Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn dịch-thuật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dịch-thuật. Hiển thị tất cả bài đăng

23/09/2018

Về bản dịch "Nhật kí trong tù" của Nam Trân (thắc mắc của Kiều Mai Sơn, 2018)

Ít hôm trước, về bản dịch của Nam Trân, đã cho chạy nguyên bài của cố học giả Đào Thái Tôn (đọc lại ở đây). Bây giờ là đưa về đây lưu một ít thắc mắc của nhà báo Kiều Mai Sơn, cũng về bản dịch ấy, và những bản phái sinh từ đó.

Trước đây, đã có bài của học giả Nguyễn Huệ Chi về bản dịch của Nam Trân (đọc lại ở đây).

16/09/2018

Về bản dịch "Nhật kí trong tù" của Nam Trân (bài Đào Thái Tôn, 2017)

Về bản dịch của cụ Nam Trân, thì từ lâu đã có một tràng luận bàn của bác Mai Quốc Liên (xem ở đây). Rồi sau đó, có một bài tựa như trả lời chung của bác Huệ Chi (xem ở đây).

Công việc dịch Nhật kí trong tù quả là rích rắc. Có rất nhiều điểm phải bàn một cách từ từ, đúng như cụ Phong Lê đã tạm tổng kết (xem ở đây).

14/09/2018

Bia đá năm 1918 tưởng niệm bác sĩ Asaba : đính chính một chi tiết nhỏ (năm 2018)

Mới nhận được văn bản ấn hành năm 2018 của ngôi trường danh tiếng Quốc Học Huế. Một tập hợp các bài viết đóng chung, với tên Giai phẩm xuân 2018.

Trong tập Giai phẩm này, có một bài nói về tấm bia đá do cụ Phan Bội Châu dựng năm 1918 để tưởng niệm cụ Asaba. Có một chi tiết nhỏ về vấn đề dịch thuật trong bài đó cần đính chính nhanh một chút, vì bây giờ đã là 2018 rồi.

Đó là: tác giả trong Giai phẩm có lẽ dựa theo tư liệu cũ nào đó, ghi là tôi dịch bài văn bia từ tiếng Nhật sang tiếng Việt. Đại khái là trùng dịch: ông Goto người Nhật dịch từ Hán văn ra Nhật văn, rồi ông Giao lại dịch từ Nhật văn ra Việt văn (tức là dịch qua bản trung gian là Nhật văn của Goto).

01/07/2018

Lại nghi án đạo văn (và cướp công) : bộ văn thơ Lý Trần và chủ biên Nguyễn Huệ Chi

Nghi án đã có nhiều chục năm nay. 

Do công việc liên quan, trên đường công tác các nơi, khoảng từ năm 2008 đến nay, tôi cũng có dịp gặp gỡ với cụ Nguyễn Đình Chú (con rể cụ Nguyễn Đức Vân) và có nghe cụ tâm sự nhanh (ví dụ tháng 12 năm 2017, ở đây). Tuy nhiên, không có điều kiện để tâm đến. Chỉ quan sát không tập trung.

Cụ Nguyễn Đình Chú đã công bố bài viết từ năm 2008. Lúc đó, cụ Nguyễn Huệ Chi không lên tiếng. Sau đó, một số vị khác có thảo luận (ví dụ Nguyễn Hòa năm 2013, ở đây).

Bây giờ, thêm một đợt thảo luận nữa, và cụ Nguyễn Huệ Chi vừa lên tiếng.

