Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

10/05/2021

Giữa đợt dịch lần 4, điểm tin về VIN và khát vọng của Phúc Vương

Phúc Vương là tên pháp danh của ông Phạm Nhật Vượng, đọc lại ở đây (năm 2019).

Tin đầu tiên là từ một bình luận nhỏ của ông Đỗ Hòa - một người đã xuất hiện trên Giao Blog từ dịp sóng gió cách mạng gia đình của ông vua cà phê Trung Nguyên, đọc lại ở đây (năm 2018).

Vừa rồi, ông Đỗ Hòa viết trên Fb như sau:

08/05/2021

Quốc hội Đại Việt 2021 - cập nhật từ thượng tuần tháng Năm

Từ hồi tháng 3 đã bắt đầu quan sát, ở đây. Và ở tổ dân phố thì bắt đầu từ đây.

1. Bây giờ, bắt đầu là bằng loạt thông báo trên nhóm zalo của tổ dân phố, với tiêu đề "Danh sách chính thức ĐBQH và HĐND các cấp", đã được bác tổ trưởng đưa lên từ ngày 3/5/2021. Lúc đó, mới có 3 trang vắn tắt như sau:

24/04/2021

Văn nghệ Thứ Bảy : du lãng Bến Ngự và nhà xưa của cụ Phan Sào Nam

Tôi đang ở Huế. Nắng rực lên gay gắt mở đầu một mùa hè.

Đã tới Huế rất nhiều lần, nhưng đây là lần đầu tiên tôi được tha thẩn mấy tiếng liền ở khu vực Bến Ngự - chùa Từ Đàm - nhà xưa của cụ Phan Bội Châu. 

1. Đây là cảnh chụp nhanh cầu Bến Ngự và chợ Bến Ngự:


21/04/2021

Ngày giổ quốc tổ Hùng Vương 2021, xem lại một bài viết cũ 10 năm trước

Một ngày nghỉ được hưởng nguyên lương, tức ngày hôm nay, 21/4/2021 tương ứng với âm lịch là 10 tháng 3. Đó là món quà của quốc tổ dành tặng cho gần 100 triệu con cháu cả nước hiện nay. Đã nói với trẻ con trong nhà chiều qua và sáng nay.

Cuối tuần trước, một em phát hiện ra lịch học có chút vấn đề: ngày 21/4 theo lịch là có giờ học buổi sáng, nhưng rơi trúng ngày 10 tháng 3 âm lịch. Em ấy báo. Mình đã liên hệ và xác nhận với giáo vụ. Kết quả là được nghỉ học, buổi học sáng 21/4 (theo lịch cũ) sẽ chuyển sang một ngày khác. Giáo vụ nhầm lẫn chút, cũng một phần bởi lịch âm với lịch dương nhiều khi người ta không cẩn thận đối chiếu !

Nghỉ chứ ! Ngày giỗ quốc tổ mà, sao mà không nghỉ !

Đại khái, 10 năm về trước, đã viết rồi cho đăng bài như sau về quốc tổ Hùng Vương và ngày giỗ quốc tổ (bài viết năm 2011, nhưng đến năm 2012 mới cho đăng tải):

20/04/2021

Tư liệu tiếp về vụ án Bưu điện Cầu Voi đầu năm 2008, cập nhật năm 2021

Về vụ án này, đã theo dõi đến khoảng tháng 5 năm 2020, tại đây.

Bây giờ là cập nhật 2021, mà mở đầu là sự kiện thêm nhiều thành viên của nhóm Báo Sạch bị bắt. Nhóm này được gọi là KOLs. Các thành viên trong nhóm một dạo rất tích cực khám phá và đăng tin về vụ án Bưu điện Cầu Voi đầu năm 2008.

