Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn duyên-anh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn duyên-anh. Hiển thị tất cả bài đăng

22/08/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : về Hà Nội thời 1947-1954, một cố gắng của Trúc Bạch thư xã

Thời tạm chiếm đó, một thời mà còn rất nhiều khoảng trống trong hiểu biết của chúng ta hiện nay, thì đã đi bài ở đây (hồi kí của nhà văn Duyên Anh), ở đây (một đoạn tâm sự của nhà văn Viên Linh), ở đây (cố gắng của Hội Nhà văn Hà Nội hiện nay, của Lê Văn Ba và nhắc đến những Thế Phong, Giang Quân, Bùi Xuân Phái).

Hôm nay, nhận tin mới, về một cố gắng của Trúc Bạch thư xã - theo dự kiến, bộ sưu tập này của Trúc Bạch sẽ ra mắt vào đầu tháng 9.

Để thay cho mình phải tự viết, hôm nay, chép luôn cả bài giới thiệu kèm ảnh của nhà sưu tập Trúc Bạch.

15/08/2020

Các nơi lập "thể môn" chào đón và "hương án" vái lạy (chuyến tuần du ra Bắc của vua Bảo Đại năm 1933)

Đó là năm 1933, cách nay tới gần 90 năm.

Năm 1933 là gần ngang với năm sinh của nhà văn Duyên Anh (1935-1997), năm sinh của học giả Phan Đăng Nhật (1931-2020), năm sinh của cụ nguyên tổng bí thư Lê Khả Phiêu (1931-2020).

Năm 1933 ấy, nhà vua Bảo Đại từ Huế ra thăm Hà Nội, Hòn Gai, Hải Dương,...Gọi là chuyến Bắc tuần của ngài. Đại khái, như tổng kết của nhà Mai Lĩnh lúc đó, thì ngài có 12 ngày trên đất Bắc.

Các nơi mà ngài tới, phía quan Nam (Nam triều) và quan Tây (chính quyền bảo hộ của Pháp) đều chuẩn bị đón rước linh đình.

Người ta dựng các thể môn. Từ quen dùng của thời đó, có vẻ xa lạ với người đầu thế kỉ XXI rồi. Đại khái là cổng chào bây giờ. Nhưng chỉ là cổng chào tạm thời thôi, xong việc là sẽ dọn đi, chứ không chôn chặt một chỗ.

Người ta lại dựng các hương án ở các điểm trên đường ngài Bảo Đại tới, dân chúng sẽ tới đó mà vái lạy.

Văn nghệ Thứ Bảy : thi sĩ Trần Nhuận Minh chắc về sử, như là truyền thống dòng Trần tộc Điền Trì

Hôm qua, đăng một hồi kí của nhà văn Duyên Anh (1935-1997, tên thật Vũ Mộng Long, người Thái Bình), trong đó có đoạn nói về việc Trần Đăng Khoa bắt giò thơ của Tố Hữu. Đại khái "đường ta rộng thênh thang 8 thước" là lỗi của ông Lành nhìn gần quá, để cháu Khoa chữa cho thành "đường ta rộng thênh thang ta bước". Hồi kí của Duyên Anh, đọc trên Giao Blog ở đây.

Câu chuyện ấy, rồi đầu thập niên 1980, lúc còn học trường làng đầu thời tiểu học, tôi đã nghe nhiều lần do nhiều người kể ! Tức là giai thoại khá nổi tiếng. Bởi vậy nhà văn Duyên Anh vốn là trưởng thành trong văn học Miền Nam - Sài Gòn, nhưng vẫn nghe được (hiện chưa rõ là nghe trước 1975 hay là sau đó), để rồi, cuối thập niên 1980, lúc ở Mĩ quốc xa xôi mà viết hồi kí, ông đã thuật lại giai thoại. 

Duyên Anh thì chê Trần Đăng Khoa đại khái xuất thân nông dân một cục, không phải là dòng dõi cầm bút !

14/08/2020

Thị xã Thái Bình thời chúng tôi không hề có tri thức : Vũ Hoàng Chương với Đinh Hùng, và đặc biệt Duyên Anh

Thời gian 1947 - 1954, như Giao Blog đã nêu nhiều lần, vẫn là một trong những khoảng trống chưa biết đối với chúng tôi, nhất là về cuộc sống thường nhật ở những vùng tạm chiếm (có thể đọc lại ở đây).

Bây giờ, là nói về quãng thời gian ấy ở thị xã Thái Bình. Hiện đó là một khoảng trống lớn trong hiểu biết của tôi về thị xã Thái Bình (bây giờ thì đã là thành phố Thái Bình). 

Hóa ra, thời ấy, cả Vũ Hoàng Chương và Đinh Hùng đã tựa như có lánh về đó. Và duyên cớ thế nào, lại sinh ra một ông nhà báo Vạn Vân (vừa viết báo lại vừa buôn nước mắm Vạn Vân - về nước mắm Vạn Vân thì đọc lại ở đây).

Đặc biệt, đó là thời kì bắt đầu tập viết của một cây bút lớn của Thái Bình mà lâu nay chúng ta đã quên lãng. Đó là nhà văn Duyên Anh (1935-1997; tên thật là Vũ Mộng Long).