Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn tư-liệu-bạn-bè. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tư-liệu-bạn-bè. Hiển thị tất cả bài đăng

07/08/2018

Khi các bạn ấy trở thành "cá mập": shark và khởi nghiệp Việt

Hôm nay, đọc báo thấy thông tin sau: "Theo cam kết, Shark Linh và Shark Vương sẽ đầu tư vào dự án này 2,5 tỷ đồng cho 51% cổ phần. Tuy nhiên, tại thời điểm Shark Tank mùa 2 bắt đầu phát sóng, chủ dự án Vườn rau nhà mình vẫn chưa nhận được tiền đầu tư từ 2 “cá mập”.". (xem toàn văn ở tư liệu 1).

Đại khái, có thấy một con "cá mập" ở trong bức hình 30 năm trước (xem cụ thể ở đây). Thi thoảng mình có ngó qua chương trình cá mập trên truyền hình, có liếc một chút tới các shark.

05/08/2018

Dông dài về Bắc và Nam Triều Tiên : "thống nhất" hay không, câu chuyện giữa hai cha con

Bất ngờ gặp luôn hai bố con của đàn anh người Hàn Quốc ở Hà Nội. Giữa mùa mưa khá kì lạ của năm 2018. Lúc đến dính mưa, rồi lúc về lại hứng mưa. Tối của một Thứ Bảy vẫn cứ mưa, và vẫn cứ canh cánh lo bão-lũ-lụt-lội.

Bố và con trai thứ. Cả hai đều lưu học Nhật Bản. Hiện người con trai vẫn đang là sinh viên ở Tokyo. Còn người cha thì đã lưu học ở Tokyo lâu năm rồi, bởi anh là thế hệ cách chúng tôi rất xa, mà theo ngôn ngữ Việt Nam thì có thể gọi là "chú".

29/06/2018

Nhớ về "Un Estate Italiana" (Mùa hè Italy) năm 1990, lúc bọn tôi bắt đầu mê bóng đá

… Những đêm huyền diệu theo đuổi một bàn thắng
Dưới bầu trời của mùa hè Italy
Niềm khát khao chiến thắng hiện lên trong mắt mỗi người
Một mùa hè và thêm một cuộc phiêu lưu nữa…

Mùa hè năm 1986 thì chúng tôi đã tụ tập xem uân-cắp ở nhà anh Đ. hàng xóm. Chỉ là cái màn hình đen trắng bé tí, đại khái ở khổ A5 bây giờ mà thôi. Thỉnh thoảng bị nhiễu sóng phải ra đầu hồi nhà mà xoay xoay cái cột ăn-ten bằng ống tre khô. Kí ức lúc ấy không rõ ràng, vì cũng không xem được tập trung, còn vướng bận thi cử trường chuyên gì đó.

12/06/2018

Nhân sự mới của Ban Tuyên giáo Trung ương

Cựu cán bộ Đoàn của Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia (sau đổi là Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, rồi đổi thành tên hiện nay là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam).

Ngày trước, xen giữa các hoạt động, có một chủ đề bàn luận chung là "kinh tế tri thức". Câu chuyện trở đi trở lại, có thể trên xe, có thể tranh thủ giữa các cuộc họp, có khi ở văn phòng, có khi là bên bể bơi,... Bẵng cái, cũng đã sắp hai mươi năm.

26/05/2018

Văn nghệ Thứ Bảy : tập 3 của bộ ĐẠI GIA được ra mắt vào dịp "lò đang rực cháy" này ?

Một buổi chiều nắng quay quắt ở thủ đô rất thiếu bóng cây. Các phương tiện giao thông để ở bên lề đường đều như bị chảy nhão ra giữa cái trống không, không một mái che, không một vạt lá, không một mảnh ô.

Tác giả của bộ tiểu thuyết Đại gia xuất hiện. Đúng ở vào khoảng giao cắt giữa không gian hầm hập hơi nóng bốc lên từ lòng đường với không gian được phun sương bởi thiết bị làm mát. Cái dáng nho nhỏ như bị nhòe đi trong vài giây.