10/04/2021

Nhân ngày 3 tháng 3 năm Canh Tý : con cháu Thánh Mẫu Liễu Hạnh công bố sắc phong năm 1683

Về sắc phong sớm nhất hiện còn cho Liễu Hạnh công chúa, tức sắc phong mang niên đại 1683, thì tôi đã chính thức có công bố các kết quả nghiên cứu trong thời gian gần đây (ví dụ đọc lại ở đây hay ở đây). Những ghi chép nhanh thì có ở đây (mùa hè năm 2017), ở đây (mùa hè năm 2018),  hay ở đây (năm 2019)

Các công bố này đều được gửi cho con cháu của Thánh Mẫu ngay sau khi có bản in chính thức (gửi qua e-mail và gửi trực tiếp).

Một lần phát biểu tại hội thảo (tháng 12 năm 2018), thì có thể xem video ngắn ở đây. Lúc đó, ở dưới hội trường có nhiều con cháu của Thánh Mẫu Liễu Hạnh tham dự, mà tiêu biểu nhất là hai người sau: 1). Thủ nhang Phủ Tiên Hương - thanh đồng Trần Thị Huệ (con gái của cụ thủ nhang Trần Viết Đức trước đây); 2). Em Trần Lê Tân thuộc gia đình cũ của Thánh Mẫu - gọi là Phủ Nội (hay Phủ Nội Tiên Đình), nằm ở ngay bên cạnh Phủ Tiên Hương.

Các Phủ Tiên Hương, Phủ Nội, Phủ Vân Cát, Phủ Tổ,...là các ngôi Phủ nằm bên trong khu quần thể chung là Phủ Giầy/Dầy.

08/04/2021

Khoa Ngữ văn Trường Tổng hợp Hà Nội với một chính khách mới : Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Kim Sơn

Nói là "mới" bởi hiện đã có một vị là "cũ". Tức hai chính khách xuất thân từ khoa Ngữ văn ngày trước.

Cả hai chính khách đều xa gần liên quan đến học giả Đinh Gia Khánh (đọc lại về vị giáo sư đặc biệt này ở đây - cụ không là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng chưa tốt nghiệp đại học).

Chính khách Nguyễn Phú Trọng (sinh năm 1944) đương kim Tổng Bí thư ở nhiệm kì thứ ba thì là học trò do thầy Đinh Gia Khánh hướng dẫn luận văn tốt nghiệp (đọc lại ở đây).

Chính khách Nguyễn Kim Sơn (sinh năm 1966) tân Bộ trưởng Giáo dục (vừa được bổ nhiệm) thì cũng được xem là một học trò của thầy Đinh Gia Khánh. Trên thực tế, người hướng dẫn luận án sau đại học của nghiên cứu sinh Nguyễn Kim Sơn là thầy Bùi Duy Tân - là học trò và sau là đồng nghiệp của thầy Đinh Gia Khánh. Tháng 7 năm 2016, anh Sơn được bổ nhiệm là Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (đọc lại ở đây). 

Như vậy, có thể nói: Khoa Ngữ văn đã cống hiến cho đất nước hai chính khách ở thời điểm hiện tại. Một người là Tổng Bí thư, một người là Bộ trưởng Giáo dục. Không phải thấy người sang bắt quàng "đồng khoa, đồng thầy giáo", mà hiện thực là như vậy.

03/04/2021

Văn nghệ Thứ Bảy : "3 trong 1" thay cho "4 trong 1", vòng thứ 3 tại tổ dân phố đối với các ứng viên

"4 trong 1" là chỉ cuộc bầu cử lần trước, trên Giao Blog có thể đọc lại ở đây (tháng 5 năm 2016) và ở đây (vẫn tháng 5 năm 2016).

Bầu cử lần này, tức tháng 5 năm 2021, chỉ còn "3 trong 1" vì một cấp bầu cử đã không còn. Có nghĩa là, hiện nay bỏ hội đồng nhân dân cấp phường/xã; nên chỉ còn: quốc hội, hội đồng nhân dân tỉnh/thành, hội đồng nhân dân cấp huyện.

"4 trong 1" là một lần bỏ luôn cho 4 cấp, còn "3 trong 1" là một lần bỏ luôn cho 3 cấp. 

