Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

07/04/2016

Sưu tập tháng 1 năm 2016 : các loại đồn đoán về Bộ Tứ (kết luận)

Sưu tập được thực hiện bắt đầu từ ngày 7 tháng 1 năm 2016. Bây giờ là ngày 7 tháng 4 năm 2016, tức sau đúng 3 tháng, với các bổ sung cập nhật, thì đã có kết luận.

Kết luận chỉ là chép lại tư liệu số 8 (ngày 14/1/2016) và tư liệu số 55 (ngày 7/4/2016). Qua đó, sẽ thấy rất rõ: kết quả hoàn toàn đúng về 4 chức danh (Bộ Tứ) như thông tin đã có trước đó 3 tháng. Cụ thể hơn, xem lại các tư liệu ở dưới. 

Các phần sưu tập đã đi dần dần như sau:

(gồm 31 mẩu tin đánh số từ 1 đến 31, cập nhật từ 7/1 đến 26/1/2016)

2Sưu tập tháng 1 năm 2016 : các loại đồn đoán về Bộ Tứ (tiếp)
(đánh số từ 32 đến 50, cập nhật từ 26/1 đến 21/3/2016)

3Sưu tập tháng 1 năm 2016 : các loại đồn đoán về Bộ Tứ (tiếp 2)
(đánh số từ 51 đến 55, cập nhật từ ngày 31/3 đến 7/4/2016)




---


TƯ LIỆU CHÉP LẠI

(1). Tư liệu số 8

"


6529. Kết quả bỏ phiếu tại hội nghị Trung ương 14

Posted by adminbasam on 14/01/2016
14-1-2016
H1
Theo vài nguồn tin khả tín cho biết, kết quả bỏ phiếu cho 4 vị trí chủ chốt tại hội nghị trung ương 14 như sau:

Chức Tổng Bí thư: ông Nguyễn Phú Trọng được 137/175 phiếu.
Chức Thủ tướng: ông Nguyễn Xuân Phúc được 151/175 phiếu
Chức Chủ Tịch nước: ông Trần Đại Quang được 155/175 phiếu
Chức Chủ Tịch Quốc hội: bà Nguyễn Thị Kim Ngân được 163/175 phiếu.
Được biết, theo Nghị quyết 244, nếu Trung ương không chấp nhận ông Nguyễn Phú Trọng thì ông Trọng sẽ phải quay lại Bộ Chính trị. Và người được đề cử lại sẽ là ông Trương Tấn Sang vì ở Bộ Chính Trị, ông Sang nhận được số phiếu đề cử chỉ thua ông Trọng có 1 phiếu.
Nguồn tin này cũng cho biết, trường hợp ông Nguyễn Tấn Dũng, ở Bộ Chính trị, ông Dũng có một phiếu đề cử chức Tổng Bí thư, chứ không phải ông Dũng không ứng cử như thông tin trên mạng.

https://anhbasam.wordpress.com/2016/01/14/6529-ket-qua-bo-phieu-tai-hoi-nghi-trung-uong-14/

"



(2). Trích tư liệu số 55 

"

Ông Nguyễn Xuân Phúc làm Thủ tướng


- Sáng nay, QH đã bỏ phiếu kín bầu ông Nguyễn Xuân Phúc làm Thủ tướng, kế nhiệm ông Nguyễn Tấn Dũng.
Theo công bố của Ban kiểm phiếu, ông Nguyễn Xuân Phúc nhận được tỉ lệ tán thành cho chức danh Thủ tướng Chính phủ là 90,28%, tỉ lệ không tán thành 8,91%. Cụ thể, có 446/490 ĐB có mặt đồng ý và 44 ĐB không đồng ý.

(...).
"





---

BỔ SUNG

4.

22/07/2016 08:51 GMT+7
TTO - Chủ tịch Quốc hội khóa XIV Nguyễn Thị Kim Ngân đã nhấn mạnh điều này trong lời phát biểu nhậm chức sau khi tuyên thệ sáng 22-7.

