Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

15/10/2016

"Blowin' in the Wind" trong môi trường tiếng Việt


Đầu tiên, là đưa ý kiến của dịch giả Trịnh Lữ.

Các ý kiến khác, sẽ bổ sung cập nhật.


"
Bài hát đề đời của Bob Dylan "Blowing in the wind" được dịch ra tiếng ta là "Để gió cuốn đi". Và toàn bộ điệp khúc này trong bài hát cũng vậy. Tôi thấy lời Việt như vậy là hỏng, làm cho ý nghĩa của bài hát sai lệch hoàn toàn. Câu điệp khúc đầy đủ là "The answer, my friend, is blowing in the wind...".

Theo cách hiểu của tôi, là "Lời đáp đang thảng thốt trong gió đấy, bạn hãy lắng nghe, sẽ thấy..." Triết lý sâu sắc của bài hát ẩn chứa ở lời điệp khúc này. Muốn giải đáp những hoang mang của đời, chỉ cần tĩnh trí lắng nghe hơi thở của trời đất, để mình nối liền lại với mạch sống của bản thể lớn, sẽ nhớ ra những lẽ phải trái, thật giả, thiện ác... và sẽ biết mình phải nương theo ngả nào trong mê cung của cõi người. Dylan nhắc ta điều ấy, chứ không nêu câu hỏi rồi bảo thôi cứ "để gió cuốn đi"... Ông nhắc, và cũng là tự nhủ vậy.

"

"
Từ thời Thánh Jérome dịch Kinh Thánh từ tiếng Do Thái sang tiếng Hy Lạp, cách đây đã hơn 1600 năm, cụ đã bác bỏ lối dịch nguyên văn từng chữ, và cương quyết theo lối dịch lấy ý chứ không nệ chữ. Thiên hạ cũng đã thấy dịch văn học là tái sinh tác phẩm gốc vào những đời sống của những ngôn ngữ và văn hóa khác, khiến cho tác phẩm có nhiều đời sống khác nhau, mà vẫn kết nối với bản gốc. Thanh Tâm Tài Nhân được Nguyễn Du tái sinh vào tiếng Việt, thành bất tử trong tiếng Việt. Nếu cứ nệ chữ, có bao giờ như vậy được.
"the answer, my friend, is blowing in the wind" - mỗi người sẽ nghe thấy một giọng nói khác nhau từ câu tiếng Anh này, vì động từ "ís blowing…" Lời đáp là chủ ngữ, nó đang thổi trong gió, chứ không phải là gió thổi đưa lời đáp bay đi. Mà có nghe rõ lời đáp nào đâu. Chỉ biết là có một hơi thở mang tính chủ thể đang gửi những lời đáp ấy đến cho ta trong gió trời. Chủ thể ấy chỉ có thể là Trời -Đất, là thế giới bao chứa cả cõi người này. Hãy lắng nghe. Mà khi lòng còn hoang mang tự vấn như vậy, thì nếu có nghe thấy gì, thì nhất định là chưa rõ ràng ngay, tâm trạng chắc phải thảng thốt, hoặc một cái gì đó tương tự. Chứ chắc không thể "réo rắt" như khi ta nghe thấy một giai điệu vĩ cầm hoặc lời hát có cung bậc rõ ràng nào đó.
Ấy chỉ là cách đọc cách nghe của tôi. Bảo là có đúng với ý của Bob Dylan hay không - ai mà biết được. Chỉ biết rằng ý tưởng và cảm xúc của Bob đã đến với tôi thật tự nhiên, và tôi cũng tự nhiên chọn lời để diễn đạt cái ý tưởng và cảm xúc ấy.
Các bạn hãy tái sinh ca khúc này vào tiếng Việt của riêng mình. Văn học dịch là như vậy. Nó là một nghệ thuật để tái sinh nghệ thuật. Đừng dịch văn học như dịch tài liệu pháp luật hoặc văn kiện đại hội Đảng :)))

"

(lấy từ Fb Trịnh Lữ: https://www.facebook.com/trinh.lu.775/posts/572929122892389).






















---

BỔ SUNG

.

6.

ĐẰNG SAU GIẢI NOBEL CỦA BOB DYLAN (KỲ 3)

Dịch ca từ của Bob Dylan: Cái khó, cái hay và niềm vui bất tận

Thứ Ba, 25/10/2016 07:17
    (Thethaovanhoa.vn) - Dịch thuật là công việc nhọc nhằn và mạo hiểm. Trong trường hợp ca từ của Bob Dylan những khó khăn này còn có lý do phong cách: Không chỉ sâu sắc, giàu hình ảnh, ca từ của Bob Dylan còn có đặc điểm là đa nghĩa. 
    Không giảng giải, không giáo huấn, sự mơ hồ về ý nghĩa, ca từ của ông để cho các hình ảnh và ẩn dụ gợi những liên tưởng, ám ảnh và mỗi người nghe đều có thể tìm thấy một thông điệp thích hợp.
    Nói cách khác, ca khúc của ông để lại nhiều khoảng trống để người nghe chủ động tham gia sáng tạo. Có lẽ chính điều đó khiến cho ca khúc của ông phù hợp với nhiều lứa tuổi, nhiều quốc gia và nhiều thời đại. Và có lẽ cũng chính vì thế mà ca khúc của ông có sức sống mạnh mẽ vượt thời gian.
    Tôi xin lấy ví dụ là hai bài hát tưởng chừng đơn giản của ông, Blowin' In The Wind và Knockin’ On Heaven’s Door.
    Từ "Để gió cuốn đi"...
    Blowin' In The Wind được Bob Dylan sáng tác năm 1962, khi ông mới có 21 tuổi, và nhanh chóng trở nên nổi tiếng toàn cầu, trở thánh ca của phong trào phản chiến và cuộc đấu tranh đời quyền dân sự tại Hoa Kỳ. Nguyên văn lời bài hát như sau:
    Blowin’ In The Wind
    1. How many roads must a man walk down
    Before you call him a man?
    How many seas must a white dove sail
    Before she sleeps in the sand?
    Yes, how many times must the cannon balls fly
    Before they're forever banned?
    The answer, my friend, is blowin' in the wind
    The answer is blowin' in the wind.


