ) và Tổng giám đốc Hồ Ngọc Đại.
Hai bên liên tục gửi đơn thư kiện cáo đến nhiều cấp, ngành và Thủ tướng Chính phủ, đề nghị can thiệp thay đổi người quản lý liên doanh. [5]
"Ngày 9/1/2006, Thanh tra Chính phủ đã có kết luận chính thức về kết quả thanh tra tại Công ty liên doanh Trường Quốc tế Hà Nội. Theo như bản kết luận này, hàng loạt sai phạm ở đây bước đầu đã được làm rõ. 
Cho đến nay, sau 9 năm hoạt động, trường vẫn chưa có quy chế hoạt động, chương trình giảng dạy được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. 
Trách nhiệm thuộc về Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc kiểm tra, quản lý Nhà nước về giáo dục và trách nhiệm thuộc về nhà trường.
Theo như quy định của giấy phép đầu tư thì trường chỉ được phép đào tạo con em người nước ngoài đang sinh sống, làm việc tại Việt Nam.
Nhưng qua 9 năm hoạt động, trường đã đào tạo 100 học sinh Việt Nam và đến thời điểm kiểm tra, trường vẫn còn 16 học sinh Việt Nam tuyển sinh trước đây đang tiếp tục theo học...", theo Báo Công an Nhân dân ngày 24/3/2006. [6]
Năm 2007 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đều đã phải trực tiếp có ý kiến về vụ kiện cáo này. [7] [8]
Cho đến hiện nay, Trường Quốc tế Hà Nội vẫn là liên doanh giữa Trung tâm Công nghệ giáo dục (Viện Khoa học giáo dục Việt Nam) với đối tác nước ngoài.
Do đó khi tìm hiểu về các nhóm lợi ích muốn thâu tóm "mảnh đất vàng" Trường Thực nghiệm, rất mong thầy Nguyễn Lân Hiếu quan tâm tìm hiểu thêm về liên doanh này và việc thầy Hồ Ngọc Đại đã nghỉ quản lý, nhưng vẫn nắm trường quốc tế.
Và quan trọng hơn nữa, việc cắt đất Trường Thực nghiệm / Trung tâm Công nghệ giáo dục để làm Trường Quốc tế Hà Nội có phục vụ gì cho việc thực nghiệm Công nghệ giáo dục chăng? Hay chỉ đơn thuần là làm kinh tế? Những ai được hưởng lợi từ liên doanh này?
Nguồn:
[1]https://news.zing.vn/pgs-nguyen-lan-hieu-co-loi-ich-nhom-sau-tranh-luan-ve-gs-ho-ngoc-dai-post875574.html
[2]http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Nhung-quy-luat-bat-thuong-qua-3-lan-thay-sach-giao-khoa-post186972.gd
[3]http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Hoc-mau-giao-da-phai-dang-ky-mua-sach-Cong-nghe-giao-duc-cua-GSHo-Ngoc-Dai-post171823.gd
[4]https://viettimes.vn/8-phat-ngon-an-tuong-cua-gs-ho-ngoc-dai-trong-buoi-gap-go-bao-chi-302992.html
[5]http://www.nhandan.com.vn/phapluat/item/6977402-.html
[6]http://cand.com.vn/Xa-hoi/Vi-sao-Cong-ty-lien-doanh-truong-Quoc-te-Ha-Noi-bi-khoi-to-17105/
[7]http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=2&_page=330&mode=detail&document_id=30697
[8]http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=2&_page=169&mode=detail&document_id=47280






















































































































































































































Hồng Thủy

http://giaoduc.net.vn/gdvn-post189673.gd












































































6.

