Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

22/05/2019

Biết muộn sau 25 năm : cô Vương đã đọc và điểm bình bản dịch năm 1994 của tôi

Cô Vương là một chuyên gia về Việt Nam của Trung Quốc, tên đầy đủ là Vương Kim Địa. Cô vốn là sinh viên khoa tiếng Việt của Đại học Bắc Kinh thời 1965-1970. Sau này, nhiều năm làm việc tại Thư viện Quốc gia (Bắc Kinh), chuyên mảng tư liệu Việt Nam.

Năm 1995, ở tuổi 50 (vì sinh năm 1945), cô Vương đã có khoảng 6 tháng sống và làm việc tại Việt Nam. 

Bây giờ, sau khoảng 25 năm (1995 - 2019), mới biết: trong thời gian sống ở Việt Nam năm đó, cô Vương đã tìm đọc các bản dịch Liêu Trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh sang tiếng Việt. Các bản dịch tiếng Việt tính đến thời điểm năm 1995, được cô điểm, thì có nhiều. Trong đó, có bản dịch của Tản Đà, bản dịch của nhóm Cao Xuân Huy - Nguyễn Huệ Chi,...

20/05/2019

Một mối tình Việt - Nga đặc biệt : Nguyễn Minh Cần và Malkhanova I.A.

Chúng ta đã biết về mối tình giữa Lê Vũ Anh (con gái cụ Lê Duẩn) và một viện sĩ toán lí Nga (đọc lại ở đây).

Các lớp sinh viên Tổng hợp Hà Nội ngày trước chúng tôi cũng đã biết đến mối tình Việt - Nga của hai nhà ngôn ngữ học Nguyễn Tài Cẩn - Xtankevich. Thi thoảng liên quan đến chữ quốc ngữ thời kì đầu tiên hay Việt ngữ học, bản thân tôi vẫn đọc và trích dẫn các công trình của Xtankevich. Được cơ hội tưởng tượng về bà qua các công trình của bà (chỉ tưởng tượng thôi, vì chưa từng gặp bà ở ngoài đời bao giờ).

Bây giờ, qua giới thiệu của anh Phan Việt Hùng, chúng ta biết rõ thêm về mối tình Nguyễn Minh Cần - Malkhanova. Trước nay chỉ nghe láng máng thôi, đến hôm nay, thì được chi tiết thêm ra.

19/05/2019

Nghỉ giải lao làm một điếu, và nghe con cháu luận bàn sau 129 năm

Đang cày, vì có một vài cái hạn sắp hết, mà có ngay một cái chỉ còn từ giờ đến hết đêm (mai là thành ra rác). Nhưng nóng tới cả 40 độ, nên ong thủ. Máy cày ì ra. 

Đành nghỉ giải lao làm một điếu.

Nói vui thế thôi. Vì đã lâu lắm rồi không còn hút thuốc nữa. Cho dù, mấy năm nay, vẫn đang bị một chú quân đội (đại khái là công tác ở bệnh viện quân đội) nhả khói thuốc lào sang cửa sổ, làm phiền hàng xóm quá thể !

Nghỉ giải lao và lướt xem con cháu luận bàn gì. Sau 129 năm. Thu thập các góc nhìn khác nhau (chỉ một ngày 19 tháng 5 năm 2019 này thôi).

18/05/2019

Lâu rồi mới có tin vui : được sở cảnh sát khen tặng về phòng gian

Nhiều tin không vui về người Việt ở Nhật Bản (ví dụ tin ăn trộm máy cày để phá nhỏ ra và gửi về nước, tin trồng cần sa để buôn bán, tin trộm vặt nhưng có giá trị hàng hóa rất lớn, bắt dê để có món dê, bắt vịt để có cháo vịt,...).

Hôm nay, Thứ Bảy ngày 18/5/2019, là một tin mừng: có hai thanh niên được sở cảnh sát cảm ơn vì đã có công lao phòng gian phòng cướp giật. Hai thanh niên ấy làm việc trong các cửa hàng tiện ích (nơi mà những học sinh thường phải thành thạo tiếng và kĩ năng mới có thể làm được, đã kể ở đây). Sự kiện xảy ra ở quận Sentagaya - thủ đô Tokyo. 