    2. Yes, how many years can a mountain exist
    Before it's washed to the sea?
    Yes, how many years can some people exist
    Before they're allowed to be free?
    Yes, how many times can a man turn his head
    Pretending he just doesn't see?
    The answer, my friend, is blowin' in the wind
    The answer is blowin' in the wind.


    3. Yes, how many times must a man look up
    Before he can see the sky?
    Yes, how many ears must one man have
    Before he can hear people cry?
    Yes, how many deaths
    will it take till he knows
    That too many people have died?
    The answer, my friend, is blowin' in the wind
    The answer is blowin' in the wind.
    Blowin’ In The Wind là một bài hát thuộc dòng nhạc đồng quê (Country). Một đặc điểm của loại nhạc này là ca từ và giai điệu thường được thêm thắt hoặc biến đổi ít nhiều ở các đoạn khác nhau, hay thậm chí ở những lần biểu diễn khác nhau, tuy vẫn giữ nét giai điệu chủ đạo. Điều này đặc biệt rõ nét trong trường hợp tác giả ca khúc cũng là ca sĩ, như trường hợp Bob Dylan

    Sách của nhà văn, dịch giả Ngô Tự Lập 
    Dưới đây là bản dịch - để hát - của chúng tôi, có tính đến những đặc điểm nói trên:
    Để gió cuốn đi
    1. Qua bao nhiêu núi với bao nhiêu con đường
    Đàn ông mới xứng danh đàn ông?
    Và chim câu trắng lướt qua bao biển rộng
    Để mai đây ngủ yên nơi chân cồn?
    Và viên đạn đại bác sẽ bay đi bao lần
    Để mai đây bị cấm trên hành tinh?
    Lời đáp xa vời, để gió cuốn đi bên trời
    Để gió cuốn đi, bạn ơi.


    2. Được bao nhiêu năm tháng núi non kia còn lại
    Rồi trôi đi theo nước ra biển khơi?
    Bao nhiêu năm tháng chúng ta tồn tại
    Để mai đây được tự do trên đời?
    Và còn bao lâu nữa những ai kia quay mặt
    Làm như không hay biết điều chi?
    Lời đáp xa vời, để gió cuốn đi bên trời
    Để gió cuốn đi, bạn ơi.


    3. Mở to thêm đôi mắt ngước trông lên bao lần
    Thì ta trông thấy trời cao?
    Cần bao đôi tai nữa gắn thêm cho mỗi người
    Để nghe tiếng khóc than muôn người?
    (Và cần) thêm bao cái chết đến khi ai kia biết rằng
    Bao nhiêu mạng sống đã bị hy sinh?
    Lời đáp xa vời, để gió cuốn đi bên trời
    Để gió cuốn đi, bạn ơi.
    Trong bài có chỗ đặc biệt đáng chú ý, đó là từ “man” câu đầu tiên và điệp khúc. Một số người cho rằng “man” trong “How many roads must a man walk down/ Before you call him a man?” nên dịch là “con người”.
    Tôi cho rằng dịch như vậy cũng không sao, nhưng dịch là “đàn ông” sẽ hợp lý hơn nếu lưu ý rằng tác giả là nam, rằng bài hát được sáng tác vào đầu thập niên 1960, khi xã hội nam quyền còn mạnh. Nó gần với câu “Làm trai cho đáng nên trai/ Phú Xuân đã trải Đồng Nai cũng từng”.
    'Bob Dylan của Việt Nam' và 'Trịnh Công Sơn của Mỹ'

    'Bob Dylan của Việt Nam' và 'Trịnh Công Sơn của Mỹ'

    Dù không phải chính thức, nhưng việc một trang mạng có uy tín đưa hai cây bút người Việt vào dự đoán Nobel văn học 2016 đã ít nhiều tạo dư luận trong và ngoài nước.

    Về đọan điệp khúc, mới đây trên Facebook, dịch giả Trịnh Lữ đưa ra một các hiểu theo tôi rất thú vị: “Lời đáp đang thảng thốt trong gió đấy, bạn hãy lắng nghe, sẽ thấy...” Ông viết: “Triết lý sâu sắc của bài hát ẩn chứa ở lời điệp khúc này. Muốn giải đáp những hoang mang của đời, chỉ cần tĩnh trí lắng nghe hơi thở của trời đất, để mình nối liền lại với mạch sống của bản thể lớn, sẽ nhớ ra những lẽ phải trái, thật giả, thiện ác... và sẽ biết mình phải nương theo ngả nào trong mê cung của cõi người”.
    Đây là cách hiểu rất tinh tế, sâu sắc và thú vị, làm giàu cho bài hát. Nhưng theo tôi, cách hiểu này mang nhiều đóng góp cá nhân của Trịnh Lữ rất đáng trân trọng.
    Bài Blowin’ In The Wind được Dylan và Baez hát trước 250 ngàn người tại Cuộc diễu hành Washington (March on Washington) phản đối chiến tran và đòi quyền tự do dân sự ngày 28 tháng Tám, 1963. Trong cuộc diễu hành đó, Martin Luther King, Jr. đã có bài phát biểu I Have A Dream (Tôi có một ước mơ) nổi tiếng. Tôi tin rằng bài hát đã ít nhiều gợi cảm hứng cho Trịnh Công Sơn. Chính vì thế, tôi đã dịch nhan đề của nó bằng nhan đề bài hất của của Trịnh Công Sơn: Để gió cuốn đi.
    Đến "Gõ cửa thiên đàng"
    Việc dịch bài Knockin’ On Heaven’s Door (Gõ cửa thiên đàng), còn nhiều chuyện để bàn hơn. Nguyên văn bài hát như sau:
    Knockin' on Heaven's Door
    Mama, take this badge off of me
    I can't use it anymore.
    It's gettin' dark, too dark to see
    I feel I'm knockin' on heaven's door.


    Knock, knock, knockin' on heaven's door
    Knock, knock, knockin' on heaven's door
    Knock, knock, knockin' on heaven's door
    Knock, knock, knockin' on heaven's door


    Mama, put my guns in the ground
    I can't shoot them anymore.
    That long black cloud is comin' down
    I feel I'm knockin' on heaven's door.