Chúng tôi nói về hai tập Đại gia đã ra mắt, rồi lập tức bị thu hồi tháng 7 năm 2013 (lúc mới ra lò, đã đi nhanh một entry ở đây). Nhanh quá, thời gian đi vèo vèo, đấy với đấy, mà đã 5 năm rồi.

11/05/2018

Chúng tôi của mùa hè 30 năm trước (1988 - 2018)

Những chàng trai mới lớn, một mùa hè cấp ba trường chuyên tỉnh.

Lũ chúng tôi được tính là khóa 1 của trường chuyên, bởi lần đầu tiên hai khối chuyên tự nhiên và chuyên xã hội hợp nhất lại thành ngôi trường thống nhất, có trụ sở riêng, hiệu trưởng riêng, và mọi thứ đều riêng. Trước đó, thời gian đầu chúng tôi là dân Chuyên Văn - Nga thì được gửi ở Trường Lê Quí Đôn, còn dân chuyên Toán - Lí - Hóa thì được gửi ở Trường Nguyễn Trãi. Có muốn đi thăm nhau thì phải đi tìm giữa hai trường, tới khu dành cho khối chuyên.

Một đám bạn lớp chuyên Toán. Đúng hơn là một chú chuyên Văn Nga với những người bạn chuyên Toán. Hầu như là toàn xe đạp có phanh nhưng không ăn, cũng có thể nói trắng ra là "xe không phanh". Thế mà một ông bạn vẫn bóp cái phanh của xe tôi. Dép lê và áo bay Nga là phổ biến.

02/04/2018

Thánh địa tín ngưỡng Mẫu Liễu : qui hoạch Phủ Giầy 2017-2018

Sắp đến lễ hội Phủ Giầy ở Nam Định. Mấy ngày nữa, cũng sẽ có lễ cúng Bà Liễu Hạnh ở làng chài Nam Ô (Đà Nẵng), xem lại ở đây và ở đây.

Một ít hôm trước, một người bạn lâu năm quê huyện Vụ Bản, nhà ngay sát ngôi phủ là thánh địa của tín ngưỡng Mẫu Liễu, lúc ôn lại kỉ niệm tới hơn hai mươi năm trước cùng du lãng quê anh và làng Vân Cát, có nhắc đến chi tiết: vào hội tháng 3 âm lịch hàng năm ngày xưa, con nhang đệ tử từ tứ xứ thường chít khăn mấy tầng xanh đỏ về với Mẫu. Chúng tôi đã thấy rất rõ hồi đó !

Hồi chúng tôi du lãng ở làng Vân Cát ngày ấy, là khi tôi còn đang là sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội. Lễ hội Phủ Giầy lúc ấy còn chưa được phép mở lại, cho dù bản thân di tích thì đã được công nhận cấp quốc gia từ năm 1975.

21/08/2017

Chúng tôi đã viết ở tuổi lên mười - Số mở (Chu Xuân Giao, ở Trình Phố)

Người Việt Nam trong khoảng mấy thập niên gần đây có tục mới là tránh số 13. Ngay tại địa bàn khu phố của tôi bây giờ, mới đánh lại số nhà năm ngoái, phía UBND phường và tổ dân phố đã quyết định bỏ luôn số 13 (từ 11 sẽ chuyển luôn sang số 15).

Bởi vậy, đã lựa chọn từ đầu để sao cho các anh các chị và các bạn, rồi các em của mình trong gia đình Búp trên cành ngày xưa, không ai bị mang số 13. Số ấy, sẽ đến lượt, và tôi đặt là số mở.

07/08/2017

Chúng tôi đã viết ở tuổi lên mười - 12 (Nguyễn Minh Đức, thị xã)

Bắt đầu viết từ ngày 9/7/2017

Giật mình, vì cái tên quen thuộc đến kì lạ. Vì ít nhất, có tới ba hay bốn người bạn cùng mang tên Nguyễn Minh Đức ! Ví dụ, trên blog này, đã có đi một tin ngắn về huynh Nguyễn Minh Đức ở Đại học Tổng hợp Hà Nội ngày trước (ở đây, tháng 8/2016).

