Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn chuyên-văn-nga. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chuyên-văn-nga. Hiển thị tất cả bài đăng

27/12/2021

Chị Châu kể lại thời học chuyên "chuyên nghiệp" mà lại "trượt đại học" lần đầu tiên

Chị Châu là một người chị trong gia đình Búp Trên Cành của chúng tôi. Xem các tác phẩm được tuyển chọn của chị ở trại hè thiếu nhi Búp Trên Cành tại đây (mục lục của bản in năm 1990) và tại đây.

1. Hồi mới ở tuổi lên mười, tôi đã gặp chị lần đầu tiên trong khuôn viên của Hội Văn học Nghệ thuật Thái Bình. Hồi đó, còn là "thị xã Thái Bình", mà trụ sở Hội thì nằm ở gần với Sở Giáo dục và Đoàn chèo Thái Bình. Những năm đó, tham gia trại hè, có  nhiều anh chị lớn (như chị Châu, chị Sánh, chị Phúc...) với các em lớp sau chúng tôi (Hiếu, Hằng, Yến, Hoàn, Giao,...).

2. Sau này, hồi đầu thập niên 1990, tôi từ đại học về thăm Trường chuyên Thái Bình (lúc đó trụ sở đã chuyển từ địa điểm cũ ra địa điểm mới trên đường Lý Thường Kiệt) để thăm một ông bạn cũ cùng lớp chuyên ngày xưa mới về làm giáo viên ở Trường chuyên, tức là học chuyên ra lại về làm giáo viên của chuyên, thì bất ngờ gặp chị. Hóa ra chị cũng như ông bạn tôi, là giáo viên môn Văn của trường (chắc chị về trường trước ông bạn một thời gian). 

Sau này, cả chị Châu và ông bạn cùng lớp của tôi đã chuyển cơ quan.

3. Đến tận hôm nay, tôi mới biết là sau lần gặp chị ở trường hồi đó, là chị đã chuyển ra Hải Phòng. Thú vị hơn, đọc bài viết dưới đây của chị thì mới vỡ lẽ: chị từng trượt đại học ở lần ứng thi đầu tiên. Mà chính nhờ trượt năm đó, mà chị mới gặp được những người thầy đặc biệt: Nguyễn Hải Đạm, Lại Quí Dương, Đặng Thuyên.

10/07/2020

Giáo dục Đại Việt thế kỉ XXI : vấn đề hệ thống trường chuyên lớp chọn

Tôi vốn là cựu học sinh của hệ thống trường chuyên trong thập niên 1980 (từ cấp 1, cấp 2, cấp 3). Ví dụ hình ảnh của một nhóm Chuyên Toán và Chuyên Văn của trường tôi ở cuối thập niên 1980, thời cấp 3 chuyên tỉnh, thì có thể xem ở đây.

Bây giờ, các nơi đang bàn luận rôm rả về đề tài hệ thống trường chuyên. Đại khái tâm điểm là câu hỏi: trường chuyên hiện nay còn cần thiết hay không ? Có nên duy trì hệ thống trường chuyên nữa không ? 

Các câu hỏi khác đều châu tuần quanh các câu hỏi chính yếu ấy.

30/05/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : cặp anh em Trung Hiếu - Trung Kiên cùng viết văn và cùng đá bóng ngày trước

Đó là hai anh em ruột Bùi Trung Hiếu và Bùi Trung Kiên. Những người bạn cùng viết văn và cùng đá bóng của chúng tôi ngày trước. Một số trại hè viết văn ngày ấy có cùng lúc cả mấy cặp anh em, mà một trong đó là Hiếu - Kiên. Chúng tôi viết văn trong khuôn viên trụ sở Hội Văn nghệ Thái Bình. Buổi chiều tối thì đá bóng, ngay ở khoảnh sân láng bê tông trước hội trường lớn, chỗ ấy có mấy gốc đại nở hoa vàng.

Trụ sở Hội Văn nghệ Thái Bình lúc đó ở gần Sở Giáo dục Thái Bình, gần Đoàn chèo Thái Bình, và ngay ở sau Khách sạn Giao Tế.

Nhóm đá bóng trong sân của Hội Văn nghệ Thái Bình hồi thập niên 1980s ấy, thường có anh em Hiếu Kiên, anh em Khang Khải, anh em Hạnh Bình, Thắng con chú Bính, tôi, và một vài người nữa.