"
Bài trước tôi đã vạch trần sự bóp méo hoặc ngu ngơ dẫn đến hiểu sai khái niệm Công nghệ giáo dục. Bài này tiếp tục vạch trần một sự bóp méo, xuyên tạc khác xung quanh khái niệm Thực nghiệm. Đây là hai khái niệm chìa khóa của Chương trình công nghệ mang tên Hồ Ngọc Đại.
Bọn trí thức hết trò lư manh vặt vãnh với sự xuyên tạc từ chuyện cải cách chữ viết, đánh vần đến nội dung văn bản thì chuyển sang vấn đề thuật ngữ để tỏ ra uyên bác, nhưng càng tỏ ra uyên bác càng bộc lộ sự ngu xuẩn.
Khái niệm thực nghiệm của hệ thống trường thực nghiệm của Chương trình Công nghệ giáo dục ở Việt Nam vốn nằm trong thuật ngữ Practical Education với quyển sách cùng tên của Maria Edgeworth và người cha của bà Richard Lovell Edgeworth xuất bản năm 1798.
Practical không mang nghĩa là thí nghiệm, thử nghiệm mà là một quá trình thực tiễn được đúc kết thành các hoạt động và thao tác khoa học. Khái niệm này đồng nghĩa với thực hành, ứng dụng và có quan hệ với khái niệm thực chứng ra đời sau đó trong khoa học thực chứng (Positive Science) đối lập với các lý thuyết tư biện và kinh nghiệm chủ nghĩa đã từng thống trị trong triết học và khoa học trước đó.
Lý thuyết giáo dục của cha con Edgeworths dựa trên tiền đề thực nghiệm, rằng kinh nghiệm ban đầu của một đứa trẻ là hình thành các mối liên hệ mà chúng đã có từ rất sớm trong cuộc sống. Đây là tiền đề để Piaget phát triển thành công các thực nghiệm khách quan về tư duy sáng tạo của trẻ em và thúc đẩy giáo dục hiện đại đi đến bước thay thế hoàn toàn giáo dục cổ điển. Lý thuyết này khuyến khích học tập thông qua thực hành mà trẻ em có thể thực hiện qua các trò chơi để học bằng tất cả niềm vui sáng tạo. Tri thức vì thế không còn là duy nhất một con đường mà nhân loại đã đi mà mở ra "những ý tưởng khác biệt".
Các nước Bắc Âu đã thực hiện thành công loại hình giáo dục này.
Không có điểm nào trong giáo dục thực nghiệm lấy trẻ em làm chuột bạch như người ta đã cố tình gán ghép. Câu chuyện lấy trẻ em làm chuột bạch chỉ có thể là những cuộc cải cách liên miên bất thành của chính Bộ Giáo dục và Đào tạo chứ không liên quan gì đến hệ thống trường thực nghiệm của Hồ Ngọc Đại.
Và tất nhiên, cũng không có điểm nào để nói rằng, tại sao một công trình như của Hồ Ngọc Đại lại thử nghiệm đến 40 năm như người ta cố tình bóp méo để bôi nhọ với ý đồ hất cẳng nó ra khỏi hệ thống xuất bản và buôn sách của những con buôn giáo dục.
Phải nói chính xác là, hệ thống trường thực nghiệm Hồ Ngọc Đại đã tồn tại ở Việt Nam suốt 40 năm trong thế cạnh tranh với giáo dục đại trà chính thống. Sự thật là công trình của Hồ Ngọc Đại là một công trình cấp nhà nước đã được nghiệm thu từ lâu và được phép ứng dụng công khai trong hệ thống độc lập của nó.
Muốn hỏi vì sao chương trình này không được phép thực hiện đại trà thì hỏi nguyên Bộ trưởng Phạm Minh Hạc. Theo tôi được biết, cũng là giáo sư tâm lý giáo dục học, nhưng theo trường phái bảo thủ của Liên Xô, Phạm Minh Hạc muốn tiêu diệt từ trong trứng nước trường thực nghiệm của Hồ Ngọc Đại để độc quyền. May mà Phạm Minh Hạc không thể, vì Hồ Ngọc Đại có thế lực (con rể của Lê Duẩn). Các đời Bộ trưởng sau rất sợ sức bành trướng của Chương trình công nghệ giáo dục vì thành tựu của nó vượt trội hẳn Chương trình chính thống vốn lạc hậu và bảo thủ suốt gần thế kỷ, mặc dù đã bao nhiêu lần cải cách nhưng chỉ là cải cách giả vờ.
Sự sợ hãi đó đã chín muồi khi lần đầu tiên Chương trình này được cho phép lựa chọn tự do. Mà đã cho phép lựa chọn tự do thì cũng đồng nghĩa với phe bảo thủ kia đến ngày tàn vì không còn có thể bày mưu tính kế làm dự án cải cách và độc quyền bán sách với lợi nhuận khổng lồ nữa.
Cho nên, chưa bao giờ trong giáo dục Việt Nam lại xuất hiện trò đánh đấm rất bẩn thỉu, bẩn thỉu hơn cả trò vu khống nước mắm có thạch tín. Những trì độn của giáo dục Việt Nam lâu nay đều bị bọn trí thức lưu manh đánh tráo sang cho Hồ Ngọc Đại, lợi dụng sự bức xúc lâu nay của dân để xỏ mũi, kích động dân đứng lên đấu tố và chống phá, không khác cuộc đấu tố thời cải cách ruộng đất.
Chống Hồ Ngọc Đại là cơn giãy chết cuối cùng của giáo dục Việt Nam, nếu lãnh đạo Bộ không sáng suốt nhận ra và cơ quan điều tra không vào cuộc để làm rõ những kẻ đứng đằng sau vụ này.

"
https://www.facebook.com/long.chumong.16/posts/114698452822322?__xts__[0]=68.ARB5y3nu6imfrgmowq5cJbwbHKAC3SJh1fJwk2Uxfwt3ldKHEtNs5mtEADmFDLQHW1RTnZ29GsrTOVVDcTnrdqMJ9H8nCvk6QOwJhbAy8hiK6Gox62b5kzjpDwRIhwl9-SWsG6wk6aOJSbzXWZTzFn8MU7QTlM0v5Vg8hc69jyb3MLTaJqX2iZ_AvJ33U16AADFU0kOc10yc4HkAZPui&__tn__=-RH-R






5.

"
Ông là nghiệp chướng của trí huệ Việt Nam. Suốt 40 năm "thực nghiệm" đã qua, bây giờ và mãi mãi... Chỉ riêng 1 tuyên bố của ông, rằng "Công nghệ giáo dục (của ông) là vĩnh cửu" đã đủ nói lên điều đó. Tôi nhìn rõ điều này, thấu suốt điều này, nhưng chưa có thì giờ để vạch rõ chân tướng dở hơi, cơ hội, ma quỷ, tầm thưởng, hạ đẳng, hiểm độc và tà giáo của ông.
Tôi thấy rõ điều đó qua "chữ" của ông, "ngôn" của ông và "tướng" của ông.
Người Việt chúng ta ngày nay đã từng (và hiện đang) mù chữ của cha ông (ví dụ chữ Nôm, âm Hán Việt...) suốt hàng nghìn năm... Nhưng chúng ta đã khắc phục được bởi nhiều lý do. Trong đó lý do quan trọng nhất là sự mù chữ cha ông không đến nỗi kéo lùi chúng ta lại. Đó là công lao của các nhà truyền bá chữ quốc ngữ cách đây hơn 1 thế kỉ.
Nay ông HNĐ lại 1 lần nữa muốn đời sau tiếp tục mù chữ cha ông 1 lần nữa (tức là chữ của chúng ta bây giờ), thì hậu quả về lịch sử, văn hóa, chính trị, kinh tế... sẽ không thể nào lường được.
Ma quỷ nào xui khiến ông trơ tráo, cuồng ngôn vọng tưởng và vô minh,,, đến như thế?
Tôi xin nhắn trực tiếp bác Phạm Toàn kính mến, rằng hãy gỡ ông Hồ Ngọc Đại ra khỏi sự nghiệp giáo dục (tuy cũng chả kém phần vô minh, lẩn thẩn) của bác, như gỡ 1 con đỉa hẹ bám vào mông đít của mình.
Chính tôi cũng từng hâm mộ ông, Hồ Ngọc Đại. Nhưng bây giờ thì KINH TỞM ông ta, hỡi ông phò mã già.
Chấm hết.
"
https://www.facebook.com/luuvu.pham/posts/1256590964482456?__xts__[0]=68.ARAAe4FHw4I45MCT8LMZeMBPfuMvtKOx1fGdQaD8n09bHBh-TZLhvlScrf9zvEQBv7xSSyOl-14JKC60uKe4C8BNol9sYE4VLOIm9ny9yH-ZZCCA9EOKX_z7U9FG5zjFgRHohrNr_HQmSJAKzlOegbn2TLVa6GHvxCa_Q0XywC7g1vDwnr4CtIGL-CpJVUXvNqVqJ3GAee35MS5bG9HcKxR3n8Zf5zweuyp1buOf&__tn__=-R





