Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn phan-bội-châu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phan-bội-châu. Hiển thị tất cả bài đăng

14/03/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : đọc lại "Thoát Á luận" của giữa đại dịch toàn cầu Cô Vy 19

Về phương diện văn bản học thì Thoát Á luận 脱亜論 ra đời vào tháng 3 năm 1885. Chính xác là 16 tháng 3 năm đó.

Đã 135 năm rồi. Câu nổi tiếng trong đó là: "Văn minh, đúng văn minh phương Tây, thì đang lan truyền đi tựa như bệnh truyền nhiễm, giả dụ như bệnh sởi ấy" (nguyên văn tiếng Nhật của 135 năm về trước là: 文明は猶麻疹の流行の如し; ở đây dịch ra tiếng Việt hiện đại một cách vui vui). Đại ý, văn minh phương Tây đã lan đi toàn cầu, như một loại bệnh truyền nhiễm, mà phương Đông không có cách nào chống đỡ nổi ! Phải chung sống với nó mà thôi ! Phương Đông phải tự mình mạnh lên, tự mình trở thành người chiến thắng nó, khuất phục nó. Đó là cách lựa chọn của người phương Đông thông minh trước "bệnh truyền nhiễm".

Nước Nhật hiện đại hóa để đuổi kịp và chiến thắng "bệnh truyền nhiễm" là bắt đầu với tư tưởng như vậy.

Thoát Á luận của Fukuzawa vốn không có tiêu đề như vậy. Vốn chỉ là một bài xã luận cho tờ Thời sự tân báo vào năm Minh Trị 18 (1885). Một bài viết không dài, chỉ có hơn 2000 chữ, nếu tính giấy viết bản thảo kiểu cũ thì khoảng hơn 5 tờ (5 mặt). Sau này, thì bài xã luận ấy mới được gọi là Thoát Á luận.

Nếu so với bây giờ, có khi chỉ tựa như một bài viết trên blog hay Fb cá nhân mà thôi.

01/05/2019

Một biểu tượng tình hữu nghị Việt - Nhật (bài Shiraishi)

Một bài viết bằng tiếng Việt trên tờ Thanh Niên của học giả Shiraishi - người Nhật Bản, chuyên gia về sử cận hiện đại Việt Nam. Lĩnh vực hẹp của ông là về Phan Bội Châu (luận văn tiến sĩ sử học của ông là về Phan Bội Châu đã được xuất bản, cũng đã có bản dịch tiếng Việt được xuất bản tại Việt Nam khoảng 20 năm trước).

Bài đã lên mạng từ tháng 10 năm 2018, nhưng bây giờ tôi mới thấy.

Tạm đưa về đây.

Nhìn chung là một bài nhàn nhạt. Không nghĩ đó là bài của Shiraishi. Có chút lăn tăn. Trong hội thảo cuối tháng 12 năm 2017 (đã tạm ghi nhanh ở đây), bác Shiraishi cũng có trình bày một bài ở phiên toàn thể. Lúc đó, cũng đã nghĩ lăn tăn rồi (còn có hai lăn tăn khác, thì đã viết nhanh ở đây).

31/03/2019

Công cuộc Đông Du thế kỉ XXI : Nam Anh viết blog bằng tiếng Việt và tiếng Nhật

Nam Anh là một thanh niên Việt Nam, cựu lưu học sinh Nhật Bản, hiện đang làm việc tại Hà Nội. Gần 20 năm trước, tức đầu thế kỉ XXI, Nam Anh theo gia đình tới Tokyo, và gia đình em gồm năm người (bà nội, cha mẹ, hai anh em) đã tới thăm viếng mộ phần của chí sĩ phong trào Đông Du thời đầu thế kỉ XX là cụ Trần Đông Phong. Đã kể chi tiết việc này ở đây (tháng 9/2018).

Thời đó, chúng tôi cũng mới trở lại Tokyo, ở khu Odai - nơi mà những đàn anh đàn chị, trong đó có cha mẹ của Nam Anh hay gia đình anh Nhuận đã từng ở trong một năm. Lứa chúng tôi, được gia hạn thêm sáu tháng (là nhờ vào lá đơn tôi viết gửi khoa lưu học sinh và xác nhận của thầy Daniel).

Gần đây, nhân một sự kiện của Đại học Việt - Nhật, thì Nam Anh xuất hiện ở đây.

