Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

20/04/2021

Tư liệu tiếp về vụ án Bưu điện Cầu Voi đầu năm 2008, cập nhật năm 2021

Về vụ án này, đã theo dõi đến khoảng tháng 5 năm 2020, tại đây.

Bây giờ là cập nhật 2021, mà mở đầu là sự kiện thêm nhiều thành viên của nhóm Báo Sạch bị bắt. Nhóm này được gọi là KOLs. Các thành viên trong nhóm một dạo rất tích cực khám phá và đăng tin về vụ án Bưu điện Cầu Voi đầu năm 2008.

Một thành viên của Báo Sạch là Trương Châu Hữu Danh thì đã bị bắt vào tháng 12 năm 2020. Hữu Danh đã có nhiều năm quan sát vụ án Cầu Voi, trong năm 2020 thì đưa nhiều thông tin liên quan lên Fb.

Các bổ sung sẽ được cập nhật như mọi khi.

Tháng 4 năm 2021,
Giao Blog


---

Bắt 3 đối tượng nhóm "Báo sạch" liên quan tới vụ Trương Châu Hữu Danh

18:15 20/04/2021
Liên quan tới vụ án Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, xảy ra tại TP Cần Thơ và một số tỉnh, thành do bị can Trương Châu Hữu Danh và đồng bọn thực hiện, Cơ quan An ninh điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam thêm 3 đối tượng trong nhóm "Báo sạch".



Tối 20/4, Công an TP Cần Thơ cho biết, Cơ quan An ninh điều tra đang thụ lý điều tra vụ án Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, xảy ra tại TP Cần Thơ và một số tỉnh, thành do bị can Trương Châu Hữu Danh và đồng bọn thực hiện.



Nguyễn Thanh Nhã và Nguyễn Phước Trung Bảo.

Quá trình điều tra mở rộng vụ án, ngày 20/4, Cơ quan An ninh điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam 3 bị can, gồm: Nguyễn Thanh Nhã (SN 1980, cư trú tại căn hộ 3.01 chung cư Flora Anh Đào, phường Phước Long B, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh); Đoàn Kiên Giang (SN 1985, cư trú tại căn hộ 5.04 tầng 6 chung cư 241/1/25C, Phường 11, quận 6, TP Hồ Chí Minh); Nguyễn Phước Trung Bảo (SN 1982, cư trú tại 172 Hà Huy Giáp, phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để điều tra về hành vi Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. 

Các quyết định khởi tố, bắt tạm giam trên đều được Viện KSND TP Cần Thơ phê chuẩn.





Cơ quan Công an đang khám xét nhà Đoàn Kiên Giang.

Quá trình khám xét nơi ở của các bị can, Cơ quan An ninh điều tra đã thu giữ nhiều đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án. Cơ quan An ninh điều tra tiếp tục điều tra làm rõ, xử lý theo quy định của pháp luật.

Ông Nhã từng là nhà báo tại TP Hồ Chí Minh, sau này được biết đến là thành viên nhóm "Báo sạch", gây xôn xao dư luận trong thời gian qua. 

PV

http://cand.com.vn/Ban-tin-113/Bat-giam-cuu-nha-bao-Nguyen-Thanh-Nha-nhom-Bao-Sach-638128/



Khởi tố, bắt tạm giam Trương Châu Hữu Danh

16:33 17/12/2020
Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Cần Thơ khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Trương Châu Hữu Danh. 


Chiều 17/12, cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an TP Cần Thơ cho biết, được sự đồng ý của Viện KSND TP Cần Thơ phê chuẩn, cơ quan ANĐT Công an thành phố tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Trương Châu Hữu Danh (SN 1982,  ngụ đường Khương Minh Ngọc, ấp Vĩnh Hòa, xã An Vĩnh Ngãi, TP Tân An, tỉnh Long An), để điều tra về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”, được quy định tại Điều 331, Bộ luật Hình sự 2015, bổ sung năm 2017.


Đối tượng Danh. 