    Knock, knock, knockin' on heaven's door
    Knock, knock, knockin' on heaven's door
    Knock, knock, knockin' on heaven's door
    Knock, knock, knockin' on heaven's door
    Một số người nghĩ rằng đó là một ca khúc phản chiến – và trên thực tế chúng ta cũng có thể và có quyền hát nó như một bài hát phản chiến. Tuy nhiên, Knockin' On Heaven's Door mới đầu được Bob Dylan sáng tác cho bộ phim miền Tây Pat Garett And Billy The Kid (1973). Đó là lời của một kẻ hấp hối nói với vợ, vì thế nó có thể được dịch – để hát - thành:
    Gõ cửa thiên đàng
    Bà nó tháo giúp chiếc lon ra giùm tôi
    Tôi hết muốn mang trên vai mình
    Trời đất đã tối như bưng ngoài kia
    Tưởng như tôi đang gõ lên cửa thiên đường.


    Gõ, gõ, gõ không thôi lên trời cao
    Gõ gõ gõ mãi lên cửa thiên đường.
    Gõ, gõ, gõ không thôi lên trời cao
    Gõ gõ gõ mãi lên cửa thiên đường.


    Bà nó ném súng ra sân đi giùm tôi
    Tôi không bắn thêm một viên nào
    Kìa những đám mây đen đang trùm lên
    Tưởng như tôi đang gõ lên cửa thiên đường.


    Gõ, gõ, gõ không thôi lên trời cao
    Gõ gõ gõ mãi lên cửa thiên đường.
    Gõ, gõ, gõ không thôi lên trời cao
    Gõ gõ gõ mãi lên cửa thiên đường.
    Nhưng ai có quyền cấm người nghe và người hát coi đó là một bài ca phản chiến? Tách ra khỏi bối cảnh của bộ phim, nó có thể là lời một người lính đang hấp hối nói với mẹ. 
    Đằng sau giải Nobel của Bob Dylan: Giữa những tiếng la ó

    Đằng sau giải Nobel của Bob Dylan: Giữa những tiếng la ó

    Như mọi năm, giải Nobel văn chương chưa kịp treo lên cổ người may mắn lấy một phút thì đã có tiếng phản đối rào rào, và dĩ nhiên cạnh đó là hàng triệu bạn đọc khác vỗ tay.
    Khi đó, trong tiếng Việt, ta phải thay đại từ nhân xưng: “Má, tháo giúp chiếc lon ra giùm con/ Con hết muốn mang trên vai mình/ Trời đất đã tối như bưng ngoài kia/ Tưởng như con đang gõ lên cửa thiên đường” và, đoạn hai: “Má, ném súng ra sân đi giùm con/ Con không bắn thêm một viên nào/ Kìa những đám mây đen đang trùm lên/ Tưởng như con đang gõ lên cửa thiên đường…”
    Chưa hết. Người ta thậm chí còn có thể dịch nó thành những lời giận dữ, thậm chí tục tằn hơn: “Đ. má, tháo giúp chiếc lon ra giùm tao/ Tao hết muốn mang trên vai mình/ Trời đất đã tối như bưng ngoài kia/ Tưởng như tao đang gõ lên cửa thiên đường…”
    ***
    Sự đơn giản nhưng đa nghĩa khiến chúng ta buộc phải – và có quyền – lựa chọn những cách hiểu và các dịch khác nhau.
    Tính đa nghĩa khiến ca từ của Bob Dylan khó hiểu, khó dịch, nhưng cũng là lý do khiến nó hay, giàu có. Nó cho phép chúng ta có nhiều quyền sáng tạo trong cảm thụ và làm cho việc dịch nó đem lại nhiều niềm vui thích. 
    Bob Dylan với cành nguyệt quế và đàn lyre

    Bob Dylan với cành nguyệt quế và đàn lyre

    Lần đầu tiên Giải Nobel Văn học được trao cho một một thi-ca-nhân đúng nghĩa với vòng nguyệt quế và cây đàn lyre – hai biểu tượng không thể tách rời của Thơ-Nhạc.
    Nhưng nghĩ cho cùng đa nghĩa cũng chính là đặc điểm chung của mọi kiệt tác: Khi không nói gì cụ thể, người ta lại nói được nhiều hơn. Văn học dân gian như thế, văn học bác học cũng thế. Từ đồng dao đến Kinh Thánh.   
    Kỳ 1 Đằng sau giải Nobel của Bob Dylan: Giữa những tiếng la ó xem TẠI ĐÂY
    Kỳ 2: Bob Dylan với cành nguyệt quế và đàn lyre xem TẠI ĐÂY
    Ngô Tự Lập
    Thể thao & Văn hóa Cuối tuần

    http://thethaovanhoa.vn/van-hoa-giai-tri/dich-ca-tu-cua-bob-dylan-cai-kho-cai-hay-va-niem-vui-bat-tan-n20161021150135416.htm




    5.


    Trần Ngọc Cư – BOB DYLAN: NOBEL VĂN CHƯƠNG 2016


    Thoảng bay theo gió” của Bob Dylan – Bài hát dành cho giới cầm quyền vô cảm
    dylan-nobel-prize
    Bob Dylan sinh năm 1941, mang tên Robert Zimmerman. Xuất thân từ một địa phương khiêm tốn, thị trấn Duluth thuộc bang Minnesota, Bob Dylan bắt đầu hành trình âm nhạc của mình bằng cách chơi guitar và harmonica ở các quán cà phê và các hội quán khác chung quanh khu học xá cuả đại học Minnesota. Tài nghệ “cây nhà lá vườn” của ông có kẻ khen, người chê. Nhưng nếu ông chỉ nấn ná ở một góc quê hương mà không gặp nhạc sĩ dân ca nổi tiếng Woody Guthrie ở New York thì chắc đời ông cũng chỉ kết thúc âm thầm và đơn độc như bao nhiêu người xuất thân nơi sinh quán của ông.