17/03/2019

Lần đầu tiên xuất hiện ở nhà ga Nhật Bản : tên và ảnh chụp năm 1918 của Phan Bội Châu

Đó là một tấm bia mới được dựng ở nhà ga đường sắt quốc gia Nhật Bản "ga Fukuroi" thuộc tỉnh Shizuoka. Lễ khánh thành được thực hiện vào ngày 16 tháng 3 năm Bình Thành 31 (năm cuối cùng của niên hiệu Bình Thành). Bia cao 1.2 m, rộng 0.9 m.

Trên bia có cả tiếng Nhật và tiếng Việt. Một tấm ảnh chụp năm 1918, trong đó có thấy hình ảnh của Phan Bội Châu, đã được khắc lên tấm bia vừa dựng này.

Vẫn là nằm trong hoạt động ngoại giao văn hóa như đã chỉ ra ở bài viết đã công bố lần đầu năm 2016 (đọc lại ở đây, còn toàn văn thì xem ở đây).

Đây là lần đầu tiên một danh nhân Việt Nam được giới thiệu trên bia dựng tại nơi công cộng tại Nhật Bản.

11/03/2019

Đại học Việt Nhật (VJU) : nhìn từ 1908 - 1918, đến hiện nay

Hồi năm 1908, du học sinh Việt Nam là Trần Đông Phong đã tự sát tại khuôn viên một ngôi chùa ở Tokyo. Một cái kết bi thảm cho phong trào Đông Du được khởi xướng bởi Phan Bội Châu - Cường Để.

Mộ phần của cụ Phong ở một công viên nghĩa trang tại Tokyo hiện nay là một điểm đến thăm viếng của nhiều người Việt. Chúng tôi đã viết rằng, cụ đang trở thành một vị phúc thần cho người Việt ở Nhật Bản (xem lại ở đây, tháng 8/2017).

Liên quan đến mộ phần cụ Trần Đông Phong ở Tokyo, thì là câu chuyện gần đây vào năm 2018, về gia đình thầy giáo Nguyễn Thiện Nam (cựu lưu học sinh Đại học Ngoại ngữ Tokyo thời cuối thập niên 1990, cựu giảng viên tiếng Việt tại Đại học Ngoại ngữ Tokyo hồi đầu những năm 2000), đọc ở đây.

Năm 2019 (năm học thứ 3 của Đại học Việt Nhật - VJU), con trai thầy Nguyễn Thiện Nam (thanh niên điển trai Nam Anh) có phát biểu về VJU trong video mới đây (Nam Anh đã có hai kỉ niệm đáng ghi nhớ trong thăm viếng mộ phần cụ Trần Đông Phong ở Tokyo):

08/02/2019

"Phan Bội Châu" - một cuốn sách mới của học giả Imai (Nhật Bản)

Sách vừa ra lò tháng 1 năm 2019. Tác giả là Giáo sư Imai của Đại học Ngoại ngữ Tokyo. Một cuốn mỏng chưa tới 100 trang, nằm trong sê-ri sách về các nhân vật lịch sử thế giới.

Tác giả có tham gia hội thảo quốc tế tháng 12 năm 2017 tại Nghệ An (xem lại ở đây), và nhiều hội thảo trước đó. Ông là người đồng tổ chức loạt hội thảo kỉ niệm 85 năm phong trào Đông Du hồi các năm 2004-2005 tại Nhật Bản.

07/01/2019

Chúng ta có duy nhất thứ LẠC mang màu sáng là LẠC QUAN

Ghi chép nhanh tại một buổi họp tổng kết công việc năm 2018 và phương hướng năm 2019. Câu nói trên là của một đàn anh ngồi gần sáng nay, ngày 7/1/2019, có thể xem là thu hoạch lớn nhất của cả buổi họp.

Đàn anh thuộc lớp cha chú, công tác ở một tờ tạp chí học thuật. Mình ngồi gần, nên được anh thổ lộ. Lúc đó, có 3 người, nên đã có đủ "ba mặt một nhời" rồi.

02/01/2019

Đầu năm mới 2019, xem thủ bút năm 1939 của cụ Phan Bội Châu

Tức là xem lại thủ bút của cụ Phan 80 năm về trước.

Đáng quí là chữ của chính cụ khi cụ còn tại thế. Khi những hàng chữ ấy in lên trên mặt giấy, thì chắc chính cụ đã thấy.

Đó là năm 1939. Đó cũng là những năm tháng cuối cùng của cụ Phan, bởi sang năm 1940 thì cụ qui tiên.

09/12/2018

Trên quê hương của bác sĩ Asaba, có thêm nhiều quán ăn Việt Nam

Câu chuyện cứ phải tính bằng cả thế kỉ, tức là gắn với năm 1918 khi cụ Phan Bội Châu trở lại thị trấn Asaba để dựng bia tưởng niệm bác sĩ Asaba.