Tiến hành khám xét nơi ở của bị can, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Cần Thơ đã thu giữ nhiều tài liệu liên quan. 



Một số bài viết của Facebooker này có lượng người theo dõi rất lớn. 

Hiện vụ án đang được điều tra làm rõ theo quy định của pháp luật.

P.V



http://cand.com.vn/Ban-tin-113/Khoi-to-bat-tam-giam-doi-tuong-Truong-Chau-Huu-Danh-623978/





---

BỔ SUNG


9.

Tuesday, July 27, 2021

Đơn cung cấp chứng cứ ngoại phạm của Hồ Duy Hải & kiến nghị tái thẩm; xem xét lại QĐ giám đốc thẩm - tháng 7/2021

Ls. Trần Hồng Phong: Đây là lá đơn tôi làm và gửi đến các cơ quan chức năng, đại biểu QH ngày 21/7/2021 để kịp kỳ họp Quốc Hội cuối tháng 7/2021. Lá đơn này tổng hợp những thông tin và tình tiết mới nhất kể từ sau phiên toà giám đốc thẩm tháng 5/2020. Đơn rất dài (30 trang), vì sự cần thiết phải phân tích pháp lý chi tiết, cụ thể  và có ý nghĩa như một bài bào chữa cho bị án Hồ Duy Hải trong bối cảnh liên tục kêu oan suốt mười mấy năm qua. Để minh oan cho HDH, không phải và không thể là một lá đơn kiểu ngắn gọn, nói chung chung. Nếu gia đình HDH và các luật sư không bền bỉ kiên định gửi đơn trong nhiều năm, thiếu phân tích pháp lý và bổ sung chứng cứ, thì đã không thể có được kháng nghị giám đốc thẩm của VKSNDTC tháng 11/2019. Trong vụ án này, chỉ biết "tự mình cứu mình", bằng chứng cứ, tình tiết ngoại phạm của Hồ Duy Hải. Gia đình HDH đã rất gian truân, bao mồ hôi, nước mắt, tiền bạc ... 

Với những tình tiết mới trong lá đơn này, cá nhân tôi tin rằng vụ án này sẽ được xem xét lại (tái thẩm, điều tra lại) ... Tôi không tin phía TANDTC tiếp tục "làm ngơ" hoặc cho rằng chỉ là "sai sót không làm thay đổi bản chất vụ án" như cũ. Sự nghiêm minh và công bằng của pháp luật không cho phép bất kỳ ai coi rẻ tính mạng con người, khi dấu hiệu oan khiên quá rõ ràng ... Có thể nói, việc giải quyết vụ án này đã kéo dài quá lâu, trái luật và không thể nào chấp nhận được.

Kính mời những người quan  tâm đến vụ án đọc đơn, để nắm và cập nhật, cũng như có cái nhìn tổng thể và toàn diện về lý do vì sao HDH kêu oan. 

< Ảnh: chị Nguyễn Thị Loan và tôi (Ls. Trần Hồng Phong) trong một lần làm việc năm 2021. Trên tay chị Loan là 2 bản "lời khai đầu tiên" của HDH ngày 20/3/2008, có nội dung Hải khai tối 13/1/2008 đi dự đám tang ông Tư Lan. Nhưng tài liệu này đã bị CQĐT rút khỏi hồ sơ vụ án, mãi đến tháng 8/2020 luật sư và gia đình mới lần đầu nhìn thấy tài liệu quan trọng này.

........

