Thủ nhang Phủ Chính ở Phủ Giầy Nam Định mở phủ cho chánh tế Phủ Giầy Sài Gòn.
Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
05/03/2025
Phủ Giầy Nam Định và Phủ Giầy Sài Gòn đầu năm 2025
19/02/2025
Liếc nhanh qua ảnh (1910s - 2010s) : Điện Mẫu trong Văn Miếu (Hà Nội) và mối quan hệ với Phủ Chính (tức Phủ Giầy) ở Nam Định
Mấy hôm trước, trong nhóm "Văn hóa tín ngưỡng Hệ thần Liễu Hạnh công chúa", tôi có dẫn lại một bài viêt nhanh (cơ bản là ảnh chụp cập nhật vào đầu năm 2025) của bạn Nguyễn Đình Minh về Điện Mẫu trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Xem ở đây.
Đây là Điện Mẫu thờ Tam vị Thánh Mẫu Phủ Giầy, mà ngôi trung tâm là Liễu Hạnh công chúa với nơi thờ chính là tại Phủ Chính, cũng chính là Phủ Giầy ở "xã Tiên Hương" thuộc huyện Thiên Bản hay Vụ Bản (thời nhà Nguyễn). Ngày nay, là Phủ Chính ở thôn Tiên Hương - xã Kim Thái - huyện Vụ Bản - tỉnh Nam Định. Chỉ có văn bản từ sau năm 1964 (rồi quyết định của Bộ Văn hóa năm 1975) đã gọi không đúng là "Phủ Tiên Hương".
"Phủ Tiên Hương" thì sao ? Chưa từng có tên gọi này, tức chưa từng có tên gọi "Phủ Tiên Hương" trước năm 1964.
Trước năm 1964, ngôi đền đó là "Phủ Chính" hay "Phủ Giầy". Ngôi đền mang tên là "Phủ Chính" hay "Phủ Giầy". Tên chữ Hán có thể là "Phủ Chính linh từ" (đền thiêng mang tên Phủ Chính) hay "Tiên Hương Phủ Chính linh từ" (đền thiêng mang tên "Phủ Chính" ở Tiên Hương).
26/01/2025
"Lăng Mẫu Liễu Hạnh" đầu năm 2025 - bài 3 (bình phong và câu đối phía sau bình phong)
Tòa lăng đá, tức Lăng Mẫu Liễu Hạnh bằng đá Thanh Hóa (đá xanh, đá hồng), được hoàn thành năm 1938, có 4 cửa/cổng mở ra 4 hướng. Mỗi cổng có một bình phong theo phong cách thời Nguyễn.
Đây là ảnh toàn cảnh lăng đá được chúng tôi chụp đầu năm 2024.
04/01/2025
Quá trình truyền giữ sắc phong cho hệ thần Liễu Hạnh của dòng họ Trần Lê thời cận hiện đại
Có Phủ Giầy Nam Định gắn với dòng họ Trần Lê - dòng họ đã sản sinh ra hệ thần Liễu Hạnh công chúa.
Lại có Phủ Giầy Sài Gòn cũng gắn với dòng họ Trần Lê - dòng họ đã từ quê hương Tiên Hương (xã Tiên Hương thời Nguyễn --- trước đó là xã An Thái thời Lê và đầu thời Nguyễn) đã di cư vào lập nghiệp tại Gia Định - Sài Gòn.
Phủ Giầy ở hai đầu đất nước đều gắn bó với dòng họ Trần Lê.
Bài đã đăng trong năm 2024, trên tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (cơ quan ngôn luận của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
01/09/2024
Gìn giữ sắc phong trân quí cho hệ thần Liễu Hạnh công chúa - họ Trần Lê ở Phủ Giầy Nam Định
Dòng họ Trần Lê ở Phủ Giầy Nam Định ngày nay là dòng họ xuất thân của hệ thần Liễu Hạnh công chúa (hệ thống thần linh mà trung tâm là Tam vị Thánh Mẫu Phủ Giầy).
Có một nhóm sắc phong trân quí đã được dòng họ lưu giữ từ năm 1683 đến nay (năm 1683 là năm đầu tiên dòng họ được nhận sắc phong của triều đình Lê mạt cho hệ thần Liễu Hạnh).