Chủ tịch Quốc hội tuyên thệ: Hành động vì lòng tự hào dân tộc
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tuyên thệ - Ảnh: Lê Kiên
8g 30 phút sáng nay (22-7), lễ tuyên thệ của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã diễn ra trong khí khí trang trọng.
Tất cả các đại biểu Quốc hội và khách mời trong hội trường Diên Hồng đã đứng dậy, chứng kiến giờ phút tuyên thệ của chủ tịch Quốc hội.
 Bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã tuyên thệ:
“Dưới cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của tổ quốc, trước Quốc hội và đồng bào cử tri cả nước, tôi - chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - xin tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó”.
Ngay sau đó, bà Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đã có lời phát biểu nhậm chức, bà nói: “Tôi trân trọng cảm ơn Quốc hội đã tín nhiệm bầu tôi giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV.
Với niềm vinh dự và trách nhiệm lớn lao, trước đồng bào cử tri cả nước, trên cương vị là người đứng đầu cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, tôi sẽ cùng với tập thể ủy ban thường vụ Quốc hội và tất cả các đại biểu Quốc hội khóa XIV phát huy truyền thống 70 năm vẻ vang của Quốc hội Việt Nam.
Thực hiện có hiệu quả các chức năng lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước theo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Tôi sẽ cùng với các vị đại biểu Quốc hội phấn đấu tiếp tục đổi mới để nâng cao  chất lượng hoạt động của Quốc hội để Quốc hội ta thực sự là Quốc hội đoàn kết, sáng tạo và hành động, vì lợi ích của nhân dân, vì danh dự và lòng tự hào của dân tộc, vì sự phát triển  bền vững của đất nước”.
Chân dung chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20160722/chu-tich-quoc-hoi-tuyen-the-hanh-dong-vi-long-tu-hao-dan-toc/1141291.html






Chủ tịch QH: Vì danh dự và lòng tự hào dân tộc


 - Ngay sau lời tuyên thệ, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân đã phát biểu nhậm chức.
Theo công bố của ban kiểm phiếu sáng nay, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân đã tái cử với 483/490 (97,77%) số phiếu tán thành.  
bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân, bà Ngân tái đắc cử Chủ tịch QH
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân. Ảnh: Phạm Hải
4 Phó Chủ tịch QH cũng tái đắc cử với tỉ lệ tán thành là: Ông Đỗ Bá Tỵ 97,98%, bà Tòng Thị Phóng 97,57%, ông Phùng Quốc Hiển 97,17%, ông Uông Chu Lưu 96,76%.
13 ủy viên UB Thường vụ QH khóa 14 cũng được các ĐB tán thành. Người trúng cử có tỉ lệ cao nhất là ông Hà Ngọc Chiến, 98,57%, vào chức danh Chủ tịch Hội đồng Dân tộc.
Ngay sau khi QH biểu quyết thông qua nghị quyết công nhận kết quả bầu trên, Chủ tịch QH khóa 14 Nguyễn Thị Kim Ngân đã tuyên thệ nhậm chức.
Nghi lễ tuyên thệ bắt đầu bằng việc Đội nghi lễ tiến vào vào vị trí, sau đó các lãnh đạo Đảng, Nhà nước và tất cả các ĐBQH trong hội trường Diên Hồng được mời đứng lên. 
Các Phó chủ tịch QH cũng rời khỏi bàn Đoàn chủ tịch để di chuyển xuống phía dưới, đứng bên cạnh bà Nguyễn Thị Kim Ngân.
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cúi chào lá cờ Tổ quốc trước khi lá cờ được đưa lên cao khi bà bắt đầu đọc lời tuyên thệ, với tay phải giơ lên và tay trái đặt trên cuốn Hiến pháp.
"Dưới cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước QH và đồng bào cử tri cả nước, tôi, Chủ tịch QH nước CHXHCN Việt Nam, xin tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó", Chủ tịch QH nói.
Bà đặt tay phải lên trái tim và cúi chào sau khi hoàn thành lời tuyên thệ.
Ngay sau lời tuyên thệ, bà Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu nhậm chức:
"Kính thưa QH. Tôi trân trọng cảm ơn QH đã tín nhiệm bầu tôi giữ chức vụ Chủ tịch QH nước CHXHCN Việt Nam khóa 14.
Với niềm vinh dự và trách nhiệm lớn lao, trước đồng bào cử tri cả nước, trên cương vị là người đứng đầu cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, tôi sẽ cùng với tập thể UB Thường vụ QH và tất cả các ĐBQH khóa 14 phát huy truyền thống 70 năm vẻ vang của QH Việt Nam, thực hiện có hiệu quả các chức năng lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước theo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Tôi sẽ cùng với các vị ĐBQH phấn đấu tiếp tục đổi mới để nâng cao chất lượng hoạt động của QH, để QH ta thực sự là một QH đoàn kết, sáng tạo và hành động, vì lợi ích của nhân dân, vì danh dự và lòng tự hào của dân tộc, vì sự phát triển bền vững của đất nước".
Chung Hoàng
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quoc-hoi/316964/chu-tich-qh-vi-danh-du-va-long-tu-hao-dan-toc.html