Những năm 2010s này, sau một trăm năm, có rất nhiều quán ăn Việt Nam trên quê hương bác sĩ Asaba. Lần trước đã nói về một quán mới khai trương (ở đây, hồi tháng 11 năm 2017, quán Bún Chả Hà Nội).

Bây giờ là thêm một số thông tin. Giá như bây giờ, năm 2018, thì chắc cụ Phan Bội Châu có thể mời cụ Asaba tới các quán ăn Việt Nam để chiêu đãi và đàm đạo.

01/12/2018

Sau chuyến quang lâm của nhà vua Nhật : tới thăm bia đá Phan Bội Châu, có nhiều đoàn du lịch

Tư liệu về chuyến viếng thăm bia đá Phan Bội Châu (dựng năm 1918 tại thị trấn Asaba) của nhà vua và hoàng hậu Nhật Bản, vào ngày 29 tháng 11 vừa rồi, thì đã đi ở đây.

Đại khái là sau chuyến viếng thăm lịch sử đó, thì tấm bia đá sẽ được quan tâm nhiều hơn nữa, cả trong tư cách là di sản văn hóa địa phương, cả trong tư cách "đại sứ đặc biệt" của ngoại giao Việt - Nhật đương đại. Đã nói rõ ở đây.

Ngày một nhiều công ti du lịch Việt Nam và Nhật Bản thiết kế tua đến thăm bia đá.

29/11/2018

Nhìn lại 10 năm trước : nhà cũ Phan Bội Châu ở Huế xuống cấp nghiêm trọng (2008-2010)

Mấy năm gần đây thì nhà cũ của cụ Phan Bội Châu ở Huế đã được phong quang, trở thành một điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước. Dĩ nhiên là nó đã xuất hiện trên bản đồ du lịch Huế. Có thể xem ở đây hay ở đây.

Nhưng cũng cần phải nhìn lại chuyện 10 năm trước.

27/11/2018

Nhà vua Bình Thành và hoàng hậu tới thăm bia Phan Bội Châu dựng 100 năm trước

Đúng như tin đã đưa ở đây (ngày 16 tháng 11), hôm nay, ngày 27 tháng 11 năm 2018, nhà vua và hoàng hậu Nhật Bản đã tới thăm tấm bia mà chí sĩ Phan Bội Châu dựng 100 năm trước tại làng Asaba để kỉ niệm người bạn là bác sĩ Asaba.

Đọc tài liệu học thuật về tấm bia này ở Giao Blog tại đây tại đây(bài đã phát biểu năm 2016, và 2017).

23/11/2018

Đúng như hẹn, chúng tôi đang du lãng ở quê nhà Nguyễn Công Trứ và Nguyễn Du

Đã hẹn ở đây (tháng 10 năm 2018).

Chúng tôi đang ở đường Trần Phú (thành phố Hà Tĩnh). Ở chỗ nghỉ chân, việc vào Giao Blog có chút khó khăn. Lúc đầu không vào được. Rồi kiên nhẫn một chút, chỉ cần cho chạy lại đúng đường link bình thường thôi, thì blog hiện ra. Nhưng được dăm phút, thì lại chập chờn, cứ lúc được lúc không.

Chúng tôi đi từ Hà Nội vào, xuống huyện Nghi Xuân, tham bái cả hai nơi nhà cũ của Nguyễn Công Trứ và Nguyễn Du (chỉ cách nhau chút ít), rồi mới ra thành phố Hà Tĩnh. Lúc ấy, trời cũng đã nhá nhem, gần giống với thời gian của cuộc du lãng Nghệ An năm ngoái (ở đây, tháng 12 năm 2017).

Đang còn loay hoay với bàn phím, thì thấy Huy Đức Osin xuất hiện. Hóa ra, một lúc sau thì biết, bác ấy người Hà Tĩnh (quê nhà ở huyện Thạch Hà), nên được một người bạn trong ban tổ chức mời về tham dự cuộc ngày mai. Mình vào chỗ nghỉ chân trước Huy Đức độ mấy chục phút.

16/11/2018

Nhà vua Bình Thành sắp tới thăm bia Phan Bội Châu dựng 100 năm trước tại Asaba

Lẽ ra nhà vua Bình Thành và hoàng hậu đã tới thăm tấm bia đó từ hồi tháng 7 năm nay. Tin đã xác nhận ở đây. Nhưng do lần đó có thiên tai lớn, nhiều vùng bị ảnh hưởng, nhà vua phải hoãn kế hoạch đi thăm tỉnh Shizuoka (trong đó, có thị trấn Asaba). Đã báo hoãn ở đây.

