Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn ngô-quang-bích. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ngô-quang-bích. Hiển thị tất cả bài đăng

09/07/2024

Một lược sử về huyện Tiền Hải (ra đời năm 1828, vốn thuộc Nam Định, rồi từ 1895 thì về Thái Bình)

Lược sử về huyện Tiền Hải này đã được tôi trình bày trong một bài viết năm 2019 (in thành sách năm 2020).

Cảm giác chung là vùng Sơn Nam mênh mông ruộng đồng, trù phú và cởi mở.

Kí ức về thời kì thuộc về tỉnh Nam Định với trung tâm là thành phố Nam Định vẫn thấy được trong suy nghĩ của các thế hệ người Tiền Hải và người Kiến Xương gần đây. Một thời gian dài, người Tiền Hải và người Kiến Xương vẫn xem "thành phố Nam Định" là thành phố trung tâm của mình, cái gì của Nam Định cũng xem như của mình ! 

Sang thế kỉ 21 rồi, cảm giác đó, vẫn còn thấy ở đâu đó trong các câu chuyện mang tính hồi ức của người Tiền Hải và người Kiến Xương lớn tuổi.

Bản đăng trên Giao Blog hôm nay là lấy từ bản word 2019 có đối sánh với bản in năm 2020.

28/10/2023

Văn nghệ Thứ Bảy : du lãng miền đất tổ đang nhiều dần lên các khu công nghiệp

Chúng tôi dự tính đi huyện Yên Lập - nơi có đền thờ chí sĩ Ngô Quang Bích. Lên đến Yên Lập, thì danh tiếng của hai cha con chí sĩ chống Pháp là Ngô Quang Bích - Ngô Quang Đoan được biết đến rộng rãi. 

Tôi có dịp hàn huyên với một đàn anh hoạt động Đoàn từng là Bí thư huyện Yên Lập rằng, thưở nhỏ, lúc trên dưới 10 tuổi, bọn chúng tôi hay lén mang thanh kiếm cũ của cụ Ngô Quang Bích ra chơi, hồi ấy hay gọi là "chơi đồ hàng". Hàng đó, thật ra là "hàng thật" trăm phần trăm. Chúng tôi cũng chỉ dám mang ra chơi lén khi nhà không có người lớn (người lớn thường đi đâu xa xa, kịp thời gian để chúng tôi xử lí mọi thứ êm đẹp). 

Về cụ Ngô Quang Bích và con trai cụ là Ngô Quang Đoan, thì trên Giao Blog, có thể đọc nhanh ở đây (tháng 12/2016) hay ở đây (tháng 7/2017).

30/09/2022

Quê hương đổi mới 2022 : các trường học chuyển sang tên gắn với danh nhân Ngô Quang Bích và Bùi Viện

Về quê hương Trình Phố, trên Giao Blog đã có một số bài tổng quan và chi tiết. Ví dụ, về tổng thể thì có thể đọc ở đây (năm 2016). Về chi tiết, liên quan đến danh nhân Bùi Viện thì đọc ở đây (năm 2018) và ở đây (năm 2017), về cha con danh nhân Ngô Quang Bích - Ngô Quang Đoan thì đọc ở đây (năm 2017) và ở đây (năm 2016).

Cập nhật về tình hình gần đây của Trình Phố, chẳng hạn nhân chuyến thăm của đương kim Tổng Bí thư mấy năm trước, thì đọc ở đây (năm 2018). Hoặc gần đây là tin về cụm công nghiệp An Ninh thì được điểm ở đây (năm 2021).

Ở tuổi lên mười, vào thập niên 1980, tôi đã viết những câu chuyện nhỏ gắn với bối cảnh làng quê và phố thị ở đêm trước Đổi Mới, thấy rõ là chính sách đi vùng kinh tế mới, đọc lại ở đâyở đây.

Hồi năm 2013, tóm tắt về quê hương Trình Phố, tôi đã viết:

"Ngược qua con đê là làng Trần Độ, xuôi theo dòng sông đào ra phía biển là chạm vào đầu làng Hoàng Văn Thái, tới sát biển gặp Nguyễn Công Trứ với những sinh từ được dân chúng xây cất ngay lúc cụ còn sống. Giữa làng có thể uống nước giếng trước nhà Bùi Viện, đi bộ thêm vài bước chân là đã vào đến cửa nhà Ngô Quang Bích."

19/10/2021

Làng Trình Phố trong đương đại : Cụm Công nghiệp An Ninh vừa khánh thành (tháng 10 năm 2021)

Quê hương của hai cha con danh nhân chống Pháp là Ngô Quang Bích - Ngô Quang Đoan (đọc lại ở đâyở đây).

Cũng là quê hương của danh nhân Bùi Viện (đọc lại ở đây).

Quê hương ấy vừa khánh thành Cụm Công nghiệp An Ninh. 

Tên xưa là Trình Phố. Tên nay là An Ninh.

12/06/2021

Văn nghệ Thứ Bảy : sau 33 năm, mới được đọc lời bình của Tô Hoài cho lá thư tôi viết năm 1988

Về lá thư viết năm 1988, thật ra là được giải thưởng năm 1988 chứ viết thì chắc phải trước đó, tôi đã kể trên Giao Blog, ở đây (năm 2013) và ở đây (năm 2021).

Vừa rồi, mới phát hiện ra là có một tuyển tập về những lá thư mà học sinh Việt Nam viết trong 30 năm (từ năm 1987 - 2017). Ngẫu nhiên mà biết thôi.