Mục lục

ĐƠN TRÌNH BÀY & CUNG CẤP CHỨNG CỨ NGOẠI PHẠM CỦA BỊ ÁN HỒ DUY HẢI
& TỐ GIÁC HÀNH VI LÀM SAI LỆCH HỒ SƠ VỤ ÁN
& ĐỀ NGHỊ XEM XÉT LẠI QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM
& KIẾN NGHỊ KHÁNG NGHỊ TÁI THẨM

Phần 1:

· NHỮNG TÀI LIỆU, TÌNH TIẾT “MỚI”: CÓ TRONG HỒ SƠ ĐIỀU TRA NHƯNG BỊ RÚT KHỎI HỒ SƠ TỐ TỤNG CHÍNH THỨC CỦA VỤ ÁN – ĐÁNG LƯU Ý

· BỘ ẢNH HIỆN TRƯỜNG VỤ ÁN & THỰC NGHIỆM ĐIỀU TRA

Phần 2:

Tóm tắt vụ án & kết luận của CQĐT, VKSND tỉnh Long An về hành vi phạm tội giết người của Hồ Duy Hải:

Phần 3:

7 nhân chứng có đơn cam kết, xác nhận nhìn thấy Hồ Duy Hải có mặt tại đám tang ông Hồ Chi (Tư Lan) từ 20h-21h ngày 13/1/2008 – trùng với thời điểm CQĐT xác định Hải vào bưu cục Cầu Voi và sát hại 2 nữ nhân viên

I. Việc Cơ quan điều tra công an tỉnh Long An rút khỏi hồ sơ vụ án lời khai đầu tiên không nhận tội của Hồ Duy Hải:

1. Kháng nghị của VKSNDTC và Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán TANDTC đều nói về “lời khai đầu tiên ngày 20/3/2008 của Hồ Duy Hải”:

2. Hồ Duy Hải đã khai đi dự đám tang ông Tư Lan từ 20h – 21h ngày 13/1/2008 trong lời khai đầu tiên ngày 20/3/2008:

II. Mới: Chứng cứ ngoại phạm về thời gian và địa điểm của Hồ Duy Hải

1. Lời trình bày (có cam kết) của các nhân chứng, nội dung có sự thống nhất, đều khẳng định tối ngày 13/1/2008 - từ khoảng 20h đến 21h - Hồ Duy Hải có mặt tại đám tang ông Hồ Chi (Tư Lan) – đúng như “lời khai đầu tiên của Hồ Duy Hải”:

III. Việc tối 13/1/2008 Hồ Duy Hải có mặt tại đám tang của ông Tư Lan là chắc chắn, đây là chứng cứ ngoại phạm rõ ràng và vững chắc của Hồ Duy Hải – chứng minh Hải không phải là hung thủ giết người tại bưu cục Cầu Voi:

IV. Bất thường việc Hội đồng thẩm phán TANDTC “đơn phương” kết luận “Hải khai không đúng sự thật”:

Phần 4:

4 TÌNH TIẾT NGOẠI PHẠM KHÁC CỦA HỒ DUY HẢI BỊ RÚT KHỎI HỒ SƠ VỤ ÁN HOẶC BỊ “BÓP MÉO” SỰ THẬT

1. Kết luận giám định dấu vân tay: bị rút khỏi KLĐT và xuyên tạc kết quả:

2. Chứng cứ ngoại phạm về thời gian của Hồ Duy Hải đã bị loại bỏ khỏi hồ sơ vụ án: Lúc 19h13’, khi Hải đang còn ở tiệm cầm đồ cách Bưu cục Cầu Voi 7,5km, nhân chứng Hồ Văn Bình đã nhìn thấy “người thanh niên” bên trong Bưu cục:

3. Tình tiết ngoại phạm về nhận dạng của Hồ Duy Hải cũng bị loại bỏ khỏi hồ sơ vụ án:

3.1. Lời khai “không nhận dạng được” của nhân chứng Đinh Vũ Thường được “hô biến” thành “nhìn thấy Hồ Duy Hải”.

3.2. Lời khai của 2 nhân chứng Đinh Văn Còi và Lê Thanh Trí, thấy một thanh niên lúc 20h và không phải là Hồ Duy Hải (vì anh Còi có quen biết Hải) bị rút khỏi hồ sơ vụ án.

