Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn trần-kinh-hòa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trần-kinh-hòa. Hiển thị tất cả bài đăng

04/12/2024

LONG PHI và LONG TẬP gắn với năm 1611 của vua Càn Thống ở Cao Bằng

Chuẩn bị viết từ rất lâu, bắt đầu từ thời kì du lãng Cao Bằng từ giữa thập niên 1990. Liên tục nhiều năm ở thập niên đó. Cao Bằng là miền quê hương nơi biên viễn.

Mãi đến 2015 mới cho công bố. Lúc bấy giờ, tôi ở Osaka (Nhật Bản) chỉnh lí lại bài đã viết từ năm 2013 và quyết định cho đăng trên NC & PT (một thời kì thật tuyệt của tờ tạp chí gắn với xứ Huế này).
Năm 2013 và 2015 nhắc đến Long Phi cùng Long Tập trong nghiên cứu của một số học giả nước ngoài, là tôi đang nhớ đến các bài viết đã công bố từ lâu của học giả khả kính Trần Kinh Hòa (một thời tôi đã tham gia vào công việc chỉnh lí tư liệu của ông tại Nhật Bản). Cũng là nhớ đến các bài viết của đàn anh Serizawa.

13/01/2021

Gạo trắng và gạo đỏ, có từ thời Nhâm Diên (gần ngang thời Hai Bà Trưng)

Cụ Nhâm Diên là quan lại được Trung Hoa cử xuống cai trị vùng Giao Chỉ hồi đầu công nguyên, thường được nhắc đến trong cặp đôi "Nhâm Diên và Tích Quang". 

Nhâm Diên làm thái thú quận Cửu Chân. Còn tích Quang thì làm thái thú quận Giao Chỉ.

Hai cụ Nhâm Diên và Tích Quang được xem là những vị quan tốt, lấy lễ nghĩa mà dạy cho dân vùng Giao Chỉ ở biên viễn của đế quốc Hán.

02/07/2019

Học giả Trần Kinh Hòa (sinh năm 1917, trưởng thành ở Nhật, chuyên cổ sử Việt Nam)

Cứ mỗi lần trở lại ga Mita (ga dẫn vào Đại học Khánh Ứng) là tôi bất giác nhớ đến học giả Trần Kinh Hòa. Mùa hè lần trước cũng vậy, nhớ về cụ lúc dừng lại ở chỗ đèn đỏ. Miệng thì nói chuyện với bà giáo M. của tôi, nhưng trong đầu thì chợt nghĩ đến cụ Trần. Bà giáo của tôi sau một hồi lên hàng lãnh đạo và lãnh đạo cao nhất của cơ quan, thì đâm sợ hành chính sau một nhiệm kì, sực nhớ ra thiên chức học giả, nên đã chuyển về Đại học Khánh Ứng chỉ còn giữ một ghế giáo sư mà thôi. Nhờ thế, chúng tôi sẽ có nhiều dịp trở lại nhà ga Mita hơn.

Cụ Trần Kinh Hòa là một học giả quốc tế của khu vực Đông Á, nhiều người gọi một cách kính trọng là "bác học họ Trần" hay "bác học Trần Kinh Hòa". Cụ là người Hoa/Hán, sinh ra ở Đài Loan rồi đến Nhật Bản từ nhỏ, tốt nghiệp ngành sử học ở Đại học Khánh Ứng danh tiếng (đại học do nhà giáo dục khai sáng Phúc Trạch Dụ Cát thành lập).

Cụ nghiên cứu và giảng dạy ở nhiều nước, trong đó có một phần quan trọng là miền Nam Việt Nam (Văn khoa Sài Gòn, Đại học Vạn Hạnh, Viện Khảo cổ,...).

24/12/2018

Người Trung Quốc đang in và đọc sử Việt một cách hệ thống (bài Phạm Hoàng Quân)

Quả thực, các học giả Trung Quốc và Đài Loan không chỉ đọc sử liệu của Việt Nam một cách hệ thống, mà phải mở rộng ra là "tư liệu Việt Nam".

Bây giờ, động bút gì, đều vào ngó xem bản hiệu khảo của các học giả ấy đã làm gì. Vẫn còn rất nhiều lỗi, nhưng về cơ bản hơn hẳn đọc bản dịch tiếng Việt chay.