Một em là Lê Văn Phương, năm nay 25 tuổi (đọc từ bản tin tiếng Nhật). Lần trước, cũng có các em được nhận giấy khen của cảnh sát (ở đây).

Phiếm đàm thế sự : chuyện cũ chuyện mới Viện Hán Nôm (ghi chép cá nhân Nguyễn Đức Toàn)

Mình thì vừa mới nhận một cuốn sách khá dày mà Nguyễn Đức Toàn ở vị trí đồng tác giả (sưu tầm, giới thiệu và biên dịch). Gần 700 trang, xuất bản bởi Nxb VNU, là Thơ văn xướng họa giữa các sứ thần Việt Nam - Triều Tiên. Còn đang đọc, nhưng hơi tiếc là sách không nói gì về những cuộc xướng họa giữa Nguyễn Tông Quai và sứ thần Triều Tiên (đợt trước, nhân ông Kim Chính Ân vượt sông Áp Lục để theo tàu chuyên dụng tới Hà Nội, thì Giao Blog đã nói nhanh ở đây). Chắc là nhóm tác giả có ý riêng gì đó (nhưng chưa tìm thấy chỗ họ giải thích vì sao không đề cập).

Đại khái là Nguyễn Đức Toàn có tên đồng tác giả của khá nhiều sách nghiên cứu được xuất bản gần đây.

Hiện nay, Toàn không ở Viện Hán Nôm nữa. Qua blog cá nhân, thì biết Toàn đang ở Đức. Bây giờ, thì xem nhanh một mẩu Toàn ghi chép lại một ít chuyện thế sự ở Viện Hán Nôm.

17/05/2019

Văn miếu Mao Điền (Cẩm Giàng, Hải Dương) : nơi hiện phối thờ nữ tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ

Nhân vật chúng tôi quan tâm từ lâu là bà Nguyễn Thị Duệ - tương truyền là nữ tiến sĩ duy nhất thời quân chủ, được cả nhà Mạc (thời kì Cao Bằng) và nhà Lê Trịnh coi trọng.

Hiện bà được phối thờ trong văn miếu Mao Điền (từ năm 2002).

bà Yến chùa Ba Vàng tái xuất và kiến nghị lên Thường trực Ban Bí thư

Bà Yến không những xuất hiện "rực rỡ" trong lễ mừng Phật Đản của chùa Ba Vàng (vẫn là do sư Thích Trúc Thái Minh trụ trì), mà còn lập tức kiến nghị pháp luật tới báo Thanh Niên. Kiến nghị khẩn cấp.

Sao bà không kiến nghị khẩn cấp luôn cả báo Lao Động nhỉ (bài đầu tiên của Lao Động ở đây). Hay là đang còn chuẩn bị.

Lần trước, sự kiện sư Thích Chúc Minh ở Hòn Đỏ (Khánh Hòa), thấy phía ấy dọa kiện báo chí. Nhưng không thấy trên thực tế (đọc nhanh ở đây).

16/05/2019

Người bị tố đạo văn thắng kiện nguyên Bộ trưởng : quyết định tháng 5/2019

Vụ việc đã kéo dài nhiều năm, từ hồi năm 2013 hồi Bộ trưởng Phạm Vũ Luận (xem lại ở đây).

Bây giờ, đã có quyết định của tòa án, và cũng vừa có quyết định của phía Bộ Giáo dục (hiện là Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ).

Một sự kiện hi hữu, có lẽ chỉ có thể xảy ra ở Việt Nam. Khi các đại học được quyền tự chủ (cấp bằng, bổ nhiệm học hàm trong thời gian công tác), thì mới có thể chấm dứt những sự kiện như thế này.