    Vào thập niên 1960 Bob Dylan là thần tượng nhạc rock-dân-ca và là tác giả của bài hát phản kháng nổi tiếng của thời đại, “Blowin’ in the Wind”. Ông đi theo truyền thống của những người viết nhạc phản kháng khác, tức là qua lời ca tiếng hát tìm cách đánh thức lương tâm của giới quyền lực và kêu đòi chấm dứt những tình trạng bất công và bất nhân trong xã hội. Cùng với Joan Baez và các nhạc sĩ dân ca nổi tiếng đương thời, tiếng hát của ông cổ vũ cho Phong trào tranh đấu đòi dân quyền và phản đối Chiến tranh Việt Nam.
    Sau bốn mươi năm được hàng chục triệu người nghe khắp thế giới, ca từ của “Blowin’ in the Wind” vẫn còn rất đương đại, bởi vì chính trong Thời đại Thông tin này vẫn còn những giới thống trị tiếp tục thờ ơ vô cảm trước đau thương của đồng loại.
    Cũng như ca từ của Trịnh Công Sơn, ca từ của Bob Dylan chứa đựng nhiều thi ảnh (poetic images), hay nói thế khác, có nhiều chất thơ. Người ta không thể phủ nhận rằng ca từ của nhiều bài hát cũng chính là thơ và có thể đây là dạng thức thi ca phù hợp nhất trong Thời đại Thông tin này. Một phần nhờ âm nhạc trợ lực, một phần vì chủ đích của người viết ca từ là trực tiếp tác động cảm thức của người nghe, nên thơ trong ca từ luôn luôn có tham vọng nhắm vào đại chúng. Thơ không chỉ sống bằng “con chữ”, mà tồn tại được cũng nhờ “con âm”, nói theo nhà thơ Dương Tường. Ca từ không đòi hỏi người nghe phải động não để giải mã các biểu tượng như họ gặp phải khi đọc các bài thơ theo chủ nghĩa hiện đại (modernism).
    Blowin’ in The Wind

    (Thoảng bay theo gió, bản dịch của Trần Ngọc Cư)

    Bao nhiêu nẻo đường một kẻ ngược xuôi

    Trước khi bạn mới gọi nó là người?
    Bao nhiêu biển khơi bồ câu sải cánh
    Trước khi về nằm trong cát ngủ vùi?
    Phải bao nhiêu lần tên bay đạn bắn
    Trước khi vũ khí bị cấm đời đời?
    Lời đáp, bạn ơi, thoảng bay theo gió,
    Câu trả lời đà theo gió thoảng bay.

    Phải bao nhiêu năm hòn núi ù lì

    Trước khi núi kia bị trôi xuống biển?
    Phải bao nhiêu năm người ta hiện diện
    Trước khi được làm những kẻ tự do?
    Biết bao nhiêu lần một người ngoảnh mặt
    Giả vờ như là không thấy không nghe?
    Lời đáp, bạn ơi, thoảng bay theo gió,
    Câu trả lời đà theo gió thoảng bay.

    Phải bao nhiêu lần một kẻ ngó lên

    Mới nhìn thấy ra bầu trời xanh thắm?
    Bao nhiêu lỗ tai một người phải sắm
    Mới nghe được là có tiếng kêu than?
    Bao nhiêu mạng người phải chịu thác oan
    Hắn mới hiểu ra quá nhiều người chết?
    Lời đáp, bạn ơi, thoảng bay theo gió,
    Câu trả lời đà theo gió thoảng bay.

    © 2007 talawas
    English Lyrics
    How many roads must a man walk down

    Before you call him a man?
    How many seas must a white dove sail
    Before she sleeps in the sand?
    Yes, ‘n’ how many times must the cannon balls fly
    Before they’re forever banned?
    The answer, my friend, is blowin’ in the wind,
    The answer is blowin’ in the wind.

    Yes, ‘n’ how many years can a mountain exist

    Before it’s washed to the sea?
    Yes, ‘n’ how many years can some people exist
    Before they’re allowed to be free?
    Yes, ‘n’ how many times can a man turn his head,
    Pretending he just doesn’t see?
    The answer, my friend, is blowin’ in the wind,
    The answer is blowin’ in the wind.

    Yes, ‘n’ how many times must a man look up

    Before he can see the sky?
    Yes, ‘n’ how many ears must one man have
    Before he can hear people cry?
    Yes, ‘n’ how many deaths will it take till he knows
    That too many people have died?
    The answer, my friend, is blowin’ in the wind,
    The answer is blowin’ in the wind.
    https://khoahocnet.com/2016/10/16/tran-ngoc-cu-bob-dylan-nobel-van-chuong-2016/





    4.

    Thứ Bảy, 15/10/2016 - 10:29


    Dân trí Cách phản ứng của Bob Dylan trước thông tin ông vừa được nhận giải Nobel Văn học đã khiến truyền thông và công chúng vô cùng… “khoái chí” bởi người ta thấy một sự quái chiêu rất đúng chất… Bob Dylan.

     >> Chân dung nhạc sĩ đầu tiên trong lịch sử đoạt… Nobel Văn học
     >> Tranh cãi vì Nobel Văn học trao cho… nhạc sĩ