Hôm nay, sách ấy đã được gửi qua đường chuyển phát tới nhà.

Và lần đầu tiên, tôi mới được đọc văn bản của Tô Hoài viết năm 1988. Trong đó, ông có nhắc đến lá thư của tôi viết. Trong buổi phát giải năm 1988 tại thị xã Thái Bình (nay là thành phố), thì ông đã chuyển họ của tôi sang họ Ngô --- vì ông đinh ninh rằng, nếu là người làng Trình Phố, thì chắc phải con cháu cụ Ngô Quang Bích. Đã kể nhanh ở đây.

26/05/2019

Tiếp tục chuyện đi tìm một người bạn của Trần Dân Tiên (dịch giả Trương Niệm Thức)

Tôi đã nhắn tin chính thức tới ông Hồ Tuấn Hùng (tác giả của cuốn Hồ Chí Minh sinh bình khảo), từ mấy năm về trước, rằng: Trương Niệm Thức là một người bằng xương bằng thịt thực sự, không phải người ảo (ông Hồ Tuấn Hùng cho Trương Niệm Thức là nhân vật ảo).

Trương Niệm Thức là một người bạn của Tran Dan Tien (sau này được ghi thành Trần Dân Tiên). Một người bạn đích thực. Một dịch giả hoàn toàn xứng đáng với Tran Dan Tien, về mọi mặt.

Đã đưa một chút tư liệu về nơi chốn cũ của Trương Niệm Thực ở đây (năm 2017).

25/05/2019

Bồ Tùng Linh với các bản dịch tiếng Việt : Cuộc tháo thân khỏi địa ngục (bản Nguyễn Văn Huyền)

Cuộc tháo thân khỏi địa ngục là bản dịch của chủ nhân Giao Blog vào năm 1994 cho truyện vốn có tiêu đề Nhiếp Tiểu Thiến (tên nhân vật chính) trong bộ Liêu Trai Chí Dị. Đã đi ở đâyở đây. Tức là đã có một chút chỉnh lí: dịch giả đặt lại tên cho truyện.

Cũng với truyện đó, cụ Nguyễn Văn Huyền ở Nam Định dịch thành Nghĩa khí cải hóa hồn ma. Cũng tức là: dịch giả đã chủ động đặt lại tên truyện.

Cụ Nguyễn Văn Huyền là một nhà Hán học uy tín ở vùng Sơn Nam Hạ (các tỉnh Nam Định - Thái Bình), có tiếng nghiêm cẩn và uyên bác. Hồi tôi còn học ở Đại học Tổng hợp Hà Nội, đi đọc sách các nơi, thì đều gặp cụ (Thư viện Quốc gia, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Thư viện Viện Thông tin Khoa học Xã hội,...). Cụ cơm nắm cơm đùm từ Nam Định lên đọc tư liệu ở thủ đô, tuổi chắc đã khoảng ngoài bảy mươi rồi, nhưng còn rất tráng kiện. Lúc ấy, cụ đang đọc và viết về Phạm Văn Nghị, Ngô Quang Bích. 

02/02/2018

Về thăm làng Trình Phố và huyện Tiền Hải, bác Tổng Bí thư được khen là "phong độ" và "đẹp lão"

Một hoạt động vào dịp kỉ niệm ngày 3 tháng 2 năm 2018, và nhân dịp kỉ niệm 110 năm ngày sinh nhà cách mạng Nguyễn Đức Cảnh.

Trình Phố là tên làng chung (đã thấy ở đây, hoặc ở đây). Còn thực ra, gồm 3 làng thành viên, là: Trình Nhất, Trình Trung, và Trình Nhì. Các cụ kể rằng, Trình Trung và Trình Nhì thực ra về nghĩa đều là một, đều là "thứ hai". Đó là kết quả không chịu nhường ngôi "thứ hai" giữa hai làng ngày trước. 

Trình Trung chính là quê hương của bác Trần Quốc Vượng. Chiều hôm qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm một vị nữ lão thành cách mạng thuộc dòng họ Trần tại đây.

11/07/2017

Làng quê Trình Phố và các chí sĩ địa phương, với phong trào Đông Du và Đông Kinh nghĩa thục (1905-1910)

Về làng Trình Phố, trên blog này, đã có đi một bài của tác giả Vũ Thị Nga (xem lại ở đây, tháng 12/2016).

Các chí sĩ ở địa phương thời cuối thể kỉ XIX đầu thế kỉ XX, thì có thể nêu trường hợp tiêu biểu là cha con Ngô Quang Bích - Ngô Quang Đoan.

Hồi nhỏ, chúng tôi có khi còn mang gươm kiếm và các đồ dùng cũ của các cụ để lại ra chơi đùa, mà không hề biết rằng đó là những thứ quốc bảo ! 

Gần đây, nhân dịp kỉ niệm Đông Kinh nghĩa thục, con cháu cụ Ngô Quang Đoan đã lên Hà Nội vào ngày giới thiệu sách mới xuất bản (đã đi ở đây).

08/07/2017

Con cháu cụ Ngô với sách mới ra lò - Thư viện Quốc gia, tháng 7/2017

Ngày 8 tháng 7, trong lúc mình đang du lãng mạn phía bắc, khu vực Khoái Châu và Hiến Nam. Bây giờ, vào mạng thì mới biết tin.

Đó là con cháu các cụ Ngô Quang Bích - Ngô Quang Đoan (đã có một số tin liên quan trước đây, ví dụ ở đây hay ở đây).