4.

"
Mấy tuần vừa qua cộng đồng mạng đã phải đọc , nghe nhiều ý kiến phê phán , ủng hộ sách Tiếng Việt của GS TS Hồ Ngọc Đại .Bên cạnh lắm người khen ông , lắm người đã phê phán thậm chí chửi ông thậm tệ . Bản thân tôi ban đầu ( do chưa hiểu) cứ ngỡ trẻ em lớp 1 cải cách học đọc và phát âm chỉ theo hình vẽ , đã phân vân ... Sau khi tìm hiểu và xem cụ thể mới biết ông Đại chỉ có mấy trang đầu dùng các hình để luyện cách phát âm , sau đó mới học chữ . Đó quả là cái mới so mấy chục năm qua trẻ đi học đã đánh vần . Công trình cải cách của GS Đại được hầu hết các tỉnh đưa thử nghiệm ( thực chất là sử dụng ) và kết quả mang lại rất tích cực .Trong lúc Bộ GD và Chính phủ chưa thấy có ý kiến trả lời về vấn đề trên thì tối 10.9.2018 NTV ( Đài truyền hình Nghệ An) đã cho ông Thái Huy Vinh (PG Đ sở GD và ĐT tỉnh trả lời phỏng vấn ( Có lẽ là tỉnh đầu tiên nêu quan điểm )rằng : Nghệ An đã đưa vào áp dụng sách Tiếng Việt lớp 1 của GS Đại vài chục năm nay . Hiện toàn tỉnh có 588/589 lớp dạy theo sách GS Đại ( còn 1 lớp chưa dạy vì chưa có giáo viên được tập huấn ). Theo ông Vinh và các giáo viên thì việc cho HS lớp 1 học theo sách của GS Đại mang lại hiệu quả tốt hơn so với kiểu học trước đây .
Nhiều địa phương đã và đang dạy theo sách GS Đại . Một công trình của một vị GS tâm huyết cả đời giành cho ngành GD như vậy mà không nghiệm thu , trách nhiệm này thuộc Bộ GD trước hết ! 
Vừa rồi nhân việc ông Bùi Hiền đưa công trình cải cách chữ viết , sau mấy tháng xôn xao , Chính phủ đã quyết định không cho áp dụng vào cuộc sống . Tôi không hiểu vì lí do gì công trình của ông Đại cũng bị vạ lây .
Nếu thực tế đã chứng minh công trình cải cách việc học tiếng Việt của GS Đại hiệu quả thực sự thì Bộ GD cần thống nhất áp dụng ra toàn quốc , chấm dứt thực nghiệm ! 
Đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho GSTS Hồ Ngọc Đại vì cống hiến thầm lặng của ông.
Truy cứu trách nhiệm những người từ trước đến nay vụ lợi trong in sách giáo khoa. Xử lý những
người cố tình hạ thấp giá trị công trình , cố tình kéo dài thực nghiệm và không đưa ra kết luận mặc dù công trình đã có 40 năm nay .
12.9.2018
"
https://www.facebook.com/vanthong.ibna/posts/2686170988274947?__xts__[0]=68.ARCQDuWuLg9yTUd4-W8JEvGpEwvKC-wh312u55FTpFpIvY5cw4fDyRfSrKlQtdejth1C_ogd116MUKG3QoNx9cP8F6sh30uM1Lclul8Gox6YKyaTT4uj_PsYq_dr03Ieb2-aPGmY8QpRIUaZ4-MS0FJgK178C5TmrLsiaCHVhlJ4np_lcgmNHWf0QLe8k9rqPo1iRGlOZb_i19uqOnn0TQA5jRm6GgsGWfr4sH1Cqg&__tn__=-R




3.