    Bình thường, khi một cây bút nhận được giải thưởng văn chương danh giá nhất hành tinh, họ sẽ nhanh chóng có những cách hồi đáp đối với ủy ban trao giải Nobel để thể hiện sự trân trọng trước việc mình là người được nhận giải. Sau đó, họ sẽ bắt đầu có những phát ngôn đầu tiên trên các phương tiện truyền thông, tuy vậy, Bob Dylan hoàn toàn… “im thin thít, lặn mất tăm”.
    Những ngày qua, người ta nói về ông quá nhiều, nhưng chỉ có duy nhất một điều là bản thân ông lại chẳng lên tiếng lấy một lời. Truyền thông và công chúng đã chờ đợi một phản hồi từ Bob Dylan - hiện tượng văn hóa của năm, vậy nhưng, ông hoàn toàn biến mất như thể giải thưởng Nobel Văn học vừa xướng tên ông là trao cho ai đó khác “chẳng liên quan”.
    Thực tế, cách phản ứng kỳ lạ và khó hiểu này lại khiến công chúng càng thêm thích thú “người khổng lồ” của thi - ca, của thơ và nhạc. Trước nay, Bob Dylan đã luôn xây dựng một hình ảnh bình dị, đời thường, ông theo đuổi sự nghiệp âm nhạc hết mình, trở thành người khổng lồ, trở thành biểu tượng, nhưng không bao giờ mang phong cách của một ngôi sao.
    Bob Dylan chủ động xa lánh mọi hào quang, ngôi vị, để tìm cho mình những gì chân thực nhất cả trong sự nghiệp và đời sống riêng tư. Với việc nhận được giải Nobel Văn học lần này, chỉ cần ông cất lên một lời, ngay lập tức, cơn bão thông tin về Bob Dylan sẽ lại lên cao, nhưng ông chọn cách im lặng, và đó lại là một cách “hồi đáp” rất đặc biệt đúng chất Bob Dylan.
    Cho tới thời điểm hiện tại, Viện hàn lâm Thụy Điển cho biết họ vẫn chưa có được một liên hệ trực tiếp nào với ông. Đại diện ủy ban trao giải đã liên hệ với đơn vị đại diện và người quản lý của Bob Dylan, nhưng họ vẫn chưa liên lạc được trực tiếp với ông. Bob Dylan vẫn tiếp tục thực hiện lịch biểu diễn như bình thường và hiện đang ở Las Vegas, Mỹ.
    Trong khi các mặt báo quốc tế xôn xao trước thông tin một nhạc sĩ đã vừa nhận được giải… Nobel Văn học, một sự kiện chưa từng thấy trong lịch sử 115 năm trao giải, thì bản thân Bob Dylan lại tỏ ra hoàn toàn bình thản, điềm nhiên “đến lạ”. Theo tờ Guardian (Anh), ông vẫn bước lên sân khấu biểu diễn như thể không hề có điều gì mới lạ vừa diễn ra.
    Tờ Washington Post (Mỹ) cũng đưa tin rằng Bob Dylan hoàn toàn im lặng trong tất cả các hoạt động của mình kể từ khi được tuyên bố là chủ nhân của giải thưởng Nobel Văn học 2016.
    Tại buổi biểu diễn ở Las Vegas mới đây, sau khi khán giả yêu cầu ông hát thêm, Bob Dylan chỉ biểu diễn thêm một ca khúc “bonus” chiều lòng khán giả, ông lựa chọn nhạc phẩm “Why Try To Change Me Now” (tạm dịch: Tại sao muốn thay đổi tôi lúc này) - một nhạc phẩm từng gắn liền với giọng ca của nam ca sĩ nổi tiếng người Mỹ Frank Sinatra.
    Nếu xét trong địa hạt âm nhạc, thì Bob Dylan đã là “người khổng lồ” từ lâu, ông sở hữu tới 11 giải Grammy, đã nhận được đủ những giải thưởng tôn vinh cao quý nhất của ngành văn hóa - nghệ thuật Mỹ, nhưng tất cả những điều đó cũng chưa từng khiến Bob Dylan thể hiện sự phấn khích, hồ hởi. Đặc trưng phong cách của ông là sự trầm tĩnh, lạnh lùng.
    Đối với ông không có gì chân thực hơn sự lao động nghiêm túc trong nghệ thuật, ngoài ra, Bob Dylan luôn bình thản trước mọi giải thưởng tôn vinh sự nghiệp của ông. Giờ đây, khi giải Nobel Văn học là một trái ngọt tuyệt vời bổ sung thêm vào gia tài giải thưởng đồ sộ của ông, Bob Dylan lại một lần nữa tỏ ra bình thản tuyệt đối.
    Cách phản ứng này khiến công chúng thích thú, còn với các đồng nghiệp thân thiết lâu năm, họ hoàn toàn không có gì bất ngờ bởi đó chính là phong cách của ông.
    Cách phản ứng của Bob Dylan lại khiến người ta nhớ đến nữ nhà văn Anh Doris Lessing, chủ nhân của giải Nobel Văn học 2007, giống như Bob Dylan, bà Doris Lessing cũng không hề tỏ ra một chút phấn khích nào khi được biết tin thắng giải.
    Khi phóng viên đổ xô tới nhà bà để phỏng vấn ngay sau khi tên người thắng giải được xướng lên, lúc này, bà mới biết mình đã là chủ nhân của giải Nobel Văn học. Biết xong tin, bà chỉ lẩm bẩm: “Ôi, Chúa ơi!” và sau đó dùng hết sức để… mời phóng viên đi.
    Những người có mặt tại buổi biểu diễn của Bob Dylan mới đây tại Las Vegas đã kỳ vọng sẽ được nghe những chia sẻ của ông trước thông tin thắng giải Nobel Văn học, nhưng đúng theo phong cách lạnh lùng thường thấy, Bob Dylan không nói bất cứ một lời nào ngoài lề, ông chỉ chuyên tâm biểu diễn và “để mặc” mọi người đoán xem ông đang nghĩ gì.
    Những người thắng giải Nobel tới đây sẽ được mời đến thủ đô Stockholm của Thụy Điển vào ngày 10/12 để nhận giải từ nhà vua Thụy Điển, mỗi người sẽ có một bài phát biểu ngắn tại sự kiện lễ trao giải chính thức. Dù vậy, hiện tại, Viện hàn lâm Thụy Điển vẫn chưa nhận được lời khẳng định chính thức nào từ Bob Dylan, rằng liệu ông có tới nhận giải hay không.
    Trong lịch sử, nhà văn - nhà triết học người Pháp Jean-Paul Sartre là người duy nhất từng từ chối nhận giải Nobel Văn học hồi năm 1964.
    Phần thưởng dành cho Bob Dylan với giải Nobel Văn học năm nay là một chiếc huy chương mạ vàng, tấm bằng chứng nhận được thiết kế dành cho riêng người nhận và khoản tiền mặt 8 triệu cua-ron Thụy Điển (tương đương 20 tỷ đồng).
    http://dantri.com.vn/van-hoa/bob-dylan-khong-buon-quan-tam-toi-giai-nobel-van-hoc-20161015102713257.htm