23/06/2018

Thỉnh cầu gan ruột gần 60 năm trước của Nguyễn Hiến Lê : nâng cao dân trí qua dịch thuật

Các năm 1997 - 1999, tôi đã chuẩn bị để đưa lại lời thỉnh cầu này của Nguyễn Hiến Lê lên tạp chí học thuật (trong một bài dài giới thiệu về Nguyễn Hiến Lê). Bản thảo ấy phải chuẩn bị trong mấy năm, không làm được một mạch, vì phải kiếm tư liệu khắp các nơi. Rất khó khăn về phương diện tư liệu ở thời điểm đó. Có lần hẹn anh Đoàn Tử Huyến tới tận kho, lục tìm trong các bao tải, cả nửa buổi, vẫn không ra ! Có lần vào Hà Đông, nhận bàn giao được mấy cuốn, lúc về mắc mưa giữa đường, ướt sạch cả người lẫn sách !

22/02/2018

Kỉ niệm Minh Trị Duy Tân 150 năm : Bản dịch tiếng Việt các danh tác của Phúc Trạch Dụ Cát

Phúc Trạch Dụ Cát là tên quen gọi, từ thời các cụ Phan Bội Châu - Cường Để. Có thể xem thêm ở đây

Một trong những người dịch Phúc Trạch một cách chuyên tâm dạng "trút cả tâm can", rồi đem áp dụng ngay quan điểm giáo dục của Phúc Trạch vào thực tế, ở Việt Nam sau Đổi Mới, chính là một người bạn vong niên - nhà giáo/cựu lưu học sinh Phạm Hữu Lợi.

22/07/2017

Cải cách từ dưới lên (bài Lưu Hiểu Ba 2006, bản dịch Phạm Thị Hoài)

Thêm một bản dịch từ tiếng Đức của Phạm Thị Hoài. Tức là vẫn cố gắng chuyển dịch tư tưởng của Lưu Hiểu Ba theo cách trùng dịch (Trung văn - Đức văn - Việt văn).

14/07/2017

Lưu Hiểu Ba, những vần thơ viết năm 1999 : Khát vọng cao chạy xa bay

"vứt bỏ đi những tuẫn nạn do mình tự tạo ra một cách hư ảo
anh muốn ngả người nằm xuống dưới đôi chân em
đó là khi ngoài một nhiệm vụ duy nhất
liên quan đến cái sống và cái chết
con tim anh như tấm gương sáng
hạnh phúc dài lâu"

(Lưu Hiểu Ba, 12/8/1999)

08/06/2017

"Cao Bằng thực lục" và những vấn đề học thuật xung quanh bản dịch

Cuốn Cao Bằng thực lục của ông quan Bế Hựu Cung. Ông Bế người Cao Bằng, là một trung thần của nhà Lê, từng theo Lê Chiêu Thống sang Trung Quốc. Rồi sau này, khi nhà Nguyễn thành công, Bế Hựu Cung lại trở về lĩnh chức tại quê nhà vào thời Gia Long. Tác phẩm duy nhất của ông hiện còn thấy là Cao Bằng thực lục viết bằng Hán Nôm. Sách chỉ có 1 bản duy nhất, lại là bản chép tay, ở Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

Cuốn Cao Bằng thực lục thú vị đó đã trở thành một trong những cuốn sách quan trọng trong mảng nghiên cứu của tôi liên quan đến người Tày - Nùng, liên quan đến các huyện trong tỉnh Cao Bằng, và liên quan đến nhà Mạc thời kì Cao Bằng. Nhiều nghiên cứu dân tộc học hay văn bản học của tôi có trích dẫn sách của Bế Hựu Cung (ví dụ ở đây hay ở đây).

21/12/2016

Bắc Đảo và Tanikawa : gặp gỡ tại Tokyo, tháng 12 năm 2016

Những bóng tối bắt đầu lấp lánh
Nhưng ở bên kia những bóng tối
Người ta vẫn còn thấy một vật gì tựa như một khoảng trống lớn
(thơ Tanikawa, bản dịch Diễm Châu)

Trong tâm sự mới đây của nhà thơ Ý Nhi với báo chí, bà cho biết là vừa trở về từ một hội thảo thơ ở Tokyo (đã đăng trên blog, ở đây).

