Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn mẫu-Liễu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn mẫu-Liễu. Hiển thị tất cả bài đăng

24/08/2022

"Luân chuyển" trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay : tháng 8 năm 2022 và chùa Ba Vàng

Không phải chuyển luân.

Mà là luân chuyển, trong nghĩa "luân chuyển cán bộ".

Hạ tuần tháng 8 năm 2022, nhà sư trụ trì chùa Ba Vàng (Quảng Bình) đã được luân chuyển từ Quảng Ninh vào Quảng Bình.

Về nhà sư trụ trì chủa Ba Vàng, trên Giao Blog, có thể đọc ở đây (năm 2019) hay ở đây.

Mở đầu bằng 2 tin: tin luân chuyển và tin trên báo của quốc hội Việt Nam.

19/08/2022

Phủ Giầy Sài Gòn sau 8 năm (2014 và 2022)

Hồi tháng 4 năm 2014, chúng tôi du lãng Nam Bộ. Trường đoàn phía Bắc là thầy Ngô Đức Thịnh. Chúng tôi tập quân ở Phủ Giầy Sài Gòn, rồi lại tập quân về Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh). Sau đó thì du lãng nhiều tỉnh thành khác (An Giang, Đồng Nai,...).

Công việc cơ bản là kết hợp hội thảo và trình diễn nghệ thuật hầu đồng Bắc - Trung - Nam.

26/07/2022

Tín ngưỡng thờ Mẫu và cách mạng vô sản đầu thế kỉ 20 : một Thiện Đàn trong khu lưu niệm Lê Hồng Phong

Trong khu tưởng niệm Lê Hồng Phong tại huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) hiện nay có một thiện đàn - tức là một cơ sở thờ Mẫu. Hồi đầu thế kỉ 20, thiện đàn là nơi thiện nam tín nữ tới cầu cơ Thánh Mẫu. Mẫu Liễu Hạnh thường cho văn thơ qua cơ bút, gọi là giáng bút.

Về mối quan hệ giữa tín ngường thờ Mẫu và cách mạng (minh xã, ám xã) của đầu thế kỉ 20, thì chủ nhân Giao Blog đã đề cập đến trong nghiên cứu về đền Cổ Lương ở Hà Nội. Trên Giao Blog thì xem lại ở đây hay ở đây.

Gắn với chí sĩ Lê Hồng Phong là thiện đàn mang tên "Phổ Tế". Có thẻ gọi là thiện đàn Phổ Tế hay Phố Tế thiện đàn

Hàng năm, vào ngày 3 tháng 3 âm lịch thường có tiệc Mẫu được tổ chức tại thiện đàn Phổ Tế này.

15/06/2022

11/06/2022

Đền Cây Đa Bóng (Nguyệt Du cung) trong quần thể Phủ Giầy - hội thảo tháng 6 năm 2022

Hội thảo được tổ chức vào buổi sáng ngày 10 tháng 6 (ngày 12 tháng 5 âm lịch), tại khuôn viên Đền Cây Đa Bóng thuộc quần thể Phủ Giầy.

Đền Cây Đa Bóng còn được quen gọi là "Phủ Bóng", nằm ở ngay cạnh Lăng Mẫu, và ở cách Phủ Chính chỉ khoảng 500m.

03/05/2022

Trao đổi thêm về thời điểm ra đời của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ (bài Cao Thế Trình)

Bài đã in năm 2020.

Lấy bản word từ trang Thánh địa Việt Nam học.

P/S: Sau khi bài này vừa được đưa lên Giao Blog, thì tôi nhận tin báo từ học trò: thầy Cao Thế Trình đã đột ngột từ trần năm 2020. Khi đó, thầy Trình vẫn rất khỏe, thường tự lái xe đến trường. Thầy ra đi đột ngột khi vẫn còn lịch dạy nhiều môn trong học kì. Cho đến hôm nay (3/5/2022), tôi mới nhận được tin này. Người báo tin là học trò cũ của thầy Trình ở Đại học Đà Lạt.