    3. Bản của Phú Trạm

    Chuyển dịch Bob Dylan

    Inrasara

    (Nhân huyền thoại này nhận Nobel Văn chương 2016, xin chuyển dịch nhanh bài thơ nổi tiếng của ông ra tiếng Việt, hầu độc giả không rành tiếng Anh thưởng ngoạn).
    “Blowin’ in the Wind”
    Thơ Bob Dylan, Inrasara chuyển dịch ra tiếng Việt (dịch giả giữ bản quyền).

    bobdylan-custom
    ĐỂ GIÓ CUỐN ĐI
    Cần bao nhiêu triều đại tiêu biến đi để Việt Nam cong đường cong chữ S
    Cần bao nhiêu triệu sinh linh ngã xuống cho đứa con quê hương hít thở không khí thanh bình
    Tiếng gọi hòa giải cần đến với bao nhiêu trái tim mới khiến hai bên chịu ngồi lại
    Để gió cuốn đi…
    Cần bao nhiêu dự án bẩn nữa cất tiếng khóc chào đời mới làm đầy túi quan tham
    Phải chìm bao nhiêu tàu cá ngoài khơi
    Sẽ còn phải chôn bao nhiêu tấn cá chết nữa biển miền Trung mới sạch
    Để gió cuốn đi… và để gió cuốn đi…
    Dân oan phải kêu trời bao nhiêu lần mới tới được lỗ tai đóng cửa
    Cần bao nhiêu cuộc tuần hành
    Và còn cần đến bao nhiêu máu đổ ngoài đường phố nữa chúng ta mới thấy được bóng ngày mai
    Để gió cuốn đi… hãy cứ để gió cuốn đi…
    PHỤ LỤC (nguyên tác & dịch nghĩa)
    BLOWIN’ IN THE WIND
    Bob Dylan
    1. How many roads must a man walk down before you call him a man?
    How many seas must a white dove sail before she sleeps in the sand?
    Yes, how many times must the cannon balls fly before they’re forever banned?
    The answer, my friend, is blowin’ in the wind
    The answer is blowin’ in the wind.
    2. How many years can a mountain exist before it’s washed to the sea?
    How many years can some people exist before they’re allowed to be free?
    Yes, how many times can a man turn his head pretending he just doesn’t see?
    The answer, my friend, is blowin’ in the wind
    The answer is blowin’ in the wind.
    3. Yes, how many times must a man look up before he can see the sky?
    Yes, how many ears must one man have before he can hear people cry?
    Yes, how many deaths will it take till he knows that too many people have died?
    The answer, my friend, is blowin’ in the wind
    The answer is blowin’ in the wind.
    ĐỂ GIÓ CUỐN ĐI
    1. Phải kinh qua bao nhiêu nẻo đường mới xứng tên là con người?
    Chim câu trắng phải bay qua bao nhiêu đại dương mới được ngủ yên nơi cồn cát?
    Bao nhiêu bom đạn đổ xuống loài người mới bị cấm mãi mãi trên trái đất?
    Tiếng đáp phản hồi, ơi bạn, để gió cuốn đi.
    2. Cần bao nhiêu tháng năm tồn tại, ngọn núi mới bị cuốn mất vào biển xa?
    Cần bao nhiêu tháng năm sống trên đời, những phận người mới thở không khí tự do?
    Thời gian còn lại bao xa, để kẻ đui điếc trước nỗi đau đồng loại hô biến?
    Tiếng đáp phản hồi, ơi bạn, để gió cuốn đi.
    3. Cần bao nhiêu lần ngước lên mới nhìn thấy bầu trời?
    Cần đến bao nhiêu lỗ tai mới nghe được tiếng chúng sinh than khóc?
    Và còn cần tiêu mất bao nhiêu mạng người, ta mới hiểu đã có quá nhiều sinh linh đã chết?
    Tiếng đáp phản hồi, ơi bạn, để gió cuốn đi.
    http://vandoanviet.blogspot.com/2016/10/chuyen-dich-bob-dylan.html





    2. Bản dịch của Ngô Tự Lập

    Nobel Văn học Bob Dylan nhiều duyên nợ với Việt Nam

    14/10/2016 - 10:53 (GMT+7)
    Theo nhà văn Ngô Tự Lập, những sáng tác của Nobel Văn học 2016 Bob Dylan có nhiều duyên nợ với Việt Nam.


    Phó Viện trưởng Viện Quốc tế Pháp ngữ, nhà văn, dịch giả, nhà nghiên cứu văn hóa Ngô Tự Lập có bài viết về chủ nhân giải Nobel Văn học Bob Dylan. Theo ông, những sáng tác của Bob Dylan có nhiều duyên nợ với Việt Nam.Báo Giao thông  xin gửi trích lược bài viết của nhà văn Ngô Tự Lập tới độc giả:

    Bob Dylan sinh ngày 24/5/1941 tại Minnesota, Mỹ. Tên thật của ông là Robert Allen Zimmerman. Ông bà nội và ngoại của Bob Dylan đều là những người Do Thái di cư từ Odessa (Nay thuộc Ucraina) và Lithuania sang Mỹ để tránh sự kỳ thị chủng tộc. Năm 1959, Zimmerman đã đăng ký học tại Đại học Minnesota nhưng bỏ học khi chưa kết thúc năm thứ nhất. Năm 1961, ông chuyển đến New York, bắt đầu chơi cho nhiều câu lạc bộ và bắt đầu được chú ý.

    Năm 1962, Robert Allen Zimmerman chính thức đổi tên thành Bob Dylan – một số tài liệu cho rằng do hâm mộ nhà thơ Dylan Thomas. Cũng thời gian đó, ông bắt đầu sáng tác nhiều ca khúc phản kháng, trong đó có bài hát Blowin' in the Wind (Để gió cuốn đi). Những sáng tác của ông trong giai đoạn này chịu nhiều ảnh hưởng của "Woody" Guthrie và Pete Seeger. Pete Seeger chính là tác giả bài hát Teacher Uncle Ho (Thầy giáo Bác Hồ) và nhiều bài hát nổi tiếng chống chiến tranh Việt Nam.

    ngo tu lap
    Nhà văn, dịch giả Ngô Tự Lập


    Bob Dylan không có bài hát nào trực tiếp nói về Việt Nam, nhưng ông lại có duyên nợ với Việt Nam theo một cách khác. Sự nghiệp âm nhạc của ông khởi đầu gần như đồng thời với cuộc chiến tranh Việt Nam và nhiều ca khúc của ông trở thành thánh ca của phong trào phản chiến và phong trào đấu tranh đòi quyền dân sự ở Hoa Kỳ trong những năm 1960.