4. Tình tiết ngoại phạm về tay thuận (tay cầm dao cắt cổ nạn nhân): hung thủ thuận là người thuận tay trái, trong khi Hồ Duy Hải thuận tay phải:

Phần 5:

DẤU HIỆU VI PHẠM TRONG ĐIỀU TRA VÀ LÀM SAI LỆCH HỒ SƠ VỤ ÁN

1. Không xác định, trưng cầu giám định giờ chết của hai nạn nhân:

2. Cố ý làm sai lệch giờ hung thủ gây án, bỏ qua kết quả điều tra xác định nạn nhân Vân vẫn còn ở tiệm bán trái cây lúc 21h01’:

3. Dữ liệu camera đêm 13/1/2008 và Nhân viên phụ trách lầu 1:

4. Nguyễn Văn Nghị thật sự là ai và có ngoại phạm?

5. Tại sao không ghi nhận và thu giữ khoảng 3-4 máy vi tính, có thể chứa dữ liệu camera và thông tin về hoạt động của bưu cục?

6. Nhiều tình tiết cho thấy có dấu hiệu một người khác - từ Bộ ảnh hiện trường đối chiếu với Biên bản khám nghiệm hiện trường ngày 14/1/2008:

6.1. Bao giấy đựng ảnh và tờ “Giấy chứng nhận” trên bàn salon phòng khách đã đi đâu?

6.2. Tô, chén và nắp vung trên cầu thang ai sử dụng, tạo ra?

6.3. Dấu vân tay đã thu được là của ai? Việc rút bất thường thông tin/tài liệu về dấu vân?

6.4. Ai đã dựng lại chiếc bếp dầu bị đổ trước đó? Hiện trường giả?

6.5. Ai đã ở trên lầu 1 đêm 13/1/2008?

Phần 6:

DẤU HIỆU VI PHẠM TỐ TỤNG, THIẾU KHÁCH QUAN TRONG XÉT XỬ

1. Hồ Duy Hải đã liên tục kêu oan, nhưng chưa bao giờ được xem xét về nội dung kêu oan

2. Rất nhiều tình tiết bất hợp lý, nhiều tài liệu còn “thiếu” (luật sư chưa từng thấy) và/hoặc bị rút khỏi hồ sơ vụ án:

3. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa sơ thẩm Lê Quang Hùng trước đó đã chứng kiến thực nghiệm điều tra, không thể bảo đảm xét xử khách quan, độc lập:

Phần 7:

DẤU HIỆU LÀM SAI LỆCH HỒ SƠ VỤ ÁN

1. Báo cáo (viết tay) của một điều tra viên (BLVKS: 203, 204)

2. Báo cáo vụ án HDH ngày 28/7/2008 ghi tên ĐTV Lê Thành Trung (BLVKS: 57, 58, 59, 60)

* Làm sai lệch bản chất chiếc ghế “thu tại hiện trường”

* Làm sai lệch bản chất cái thớt dính máu:

* Hồ Duy Hải vẽ sơ đồ hiện trường hoàn toàn không đúng, thiếu nhiều chi tiết cơ bản và quan trọng, nhưng vẫn kết luận “hoàn toàn phù hợp”

Phần 8:

ĐỦ CƠ SỞ, CẦN THIẾT XEM XÉT LẠI QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM

1. Nhiều tình tiết mâu thuẫn vẫn chưa được làm rõ sau phiên toà giám đốc thẩm:

2. Hàng loạt sai phạm, vi phạm rất nghiêm trọng trong quá trình điều tra là có thật, đã được Hội đồng thẩm phán TANDTC kết luận kháng nghị của VKSNDTC là “đúng”, song lý do bác bỏ kháng nghị không có cơ sở pháp luật:

3. Vi phạm về tố tụng:

a) Hội đồng thẩm phán TANDTC phiên giám đốc thẩm được triệu tập xét xử bằng hình thức “Hội đồng toàn thể” gồm 17/17 thẩm phán là không đúng quy định:

b) Chủ toạ phiên toà, Chánh án TANDTC Nguyễn Hoà Bình không bảo đảm được sự vô tư vì đã ký quyết định không kháng nghị giám đốc thẩm trước đây:

c) Người tham gia tố tụng/luật sư không được “tạo điều kiện trình bày hết ý kiến, tranh luận dân chủ, bình đẳng trước Tòa án”:

KIẾN NGHỊ

1. Xác minh, làm rõ nội dung thông tin về việc Hồ Duy Hải dự đám tang ông Hồ Chi (Tư Lan).

2. Kiến nghị mở phiên họp xem xét lại Quyết định giám đốc thẩm của HĐTP TANDTC theo quy định tại Khoản 1 Điều 404 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

3. Xem xét, khởi tố vụ án làm sai lệch hồ sơ vụ án, xâm hại hoạt động tư pháp trong vụ án Bưu cục Cầu Voi.

4. Kiến nghị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm vì thuộc trường hợp “có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án mà Tòa án không biết được khi ra bản án đó.

.......
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP.HCM, ngày 21 tháng 07 năm 2021



ĐƠN TRÌNH BÀY & CUNG CẤP CHỨNG CỨ NGOẠI PHẠM CỦA BỊ ÁN HỒ DUY HẢI
& TỐ GIÁC HÀNH VI LÀM SAI LỆCH HỒ SƠ VỤ ÁN
& ĐỀ NGHỊ XEM XÉT LẠI QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM
& KIẾN NGHỊ KHÁNG NGHỊ TÁI THẨM

  • Tháng 4,5/2021: 7 nhân chứng có đơn trình bày và xác nhận đã gặp Hồ Duy Hải tại đám tang ông Hồ Chi từ 20h – 21h tối 13/1/2008, trùng thời điểm HDH bị quy kết gây án tại bưu cục Cầu Voi
  • Nhiều tài liệu “mới” có trong hồ sơ điều tra, thể hiện Hồ Duy Hải hoàn toàn ngoại phạm (về thời gian, nhận dạng, dấu vân tay, tay thuận) - nhưng bị CQĐT rút khỏi hồ sơ vụ án; hoặc xuyên tạc kết quả

Kính gửi:     CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ
                       CHỦ TỊCH NƯỚC NGUYỄN XUÂN PHÚC
                       UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
                       CHỦ NHIỆM ỦY BAN TƯ PHÁP QUỐC HỘI LÊ THI NGA
                       VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
                       CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
                       CÁC ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI 


Tôi là: Luật sư TRẦN HỒNG PHONG, Đoàn luật sư TP. HCM; (cùng gia đình Hồ Duy Hải)

Là người được mời hỗ trợ pháp lý, kêu oan cho bị án Hồ Duy Hải (HDH) - trong vụ án hai nữ nhân viên bị sát hại tại bưu cục Cầu Voi (huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) tối 13/1/2008.

Địa chỉ: xxx, TP. Hồ Chí Minh. Email: xxx

Vụ án này đã được Hội đồng thẩm phán TANDTC xét xử giám đốc thẩm từ ngày 6-8/5/2020 theo kháng nghị của VKSNDTC và có Quyết định giám đốc thẩm số: 05/2020/HS-GĐT ngày 8/5/2020.

Sau phiên tòa giám đốc thẩm, từ tháng 6/2020 đến nay, chúng tôi đã xác minh thêm và tiếp nhận được nhiều tài liệu, bút lục, bản ảnh hiện trường có trong hồ sơ điều tra (đã được VKSND tỉnh Long An đánh số bút lục (viết tắt: BL.VKS) nhưng các luật sư chưa hề được thấy trước đó. Trong đó, đặc biệt là 2 bản lời khai ban đầu của Hồ Duy Hải ngày 20/3/2008 và các BL.VKS số 57, 58, 59, 60, 61, 137, 138, 139, 140, 141, 142 và 203, 204). Đây là những tài liệu mà theo ghi nhận trong QĐ giám đốc thẩm số 05/2020/HS-GĐT đã bị CQĐT công an tỉnh Long An RÚT KHỎI HỒ SƠ VỤ ÁN (nhưng còn lưu giữ trong hồ sơ điều tra).