26/04/2022

Thanh niên kinh đô Huế thời Cách mạng Tháng Tám 1945 - Tôn Thất Hoàng, Phan Tử Lăng, và nhiều người khác

Về Tôn Thất Hoàng, thì đọc trên Giao Blog ở đây.

Bây giờ, giới thiệu một chút ít tư liệu về Phan Tử Lăng (1913-1993), mà Giao Blog mới nhắc nhanh ở entry về cung Phổ Hóa ở Huế (xem lại ở đây).

Tôn Thất Hoàng có cha ruột là Thượng thư Tôn Thất Quảng dưới triều Bảo Đại (thập niên 1940). Cụ thượng thư là một người kính ngưỡng Mẫu Liễu Hạnh.

Phan Tử Lăng có cha ruột là Quang lộc tự khanh Phan Tử Phong dưới triều Bảo Đại (thập niên 1940). Cụ Quang lộc tự khanh cũng là một người kình ngưỡng Mẫu Liễu Hạnh, cùng vợ là Nguyễn Thị Đào đã lập nên cung Phổ Hóa ở Huế.

25/04/2022

Lũ lụt lịch sử năm 1999 nhấn chìm Huế - ghi lại từ kí ức ở nơi được Thánh Mẫu Liễu Hạnh báo trước

Những tư liệu mà tôi đang xử lí hiện nay, trên bàn làm việc tại Hà Nội, là những thứ may mắn thoát được trận lũ lịch sử năm 1999.

1. Bằng giờ năm ngoái, tức tháng 4 năm 2021, chúng tôi đã du lãng ở Huế (xem lại trên Giao Blog ở đây). Không hẹn trước, chúng tôi tới thăm cung Phổ Hóa ở đường Bùi Thị Xuân. Người cháu nuôi của bà Phạm Thị Thảo (đã mất) cũng không hẹn trước mà tiếp chúng tôi trong nhiều giờ đồng hồ. Người cháu nuôi tên T. năm nay ở tuổi U50, vốn là người Quảng Trị, từ mấy chục năm trước được bà Thảo đón về nuôi nấng tại cung Phổ Hóa và dạy việc phụng sự Mẫu. Dưới đây tạm gọi là "em T.".

09/03/2022

Ngày 8 tháng 3 năm 2022 : Lễ giỗ Hai Bà Trưng tại Phủ Giầy Sài Gòn

Phủ Giầy Sài Gòn (tên gọi tắt) thờ hai hệ thần chính: Hai Bà Trưng (hệ thần Hai Bà Trưng), Liễu Hạnh công chúa (hệ thần Liễu Hạnh).

Giỗ Hai Bà Trưng tại Phủ Giầy Sài Gòn, như truyền thống, được tổ chức vào ngày 6 tháng 2 âm lịch hàng năm. Năm 2022, ngày giỗ nhằm vào đúng ngày 8 tháng 3 - ngày Quốc tế Phụ nữ.

01/03/2022

Cập nhật tình hình cổ vật ở thánh địa Phủ Giầy (Dầy) : 18 đạo sắc phong ngụy tạo đầu thế kỉ XXI

Hôm nay, ngày 1/3/2022, trang Fb Phủ Dầy - Vụ Bản - Nam Định vừa đưa tin mới nhất về các cổ vật mới được giám định tại Phủ Vân Cát thuộc quần thể Phủ Giầy (Dầy).

Trang Fb dẫn theo báo cáo của Bảo tàng Nam Định, cho biết: có 18 đạo sắc phong được ngụy tạo gần đây tại Phủ Vân Cát. Lấy đây là tin đầu tiên.

22/02/2022

Một ngày đặc biệt, 22 tháng 2 năm 2022, chúng ta làm gì để ghi dấu ?

Một ngày toàn số 2 đặc biệt, là ngày hôm nay, Thứ Ba ngày 22 tháng 2 năm 2022.