"


Sách dậy Tiếng Việt lớp 1 ra đã rất lâu. Trường cũng có rất lâu nữa. Có gia đình trí thưc vài thế hệ con cháu đã học ở đây. Tôi hỏi họ Học ông Đại có tốt không. Họ nói tốt hơn các trường bình thường khác.
Nay bỗng nổi lên chuyện gắn Bùi Hiền vào Hồ Ngọc Đại, có người chửi như vũ bão, lại gọi là Hán gian nữa. Thực ra việc của hai người khác hẳn nhau. Ông Đại chỉ là công nghệ giáo dục chứ không phải cải cách tiếng Việt!
Trong nhóm bạn tôi mọi người hỏi nhau Tại sao nhỉ. Kỳ lạ quá!
Một người bật mí : Mảnh đất trường thực nghiệm còn rộng đẹp hơn Lotte bên cạnh nhiều. Phải xóa ông Đại và trường thực nghiêm đi mới có mảnh đất vàng đó. Đằng sau cuộc dòm ngó này phải là một đạị gia và một chính khách.
Sáng nay họp Thường vụ BCH HĐAHN Nghệ sĩ Thanh Loan rỉ tai tôi : Có lần một lãnh đạo có cỡ đên chơi nói: Mảnh đất Trường của anh đẹp thế làm trường học thật phí. Ông Đại đã lớn tiếng : Anh ra khỏi nhà tôi ngay!
"
https://www.facebook.com/thai.k.toai/posts/10211550380627923?__xts__[0]=68.ARDQ7eFhitNH_rkIKP-9ozrVrvWr-i7Vrd2_BCyGewb0J7uOhmPajF68IVKBP-PF0NFanLV8t624lEtvpAfxhqMdI6nSJSne4Lm_AgjyVyChUEd_itHTYE9s0U2KaUtj9vsFy4kKZbpdV2QL_Vq_xLK25Gs1QJOiVimbKoT6iOeCPQsjqCuYtXPAuBXjFtkgKX3KBIIQV_PgTv8KfW8vXZfhLGkF_CZNVQBhiShlVw&__tn__=-R




2.





Hòa Ái, phóng viên RFA
2018-09-04

Email
Ý kiến của Bạn
Share
In trang này
Phụ huynh phản đối từ ngữ và nội dung trong bài đọc "Quả bứa", trang 87 sách "Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục".
Phụ huynh phản đối từ ngữ và nội dung trong bài đọc "Quả bứa", trang 87 sách "Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục".
 Courtesy: RFA Edited



















Bộ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục được giảng dạy trong năm học 2018-2019 gặp phải sự phản đối của không chỉ từ các bậc phụ huynh học sinh tiểu học, mà cả dư luận trong nước vì cách đánh vần mới trong bộ sách này.

Phụ huynh lo lắng

Báo mạng Lao Động Online, vào ngày 26 tháng 8, cho biết bộ sách “Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục” được áp dụng từ năm 2014 và trong năm học mới 2018-2019 có đến gần 50 tỉnh, thành cho học sinh học chương trình của bộ sách này.
Những ngày qua, hàng trăm ý kiến phản hồi qua mạng xã hội và các trang fanpage của báo mạng quốc nội về chia sẻ của một số phụ huynh có con em bắt đầu vào lớp 1, phải học bộ sách vừa nêu rằng họ rất hoang mang với cách đánh vần mới, ví dụ các chữ “c”, “k” và “q” đều đọc là /cờ/; hay các chữ “r”, “d” và “gi” đều đọc là /dờ/…Do đó, học sinh không thể phân biệt được các từ khác nhau về nghĩa nhưng đồng âm khi đánh vần. Một điều đáng chú ý là bộ sách này chỉ áp dụng cho lớp 1 và học sinh học theo cách đánh vần mới, khi lên lớp 2 thì phải học theo cách đánh vần cũ. Nhiều phụ huynh bày tỏ rằng gia đình gặp trở ngại trong việc giúp đỡ cho các cháu học tập ở nhà.
Bên cạnh cách đánh vần mới, bộ sách “Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục” còn dạy nhiều từ ngữ địa phương, khó hiểu. Một phụ huynh chia sẻ:
“Sách lớp 1 năm nay có sự cải cách từ ngữ mà mình đọc không được, chẳng hạn như từ ‘khuýp khùym khuỵp’, những từ nhiều khi đọc bị trẹo miệng luôn. Sách tiếng Việt năm nay đưa vào những từ như vậy, mình sẽ không bao giờ có thể đọc và dạy cho các bé được. Khi mình đọc cái từ mà mình không hiểu nghĩa thì làm sao có thể giải thích cho con mình hiểu được.”
Sách lớp 1 năm nay có sự cải cách từ ngữ mà mình đọc không được, chẳng hạn như từ ‘khuýp khùym khuỵp’, những từ nhiều khi đọc bị trẹo miệng luôn. Sách tiếng Việt năm nay đưa vào những từ như vậy, mình sẽ không bao giờ có thể đọc và dạy cho các bé được. Khi mình đọc cái từ mà mình không hiểu nghĩa thì làm sao có thể giải thích cho con mình hiểu được
-Một phụ huynh
Ý kiến của giới chuyên môn
Nhà giáo Phạm Toàn, thuộc Nhóm làm sách Cánh Buồm-một bộ sách 36 cuốn cho 6 lớp tiểu học, vào ngày 29 tháng 8, phổ biến một bài viết với mục đích để mọi người cùng hiểu cách tổ chức học sinh lớp 1 học tiếng Việt.
Trong bài viết với tựa đề “Hạnh phúc nhọc nhằn với Tiếng Việp lớp Một”, Nhà giáo Phạm Toàn trình bày chi tiết có hai cách học để biết đọc biết viết tiếng Việt, đó là “đánh vần theo chữ” và “theo ngữ âm”. Nhà giáo Phạm Toàn nhấn mạnh sách“Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục” bị ồn ào chê trách về cách đánh vần ba chữ “c”, “k” và “q” đều đọc là /cờ/, nhưng không gọi tên chung cho cả ba chữ là chữ “cờ”. Nhà giáo Phạm Toàn giải thích đó là cách học theo đường lối ngữ âm học. Và qua phần diễn giải rất cụ thể về cách học theo ngữ âm trong bài viết, Nhà giáo Phạm Toàn tin rằng những ai ứng dụng theo hướng dẫn trong bài viết của ông thì dễ dàng dạy con em ở gia đình biết đọc biết viết nhanh và chắc chắn tiếng mẹ đẻ.
Trong khi đó, Tiến sĩ Trần Văn Hải, một cựu giáo viên thuộc ngành tâm lý ngữ học, cho rằng cách đánh vần trong bộ sách “Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục” được biên soạn mang tính áp đặt và không đạt tiêu chuẩn, vì không đánh vần bằng âm. Từ Hoa Kỳ, Tiến sĩ Trần Văn Hải nói với RFA:
“Ở Việt Nam hiện nay, những người này họ lầm lẫn giữa hai lãnh vực là tiếng nói và chữ viết: tiếng nói đi trước và chữ viết đi sau. Ngữ âm không phải là điều mới mẻ, mà từ trước đến nay thì lúc nào người ta cũng dựa vào cách phát âm của tiếng nói đặc thù của một dân tộc, rồi người ta tìm những ký hiệu (mẫu tự) để dùng làm biểu tượng cho các âm mà được phát ra từ tiếng nói đó để dạy cho trẻ em vừa nói và viết. Họ nói là đánh vần theo âm. Nhưng nói như vậy thì mẫu tự tiếng Việt dùng để làm gì?”