15/05/2019

Quan bà Đại Việt chuẩn bị tinh thần "khai lò": lại học tập và làm theo

Phía truyền thông chính thống đã loan báo về việc xử lí các bà quan dâm đãng hay tiến thân bằng "vốn tự có" ở Trung Quốc.

Trung Quốc đã đốt lò đả hổ bắt đầu từ các quan ông, cỡ như Bạc Hi Lai hay Chu Vĩnh Khang, Lệnh Kế Hoạch.

Sau đó, Trung Quốc đốt lò lan sang bên các quan bà, cỡ như Dương Hiểu Ba hay Thời Tố Trân.

Nhìn chung, Đại Việt luôn học tập và làm theo.

Dẫn hồn về Mạc Tư Khoa của Tư Đại Lâm (chứ không phải theo Phật tổ về Tây Phương)

Mạc Tư Khoa vốn là một miền cực lạc trong nhân sinh quan và vũ trụ quan của những lớp chí sĩ cách mạng vô sản thời kì đầu tiên. Mà đại diện tiêu biểu chính là cụ Nguyễn Ái Quốc (sau này là Hồ Chí Minh) thời thập niên 1930 - 1940.

Mạc Tư Khoa nhé. "Lão nằm mơ nước Nga". Mạc Tư Khoa là thủ đô của nước Nga. Mà nước Nga với Mạc Tư Khoa đó là của Tư Đại Lâm (tức Stalin).

Mạc Tư Khoa vốn được xem là thiên đường của dòng giống Lạc Hồng, là nơi hạnh phúc, là chốn thần tiên.

Chứ không phải Tây Phương cực lạc của Phật tổ Thích Đạt Đa đâu.

Tư liệu cho biết điều đó đã nằm sẵn từ lâu trên Giao Blog. Tư liệu do chính lớp chĩ sĩ lớp đầu tiên đó xác nhận.

14/05/2019

Tròn một tháng : từ trung tuần tháng 4, đến trung tuần tháng 5

Ngày 15 tháng 4, tức một tháng trước, Giao Blog đã viết mẩu ngắn là Choáng, thậm chí mê man, giữa trời nắng gắt của U80 và U70 là bình thường.

Hôm nay, ngày 14 tháng 5, thì cập nhật ở bên dưới.

Thấy có hai dải dây có màu sáng ở hai bên ghế ngồi. Tựa như đai lưng.

Xem ở 2 phút 18 (và một số chỗ nữa) trong video của VTC1 thì thầy tay trái của bác có vẻ "bất tự do". Một dụng cụ (có lẽ là dụng cụ y tế) được đeo vào cổ tay trái. Còn tờ Tuổi Trẻ online thì cố ý nhấn mạnh chi tiết hai tay giơ lên (cho chạy video nhấn mạnh vào chi tiết này). Nhìn tổng thể, là thực sự đang hồi phục.  

Lăng mộ vua Nhân Đức (tk 4) sắp được công nhận DSVHTG

Cách gọi chính thức của hoàng gia Nhật Bản là Nhân Đức Thiên Hoàng. Ông tại vị trong thế kỉ thứ IV. Bây giờ, năm 2019, từ 1/5 trở đi là thuộc vào thời kì Lệnh Hòa Thiên Hoàng.

Lăng mộ của ông được giới khảo cổ xem là một trong ba lăng mộ vua chúa lớn nhất thế giới (gồm kim tự tháp Giza, lăng Tần Thủy Hoàng, lăng Nhân Đức Thiên Hoàng).

Do có quan tâm, nên lần trước, khi ngụ ở Osaka trong một thời gian, tôi đã đi thành phố Sakai và ngó nghiêng một chút ít. Sakai là một thành phố trực thuộc phủ Osaka. Hiện nay, nghe nói đã có nhiều người Việt đang cư trú ở đó.

Hồi ở Osaka, chúng tôi ở rất gần với nhà đẻ của nhà văn Kawabata (đã viết nhanh ở đây).

Bây giờ, phía UNESCO đang chuẩn bị đưa lăng mộ của vua Nhân Đức vào danh mục Di sản Văn hóa Thế giới.

13/05/2019