20 ngày trước, tức ngày 2 tháng 2 năm 2022, thì Giao Blog đã đánh dấu bằng một việc đáng nhớ. Đã nói nhanh ở đây. Hôm đó chính là ngày mùng 2 Tết Nguyên Đán.

Văn bản gửi đi ngày 2 tháng 2 năm 2022, thì nay đã có kết quả. Một văn bản chính thức đã được gửi đến bàn làm việc của mình, qua đường phát nhanh, đúng vào sáng nay ngày 22 tháng 2 năm 2022.

Chúng ta, mỗi người trong chúng ta, thực sự đang tự đánh dấu các ngày tháng đặc biệt theo cách riêng của mình. 

Phần chúng tôi, chúng tôi đã nảy ra ý tưởng vào sáng nay, rằng: một ngày đặc biệt như thế này, phải chăng nhóm cần một cái gì đó để ghi nhớ ? Ý tưởng đưa ra một cái, thì mọi người đều hưởng ứng ngay.

14/02/2022

Đọc hồi kí của người thầy dân gian Bùi Văn Tam ở Nam Định

Đọc nhanh về học giả Bùi Văn Tam ở đây hay ở đây. Cụ là một trong những người thầy dân gian của tôi. Giao Blog có đặt một nhãn là những-người-thầy-dân-gian, kể dần về những người thầy gặp gỡ nhân duyên ở trong đời, như cụ Dương Quảng Châu ở Thái Bình, cụ Nông Minh Nhằm ở Cao Bằng, cụ Đàm Viết Phòng ở Tây Hồ (Hà Nội), cụ Bùi Văn Tam ở Vụ Bản (Nam Định), cụ Tosu hay cụ Uchida ở Fukuoka,....

Những năm 1990s, tôi đã nhận và lưu giữ mãi mãi những lá thư viết tay của cụ Châu (ví dụ đọc lại ở đây).

Những năm 2000s, tôi đã nhận và lưu giữ mãi mãi những bưu thiếp viết tay và tư liệu viết tay của cụ Tosu, cụ Uchida (ví dụ đọc lại ở đây).

Với cụ Đàm Viết Phòng ở Hồ Tây thì không có thư tay, mà là những cuộc nói chuyện dài và trở đi trở lại nhiều năm (khi ở bên hồ câu cá, khi ở sân đền sân phủ, khi ở tư gia, khi ở ngoài chợ, lúc ở trong khuôn viên chùa đình,...).

Thế rồi những năm 2010s-2020s, tôi nhận và đang lưu giữ những lá thư viết tay của cụ Bùi Văn Tam. Cụ Tam hiện đã vào 91 tuổi, nhưng giọng vẫn sang sảng, mắt vẫn tinh, tai vẫn thính. Cụ vẫn tự ra bưu điện gửi sách về Hà Nội và nhiều nơi khác để tặng bạn bè. Bưu phẩm cụ gửi thường do chính tay cụ làm và đề địa chỉ người nhận. Ở thời điểm các năm 2020-2022, cụ vẫn dùng zalo một cách thông suốt. Cụ viết cho mọi người bằng thư tay, lại cũng có thể chát zalo gõ từ ai-pát.

02/02/2022

Khai bút ngày 2/2/2022 (nhằm mùng 2 Tết năm Nhâm Dần)

Bản thảo đầu tiên được hoàn thành và đã gửi ngay sáng sớm nay, lúc hạ bút dòng cuối cùng, rồi mới bất giác thấy một hàng số đẹp đến giật mình:

"Ngày 2 tháng 2 năm 2022".

Một ngày thật đáng ghi nhớ. Tính theo can chi, thì là ngày Bính Tuất, tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Dần. Tạm lưu tờ lịch từ trang lịch Việt Nam của chuyên gia lịch học Hồ tiên sinh:

23/01/2022

Sương mù lan tỏa miền quê Phủ Giầy : chúng tôi đang ở Phủ Vân Cát

Hôm trước, ngày 13 tháng 1 năm 2022, thì chúng tôi đã khảo sát ở Phủ Chính Tiên Hương (xem ở đâyở đây).