3.


Hôm nay, bầu Chủ tịch Quốc hội khoá mới


- Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, các Phó chủ tịch Quốc hội và ủy viên Thường vụ Quốc hội khóa 14 hôm nay.


Theo chương trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 13 sáng nay báo cáo kết quả thảo luận tại đoàn và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu về dự kiến số Phó Chủ tịch Quốc hội, số ủy viên Ủy ban Thường vụ.
bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại phiên khai mạc kỳ họp thứ nhất QH khóa 14. Ảnh: Phạm Hải
Theo tờ trình do Chủ tịch Quốc hội khoá 13 Nguyễn Thị Kim Ngân trình bày, cơ cấu có 4 Phó Chủ tịch Quốc hội và 13 ủy viên Ủy ban.

Quốc hội sau đó thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết về số Phó Chủ tịch Quốc hội, ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Tiếp theo, bà Kim Ngân sẽ trình bày tờ trình về dự kiến nhân sự để Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và ủy viên Ủy ban Thường vụ.
bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân
Đại biểu QH khóa 14. Ảnh: Hoàng Long
Chiều nay, Chủ tịch Quốc hội báo cáo kết quả thảo luận tại đoàn và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu.
Quốc hội sau đó sẽ thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu các chức danh trên.

Quốc hội sẽ bỏ phiếu kín bầu Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
H.Anh
Tin liên quan
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quoc-hoi/316748/hom-nay-bau-chu-tich-quoc-hoi-khoa-moi.html