15/04/2024
Tiệc Mẫu tháng Ba 2024 ở Phủ Giầy Sài Gòn (Tp. Hồ Chí Minh)
Tên chính thức của ngôi đền là "Đền thờ Hai Bà Trưng, Đức Thánh Mẫu Phủ Giầy". Đền tọa lạc trên mặt đường Hoàng Hoa Thám quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh. Tên gọi Phủ Giầy Sài Gòn đã có từ trước năm 1975, trong sách vở và báo chí Sài Gòn thời đó.
Về Phủ Giầy Sài Gòn, trên Giao Blog có thể đọc lại ở đây hay ở đây.
![]() |
Ảnh trước năm 1975 có kèm chú thích về đền Phủ Giầy Sài Gòn |
Bây giờ là cập nhật Tiệc Mẫu tháng Ba ta năm 2024 tại Phủ Giầy Sài Gòn.
Đầu tiên, được sự cho phép của anh HL (ở Tp. Hồ Chí Minh), Giao Blog tạm đăng một ít ảnh trước. Video tiệc Mẫu Phủ Giầy Sài Gòn vào ngày 3 tháng Ba ta năm 2024 (ngày 11/4/2024) sẽ được cập nhật sau.
13/11/2023
Tư liệu Phủ Giầy : sắc phong 1683 (Chính Hòa 4) ở tháng 11 năm 2023
Đã khoảng nửa năm, tính từ tháng 4 năm 2023 (xem bài ở phần bổ sung), nhóm ông Nguyễn Xuân Diện liên tục lên tiếng trong không gian mạng về tư liệu Phủ Giầy Nam Định. Về mặt học thuật, nhóm này cơ bản là tung hỏa mù để hòng đánh lừa dư luận, những người không có kiến thức chuyên ngành sâu sắc dễ bị tin theo những lời thêu dệt.
Đến ngày 13/11/2023, trên trang Fb của mình, với tư cách học giả, ông Nguyễn Xuân Diện (từ đây viết tắt là NXD) vừa đưa bài có tính học thuật nhất sau nửa năm, mà là phản biện về đạo sắc phong 1683 hiện đang bảo quản tại dòng họ Trần Lê (Phủ Nội thuộc quần thể Phủ Giầy Nam Định). Đầu tiên, tôi đưa toàn văn bài viết đó về lưu trên Giao Blog.
Về mặt học thuật, bài phản biện của NXD thất bại toàn tập. Một bài viết của tôi, trong hệ thống bài đang triển khai nhiều năm qua về tư liệu Phủ Giầy Nam Định - Phủ Giầy Sài Gòn, đăng tải trên tạp chí học thuật và sách học thuật vào thời gian tới đây sẽ cung cấp những căn cứ để cho thấy tất cá luận điện mà NXD đưa ra bị bẻ gãy như thế nào. NXD chỉ biết có 0.1, chưa từng khảo sát trực tiếp (ngôn ngữ bình dân là "sờ tay vào") đạo sắc phong 1683, mà dám nói 100, thì đã biết kết quả ra sao.
25/09/2022
Phủ Giầy Nam Định 2022 : kỉ niệm 5 năm (2016-2022) thực hành tín ngưỡng được ghi danh, tại Phủ Chính
05/09/2022
Phủ Giầy Sài Gòn 2022 : Phiên 2 của Hội thảo chiều ngày 16/8/2022
Trên Giao Blog, ít hôm trước đã nói nhanh về Phủ Giầy Sài Gòn sau 8 năm (2014-2022), ở đây.
19/08/2022
Phủ Giầy Sài Gòn sau 8 năm (2014 và 2022)
Hồi tháng 4 năm 2014, chúng tôi du lãng Nam Bộ. Trường đoàn phía Bắc là thầy Ngô Đức Thịnh. Chúng tôi tập quân ở Phủ Giầy Sài Gòn, rồi lại tập quân về Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh). Sau đó thì du lãng nhiều tỉnh thành khác (An Giang, Đồng Nai,...).
Công việc cơ bản là kết hợp hội thảo và trình diễn nghệ thuật hầu đồng Bắc - Trung - Nam.
13/08/2022
Hội thảo tại Phủ Giầy Sài Gòn (tháng 8 năm 2022)
Đầu tuần sau sẽ có hội thảo khoa học và thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ, tại chính Phủ Giầy Sài Gòn.