Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn sử-thi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn sử-thi. Hiển thị tất cả bài đăng

20/06/2021

Kỉ niệm 1 năm ngày mất của học giả Phan Đăng Nhật (1931-2020) : trò chuyện về văn hóa dân gian

Học giả Phan Đăng Nhật đã trút hơi thở cuối cùng vào buổi sáng ngày 22 tháng 6 năm 2020. Xem lại tin của năm 2020 ở đây.

Trò chuyện về Văn hóa Dân gian của ông được Truyền hình Quốc hội cử phóng viên tới phỏng vấn, rồi phát vào đầu năm 2018.

Cuộc trò chuyện đầu tiên với phóng viên, theo kí ức của tôi thì được thực hiện tại nhà riêng vào dịp mùa đông năm 2017. Hồi đó, sức khỏe của ông đã sa sút nhiều, rất hay phải vào bệnh viện. Những cuộc phỏng vấn của Truyền hình Quốc hội được thực hiện ở khoảng giữa những lần vào viện.

08/02/2021

Kính mời cha mẹ về ăn Tết Nguyên Đán cùng con cháu

Hôm nay, ngày 27 tháng Chạp, chúng tôi lên kính mời cha mẹ về nhà ăn Tết. Từ mấy hôm nay con cháu đã quét dọn nhà cửa, bao sái khu thờ tự bên nhà cha mẹ, bày biện thứ này thứ kia, là để chào đón cha mẹ trở về nhà của cha mẹ.

Trước giờ xuất phát, tôi ngồi đọc kĩ bài báo của một học giả đàn em viết về ông nhạc, tức học giả Phan Đăng Nhật (1931-2020). Bài viết đã được đăng tải từ tháng 7 năm 2020, sau tang lễ của ông nhạc một thời gian (về tang lễ của học giả Phan Đăng Nhật, thì xem ở đây hay ở đây). Bà nhạc thì đã mất năm 2018 (đọc nhanh thông tin ở đâyở đây).

Bài viết in trên báo Nghệ An. Tác giả là học giả Nguyễn Xuân Kính.

14/12/2019

Trùng họ trùng tên : biết thêm một tác giả nữa tên Nguyễn Thế Kỷ

Trước thì có một vài lần nhắc đến tác giả Nguyễn Thế Kỷ xuất thân xứ Nghệ - người đồng hương với nhà cách mạng Phan Đăng Lưu, ví dụ ở đây hay ở đây.

Bây giờ, biết thêm một vị nữa, cùng tên Nguyễn Thế Kỷ - quê ở Quảng Ngãi, tức xứ Quảng. Nếu nói người đồng hương thì có thể kể đến cha con Nguyễn Tấn - gắn với trường lũy (ví dụ đọc về Nguyễn Tấn ở đây).

14/11/2018

Nhà dân tộc học Antonina Leskinen (Tố Nga) của nước Nga nghiên cứu về Việt Nam (qua lời kể của Võ Xuân Quế & Bùi Việt Hoa)

Một cái tên không xa lạ, nhưng cũng không thật thân quen, với ngành dân tộc học Việt Nam.

Bà đã đến Việt Nam từ thập niên 1960, học hỏi và giao lưu với nhóm các nhà dân tộc học mở đường của Việt Nam: Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn, Mạc Đường,...

06/11/2018

Một đời bút mực học giả Phan Đăng Nhật (tự thống kê trước tuổi 90)

Ảnh mới nhất của cụ được chụp vào tháng 10 năm 2018. Cụ sinh năm 1931 (Tân Mùi), nên tính tuổi tây thì 87, còn tính tuổi ta thì 88.

Bản viết này do cụ tự soạn trên máy tính.

Đôi khi, cụ bỗng quên một lệnh nào đó trong xử lí word, thì đã có sổ ghi chép (mở sổ ghi chép cũ ra là nhớ lại ngay) hoặc tự vào mạng tra cách giải quyết.

