Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

25/01/2024

Cập nhật tình hình mộ phần chí sĩ Trần Đông Phong ở Tokyo - hạ tuần tháng 1 năm 2024

Lần cập nhật gần đây nhất là hồi tháng 7 năm 2023, trên Giao Blog thì xem lại ở đây. Bây giờ là cập nhật tình hình ngày 24/1/2024.

Văn và ảnh của bạn Nguyễn Thanh Bình - một cây viết trên FB. Hiện bạn Bình đang trong kì công tác ngắn hạn tại Nhật Bản. Sáng sớm ngày 24 tháng 1, bạn đã tìm tới công viên nghĩa trang Zoshigaya có mộ phần của chí sĩ Trần Đồng Phong, chắc là bằng tuyến Toden - một tuyến đường sắt loại cổ còn được giữ lại ở Tokyo kết nối khu Đại học Waseda với khu Minowa.

22/01/2024

Tiếp tục câu chuyện "xá lợi tóc" chùa Ba Vàng 2023 - 2024 - những thứ giả nhái

Cập nhật tin tức và luận bàn ở hạ tuần tháng 1 năm 2024.

Câu chuyện đã bùng lên từ cuối năm 2023 và thượng tuần tháng 1 năm 2024, xem ở đây.

Mở đầu là một tin của Giáo hội Phật giáo và vài bình luận kiêm ghi chép của một số vị (đàn anh Khoa Ngữ văn Nguyễn Hồng Hải, bạn Nguyễn Phong của trang Hoàng triều Hậu Lê). 

20/01/2024

Văn nghệ Thứ Bảy : "Dãy núi Trang Nghiêm đứng chống trời" (thơ Nguyễn Bính, 1957)

Núi Tiên Hương (trước là núi An Thái, mà xửa xưa là núi Vân Cát), núi Trang Nghiêm, núi Hổ Sơn, núi Lê Xá, núi Xuân Bảng (Kim Bảng), núi Côi Sơn,... những ngọn núi chạy liền nhau ở huyện Vụ Bản (xửa xưa là huyện Thiên Bản) danh tiếng, thì trên Giao Blog đã nói đến ở đây hay ở đây.

Bây giờ, hãy đến với núi Trang Nghiêm (chạy liền một mạch với núi Tiên Hương) trong thơ Nguyễn Bính viết năm 1957. Núi Trang Nghiêm ở xã Trang Nghiêm (có Trang Nghiêm Thượng và Trang Nghiêm Hạ), nay quen gọi là Núi Ngăm.

Khi ấy, Nguyễn Bính trở lại Bắc Việt, làm báo với anh trai ruột (Nguyễn Mạnh Phác, tờ báo tư nhân "Trăm hoa") một thời gian tại Hà Nội, có về thăm quê hương Vụ Bản. Ông kể lại chuyện cũ rồi ghi lại chuyện mới sau 1954 ở xung quanh núi Trang Nghiêm.

16/01/2024

Đọc lại và cập nhật sau 9 năm - về các nhà báo Nguyễn Công Khế - Nguyễn Quang Thông

Đọc lại, trên Giao Blog, cuối năm 2015, thì ở đâyở đây.

Nhiều tháng cuối năm 2023, nhiều thông tin của Người Buôn Gió xuất hiện trên Fb, liên quan đến hai nhà báo này.

Sang tháng 1 năm 2024 thì có các thông tin cập nhật ở bên dưới.

15/01/2024

Trở về đền Gióng ở xã Phù Đổng sau nhiều năm

Bắt đầu là câu chuyện từ hồi còn niên hiệu Bình Thành.

Đến tháng 3 năm Bình Thành 12 (tức năm 2000) thì một báo cáo chung được chế bản. Tính từ năm 2000 đến nay, là đã hơn 20 năm.

Quan tâm của mình, bây giờ, cùng vấn đề Gióng/Phù Đổng, còn là chùa Kiến Sơ (gần đây, có một số gợi ý nói về chùa này trong liên quan đến sư Khương Tăng Hội - người mà vào thế kỉ III đã từ Giao Châu lên kinh đô nhà Ngô để giảng kinh Phật; có thể tạm xem ở đây).

10/01/2024

Miền quê Nam Sách ở xứ Đông - dòng họ Trần (Sùng Dĩnh) ở Quan Sơn

Nam Sách ở xứ Đông có nhiều dòng họ khoa bảng.

Về dòng họ Trần ở làng Điền Trì (làng Rồng), sản sinh ra các nhà khoa bảng thời quân chủ như Trần Cảnh - Trần Tiến, rồi anh em nhà bác Trần Nhuận Minh - Trần Đăng Khoa ở thời hiện tại, thì trên Giao Blog có thể xem ở đây hay ở đây.

Dưới đây thì là một ít tư liệu về dòng họ Trần gắn với Trạng Nguyên Trần Sùng Dĩnh (thời Hồng Đức) và làng Quan Sơn.