Hướng dẫn cách đánh vần mới theo sách "Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục". Courtesy: RFA Edited

Thầy giáo Chu Mộng Long, giảng viên trường Đại học Quy Nhơn, trình bày quan điểm của ông, qua trang facebook cá nhân, xoay quanh phản ánh của dư luận về bộ sách “Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục”. Thầy giáo Chu Mộng Long khẳng định khẳng định về mặt khoa học thì cách đánh vần cả ba chữ “c’, “k” và “q” đều đọc là /cờ/ không sai và sách “Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục”, việc phân biệt chữ cái và âm (vị), quy ước kết hợp chữ trong các phụ âm với âm đệm, âm đôi với âm cuối cũng hoàn toàn chuẩn xác.
Mặc dù vậy, Thầy giáo Chu Mộng Long cho biết khi ông xem trang hướng dẫn cách đánh vần của sách giáo khoa này, thì ông “tá hỏa vì một số chỗ sai nghiêm trọng, phản khoa học”. Một trưng dẫn với 3 chữ “r”, “d” và “gi” cùng đọc là /dờ/, Thầy giáo Chu Mộng Long phân tích nếu dựa vào thực tiễn ngôn ngữ, có thể xem chữ “d” và chữ “gi” cùng âm đọc thì chấp nhận được, nhưng nhập phụ âm “r” (âm xát-rung) vào đó để đọc cùng âm "dờ" thì không được. Thầy giáo Chu Mộng Long nhận định đánh vần theo ngữ âm học chưa hẳn giúp ích gì cho việc viết đúng quy định chính tả, nếu không khéo còn đẩy trẻ em từ chỗ đơn giản rơi vào phức tạp. Chúng tôi xin được trích nguyên văn ông nhận xét:
“Sách tiếng Việt lớp Một công nghệ và hiện hành đã lựa chọn nửa nạc nửa mỡ (nửa tuyến tính nửa phi tuyến tính) dẫn đến lú lẫn hơn là phục vụ cho mục đích nhận diện chữ viết để viết đúng chính tả. Kể cả việc bắt trẻ em trình độ lớp Một phải nhận diện một cách khoa học vấn đề âm vị học cũng không cần thiết.”

Phải thống nhất cách dạy chữ Quốc ngữ

Trả lời câu hỏi của RFA về ngành giáo dục có quyết định như thế nào trước phản ứng của dư luận về bộ sách “Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục”, một cán bộ thuộc phòng giáo dục ở Cần Thơ, không muốn nêu tên, cho biết năm học 2018-2019, đồng bằng Sông Cửu Long có 5 tỉnh áp dụng thực nghiệm chương trình sách giáo khoa này:
Ở đồng bằng Sông Cửu Long thì mới có Cần Thơ làm thí điểm. Chương trình này thì phần Tiếng Việt cũng hơi khó cho phụ huynh. Phải chờ đến giữa học kỳ hay cuối học kỳ thì mới có đánh giá chính xác được. Khi đó mới sơ kết, rút kinh nghiệm và điều chỉnh từ từ
-Cán bộ Phòng giáo dục, ở Cần Thơ
Ở đồng bằng Sông Cửu Long thì mới có Cần Thơ làm thí điểm. Chương trình này thì phần Tiếng Việt cũng hơi khó cho phụ huynh. Phải chờ đến giữa học kỳ hay cuối học kỳ thì mới có đánh giá chính xác được. Khi đó mới sơ kết, rút kinh nghiệm và điều chỉnh từ từ.
Vị cán bộ trong ngành giáo dục cho biết thêm hiện Bộ Giáo Dục có nhiều bộ sách giáo khoa khác nhau và bắt đầu năm học 2019-2020 thì:
“Chương trình sẽ khoán về cho các trường, tự mỗi trường lựa chọn và thống nhất với phụ huynh. Tại vì tùy theo vùng, miền. Nếu thống nhất chương trình theo đại trà thì nhiều khi các trường ở thành phố chê là nhẹ, còn ở vùng sâu thì kêu là nặng. Cả nước Việt Nam sẽ áp dụng quy định này từ lớp 1.”
Riêng về bộ sách “Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục”, Luật sư Lê Văn Luân, vào ngày 27 tháng 8, phổ biến một thư kiến nghị trên mạng xã hội, kêu gọi cộng đồng ký tên gửi đến Quốc Hội và các cơ quan Nhà nước Việt Nam đề nghị các cơ quan có thẩm quyền cho dừng ngay tức khắc việc giáo dục đối với kiểu loại chữ viết trong bộ sách này. Luật sư Lê Văn Luân cho rằng việc giảng dạy khác nhau đối với tiếng Việt là đang xâm phạm nghiêm trọng vào Hiến pháp, khi phá vỡ tính thống nhất và đơn nhất của chữ Quốc ngữ.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/pupils-parents-denounce-new-spelling-method-in-the-first-grade-text-book-09042018123514.html



1.