04/11/2018

Bằng tiến sĩ danh dự : bây giờ là Huỳnh Ngu Công của Đại Nam, sau Trịnh Văn Quyết của FLC

Huỳnh Ngu Công, tức là "Dũng lò vôi" theo cách gọi quen của dân cư mạng. Tôi thì từ lâu gọi ông là "Đại gia Sử thi". Đọc lại ở đây (tháng 7/2017) và ở đây (tháng 11/2014).

Gần đây, phu phụ Huỳnh Ngu Công đã nhận bằng tiến sĩ danh dự từ một đại học nước ngoài. Trước đó, thì là tin tương tự với ông Trịnh Văn Quyết của FLC.

10/08/2018

Khu đền thờ của Đại Nam : tư tưởng "tích hợp" và "sử thi hóa" của ông chủ Huỳnh Ngu Công

Tên chính thức là Đền Đại Nam. Còn gọi là Kim Điện. Đã khánh thành năm 2005, tức là khoảng 13 năm trước. Nhưng bây giờ, tôi mới thấy bản giới thiệu cụ thể hơn (trước chưa thấy).

Cái mình quan tâm nhất, là Hội đồng Tứ Phủ, thì tọa lạc ở tầng thứ 8 trên bảo tháp gồm 9 tầng. Hội đồng Tứ phủ cùng một tầng với Hội đồng chư PhậtHội đồng Đất nước.

10/01/2018

Hoa hậu vượt khó Niê : Em gái chăn bò người Ê-đê ở huyện Cư M'ga

Niê vừa đăng quang, làm mình nhớ lại lần đăng quang của cô gái người Nùng quê Quảng Uyên (Cao Bằng) của mình nhiều năm trước. Đó là em Triệu Thị Hà, mà nhà ở gần với miếu thổ công ngày xưa mình vẫn tới khảo sát - nay đã thành miếu lớn thờ Nùng Trí Cao (đã kể ở đây, và ở đây). Cũng mới tới khảo sát miếu thờ Nùng Trí Cao gần đây (ở đây và ở đây).

Niê là người ở huyện Cư M'ga, nơi mà rất nhiều năm trước chúng tôi đã du lãng nhiều lần để tìm dấu vết chàng Đăm San, rồi chàng Đăm Di. Hóa ra, nhà của Niê ở rất gần chỗ bãi tắm có tảng đá lớn mà người Ê-đê bây giờ vẫn còn kể đó là nơi hẹn hò của Đăm San.

06/03/2017

Tác giả tiểu thuyết "Bê Trọc" viết về thầy học

Học trò của ông thì có những người thú vị như danh sĩ "vua hiến kế" Hồ Bá Quỳnh ở xứ Nghệ (tác giả của Hưu nông dân - tên đề tài Phó Tiến sĩ Kinh tế, và cũng là tên sách xuất bản sau đó).

Tác giả tiểu thuyết Bê trọc thì vừa có bài mới về ông.

Hai tác giả, của Hưu nông dân Bê trọc, đều chỉ kém thầy một ít tuổi. Nếu chỉ tính tuổi thì chỉ như là hàng anh em.

19/11/2016

Một "đại gia" sử thi nữa vừa xuất hiện (thầy Lê Văn Cường, ở Yên Bái)

Ngẫm trong lịch sử loài người
Công xã nguyên thủy là thời đầu tiên
Kéo dài trì trệ triền miên
Dã man, thấp kém, kiếm tìm cái ăn


Một đại gia sử thi đã được giới thiệu trên blog này là ông Huỳnh Uy Dũng, tức Huỳnh Ngu Công. Đại bản doanh của Ngu Công ở Bình Dương, với Lạc cảnh Đại Nam.

Bây giờ là một đại gia khác ở Yên Bái. Một nhà giáo ở địa phương chịu khó tìm tòi, rất đam mê với nghề.

09/11/2014

Một người mang tên Đinh Gang, và không có tuổi

Cả vùng đó người ta mang họ Đinh, giống như anh hùng Núp. Chúng tôi đã từng lên rẫy trên núi cao, giữa bạt ngàn ngô và ngô, để tìm Gang. 

Thật ra tính tuổi của Gang cũng không khó. Vì biết thời gian nào Gang nhập ngũ. Việc không có tuổi cho Gang, là một cách viết, vậy thôi.