Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

15/06/2022

Kinh Đạo Nam (bản quốc ngữ đã in năm 1927) - loan báo năm 2022 của cư sĩ Nguyễn Văn Quyền

Về bản in quốc ngữ của Kinh Đạo Nam (xuất bản năm 1927 ở Nam Bộ), tôi đã nói công khai trước nhiều người lần đầu tiên vào năm 2014, mà là tại hội trường thuộc Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.

1. Sở dĩ nói đến Kinh Đạo Nam lúc đó, vì khoảng đầu thập niên 2010, tôi đã bắt đầu quan sát mối quan hệ giữa Mẫu Liễu (nữ thần xứ Bắc) và đạo Cao Đài (tôn giáo mới ở Nam Bộ). Bài đó đã in trong kỉ yếu hội thảo, tức in rộng rãi năm 2014.

Hội thảo năm 2014 tại Tp. Hồ Chí Minh --- có kỉ yếu in khổ lớn

Muộn lại khoảng 2 năm, bài đó được gia cố và cho xuất hiện trên tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo. Đại khái như sau:


"


"

2. Đến cuối năm 2020, cũng vẫn trên tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, tôi nói rõ thêm về Kinh Đạo Nam bản in quốc ngữ năm 1927.

Đại khái như sau:

"

"

"


"

"

"

"


"

"



"


3. Vào đầu năm 2022, khi tham gia hội thảo về thiền sư Tính Định và sơn môn Xiển Pháp (xem ở đây), tôi đã có cuộc gặp gỡ và trò chuyện qua mạng với cư sĩ Nguyễn Văn Quyền (đến khi gõ những dòng này, tôi cũng chưa gặp được cư sĩ trực tiếp).

Cư sĩ Nguyễn Văn Quyền với bút danh Học Phật là người đã có công lao lớn trong việc công bố những tác phẩm diễn Nôm của thiền sư Tính Định vào cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20. Ông say mê với các văn bản Nôm, đặc biết là kinh sách Nôm.

Trong trò chuyện, và trao đổi nhóm hồi đầu năm 2022, tôi đã gửi bài in năm 2020 (có nói đến Kinh Đạo Nam như trích dẫn ở trên). Cư sĩ Nguyễn Văn Quyền đã chú ý đến Kinh Đạo Nam và trao đổi nhanh với tôi qua mạng.

4. Vào trung tuần tháng 6 năm 2022, ông công bố như dưới đây về Kinh Đạo Nam.

Cư sĩ Nguyễn Văn Quyền đã tìm trong dân gian được một bản Kinh Đạo Nam (bản Hán Nôm, in khắc gỗ năm 1923). Ông có bổ khuyết những chỗ mà bản của học giả Đào Duy Anh (cùng học trò Nguyễn Thị Thanh Xuân) bị khuyết.

Dĩ nhiên, ông chỉ công khai những trang khuyết của bản Đào Duy Anh, còn toàn văn bản ông tìm được thì hiện chưa công khai.

Đại khái vậy.

Tháng 6 năm 2022,

Giao Blog


---

"