Thầy Hồ Ngọc Đại bàn về chương trình mới: cơ bản là để chia tiền

HỒNG THỦY
(GDVN) - Đã đến lúc Bộ Giáo dục cần chính thức làm rõ phát biểu của thầy Hồ Ngọc Đại về việc Bộ trưởng, Thứ trưởng giúp ông "lách luật", chương trình mới chỉ làm tiền.

Trước những ồn ào của dư luận về cách đánh vần theo Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục, ngày 28/8 Giáo sư Hồ Ngọc Đại đã lên tiếng chia sẻ với kênh VTC14 về vấn đề này. 
Nội dung thầy Hồ Ngọc Đại nói về cách đánh vần theo Công nghệ giáo dục và sự khác biệt với cách đánh vần tiếng Việt lâu nay khá dài, thời lượng phát sóng hơn 2 phút không lột tả hết;
Chính vì vậy nên nhà báo của VTC14 đã tải toàn bộ video phỏng vấn lên tài khoản mạng xã hội Facebook của mình. Đoạn video này đã và đang được người xem chia sẻ rộng rãi. 
Ảnh chụp màn hình đoạn video nhà báo kênh VTC14 phỏng vấn Giáo sư Hồ Ngọc Đại ngày 28/8/2018 đang được chia sẻ mạnh mẽ trên mạng xã hội.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn này, thầy Hồ Ngọc Đại đã có những giải thích khá dễ hiểu về cách đánh vần theo Công nghệ giáo dục, cũng như sự khác biệt với cách đánh vần truyền thống.
Bên cạnh đó, điều khiến chúng tôi còn đặc biệt quan tâm là những đánh giá và bình luận của thầy về chương trình sách giáo khoa mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
"Tiêu chuẩn cơ bản của nó là chia tiền"
Chúng tôi xin được ghi lại những trao đổi giữa nhà báo của VTC14 với Giáo sư Hồ Ngọc Đại trong đoạn cuối của video phỏng vấn thầy Đại, về chương trình sách giáo khoa mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo để hầu bạn đọc:
Phóng viên: "Từ năm 2019-2020, tức năm học sau đấy, sách giáo khoa mới của chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ đưa vào..."
Giáo sư Hồ Ngọc Đại: Không hơn gì cái cũ đâu. Nó chỉ chia nhau tiền, để nó làm tiền, không hơn gì hết. Bản chất nó vẫn thế.
Phóng viên: "Mà lúc đó lại có nhiều bộ sách giáo khoa cho học sinh, cho giáo viên, cho phụ huynh lựa chọn thì nó sẽ rối rắm như thế nào ạ?"
Giáo sư Hồ Ngọc Đại: "Cái này rối rắm, việc vớ vẩn thôi. Tức là tiêu chuẩn cơ bản của nó là chia tiền, thế thôi. Cô có biết cái số tiền nó bỏ ra bao nhiêu không? Cô tưởng tượng 1 con số 7 và 13 con số 0." [1]
"1 con số 7 và 13 con số 0", theo cá nhân người viết, dường như thầy Hồ Ngọc Đại muốn nhắc đến đề án Đổi mới Chương trình - sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau 2015.
Đề án này dư luận gọi vắn tắt là "đề án 70 nghìn tỷ", được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra năm 2011 với vài chục trang giấy và khái toán 70 nghìn tỷ đồng từng làm rúng động xã hội một thời.
Đáng chú ý, đề án này được xây dựng dưới thời Bộ trưởng Phạm Vũ Luận và Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, bắt đầu từ ngay khi vừa triển khai xong cuốn sách giáo khoa cuối cùng của lớp 12, Chương trình 2000
Thầy Hồ Ngọc Đại phê phán đội ngũ làm Chương trình 2000, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đồng tình hưởng ứng
Trong chương trình Đối thoại chính sách vào khoảng thời gian vừa bắt đầu năm học mới 2011-2012 giữa nhà báo Quang Minh của VTV với Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, Giáo sư Hồ Ngọc Đại, đề án 70 nghìn tỷ đồng đã được nhắc đến.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận và nhà báo Quang Minh trong một chương trình Đối thoại và chính sách năm 2011, ảnh chụp màn hình.
Thầy Hồ Ngọc Đại khi đó bình luận:
"Khẩu hiệu tôi đưa ra năm 1978 là: "Đi học là hạnh phúc", "mỗi ngày đến trường náo nức một ngày vui".
Sau 2015 Bộ lại có một đợt cải tổ chương trình sách giáo khoa. Vấn đề cải cách sách giáo khoa là buộc phải làm thôi. Vấn đề là ai làm?
Tôi thì tôi không tin cái bộ phận hiện nay làm có thể thành công được.
Những người mà từng làm dự án ấy, họ mà tiếp tục làm thì không thể thành công được. Vì mỗi một người cái trình độ tư duy chỉ có thế thôi.
Một cái tổ chức, trình độ tư duy của nó chỉ có thế thôi.
Anh không thể khác được. Không thể ra tư duy mới được. Nhất là những người đã định hình rồi.
Nghe danh hiệu thì ghê gớm lắm, nhưng mà không biết gì đâu. Giáo sư gì, Phó giáo sư gì, Tiến sĩ, Phó tiến sĩ. Tư duy cũ lắm.
Với cái lớp ấy mà nó hạn chế thì đất nước này nguy hiểm lắm. Cho nên tôi tin rằng Bộ trưởng mới sẽ có cách xử lý mới. Tôi tin là như thế.
Bởi vì không thể dựa vào cái lực lượng như thế được." 
Khi đó Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đáp lời thầy Hồ Ngọc Đại rằng:
"Điều ấy là khẳng định rồi. 
Hiện nay như tôi nói ban đầu là cái đề án này, cái phần hồn của việc đổi mới chưa có. Ở đây nó mới chỉ là cái khung thời gian triển khai những cái loại công việc.
Ví dụ đến ngày này hội đồng phải họp, nhưng họp bàn cái gì, quyết định cái điều gì, ai ngồi dự họp ở đấy thì chưa có. Mà quan trọng cái khó nó ở cái phần hồn ấy."[2]