Bây giờ, những ngày hạ tuần tháng 1 năm 2022, chúng tôi đang khảo sát ở Phủ Vân Cát.

Hai ngôi Phủ bề thế nằm cách nhau khoảng 1 cây số. Tôi đã bắt đầu tới chiêm bái và khảo sát tư liệu ở các nơi này, những nơi chính yếu của Phủ Giầy Nam Định, từ đầu thập niên 1990, tính đến này cũng đã tới khoảng 30 năm.

Còn việc khảo sát Phủ Tây Hồ ở Hà Nội thì cũng bắt đầu vào đầu thập niên 1990, hồi đó, tư liệu biên chép tại chỗ có thể xem ở đây (tư liệu của năm 1993).

Rồi mãi sau này, tới năm 2014, tôi mới có dịp tới chiêm bái và khảo sát tư liệu ở Phủ Giầy Sài Gòn (tư liệu của Phủ Giầy Sài Gòn đã được báo cáo nhanh ở đây và ở đây).

22/01/2022

Xem kĩ thêm bia và chuông ở Phủ Chính Tiên Hương (từ VTV1 - Thời sự 19h ngày 21/1/2022)

Về vấn đề Phủ Chính ở quần thể Phủ Giầy/Dầy, chương trình thời sự của VTV1 trong ngày 21/1/2022 đã phát tin hai lần: bản tin trưa (lúc 12h),  bản tin buổi tối (lúc 19h).

Chủ nhân Giao Blog đang xem kĩ thêm văn bia ở hai nhà bia trong khuôn viên Phủ Chính. Lần xem cập nhật của tháng 1 năm 2022 (lần khảo sát bia ở Phủ Chính đầu tiên của tôi là vào đầu thập niên 1990, cách nay cũng tới gần 30 năm). Đại khái hình ảnh của tháng 1 năm 2022 thì như sau (cắt ra từ video).

17/01/2022

Danh vị "Phủ Chính" ở quần thể Phủ Giầy (Nam Định) : trả lời nhanh đài VTC 6

Vào lúc 21 h tối qua (tối Chủ Nhật ngày 16/1/2022), đài VTC 6 đã phát chương trình Văn hóa Tâm linh do ê-kíp phóng viên Đào Thu Thủy thực hiện những ngày đầu tháng 1 năm mới này.

Chủ đề của chương trình lần này là về danh vị "Phủ Chính" tại quần thể Phủ Giầy (Giày/Dầy/Dày).

Có hai học giả tham gia chương trình. Cụ Trần Lâm Biền thì đã cùng nhóm phóng viên về Phủ Giầy thực hiện việc ghi hình, trả lời phỏng vấn tại thực địa. Còn tôi thì làm chớp nhoáng tại một điểm hẹn trước ở khu vực Cầu Giấy (Hà Nội) - do tình hình covid, nên ê-kíp phải xoay xở mãi mới tìm được một điểm xem như có phép.

13/01/2022

Ghi nhớ tại Phủ Chính Tiên Hương (Nam Định) : đã ghi rõ "năm 1683" vào ngày 13/1/2022

Cần ghi nhớ điều này, vào chính ngày hôm nay (Thứ Năm, ngày 13 tháng 1 năm 2022), viết rõ bằng bút bi màu đen, tại sân Phủ Chính Tiên Hương.

Chúng tôi cùng nhau xuất phát sớm từ Hà Nội. Mưa bay bay trên đường đi và khắp cả vùng Phủ Giầy/Dầy. Chỉ có một ít phút hửng lên vào khoảng giờ Ngọ - lúc quay những thước phim cuối cùng, rồi sau đó là nghỉ ăn trưa.

Đây là ghi chú quan trọng về một đạo sắc phong mang niên đại Chính Hòa 4 (1683) của triều đình nhà Lê Trịnh cho Liễu Hạnh công chúa. Cụ thể như sau.