02/08/2017

Gương mặt của người bạn cùng lớp, bất ngờ hiện lên

Ghi chép nhanh

Từ hôm qua, 1/8/2017, gương mặt của người đàn ông xuất hiện trên các trang báo một cách đồng loạt.

Mình bỗng thấy nhòa vào trong đó, hay đúng hơn là phản chiếu vào trong đó, có cả gương mặt của người bạn học cùng lớp năm xưa.

Những nét đặc trưng không thể không nói là rất giống, giữa người đàn ông và người bạn ấy. Bạn là cháu gái của người đàn ông.

08/07/2017

Con cháu cụ Ngô với sách mới ra lò - Thư viện Quốc gia, tháng 7/2017

Ngày 8 tháng 7, trong lúc mình đang du lãng mạn phía bắc, khu vực Khoái Châu và Hiến Nam. Bây giờ, vào mạng thì mới biết tin.

Đó là con cháu các cụ Ngô Quang Bích - Ngô Quang Đoan (đã có một số tin liên quan trước đây, ví dụ ở đây hay ở đây).

02/07/2017

Ông bạn cuối cùng của lớp lên xe hoa

Bây giờ, đặt giả thử mình mà cưới, thì chắc là ngại lắm. Đã đến cái tuổi ngại cưới, đúng là ngại rồi, còn gì.

Độ nửa tháng nay, lớp đại học ngày trước vui hân hoan trước tin ông bạn sót lại cuối cùng lên xe hoa. Vào hôm nay, Chủ Nhật ngày 2/7/2017. Mình phải phi vội về từ xứ Sơn Nam trước một ngày cho kịp. 

Bạn cùng lớp được dịp tụ tập. Có lẽ đông hơn cả họp lớp thường khi. Bọn trẻ con đi theo bố mẹ cũng khá đông. Nhiều cháu vào đại học rồi.

10/06/2017

Chúng tôi đã viết ở tuổi lên mười - 5b (Bùi Vân Anh, ở thị xã)

Hôm nay, kiểm lại theo mục lục của bản in năm 1990, thì thấy bản đang đi trên blog này của mình đã để "lọt" mất chị Bùi Vân Anh.

Chị Vân Anh hơn lứa chúng tôi chỉ một năm. Sau này vào trường chuyên tỉnh, chị học trên bọn tôi một lớp.

02/05/2017

28/04/2017

anh Sanh Châu chính thức đăng đàn ở UNESCO 2017

Bạn đọc toàn quốc đang chú ý tới hình ảnh đại sứ Phạm Sanh Châu đăng đàn chính thức vào ngày 27/4/2017 tại UNESCO.

1. Sau này mới biết anh cũng đã từng là một người lính.

2. Làm việc cùng nhau qua năm về mộc bản Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang), hồi anh là người phụ trách đồng thời mảng Văn hóa Đối ngoại (Ngoại giao Văn hóa) và mảng Ủy ban Unesco Việt Nam. 

01/04/2017

Du lãng trên quê hương, cùng người bạn Maeda - 0 (lời dẫn)

Cũng trong văn mạch như với sê-ri sẽ đi dần dần về ông cháu nhà cụ Yubi (đã viết lời dẫn ở đây).

Maeda chỉ là một nhân viên công ti, nhưng rất say mê với văn hóa địa phương.

30/03/2017

Tháng ba : Hoa gạo Thuận Vi và vườn xuân bên bờ sông Cái, trước phong trào Nông thôn Mới

Nỗi lo đô thị hóa bất chấp, qui hoạch hóa bất chấp.

Vườn quê Thuận Vi gắn với chúng tôi thời lên mười. Bạn tôi sinh ra ở đó, lớn lên đi học xa nhà, rồi lại trở về vườn quê. Mùa hoa gạo năm nay, bạn bâng khuâng nhớ về những năm tháng thơ ấu, rồi giật mình nghĩ về tương lai của làng.