Bà Nguyễn Thị Kim Ngân được đề nghị tái cử Chủ tịch QH

 - 4 Phó Chủ tịch QH khóa 13 cũng được đề nghị tiếp tục giữ các chức vụ này ở khóa 14.
Sáng nay, Chủ tịch QH khóa 13 Nguyễn Thị Kim Ngân thay mặt UB Thường vụ QH khóa 13 trình bày tờ trình về dự kiến nhân sự để QH bầu Chủ tịch QH, các Phó chủ tịch QH và ủy viên UB Thường vụ QH khóa 14.
Theo đó, bà Nguyễn Thị Kim Ngân được đề nghị tái cử vào chức vụ Chủ tịch QH.
Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội, Quốc hội khóa 14
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân (giữa) được đề nghị ứng cử lại vào chức vụ Chủ tịch QH. Ảnh: Phạm Hải
Các ông Phùng Quốc Hiển, Uông Chu Lưu, Đỗ Bá Tỵ và bà Tòng Thị Phóng được đề nghị ứng cử lại vào 4 vị trí Phó chủ tịch QH.
Các Phó chủ tịch QH này giúp việc cho Chủ tịch QH trong các lĩnh vực dân tộc, đối ngoại, văn hóa và xã hội; kinh tế, tài chính, khoa học và môi trường; pháp luật và tư pháp; quốc phòng và an ninh.
Tờ trình cũng đề nghị QH bầu bà Nguyễn Thanh Hải giữ chức Trưởng Ban Dân nguyện của UB Thường vụ QH, và ông Trần Văn Túy tiếp tục giữ chức Trưởng Ban Công tác đại biểu.
Các ĐB sẽ về thảo luận tại đoàn về dự kiến nhân sự trên trước khi quay trở lại hội trường vào buổi chiều để tiến hành bầu Chủ tịch QH, các Phó chủ tịch QH và các ủy viên UB Thường vụ QH khóa 14 bằng hình thức bỏ phiếu kín. 
Kết quả sẽ có vào sáng mai.
Trước đó, sáng nay, QH đã biểu quyết thông qua nghị quyết về việc giữ nguyên số lượng 18 thành viên UB Thường vụ QH như khóa 13.
Cho đến khi QH hoàn thành nội dung nhân sự trên, bà Nguyễn Thị Kim Ngân là người duy nhất ngồi trên hàng ghế Đoàn chủ tịch, vì theo chương trình, Chủ tịch QH khóa 13 điều khiển các phiên họp cho đến khi QH bầu được Chủ tịch QH khóa 14.
Các Phó chủ tịch QH khóa 13 Tòng Thị Phóng, Uông Chu Lưu, Đỗ Bá Tỵ và Phùng Quốc Hiển ngồi chung với các ĐBQH khác.
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quoc-hoi/316766/ba-nguyen-thi-kim-ngan-duoc-de-nghi-tai-cu-chu-tich-qh.html



2.


Bầu lại Chủ tịch nước, Chủ tịch QH, Thủ tướng... vào tháng 7


11/04/2016 - 06:23 (GMT+7)


dsc_6752_GZZJ

Chủ tịch nước Trần Đại Quang tuyên thệ nhậm chức ngày 2/4

Những người vừa được bầu giữ các vị trí chủ chốt, nếu không trúng cử ĐBQH khóa XIV thì nghiễm nhiên sẽ thôi giữ chức vụ đó.

Tuần qua, Kỳ họp thứ 11 của Quốc hội khóa XIII đã tiến hành miễn nhiệm và bầu người thay thế giữ các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước. Tất cả những người vừa được giao đảm nhận trọng trách đều là ĐBQH khóa XIII. Ngày 22/5 tới đây, cử tri mới đi bỏ phiếu bầu ra 500 ĐBQH khóa XIV. Điều đó đồng nghĩa với việc 3 tháng nữa, Quốc hội khóa mới sẽ phải tiến hành bầu các chức danh chủ chốt tại kỳ họp thứ nhất dự kiến diễn ra vào tháng 7.

Báo Giao thông đã có cuộc trao đổi với Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu để làm rõ hơn vấn đề này.

Thưa ông, việc miễn nhiệm lần này không phải do các chức danh chủ chốt xin từ nhiệm sớm. Vậy vì sao lại phải kiện toàn nhân sự ngay trong kỳ họp này, chứ không đợi đến tháng 7 khi nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII kết thúc và Quốc hội khóa mới ra mắt?

Yếu tố tự nguyện xin nghỉ chỉ là một nội dung, mà chủ yếu do nhu cầu công việc, do sắp xếp tổ chức bộ máy của Đảng theo quy định của Hiến pháp, pháp luật. Hơn nữa, Quốc hội có thẩm quyền miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức những người do mình bầu.
Trong thực tiễn chúng ta thực hiện điều đó nhiều lần rồi. Như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói, sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, nhu cầu phân công, sắp xếp, bố trí, kiện toàn lại bộ máy Nhà nước để bảo đảm sự lãnh đạo, bảo đảm sự đồng bộ giữa vai trò lãnh đạo của Đảng với hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước là hết sức cần thiết. Cho nên phải tiến hành sắp xếp, kiện toàn lại nhân sự ngay trong kỳ họp này cho phù hợp.