Khởi động cuộc bầu cử lần này là màn tuyên thệ vừa rồi của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ (xem ở đây, ngày 31/3/2021). Tức là chưa bầu gì cả, đã có luôn lãnh đạo cao nhất của quốc hội, cũng là cao nhất trong hệ thống "3 trong 1" lần này. Chủ tịch Quốc hội vừa tuyên thệ, rồi, hình như sau bầu cử tháng 5 tới đây, lại sẽ có thêm một lần tuyên thệ nữa. 

02/04/2021

Tư liệu từ nước Pháp : ghi chú mật và báo cáo giám sát của Pháp về Nguyễn Ái Quốc năm 1920

Bài mới xuất hiện trên Tạp chí Phương Đông.

Bài này bổ sung thêm tư liệu cho một cuốn sách đã xuất bản đầu thập niên 1930, trong đó có nhắc đến Nguyễn Ái Quốc (đã đi từ lâu trên Giao Blog, xem lại ở đâyở đây, đều từ năm 2013).

27/03/2021

Văn nghệ Thứ Bảy : 20 năm trước, chiếc máy ảnh kĩ thuật số cá nhân đầu tiên

Đó là chiếc Canon sản xuất năm 2001 tại Nhật Bản. Tôi đã mua nó vào mùa hè năm sau đó tại Bic Camera trong khu phố hàng điện tử của thành phố Fukuoka - thủ phủ của khu vực miền Tây nước Nhật.

Năm 1999, tôi vẫn sử dụng máy cơ, tức máy có phim cuộn 36 kiểu (chụp tốt thì ra được 37 kiểu ảnh). Lúc đó hay đem phim ra rửa ảnh ở một cái hiệu gần nhà ga Sugamo --- nhóm Việt Nam ở Tokyo lúc đó gọi vui là "ga con vịt", vì quả thực, chữ Hán của Sugamo có nghĩa là "tổ con vịt" thật ! Hồi đấy, do nhiều lí do, chúng tôi hay hẹn nhau ở nhà ga con vịt, rồi hay đi chơi ở xung quanh đó (xem đền chùa, vào sân chơi bóng, đi siêu thị, đi dạo,...). 

Cũng từ cuối năm 1999, tôi bắt đầu làm quen với máy ảnh kĩ thuật số. Lúc đầu thấy nó là rất tò mò ! Cứ nghĩ là tại làm sao lại không có phim nhỉ ? Không có phim thì làm sao lưu được hình ảnh ? Tức là chưa thực sự hiểu về "kĩ thuật số" và "số hóa". 

Rồi sang 2000 thì bắt đầu sử dụng máy ảnh kĩ thuật số. Nhưng vẫn mua một máy cơ cho chắc ăn (nhiều cái vừa chụp kĩ thuật số vừa chụp máy cơ, tính cho khỏi mất tư liệu !). Kể ra là chưa tin lắm vào "kĩ thuật số" và "số hóa".

26/03/2021

Kỉ niệm 90 năm ngày 26 tháng 3 : gặp mặt các lứa cán bộ Đoàn Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

90 năm. 

Tôi nhận giấy mời đến dự mít tinh nhân 90 năm ngày thành lập Đoàn (26/3/1931-26/3/2021) với tư cách là "nguyên Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam". Thế là đã có chữ "nguyên" rồi ! Tức là nguyên cán bộ Đoàn của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam hiện nay (trước là Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân Quốc gia, rồi đổi thành Viện Khoa học Xã hội Việt Nam).

25/03/2021

Sau tang lễ nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (sau ngày 24/3/2021)

Tang lễ nhà văn đã được tổ chức long trọng vào buổi sáng ngày 24 tháng 3 năm 2021, tại Nhà tang lễ quốc gia (Hà Nội) bởi Hội Nhà văn Việt Nam và gia đình (xem ở đây).

Từ đây trở xuống là những luận bàn từ sau tang lễ.