15/11/2018

30 năm 1988 - 2018 : Hệ chuyên - trường chuyên niềm tự hào của tỉnh Thái Bình

Mai thì bọn bạn quậy tung. Bọn mình là dân khóa 1, tức những chàng trai cô gái mở đường của thời đó. Đã đưa ảnh 30 năm trước, và ghi nhanh kèm theo, ở đây.

Ngày mai là 16/11. Đêm nay, lửa trại đã bắt đầu.

Mình bị vướng, nên lỡ cuộc chơi.

07/08/2018

Khi các bạn ấy trở thành "cá mập": shark và khởi nghiệp Việt

Hôm nay, đọc báo thấy thông tin sau: "Theo cam kết, Shark Linh và Shark Vương sẽ đầu tư vào dự án này 2,5 tỷ đồng cho 51% cổ phần. Tuy nhiên, tại thời điểm Shark Tank mùa 2 bắt đầu phát sóng, chủ dự án Vườn rau nhà mình vẫn chưa nhận được tiền đầu tư từ 2 “cá mập”.". (xem toàn văn ở tư liệu 1).

Đại khái, có thấy một con "cá mập" ở trong bức hình 30 năm trước (xem cụ thể ở đây). Thi thoảng mình có ngó qua chương trình cá mập trên truyền hình, có liếc một chút tới các shark.

11/05/2018

Chúng tôi của mùa hè 30 năm trước (1988 - 2018)

Những chàng trai mới lớn, một mùa hè cấp ba trường chuyên tỉnh.

Lũ chúng tôi được tính là khóa 1 của trường chuyên, bởi lần đầu tiên hai khối chuyên tự nhiên và chuyên xã hội hợp nhất lại thành ngôi trường thống nhất, có trụ sở riêng, hiệu trưởng riêng, và mọi thứ đều riêng. Trước đó, thời gian đầu chúng tôi là dân Chuyên Văn - Nga thì được gửi ở Trường Lê Quí Đôn, còn dân chuyên Toán - Lí - Hóa thì được gửi ở Trường Nguyễn Trãi. Có muốn đi thăm nhau thì phải đi tìm giữa hai trường, tới khu dành cho khối chuyên.

Một đám bạn lớp chuyên Toán. Đúng hơn là một chú chuyên Văn Nga với những người bạn chuyên Toán. Hầu như là toàn xe đạp có phanh nhưng không ăn, cũng có thể nói trắng ra là "xe không phanh". Thế mà một ông bạn vẫn bóp cái phanh của xe tôi. Dép lê và áo bay Nga là phổ biến.

31/12/2015

Cuối năm xem một ảnh cũ : thời của mốt quần cộc áo dài

Bẵng cái, tới gần 30 năm cũng đã trôi qua.

Đó là cái thời của Hội Tao cười. Không phải "Hội Tao đàn" phỏng theo vua Lê Thánh Tông, mà là "tao cười", tức "bọn tao cười.

Cô giáo dạy Toán ngày đó từng viết về Hội Tao cười, ở đây.

Đó là thời bắt đầu của Đổi Mới. Chúng tôi vừa mới lớn lớn một chút. Và lúc ấy thì đang thịnh mốt quần cộc áo dài.

11/11/2014

Mùa thu Hà Nội năm 2007: cô giáo dạy Toán nhớ các em lớp Văn

"Cuộc đời cô có nhiều ngả rẽ, nhưng cuối cùng cô vẫn trở về với nghề dạy học, có một lý do là ở nơi những kỷ niệm của các em đó."

Trích từ Tập san kỉ niệm của nhà trường. Người viết là cô giáo dạy Toán của chúng tôi. 
Một món quà đặc biệt đối với chúng tôi, là trong Tập san, cô viết về lớp Văn Nga ngày đó (Nga là chỉ tiếng Nga, tức lớp chuyên về Văn và chuyên tiếng Nga; chúng tôi còn học tiếng Nga lên đại học nữa). Cô thường tâm sự: đó là lớp học trò tôi nhớ mãi, nhớ mãi, từng em, một cách kì lạ. 
Cô chính là người, lúc đó, phê chữ "Đèn cù" vào bài của một ông bạn tôi. Ý cô bảo: giải vòng vo tam quốc, hệt như đèn cù chạy loanh quanh, giống với viết văn hay làm thơ.