Đặc biệt, trong tháng 5/2021, chúng tôi đã nhận được 7 đơn trình bày và xác nhận có cam kết của 7 nhân chứng là người dân tại địa phương nơi HDH sống trước khi bị bắt, cho biết đã trực tiếp nhìn thấy HDH tại đám tang ông Hồ Chi (còn gọi là Tư Lan) từ khoảng 20h – 21h tối 13/1/2008. Nội dung những xác nhận này phù hợp với 2 bản khai đầu tiên của HDH ngày 20/3/2008, và trùng khớp với thời điểm HDH bị quy kết đã vào bưu cục Cầu Voi (lúc 19h30’) và sát hại 2 nữ nạn nhân (lúc 20h30’). Đây chính là chứng cứ ngoại phạm rõ ràng nhất của HDH.

Ngoài ra, còn có Đơn tố cáo, xác nhận và những thông tin mới từ những nhân chứng quan trọng nhất: anh Đinh Vũ Thường, người được CQĐT xác định là đã “phát hiện thấy HDH tại Bưu cục Cầu Voi lúc 19h39’ ngày 13/1/2008), anh Nguyễn Mi Sol (người yêu của nạn nhân Nguyễn Thị Ánh Hồng)…vv.

Chúng tôi nhận thấy đây là những tài liệu, tình tiết hoàn toàn mới mà quá trình xét xử vụ án trước đây (sơ thẩm và phúc thẩm) Hội đồng xét xử chưa hề biết. Những tài liệu này chứng minh được sự NGOẠI PHẠM của Hồ Duy Hải về thời gian, địa điểm, vân tay, nhận dạng và tay thuận (tay cầm hung khí).

Nếu những chứng cứ, tài liệu này được xác minh, điều tra làm rõ (hoàn toàn thực hiện được ngay thời điểm hiện nay), và được đưa vào hồ sơ vụ án theo đúng quy định của luật tố tụng hình sự, sẽ làm thay đổi cơ bản nội dung vụ án. Cho thấy hung thủ giết người là người khác, gây án trong thời gian và hình thức khác. Khả năng Hồ Duy Hải đã bị kết án oan gần như chắc chắn 100%.

Qua việc rút nhiều tài liệu điều tra khỏi HSVA, chúng tôi cũng cho rằng CQĐT/Điều tra viên trong vụ án này có dấu hiệu của hành vi cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án, xâm phạm tính đúng đắn của hoạt động tư pháp. Thể hiện qua những dấu hiệu sau đây:

1. Quyết ép có tội đối với Hồ Duy Hải trong khi có rất nhiều tài liệu, chứng cứ thể hiện một sự thật khác, hoàn toàn mâu thuẫn với “chứng cứ” kết tội và nhận định do CQĐT đưa ra.

2. Làm sai lệch hồ sơ vụ án. Cố tình bỏ ngoài hồ sơ vụ án rất nhiều tài liệu, tình tiết, chứng cứ ngoại phạm rất rõ ràng hoặc thể hiện sự không liên quan của HDH đối với cái chết của hai nạn nhân. Hậu quả là đã làm sai lệch nội dung và bản chất vụ án, làm oan, sai cho HDH.

3. Quá trình xét xử sơ thẩm và phúc thẩm trước đây các cấp Toà đã không xem xét lời kêu oan của bị cáo HDH, dù bị cáo đã kêu oan nhiều lần tại cả 2 phiên toà, thể hiện trong Biên bản phiên toà.

Căn cứ theo quy định tại Điều 399 BLTTHS năm 2015 về việc thông báo và xác minh những tình tiết mới được phát hiện, qua đơn này chúng tôi trình bày và cung cấp đến Quý cơ quan có thẩm quyền, mong muốn vụ án sẽ được xem xét lại, bảo đảm làm rõ sự thật khách quan, tránh làm oan cho bị án Hồ Duy Hải.

