Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà-Nội-1947-1954. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà-Nội-1947-1954. Hiển thị tất cả bài đăng

01/11/2022

Khu vực Láng chuẩn bị phục hồi Đám rước Thánh Láng vào tháng Ba âm lịch năm 2023

Nghe nói là phục hồi sau khoảng 70 năm đứt quãng.

Đại khái nhiều làng ở Hà Nội đã đứt mạch hội làng từ sau những năm 1954-1956.

Hồi Hà Nội bị tạm chiếm trong khoảng 9 năm (1946/1947-1954) thì hội hè đình đám ở làng ở phố vẫn rộn ràng. Đây là 9 năm vẫn còn nhiều điểm mờ trong nhận thức chung về cuộc sống của người Hà Nội (ví dụ đọc ở đây).

Lễ hội Phủ Tây Hồ (của làng Tây Hồ) đã đứt mạch từ sau năm 1955 đến nay, chưa từng được khôi phục.

Lễ hội Thánh Láng vào thượng tuần tháng Ba âm lịch (với nội dung trọng tâm là đám rước Thánh Láng từ chùa Láng Cả sang chùa Hoa Lăng) cũng đứt mạch ở sau năm 1954. Sau Đổi Mới thì có khôi phục một phần. Riêng đám rước thì chưa từng được khôi phục (tính đến hôm nay).

Bây giờ, các làng cũ ở khu vực Láng đã ngồi lại với nhau và muốn khôi phục lại đám rước vào năm 2023. Giai đoạn chuẩn bị đang bắt đầu.

06/06/2022

Phố biến thành sông : Hà Lội đúng 70 năm trước (loạt ảnh tháng 8 năm 1952)

Hà Lội, cái tên rất dễ hiểu, đâu phải chơi chữ, mà là sự thực vậy.

Đầu mùa hè năm 2022, chúng ta thêm một lần chứng kiến Hà Lội.

Năm 2008 thì Hà Lội kéo dài cả tuần. Năm 2018 thì xem ở đây.

Cách nay 70 năm, vào mùa hè năm 1952, Hà Lội cũng đã là Hà Lội rồi.

22/08/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : về Hà Nội thời 1947-1954, một cố gắng của Trúc Bạch thư xã

Thời tạm chiếm đó, một thời mà còn rất nhiều khoảng trống trong hiểu biết của chúng ta hiện nay, thì đã đi bài ở đây (hồi kí của nhà văn Duyên Anh), ở đây (một đoạn tâm sự của nhà văn Viên Linh), ở đây (cố gắng của Hội Nhà văn Hà Nội hiện nay, của Lê Văn Ba và nhắc đến những Thế Phong, Giang Quân, Bùi Xuân Phái).

Hôm nay, nhận tin mới, về một cố gắng của Trúc Bạch thư xã - theo dự kiến, bộ sưu tập này của Trúc Bạch sẽ ra mắt vào đầu tháng 9.

Để thay cho mình phải tự viết, hôm nay, chép luôn cả bài giới thiệu kèm ảnh của nhà sưu tập Trúc Bạch.

14/08/2020

Thị xã Thái Bình thời chúng tôi không hề có tri thức : Vũ Hoàng Chương với Đinh Hùng, và đặc biệt Duyên Anh

Thời gian 1947 - 1954, như Giao Blog đã nêu nhiều lần, vẫn là một trong những khoảng trống chưa biết đối với chúng tôi, nhất là về cuộc sống thường nhật ở những vùng tạm chiếm (có thể đọc lại ở đây).

Bây giờ, là nói về quãng thời gian ấy ở thị xã Thái Bình. Hiện đó là một khoảng trống lớn trong hiểu biết của tôi về thị xã Thái Bình (bây giờ thì đã là thành phố Thái Bình). 