Các chức danh vừa được Quốc hội bầu và phê chuẩn tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII là của nhiệm kỳ 2011-2016. Vậy, Quốc hội khóa XIV sẽ phải tiếp tục bầu và phê chuẩn các chức danh này tại kỳ họp vào tháng 7 sắp tới, thưa ông?
Đúng vậy. Thực hiện chủ trương triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng thì chúng ta phải kiện toàn lại bộ máy Nhà nước để đảm bảo đồng bộ giữa sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước.
Nhân sự vừa được Quốc hội bầu và phê chuẩn lần này là của Khóa XIII, nhiệm kỳ 2011-2016. Sau khi bầu cử Quốc hội Khóa XIV, chúng ta lại kiện toàn nhân sự của các cơ quan Nhà nước. 
uong chu luu

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu


Theo luật định, nhiều vị trí yêu cầu người được bầu giữ chức vụ phải là ĐBQH. Với nhiều người vừa được bầu, nếu trong đợt bầu cử Quốc hội XIV sắp tới mà không trúng cử ĐBQH thì nghiễm nhiên họ không tiếp tục đảm nhiệm vị trí?
Điều này tùy thuộc từng vị trí. Với chức vụ yêu cầu phải là ĐBQH thì mới được Quốc hội bầu, phê chuẩn giữ chức vụ đó. Nếu ai đó trúng cử tại kỳ bầu cử sắp tới thì tiếp tục được giới thiệu đảm nhiệm chức vụ. Người nào không trúng cử thì sẽ được bố trí công việc khác. Vì luật quy định người giữ vị trí đó đương nhiên phải là ĐBQH. 

Điều đó có nghĩa là những người vừa được bầu giữ các vị trí chủ chốt, nếu không trúng cử ĐBQH khóa XIV thì nghiễm nhiên thôi giữ chức vụ, thưa ông?
Luật yêu cầu vị trí đó phải là ĐBQH thì ai không phải là ĐBQH khóa XIV thì không giữ vị trí nữa. Đến tháng 7/2016, Quốc hội khóa mới sẽ họp phiên đầu tiên thì người đó đương nhiên hết nhiệm kỳ. Trong trường hợp đó, Đảng, Nhà nước sẽ bố trí người đó vào vị trí khác không yêu cầu phải là ĐBQH. 

Tại kỳ họp vào tháng 7 tới đây, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án TAND Tối cao sẽ tiếp tục thực hiện tuyên thệ trước Quốc hội sau khi được bầu?
Đương nhiên, vì các chức danh này sau khi được bầu tại Kỳ họp thứ nhất diễn ra vào tháng 7 là của Quốc hội khóa XIV, nhiệm kỳ 2016-2020. Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án TAND Tối cao nếu vào đầu khóa được bầu thì tiếp tục tuyên thệ.

Cảm ơn ông!