07/01/2024

Câu chuyện "xá lợi tóc" ở chùa Ba Vàng 2023-2024

Bắt đầu quan sát sự kiện này từ ngày 7 tháng 1 năm 2024.

Liên quan đến chùa Ba Vàng (nhà sư Thích Trúc Thái Minh, bà vãi Phạm Thị Yến), trên Giao Blog, có thể xem lại ở đây (cuối năm 2017), ở đây (tháng 3 năm 2019).

05/01/2024

Châu phê của chúa Nguyễn ở Đàng Trong, vẫn ghi rõ niên đại vua Lê ở Đàng Ngoài

Ở xuất bản hơn 10 năm về trước, khi nói về ba đàng (Đàng Ngoài, Đàng Trong, Đàng Trên), tôi đã đưa nhanh khái quát về sử dụng niên đại của ba đàng như sau:

- Đàng Ngoài và Đàng Trong, về thực chất, như hai vương quốc, nhưng Đàng Trong không đặt niên hiệu riêng, mà vẫn sử dụng niên hiệu của vua Lê ở Đàng Ngoài. Cả hai vương quốc đều tính thời gian chung, căn cứ theo niên hiệu của vua Lê (ví dụ: Vĩnh Trị, Vĩnh Khánh, Cảnh Hưng,...).

- Chỉ có Đàng Trên của các vua nhà Mạc là có niên hiệu riêng. Đàng Trên tính thời gian theo lịch của riêng mình, theo niên hiệu của các vua nhà Mạc đang trị vì: Càn Thống, Long Thái, Thuận Đức, Vĩnh Xương (xem lại trên Giao Blog, ở đây hay ở đây).

Bây giờ, xem châu phê của các chúa Nguyễn (trong triển làm "Bảo đạc trường minh寶鐸長鳴" tại Huế, đang diễn ra, gắn với Thiền phái Liễu Quán danh tiếng)  thì thấy rõ niên hiệu vua Lê xuất hiện trong văn thư chính thức của hệ thống hành chính Đàng Trong.

27/12/2023

Cập nhật tên gọi di tích Phủ Chính ở tháng 12 năm 2023

Đầu tiên là bài vừa lên trên báo Văn hóa (cơ quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), bản điện tử đã có từ trưa nay (ngày 27/12/2023). Bài báo có sau báo cáo của Bộ đề ngày 25/12/2023 gửi Phó thủ tướng Trần Hồng Hà.

15/12/2023

Văn nghệ Thứ Bảy: nơi xưa là Diêm Điền ở Takao

Takao (đọc là Taka-ô) là tên gọi bằng tiếng Nhật của thành phố này.

Bản thân cái tên ấy, cũng xuất phát từ tiếng Nhật, do người Nhật đặt ra trong thời kì họ tới cai trị Đài Loan (cuối thế kỉ XIX - 1945).

Bây giờ, chúng tôi đang ở khu vực ngôi làng cũ có tên Diêm Điền (ruộng muối). Nghe nhanh, lại làm chúng ta liên tưởng đến Diêm Diền ở Thái Bình. Về Diêm Điền ở Thái Bình thì có thể đọc trên Giao Blog ở đây.

Đây là Diêm Điền của thành phố Takao.

09/12/2023

Vấn đề địa giới của "phường Đông Tác" ở Thăng Long thời Lê, thời Tây Sơn, thời Nguyễn

Địa giới "phường Đông Tác" thuộc Thăng Long trong lịch sử, là một vấn đề hóc búa. Sách địa chí ghi chép có nhiều điểm nhầm lần. 

"Đông Tác" đâu đó như ở Kim Liên - Trung Tự.

"Đông Tác" lại đâu đó như ở khu Cửa Nam.

"Đông Tác" lại đâu đó như khu vực gần Hồ Hoàn Kiếm.

28/11/2023

Lặng lẽ quan sát từ xa : người thứ hai sẽ được rải tro cốt xuống sông biển Nam Bộ

Người đầu tiên, tôi quan sát lặng lẽ từ xa, là học giả Tạ Chí Đại Trường. Tro cốt của ông được gia đình và bè bạn rải xuống sông Soài Rạp. Xem lại trên Giao Blog ở đây (tháng 3 và tháng 5 năm 2016).

Một chút kỉ niệm về nhà sử học họ Tạ (1935-2016), ở thời gian gần cuối cùng của ông trên thế gian này, được điểm vắn tắt ở đây (tháng 8 năm 2015). Thật ra, tôi chưa từng hàn huyên với Tạ Chí Đại Trường trực tiếp lần nào. Một lần ông về Hà Nội, thì tôi bận mải đi vùng sương mù Vân Hồ nên không có được điều kiện hàn huyên, chỉ gặp mặt được chốc lát.

Năm 2023, tháng 11, người thứ hai tôi quan sát từ xa lặng lẽ, là học giả tu sĩ Tuệ Sỹ (1943-2023). Trên Giao Blog, tôi đã chú ý đến phần việc quan trọng của Tuệ Sỹ là chương trình dịch Đại Tang kinh (xem lại ở đây).