    Người tình nổi tiếng nhất của Bob Dylan, người đã góp phần quan trọng đưa ông lên đỉnh cao danh vọng, là nữ danh ca Joan Baez, một nhà hoạt động tích cực chống chiến tranh. Baez đã đến Việt Nam tháng Chạp năm 1972, đúng lúc Nixon ném bom rải thảm xuống Hà Nội và Hải Phòng.

    Bài Blowin' in the Wind được Dylan và Baez hát trước 250 ngàn người tại Cuộc diễu hành Washington (March on Washington) ngày 28 tháng Tám, 1963. Đây là một sự kiện lớn trong lịch sử đương đại. Trong cuộc diễu hành đó, Martin Luther King, Jr. đã có bài phát biểu I have a dream (Tôi có một ước mơ) nổi tiếng.

    Ca từ của Bob Dylan là những bài thơ sâu sắc và độc đáo, đến mức đã từng có ý kiến đề nghị trao giải Nobel văn chương cho ông. Trong số rất nhiều những bài hát nổi tiếng của ông, không thể không nhắc đến bài Để gió cuốn đi mà tôi tin đã ít nhiều gợi cảm hứng cho Trịnh Công Sơn trong một bài hát với nhan đề tương tự của ông.

    Một số người gọi Trịnh Công Sơn là Bob Dylan của Việt Nam. Lý do là hai nhạc sĩ này có nhiều nét tương đồng. Cả hai cùng nổi lên vào thập niên 1960 với những bài hát phản chiến; trong sự nghiệp của mình, họ đều gắn bó với một phụ nữ tài sắc –Bob Dylan với Joan Baez và Trịnh Công Sơn và Khánh Ly; ca từ của họ đều là những tác phẩm có giá trị văn chương độc đáo; và cả hai còn là những họa sĩ tài năng.

    Như đã nói ở trên, Blowin' in the Wind được Bob Dylan sáng tác năm 1962, khi ông mới có 21 tuổi, và nhanh chóng trở nên nổi tiếng toàn cầu. 

    BLOWIN' IN THE WIND

    Music and lyrics: Bob Dylan

    1. How many roads
    must a man walk down
    Before you call him a man?
    How many seas must a white dove sail
    Before she sleeps in the sand?
    Yes, how many times must
    the cannon balls fly
    Before they're forever banned?
    The answer my friend
    is blowin' in the wind
    The answer is blowin' in the wind.
    2. Yes, how many years
    can a mountain exist
    Before it's washed to the sea?
    Yes, how many years
    can some people exist
    Before they're allowed to be free?
    Yes, how many times
    can a man turn his head
    Pretending he just doesn't see?
    The answer my friend
    is blowin' in the wind
    The answer is blowin' in the wind.
    3. Yes, how many times
    must a man look up
    Before he can see the sky?
    Yes, how many ears must one man have
    Before he can hear people cry?
    Yes, how many deaths
    will it take till he knows
    That too many people have died?
    The answer my friend
    is blowin' in the wind
    The answer is blowin' in the wind.



    ĐỂ GIÓ CUỐN ĐI

    Lời Việt: Ngô Tự Lập

    1. Qua bao nhiêu núi
    với bao nhiêu con đường
    Đàn ông mới xứng danh đàn ông?
    Và chim câu trắng
    lướt qua bao biển rộng
    Để mai đây ngủ yên nơi chân cồn?
    Và viên đạn đại bác sẽ bay đi bao lần
    Để mai đây bị cấm trên hành tinh?
    Lời đáp xa vời, để gió cuốn đi bên trời
    Để gió cuốn đi, bạn ơi.

    2. Được bao nhiêu năm tháng
    núi non kia còn lại
    Rồi trôi đi theo nước ra biển khơi?
    Bao nhiêu năm tháng chúng ta tồn tại
    Để mai đây được tự do trên đời?
    Và còn bao lâu nữa
    những ai kia quay mặt
    Làm như không hay biết điều chi?
    Lời đáp xa vời, để gió cuốn đi bên trời
    Để gió cuốn đi, bạn ơi.

    3. Mở to thêm đôi mắt
    ngước trông lên bao lần
    Thì ta trông thấy trời cao?
    Cần bao đôi tai nữa
    gắn thêm cho mỗi người
    Để nghe tiếng khóc than muôn người?
    (Và cần) thêm bao cái chết
    đến khi ai kia biết rằng
    Bao nhiêu mạng sống đã bị hy sinh?
    Lời đáp xa vời, để gió cuốn đi bên trời
    Để gió cuốn đi, bạn ơi.

    Bài hát là sự kết hợp tuyệt diệu giữa giai điệu, hòa âm và lời ca - tất cả đều hết sức giản dị nhưng lại vô cùng sâu sắc. Được nghe bài hát lần đầu tiên cách đây mấy chục năm, đến nay tôi vẫn không hết ngỡ ngàng với câu hỏi: tại sao một chàng trai 21 tuổi có thể đạt đến độ chín muồi như vậy?

    Rất nhiều ca sĩ và ban nhạc đã hát thành công ca khúc này, trong đó ngoài Joan Baez, phải kể đến Tam ca Peter, Paul and Mary, Bruce Springsteen, Elvis Presley, Stevie Wonder,... Tuy nhiên, có lẽ hay nhất vẫn là bản do chính Bob Dylan thể hiện cùng tiếng kèn harmonica rất đặc trưng và giọng ca tự sự đầy ưu tư của ông.

    Năm 1994, qua giọng hát của Joan Baez, bài hát lại một lần nữa vang lên cùng hình tượng nhân vật Jenny trong bộ phim nổi tiếng Forrest Gump - cũng là một bộ phim về chiến tranh Việt Nam.