Những quy luật bất thường qua 3 lần thay sách giáo khoa

Không biết hậu trường cuộc đối thoại chính sách này, thầy Hồ Ngọc Đại có góp ý gì cho Giáo sư Phạm Vũ Luận về "nguy cơ chia tiền" của đề án "1 con số 7 và 13 con số 0" khi chỉ có mấy dòng về khung thời gian, hay không;
Còn trên chương trình phát sóng chính thức của VTV không thấy thầy Đại nhắc đến 70 nghìn tỷ đồng.
Chúng tôi cũng chưa tìm thấy bất kỳ ý kiến nào thầy Đại công khai trên truyền thông, tham mưu cho Giáo sư Phạm Vũ Luận và Tiến sĩ Nguyễn Vinh Hiển về "nguy cơ chia tiền" trong đề án rất sơ sài mà 2 ông chịu trách nhiệm chính.
Ngợi ca Bộ trưởng, Thứ trưởng biết "lách luật"
Khoảng gần 1 năm sau đó, ngày 21/5/2012 tham dự bàn tròn trực tuyến "Những vấn đề giáo dục sau sự kiện đạp đổ cổng trường" do Báo VietnamNet tổ chức, thầy Hồ Ngọc Đại ca ngợi Giáo sư Phạm Vũ Luận và Tiến sĩ Nguyễn Vinh Hiển:
"Năm vừa rồi, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận ra quyết định chính thức đưa phương án của công nghệ giáo dục về địa phương. Nhưng vì Quốc hội ra Nghị quyết số 40 chỉ có một bộ sách toàn quốc nên buộc phải dùng từ “thí điểm”. 
Nhưng mà “thí điểm” hiện nay có 16 tỉnh và có 50.000 học sinh… Chỉ cần nếu làm thí điểm thì chỉ cần 1.000 là đáng tin cậy.
Giải pháp đưa ra là giải pháp, khi Bộ trưởng Phạm Vũ Luận chỉ đạo thì xuống chủ tịch ủy ban nhân dân quận ra quyết định, ủy ban nhân dân huyện ra quyết định nên làm việc ngon hẳn. Rất ngon!
Tôi chưa bao giờ làm việc thuận lợi như năm vừa rồi. Trước đây làm gì thì chỉ làm với anh Hiển thôi, anh Thành thôi. Anh Hiển là Thứ trưởng, anh Thành là Vụ trưởng, các anh ấy cho phép làm, cùng hỗ trợ.
Trong 3-4 năm nay, khi chỉ có thứ trưởng và vụ trưởng làm, nói chung cũng vất vả, phải thuyết phục. Nhưng khi Bộ trưởng có quyết định thì tình hình khác hẳn. 
Tôi thấy khi thực sự chính quyền vào cuộc thì tình hình rất dễ. Mà cũng may, hai anh là anh Hiển và anh Luận phụ trách là hai người thực bụng muốn làm giáo dục, không sợ, không ngại thủ tục và chấp nhận danh từ “thí điểm” để lách luật. 
Khi Bộ trưởng Phạm Vũ Luận dám ra quyết định chính thức bằng văn bản, tôi thấy tình hình khác rồi.
Nhân chuyện ấy tôi nói, chúng ta không nên nhận, kể cả anh Tiến, anh Thành, anh Luận… không phải là tác giả của “chương trình 2000”. Chương trình này đã triển khai đã mười mấy năm nay. 
Những người đó là một bộ phận hoàn toàn khác. Còn các anh là những người chịu một việc đã rồi.
Giáo sư Hồ Ngọc Đại và Tiến sĩ Nguyễn Vinh Hiển, ảnh: Báo VietnamNet.
Vấn đề này, phải bàn lại công việc trước đó nữa, cần nói đến nguồn gốc sâu xa nữa. Vụ Tiểu học thực bụng muốn làm. Anh Hiển, anh Luận thực bụng muốn làm. 
Nhưng cả một hệ thống từ xưa đến nay… Chuyện này, chuyện khác là hậu quả của "Chương trình năm 2000".
Nên nếu nền giáo dục hiện này có vấn đề gì, cần truy cứu thì phải truy cứu bộ máy làm Chương trình năm 2000, tốn hàng ngàn tỉ nhưng không ra gì." [3]
Bộ Giáo dục và Đào tạo cứ im lặng mãi, dân biết tin vào đâu?
Chúng tôi không thấy thầy Hồ Ngọc Đại nhắc gì đến tác giả của đề án "một con số 7 và 13 con số 0" trong bình luận mới nhất ngày 28/8/2018 với VTC14.
Cho đến nay, chúng tôi mới ghi nhận được sự ca ngợi thày Đại đã dành cho Giáo sư Phạm Vũ Luận, Tiến sĩ Nguyễn Vinh Hiển là hai người "thực bụng muốn làm giáo dục, không sợ, không ngại thủ tục và chấp nhận danh từ "thí điểm" để lách luật.
Chúng tôi càng bất ngờ hơn khi Giáo sư Phạm Vũ Luận lúc còn đương chức Bộ trưởng cũng như toàn bộ ban lãnh đạo, đội ngũ tham mưu của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã im lặng.
Cá nhân Bộ trưởng Luận cũng như Bộ Giáo dục và Đào tạo đã không có bất kỳ ý kiến nào về phát biểu của thầy Hồ Ngọc Đại trên Báo Nhân Dân, Báo VietnamNet rằng thầy Luận, thầy Hiển giúp thầy Đại lách luật.