Hóa ra, thời ấy, cả Vũ Hoàng Chương và Đinh Hùng đã tựa như có lánh về đó. Và duyên cớ thế nào, lại sinh ra một ông nhà báo Vạn Vân (vừa viết báo lại vừa buôn nước mắm Vạn Vân - về nước mắm Vạn Vân thì đọc lại ở đây).

Đặc biệt, đó là thời kì bắt đầu tập viết của một cây bút lớn của Thái Bình mà lâu nay chúng ta đã quên lãng. Đó là nhà văn Duyên Anh (1935-1997; tên thật là Vũ Mộng Long).

10/08/2019

Tạp chí "Dân Việt Nam" như nối dài của BEFEO vào các năm 1948 - 1949

Rất ít độc giả Việt Nam biết đến tờ tạp chí này. Số lượng ít, và ra đời ở thời điểm đặc biệt.

Mà thú vị, nó chính là một nối dài của tạp chí danh tiếng BEFEO (tập san của Pháp quốc Viễn đông Bác cổ Học viện = EFEO). Thời điểm là các năm 1948-1949 ở Hà Nội. Một thời điểm thú vị, còn đang khá trống trải trong nhận thức chung của chúng ta, trên Giao Blog quen gọi là "Hà Nội 1947-1954".

10/09/2018

Nhà văn Lộng Chương 100 năm (1918-2018)

Đợt này, mình đang sử dụng tư liệu của Lộng Chương đã xuất bản trước năm 1945. Đã bất ngờ từ lâu về những trang viết tỉ mỉ và già dặn của một chàng thanh niên mới khoảng 25 -26 gì đó (ví dụ, đã viết nhanh hồi năm 2014, ở đây). Nhưng phải đến bây giờ mới có dịp đề cập sâu.

Nhớ ra là năm 2018 này, là ông tròn 100 tuổi. Đã có một số nơi kỉ niệm 100 năm ngày sinh của ông.

29/03/2018

Cuộc sống của những Bùi Xuân Phái, Giang Quân, Thế Phong,... thời Hà Nội tạm chiếm

Đây là một chủ đề tôi quan tâm. Đã điểm tin ở đây hay ở đây. Đó là một khoảng trống khá thú vị trong hiểu biết chung của lứa chúng tôi - những người không biết đến chiến tranh, tạm chiếm, hội tề, dinh tê,... Có thể đọc Viên Linh nhớ lại ở đây (bài từ 2013). Dư âm của thời đó được lưu giữ bởi những Viên Linh sẽ khác với những Lê Văn Ba.

Gần đây, nhà văn Lê Văn Ba - một nhân chứng - có ra cuốn sách về Hà Nội thời kì đó.

08/10/2016

Pho tượng Phật Bà linh thiêng ở chùa Mễ Sở : chuyện năm 1951 và chuyện năm 2016

Chú ý đến tình hình Hà Nội thời tạm chiếm 1947-1954, nên đã có những entry điểm tin (như ở đây, hay ở đây).

Trong thời kì ấy, Phật giáo Bắc Việt từng đón tiếp vị Hội trưởng Phật giáo Thế giới tới thăm, vào năm 1951. Đó là sự kiện quan trọng, nên báo chí đương thời đều đưa tin.

Trong chuyến thăm đó, của năm 1951, Hội trưởng Phật giáo Thế giới có đến thăm chùa Mễ Sở để chiêm bái pho tượng nghìn tay nghìn mắt ở đó.

Tình từ năm 1951 đến nay, pho tượng ấy đã bị kẻ trộm "bưng ra khỏi chùa" tới mấy lần. Nhưng sau đó đều tìm thấy lại.

07/10/2016

Hà Nội thời tạm chiếm 1947-1954 : thông tin tọa đàm của Hội Nhà văn

Một khoảng trống về tư liệu, của chuyên ngành mình.

Đã khởi bút về một chủ đề hẹp của thời kì này, nhưng dây dưa mãi chưa xong, bởi thiếu tư liệu.

Hôm nay, thấy thông tin liên quan, mà do Hội Nhà văn tổ chức.