Bây giờ, tin tức mới đã xác nhận: nhà vua và hoàng hậu sẽ tới thăm tấm bia đó vào hạ tuần tháng 11. Cụ thể là ngày 27 tháng 11 năm 2018.

15/11/2018

Ghi lại để khỏi quên : Phan Bội Châu không liên quan đến Hội Duy Tân và Phong trào Cần Vương

Đó là các phát ngôn "làm kinh động" học giới tại hội thảo quốc tế về Phan Bội Châu và Asaba, vào cuối năm ngoái (tháng 12 năm 2017), tại Nghệ An.

Hội thảo đó, đã đi bài ở đây (14/12/2017) và ở đây.

Hai nội dung trên, là phát ngôn của hai người, tính ghi lại từ lâu rồi, nhưng hôm nay mới thực hiện được trên Giao Blog. Cốt để khỏi quên.

Dĩ nhiên có bản ghi âm của Ban tổ chức Hội thảo và của chủ nhân Giao Blog. Cũng có ghi âm trao đổi lại của một học giả về hai phát ngôn trên, ngay tại hội thảo. Ở đây, chỉ ghi nhanh.

29/09/2018

Văn nghệ Thứ Bảy : lần đầu sau 100 năm, một quan đầu tỉnh Nghệ tới thăm bia đá Phan Bội Châu

Thật ra là nguyên quan đầu tỉnh. Bây giờ, vị trí đã thăng cao ở cấp trung ương (từ độ 2014-15, xem ở đây).

Khoảng gần 10 năm về trước, lúc chúng tôi đi du lãng khu vực dãy núi huyền thoại Kim Nhan, và nhiều nơi khác dọc bờ sông Lam men đường núi Hồng, thì một buổi hẹn làm việc trực tiếp tại phòng của ông. Dĩ nhiên là thành nội Vinh. Lúc ấy, ông mới thực sự là quan đầu tỉnh Nghệ.

26/09/2018

Thêm một lần nữa, con cháu cụ Phan Bội Châu gặp gỡ con cháu cụ Asaba, bên bia đá 1918

Chương trình kỉ niệm 100 năm bia đá do Phan Bội Châu dựng tại Nhật Bản để tưởng niệm người bạn là bác sĩ Asaba vào năm 1918, thì đã đi ở nhiều entry trước (ví dụ ở đây hay ở đây).

Thú vị là hạ tuần tháng 9 này, trong dịp kỉ niệm 100 năm, thêm một lần nữa, các con cháu của cụ Phan lại gặp con cháu cụ Asaba, tại Nhật Bản, và bên tấm bia năm 1918 ấy.

22/09/2018

Góc nhìn từ Nhật Bản: "bệnh virus hiếm và độc hại", cùng 6 lần điều trị từ tháng 7 năm 2017

Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã từ trần ngày 21/9/2018 (ông bắt đầu ở chức vị chủ tịch nước từ tháng 4 năm 2016, xem lại ở đây).

Ngay trong ngày, nhóm người Nhật hoạt động trong hội Asaba-Việt Nam đã thể hiện sự tiếc thương. Họ hoàn toàn bất ngờ, vì mới tháng 5 năm 2018, khi được gặp gỡ trực tiếp, vẫn còn thấy chủ tịch rất khỏe. Xem ở tư liệu 1.

14/09/2018

Bia đá năm 1918 tưởng niệm bác sĩ Asaba : đính chính một chi tiết nhỏ (năm 2018)

Mới nhận được văn bản ấn hành năm 2018 của ngôi trường danh tiếng Quốc Học Huế. Một tập hợp các bài viết đóng chung, với tên Giai phẩm xuân 2018.

Trong tập Giai phẩm này, có một bài nói về tấm bia đá do cụ Phan Bội Châu dựng năm 1918 để tưởng niệm cụ Asaba. Có một chi tiết nhỏ về vấn đề dịch thuật trong bài đó cần đính chính nhanh một chút, vì bây giờ đã là 2018 rồi.

Đó là: tác giả trong Giai phẩm có lẽ dựa theo tư liệu cũ nào đó, ghi là tôi dịch bài văn bia từ tiếng Nhật sang tiếng Việt. Đại khái là trùng dịch: ông Goto người Nhật dịch từ Hán văn ra Nhật văn, rồi ông Giao lại dịch từ Nhật văn ra Việt văn (tức là dịch qua bản trung gian là Nhật văn của Goto).