1. Ngày 8/4/2016:


Đề nghị bổ nhiệm 3 phó thủ tướng, 18 bộ trưởng



 - Danh sách 3 Phó thủ tướng và 18 tư lệnh ngành mới vừa được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình QH phê chuẩn. 
Ngay sau khi QH công bố kết quả miễn nhiệm 20 thành viên Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trình QH phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó thủ tướng và 18 tư lệnh ngành mới. 
Tờ trình của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu việc đề nghị bổ nhiệm là "căn cứ điều 98 Hiến pháp 2013 nước CHXHCN Việt Nam, căn cứ điều 2 và 28 luật Tổ chức Chính phủ, căn cứ Nghị quyết số 03 ngày 02/8/2011 của QH về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và số lượng Phó Thủ tướng CP nhiệm kỳ khóa 13, căn cứ thông báo kết luận số 03 ngày 16/3/2016 và công văn số 11 ngày 24/3/2016 của Bộ Chính trị về việc giới thiệu nhân sự lãnh đạo của các cơ quan nhà nước để QH bầu hoặc phê chuẩn tại kỳ họp 11 QH khóa 13"
Theo đó, các vị được đề nghị bổ nhiệm cho chức vụ như sau: 
3 Phó Thủ tướng gồm:
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng
3 tân Phó thủ tướng theo đề nghị phê chuẩn của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
18 Bộ trưởng, tư lệnh ngành: 
+ Bộ trưởng Quốc phòng: Đại tướng Ngô Xuân Lịch
+ Bộ trưởng Công an: Thượng tướng Tô Lâm
+ Bộ trưởng Giao thông vận tải: Trương Quang Nghĩa
+ Bộ trưởng Nội vụ: Lê Vĩnh Tân
+ Bộ trưởng Tư pháp: Lê Thành Long
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư: Nguyễn Chí Dũng
+ Bộ trưởng Công Thương: Trần Tuấn Anh
+ Bộ trưởng Xây dựng: Phạm Hồng Hà
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường: Trần Hồng Hà
+ Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông: Trương Minh Tuấn
+ Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội: Đào Ngọc Dung
Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Nguyễn Ngọc Thiện
+ Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ: Chu Ngọc Anh
+ Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo: Phùng Xuân Nhạ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc: Đỗ Văn Chiến
+ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ: Mai Tiến Dũng
+ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Lê Minh Hưng
+ Tổng thanh tra Chính phủ: Phan Văn Sáu
Việc bỏ phiếu phê chuẩn bổ nhiệm các chức danh trên sẽ được QH tiến hành vào ngày mai, 9/4.
Chung Hoàng





http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/298498/de-nghi-bo-nhiem-3-pho-thu-tuong-18-bo-truong.html





Hoàn tất miễn nhiệm 2 phó thủ tướng, 18 bộ trưởng


QH vừa hoàn tất bỏ phiếu miễn nhiệm đối với 20 thành viên Chính phủ.



Đề nghị miễn nhiệm đối với 2 phó thủ tướng và 18 bộ trưởng, trưởng ngành của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã được các ĐBQH phê chuẩn chiều nay.
Theo công bố của Ban kiểm phiếu, tỉ lệ tán thành miễn nhiệm các chức vụ trong Chính phủ đối với từng vị như sau:
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: 94,94%
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh: 91,30%
Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang: 96,15%
Bộ trưởng Giao thông vận tải Đinh La Thăng: 93,52%
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình: 87,65%
Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh: 93,93%
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên: 94,35%
Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình: 93,72%
Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường: 91,30%
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh: 81,58%
Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng: 92,11%
Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng: 92,51%
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang: 94,13%
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son: 93,32%
Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền: 92,91%
Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh: 94,74%
Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân: 93,32%
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận: 91,90%
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử: 95,75%
Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh: 92,31%
Như vậy, cho đến thời điểm này, trong nội các khóa 13 (nhiệm kỳ 2011-2016) còn các thành viên tại vị là Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng.
Chung Hoàng - Hồng Nhì
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/298478/hoan-tat-mien-nhiem-2-pho-thu-tuong-18-bo-truong.html

1 nhận xét:

  1. BỔ SUNG

    3.

    Hôm nay, bầu Chủ tịch Quốc hội khoá mới
    21/07/2016 07:17 GMT+7

    - Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, các Phó chủ tịch Quốc hội và ủy viên Thường vụ Quốc hội khóa 14 hôm nay.
    Tổng bí thư: Bầu người xứng đáng làm lãnh đạo
    Bỏ phiếu kín bầu Thủ tướng nhiệm kỳ mới
    Theo chương trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 13 sáng nay báo cáo kết quả thảo luận tại đoàn và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu về dự kiến số Phó Chủ tịch Quốc hội, số ủy viên Ủy ban Thường vụ.

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.