Đạo Nam ơi! Đạo Nam ơi!
Trăm năm nghìn kiếp ra đời là đây
Ai đưa mình đến chốn này
Cho đêm mỏi hạc, cho ngày bận loan
Văn chương thở chút hơi tàn
Máu đông nên chữ, lệ tràn ra thơ
道南經:“Kinh nhan đề Đạo Nam, là dùng tiếng nước Nam dạy người nước Nam vậy”.
Một số nhà nghiên cứu đã hiểu nhầm chữ Đạo Nam là “Đạo của nước Nam”.
Đây là bản kinh thiện chữ Nôm, giáng bút năm Quý Hợi (1923) tại đàn Hưng Thiện, làng Hạc Châu, tỉnh Nam Định. Gồm hai tập: Tập Càn khuyên sĩ nông công thương, dạy đàn ông con trai; tập Khôn nói đến tam tòng tứ đức, dạy đàn bà con gái.
Học giả Đào Duy Anh (1904-1988) từng nghiên cứu bản kinh này, nhưng vì nhiều lý do nên không phiên âm xuất bản được. Đến năm 1982 đã trao sách cho học trò là nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Thanh Xuân, rồi dặn bà phiên âm và cho in để giữ lại một vốn quý về văn hóa cho mai sau.
Luôn đau đáu lời thầy dặn, nhưng mãi đến 25 năm sau (tức năm 2007) bản phiên âm của bà Nguyễn Thị Thanh Xuân mới được in 1000 cuốn ra mắt độc giả để hoàn thành ý nguyện của thầy mình. Nội dung in trong một cuốn, được trình bày phía trước là phiên âm Quốc ngữ, phía sau là ảnh sách gốc chữ Nôm mà học giả Đào Duy Anh trao truyền.
Thế nhưng, bản phiên âm kinh Đạo Nam này không phải là bản Quốc ngữ đầu tiên, mà 80 năm trước đã từng được xuất bản và truyền bá rộng ở miền Nam. Dịch giả là ông Lê Nghiêm Kỉnh người Gò Công phiên âm theo phương ngữ miền Nam, in lần đầu 2500 cuốn vào năm 1927 tại nhà in Xưa Nay ở Sài Gòn, đến năm 1928 lại được ông Dương Lân Chỉ ấn tống, in tại nhà in Tam Thanh (Sài Gòn) không ghi số lượng. Bản in năm 1927 được in cả hai tập Càn Khôn trong một cuốn, còn bản in năm 1928 thì chia hai tập thành hai cuốn riêng.
Đồng thời, năm 1927 nữ giáo sư Đinh Chí Nghiêm người Lạng Sơn xuất bản cuốn sách với nhan đề Đạo Nam Huấn Nữ (道南訓女), nội dung được phiên âm từ tập Khôn kinh Đạo Nam, nhưng không nói rõ nguồn từ kinh Đạo Nam, mà nói do bà nghiên cứu tìm tòi từ sách cổ biên thành, bỏ hết tên các vị tiên thánh giáng bút và một số câu thơ cũng được sửa đổi cho phù hợp thành một cuốn sách giáo khoa. Sau mỗi bài thơ ca đều có phần Giải nghĩa các từ Hán Việt, và đa số viết thêm một bài văn xuôi gọi là Lời giải phụ để diễn giải cho người đọc dễ hiểu nội dung.
Thêm điều đáng quan tâm là bản Nôm mà học giả Đào Duy Anh trao cho bà Nguyễn Thị Thanh Xuân là bản không nguyên vẹn, bị mất 21 trang. Đầu sách, tập Càn mất 10 trang (2 tờ Mục lục, 1 tờ Quy tắc đọc kinh, 2 tờ nội dung: tờ 1, 2), tiếp theo 2 trang bị rách thiếu chữ (tờ 3), được 2 trang nguyên vẹn (tờ 4) rồi lại mất 4 trang (tờ 5, 6). Đến giữa sách lại mất 6 trang (tờ: 54, 55, 56), và mất 1 trang cuối tập Khôn. Cụ Đào Duy Anh tuy có chép bù để bổ sung, nhưng còn thiếu nhiều và chép một số chữ không chính xác, ví dụ tiêu đề bài đầu là 周大將軍降詩 (Chu Đại Tướng Quân giáng thi) thì chép là 固將軍降詩 (Cố Tướng Quân giáng thi), Chu Đại Tướng Quân chỉ Chu Xương, là vị tướng dưới trướng của Quan Vũ thời Tam Quốc, đã bị chép nhầm 周 (Chu) thành 固 (Cố) và thiếu chữ 大 (Đại). Phần chép bù có lẽ được chép từ các tờ bị rách nát của chính cuốn sách đó, nên mới không đủ và viết nhầm chữ.
Trong các thư viện Hán Nôm không lưu trữ được kinh Đạo Nam, nên cả học giả Đào Duy Anh và nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Thanh Xuân đã không có tư liệu để bổ sung cho đủ. Và chắc chắn, trong suốt mấy chục năm không tìm được cuốn khác, nên bà Nguyễn Thị Thanh Xuân đành phải xuất bản một ấn phẩm thiếu nội dung. Đây là điều thật sự đáng tiếc cho một công trình văn hóa!
Hôm nay đệ tử kính đăng file pdf tất cả các bản in Quốc ngữ nói trên, và tạo một file ảnh chữ Nôm bổ sung cho đủ các trang thiếu trong cuốn sách của cụ Đào Duy Anh. Xin chia sẻ đến các nhà nghiên cứu, cùng các quý vị quan tâm kinh Đạo Nam và khắp cộng đồng.
______
CÁC BẢN PHIÊN ÂM
Dịch giả Lê Nghiêm Kỉnh (đủ nội dung kinh)
1/Bản in năm 1927:
2/Bản in năm 1928:
Dịch giả Đinh Chí Nghiêm
3/Bản in năm 1927:
Dịch giả Nguyễn Thị Thanh Xuân
4/Bản in năm 2007 (phần trước phiên âm, phần sau chữ Nôm bản Đào Duy Anh):
BẢN NÔM (các trang thiếu để bổ khuyết cho bản Đào Duy Anh):


"

https://www.facebook.com/HocPhatNiemPhat/posts/1273244629872532

..

..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.