    Không chỉ sâu sắc, ca từ của Bob Dylan còn giàu hình ảnh. Nói đúng hơn, ca từ của Bob Dylan sâu sắc chính là vì nó giàu hình ảnh. Ông không nói gì cụ thể. Trong bài hát, Bob Dylan chỉ đưa ra hàng loạt câu hỏi và một câu trả lời - mà nhiều người cho là mơ hồ. Cũng vậy, trong một bài hát nổi tiếng khác, Knockin’ on Heaven’s Door (Gõ cửa thiên đàng), ông chỉ chép lại những lời khẩn cầu - cũng không thật rõ ràng.

    Không lời giải, không giáo huấn, ông để cho các hình ảnh và ẩn dụ gợi những liên tưởng ám ảnh và mỗi người nghe đều có thể tìm thấy một thông điệp thích hợp. Nói cách khác, ca khúc của ông để lại nhiều khoảng trống để người nghe chủ động tham gia sáng tạo. Có lẽ chính điều đó khiến cho ca khúc của ông phù hợp với nhiều lứa tuổi, nhiều quốc gia và nhiều thời đại. Và có lẽ cũng chính vì thế ca khúc của ông có sức sống mạnh mẽ vượt thời gian.

    >>> Xem video Bob Dylan hát ca khúc Blowin' in the Wind:
    http://www.baogiaothong.vn/nobel-van-hoc-bob-dylan-nhieu-duyen-no-voi-viet-nam-d172116.html



    1. Bạn đọc của Fb Trịnh Lữ

    "
    Bao Anh Thai "Để gió cuốn đi" là cách dịch phản ánh tâm thế phổ biến (hay lảng tránh sự thật bằng cách viện dẫn tư tưởng Lão Tử) của người Việt!
    いいね!
    返信リアクション6件3時間前
    いいね!
    返信リアクション2件2時間前
    Yu Yu

    返信する…
    Dạ Ngân Cảm ơn anh Trịnh Lữ. TCS để gió cuốn đi, Dylan theo hệ qui chiếu khác.
    いいね!
    返信リアクション2件3時間前
    Trịnh Lữ những mảnh tình vụn thì đáng buông cho gió cuốn đi thật, nhỉ ?
    いいね!
    返信リアクション9件2時間前
    Đông Tà Woa hay quá bác Trịnh Lữ dùng từ: những mảnh tình vụn!
    いいね!
    返信リアクション2件2時間前
    Thiết Phan Không nên đối sử với những mảnh tình như rứa anh ví năm cuói cấp Trộm yêu thầm nhớ cô bạn gái 
    Lên cấp ba hai đứa khác trường
    Thế là ngơ ngẩn buồn đến lúc

    Cổng trường đại học chỉ mình tôi...!!!
    いいね!
    返信いいね!1件2時間前編集済み
    Trịnh Lữ Khổ thân họa sỹ, vác thập tự lứa đôi đến cuối đời :)))
    いいね!
    返信リアクション4件2時間前
    Dục Tú Đào Khổ nỗi "dính" vào tình thì con người dễ bị mê lầm quá nên chả còn biết tình vụn như . . .tấm cám hay là hạt . . . gạo làng ta ngà ngọc !
    いいね!
    返信リアクション1件1時間前
    Yu Yu

    返信する…
    Minh Long Sơn Trịnh Lữ Một lần cháu ngồi uống bia với một dịch giả - nhà thơ (tiếng Nga) nổi tiếng, cháu đưa ra phương án "dịch lại cho đúng nghĩa" cái câu của một ông tây rất nổi tiếng nói về sự học và học. Bác dịch giả - nhà thơ kia nghe xong thì giật mình, bảo cháu dịch thế có vẻ thú vị hơn, đúng hoàn cảnh hơn, đúng cả nghĩa đen luôn nhưng không thuận tai người Việt  
    Chắc lúc đó mấy vại bia làm cả hai không tỉnh táo lắm 
    いいね!
    返信リアクション1件1時間前編集済み
    Duong Thuy Lieu Cám ơn lời dịch của Bác- Thật là sâu sắc
    いいね!
    返信1時間前
    Tran Van Anh cắt nghĩa bài hát rất hay và sâu sắc
    いいね!
    返信1時間前
    Vuong Tran Ngoc Anh Trịnh Lữ với trình độ tiếng Anh văn học và sự tinh tế thiên bẩm của mình nên viết một bài công phu cho độc giả Việt chia sẻ giá trị văn chương của BD đi anh!
    いいね!
    返信リアクション3件1時間前
    Ngô Ninh Cảm ơn những chia sẻ của chú rất nhiều! đọc những gì chú viết, cháu thấy càng phải cố gắng học để có thể đọc hiểu đúng 
    いいね!
    返信1時間前
    Mây Thoại Hà Dạ có khi nào là "Bạn tôi ơi, câu trả lời đang nằm trong hư không ấy" vì em cảm nhận toàn bài hát tác giả thấy khó mà có được câu trả lời cho hàng loạt câu hỏi đặt ra. Em nghiêng về cách hiểu là khó mà tìm ra được câu trả lời ạ.
    いいね!
    返信1時間前
    Lê Trần Dạ - chú cho con xin bài về nhà .
    Con cảm ơn chú .
    いいね!
    返信45分前
    Binh Nguyen Vấn đề là tại sao phải dịch lời bài hát. Nghe và tự cảm nhận chứ bác nhỉ.
    いいね!
    返信44分前
    Aiviet Nguyen Chào anh Tuấn Em đồng ý là "Để gió cuốn đi" là cách hiểu không hay. Cách cắt nghĩa của anh rất hay. Nhưng cái hay của ca từ là nó không có một cách hiểu duy nhất, nếu chỉ căn cứ trên câu chữ. Em có thể đưa ra vài cách cắt nghĩa nữa phụ thuộc vào hoàn cảnh và tâm lý. By the way, em không hiểu chữ "thảng thốt" anh dùng ở đây.
    いいね!
    返信41分前
    Vũ Ngọc Thăng Chẳng hạn, một cách dịch?: The answer my friend is blowin' in the wind / Lời đáp, bạn tôi ơi, réo rắt ngân trong gió
    "

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét

    Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

    LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

    Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.