Vụ Tiểu học có phải sân sau của Giáo sư Đại, ai cứu học sinh thoát thí điểm?

Trong khi thông tin này thực sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Bộ trưởng, Thứ trưởng lẫn Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Nếu Bộ trưởng, Thứ trưởng Giáo dục mà còn "lách luật" thì làm sao dạy học sinh sống, làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật?
Thượng bất chính, hạ tắc loạn, đó là lời dạy thống thiết của cha ông.
Câu chuyện hấp dẫn về việc Giáo sư Phạm Vũ Luận bỏ 50 triệu đồng tiền túi thuê luật sư tư vấn cho mình chuyện "lách luật" được thầy Đại kể trên Báo Nhân Dân;
Việc Bộ trưởng Phạm Vũ Luận giấu gia đình vợ con và cơ quan đi Lào Cai để thực mục sở thị việc dạy và học Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục rồi về mới nhân rộng, được thầy Hồ Ngọc Đại kể trên truyền hình Thông tấn xã Việt Nam. [4]
Đây là những bình luận công khai trên truyền thông chính thống, không phải những câu chuyện trà dư tửu hậu;
Ấy thế mà thầy Luận, thầy Hiển và cả Bộ Giáo dục và Đào tạo đều không có ý kiến gì về một việc nghiêm trọng như thế, đúng là kỳ lạ.
Nay thầy Hồ Ngọc Đại nói chương trình sách giáo khoa mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai chỉ là "làm tiền", "tiêu chuẩn cơ bản của nó là chia tiền, thế thôi", vậy thì dư luận có quyền đặt câu hỏi:
Chương trình sách giáo khoa mới có chuyện chia tiền như thầy Hồ Ngọc Đại nói không? Nếu có thì ai chia, chia cho ai, chia bao nhiêu, chia như thế nào?
Dù đi vay, đó vẫn là tiền ngân sách và sẽ phải trả bằng tiền thuế của Dân, nên Dân có quyền được biết việc ấy.

Bộ Giáo dục nên dừng o bế Giáo sư Đại, chấm dứt lấy ngân sách làm sách giáo khoa

Nếu cho rằng đây chỉ là quan điểm cá nhân của Giáo sư Hồ Ngọc Đại nên Bộ Giáo dục và Đào tạo không bình luận, thì bộ sách công nghệ giáo dục của thầy Đại tới đây ai sẽ thẩm định, để thành sách giáo khoa của chương trình mới?
Điều quan trọng là Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục đang được dạy cho hơn 800 ngàn học sinh trên cả nước, thì dư luận không thể xem nhẹ những đánh giá của Giáo sư Hồ Ngọc Đại về chương trình sách giáo khoa của Bộ, như là chuyện cá nhân.
Tất nhiên, Giáo sư Phạm Vũ Luận đã về trường dạy học, Tiến sĩ Nguyễn Vinh Hiển cũng đã vui cảnh điền viên thì 2 tác giả của đề án "1 con số 7 và 13 con số 0" có lẽ khó có thể nằm trong danh sách, nếu có.
Thiết nghĩ, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên có quan điểm chính thức về vấn đề thầy Hồ Ngọc Đại đã nêu, gồm 2 chuyện "lách luật" triển khai đại trà Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục, và bình luận "tiêu chuẩn cơ bản của nó là chia tiền", để dư luận đỡ hoang mang.
Nguồn:
[1]https://www.facebook.com/tuyetnhung.nguyen.31/videos/10204925435972047/UzpfSTgyNjU4NjM4OToxMDE1NjUyMDg1NTUxNjM5MA/
[2]https://www.youtube.com/watch?v=5x1vTk3L1Fs
[3]http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/truong-thuc-nghiem-mot-bi-mat-khong-ai-biet-73075.html
[4]https://www.youtube.com/watch?v=9U3yqMZhb3g

http://giaoduc.net.vn/gdvn-post189513.gd

1 nhận xét:

  1. 3.

    "
    Thái Kế Toại







    11 phút ·

    TẠI SAO HỒ NGỌC ĐẠI ?

    Sách dậy Tiếng Việt lớp 1 ra đã rất lâu. Trường cũng có rất lâu nữa. Có gia đình trí thưc vài thế hệ con cháu đã học ở đây. Tôi hỏi họ Học ông Đại có tốt không. Họ nói tốt hơn các trường bình thường khác.
    Nay bỗng nổi lên chuyện gắn Bùi Hiền vào Hồ Ngọc Đại, có người chửi như vũ bão, lại gọi là Hán gian nữa. Thực ra việc của hai người khác hẳn nhau. Ông Đại chỉ là công nghệ giáo dục chứ không phải cải cách tiếng Việt!
    Trong nhóm bạn tôi mọi người hỏi nhau Tại sao nhỉ. Kỳ lạ quá!
    Một người bật mí : Mảnh đất trường thực nghiệm còn rộng đẹp hơn Lotte bên cạnh nhiều. Phải xóa ông Đại và trường thực nghiêm đi mới có mảnh đất vàng đó. Đằng sau cuộc dòm ngó này phải là một đạị gia và một chính khách.

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.