Bây giờ, thử vào trang của Đại học Thành Tây - nơi tổ chức hội thảo - thì biết nhanh mấy thông tin như sau.

20/12/2016

11/11/2016

Nghĩ lại về lịch sử Việt Nam đầu thế kỉ 20 (bài Liam, bản dịch Nguyễn Hồng Phúc)

Năm 1920 có thể coi là năm bản lề cho sự thay đổi của Việt Nam. 

Ở một hướng nghiên cứu khác với Liam, mình cũng đưa ra thời điểm tương tự, là thập niên 1910.

Còn đang viết dở. Nhưng một phần của nó thì đã có thể thấy một chút qua phân tích liên quan đến Cao Đài (đã công bố từ 2014 và gần đây, tạm xem ở đây). Chưa kịp nói đến trong bài về chữ Nôm mới công bố gần đây, vì không có đủ diện tích giấy do phải hạn chế về số chữ của bài (bài về chữ Nôm tạm xem bản trên mạng ở đây).

21/10/2016

Lévi-Strauss viết về Nhật Bản (đã có bản dịch tiếng Việt)

Dĩ nhiên Levi-Strauss không biết tiếng Nhật.

Nhưng ông từng cho biết: các bản dịch tiếng Nhật dành cho số tác phẩm của ông có chất lượng mà ông ưng ý nhất, trong đó có cả những dịch phẩm còn tốt hơn cả nguyên bản tiếng Pháp (trong việc truyền tải suy nghĩ của ông tới độc giả)!

Lí do ông cho biết: cách làm việc của giới khoa học Nhật Bản dành cho việc dịch thuật làm ông khâm phục. Chi tiết về việc này, sẽ được viết kĩ ở một dịp khác.

Bây giờ là giới thiệu một bản dịch tiếng Việt cho tác phẩm của ông (bằng tiếng Pháp) về nước Nhật.

25/08/2016

Về người con gái trong gia đình ông bà Lê Duẩn - Bảy Vân (bản xuất hiện trước ngày báo ra chính thức)

Báo chính thức phát hành ngày 25/8/2016 (xem quảng cáo của chính tòa soạn ở tư liệu số 2).

Nhưng trước đó khoảng một ngày, tức vào ngày 24/8/2016, đã có một bản word xuất hiện trên không gian mạng.

Sẽ xem bản chính thức in trên báo sau (sau khi có được tờ báo ra chính thức vào ngày hôm nay - 25/8).

Nhưng vẫn lưu bản word xuất hiện ngày 24/8, với những lỗi đánh máy rất dễ thấy, để ghi nhớ: gia đình ông bà Lê Duẩn - Bảy Vân hiện nay (gia đình lớn, chỉ cả các con và các cháu nội ngoại) cũng rất quan tâm đến dư luận mấy ngày qua về bản dịch hồi kí của Viện sĩ Maslov (có hai bản dịch tiếng Việt, ở đâyở đây).

Tư liệu tham chiếu quan trọng nhất, đến giờ này, vẫn là những tâm sự trực tuyến qua video của bà Bảy Vân nhiều năm về trước (ở đây, năm 2008). Ông Lê Kiên Thành, con trai bà, thì thường nói sau sự kiện.

22/08/2016

Người con gái trong gia đình ông bà Lê Duẩn - Bảy Vân, một bản dịch khác

Bản dịch hôm trước đã đưa về blog này, được ghi là của dịch giả Phan Độc Lập (ở đây). Anh Phan cũng đã có tâm sự về công việc dịch thuật, ở đây.

Bây giờ, có thêm một bản dịch nữa xuất hiện trên không gian mạng, của Cao Kim Ánh.

Tôi vốn là học sinh tiếng Nga, nhưng đã không sử dụng nhiều năm, lại không có được thời gian cũng như quan tâm sâu, để có thể đối chiếu xem đâu là bản dịch tốt hơn. Nên trước hết, cứ tạm đưa cả bản của Cao Kim Ánh về đây.