CỤ THỂ NHƯ SAU:

Phần 1:

NHỮNG TÀI LIỆU, TÌNH TIẾT “MỚI”: CÓ TRONG HỒ SƠ ĐIỀU TRA NHƯNG BỊ RÚT KHỎI HỒ SƠ TỐ TỤNG CHÍNH THỨC CỦA VỤ ÁN – ĐÁNG LƯU Ý

Theo Cáo Trạng, hồ sơ vụ án có 527 tờ, được đánh số thứ tự liên tiếp. Theo quy định, CQĐT và VKSND lập Bảng kê tài liệu có trong hồ sơ vụ án, ghi rõ tên tài liệu và số bút lục.

Đây là những tài liệu có thật, đã được CQĐT công an Long An thực hiện trong giai đoạn điều tra, VKSND tỉnh Long An đã đánh số bút lục. Tuy nhiên sau đó đã rút, không đưa vào hồ sơ tố tụng chính thức (HSVA). Việc xác minh, làm rõ nội dung trong những tài liệu này là hoàn toàn khả thi, phần lớn những nhân chứng có lời khai đều còn sống, địa chỉ rõ ràng.

BẢNG KÊ TÀI LIỆU MỚI PHÁT HIỆN CÓ TRONG HỒ SƠ ĐIỀU TRA,
CÓ DẤU BÚT LỤC CỦA VKS, NHƯNG BỊ RÚT KHỎI HỒ SƠ VỤ ÁN

Số TT

Tài liệu & Nội dung (mới)

(do VKSND tỉnh Long An ghi số bút lục)

 

Ghi chú/Nhận xét

Sự ảnh hưởng đến nội dung vụ án

 

 

 

 

 

01

Biên bản khám nghiệm hiện trường ngày 14/1/2008. BLVKS: 29, 30, 31, 32.

Nội dung thể hiện:

- Tại hiện trường có 3 vị trí có dấu vân là cánh tủ, cánh cửa và vòi lavabo (nhà vệ sinh)

- Thu được: dấu vân tay ở vị trí cánh tủ và cánh cửa; và ghế inox kích thước 98cm, mã số HPN2447052.

Trong khi đó, BB khám nghiệm hiện trường “chính thức” (BL 44, 45, 46, 47):

- Không ghi nhận việc thu ghế inox mã số HPN2447052, kích thước 98cm. > Đến ngày 25/5/2008 CQĐT thu một ghế (khác kích thước, mã số khác).

- Không ghi rõ vị trí thu được các đường vân (dấu vân tay)

 

 

02

BB ghi lời khai chị Huỳnh Thị Kim Tuyền ngày 14/1/2008 (ở nhà phía sau Bưu cục). BL.VKS: 143.

Chị Tuyền khai “lúc khoảng 20h nghe tiếng kêu “ái ái” từ bưu cục Cầu Voi”.

Chênh lệch 30 phút so với bản khai ngày 29/3/2008 (BL 258, 259) cũng chị Tuyền, khai lúc “khoảng 20h30” (có dấu hiệu bị sửa số); và chênh lệch 60 phút so với lời khai chị Ngân (bán trái cây) và kết quả dữ liệu camera tại cây xăng (21h01’).

03

BB ghi lời khai chị Ngân (người bán trái cây cho nạn nhân Vân tối 13/1/2008) ngày 14/1/2008. BL.VKS: 145

Chị Ngân khai lúc “khoảng 20h45-21h” nạn nhân Vân qua mua trái cây.

Lời khai này chênh lệch 60 phút so với lời khai chị Tuyền (phía sau bưu cục), phù hợp với kết quả dữ liệu camera cây xăng (21h01’) > CQĐT không làm rõ > xác định sai giờ gây án.

04

Báo cáo ban đầu số 16/VKS.P1A ngày 14/1/2008 của VKSND tỉnh Long An. BL.VKS: 61. Thể hiện:

- Hiện trường nguyên vẹn, không bị xáo trộn. Thời gian xảy ra khoảng 21h ngày 13/1/2008.

- Cả hai nạn nhân đều chết sau ăn khoảng 24h. Thời gian chết khoảng 10h.

- Có nhiều dấu vân tay mới để lại tại hiện trường bên trong nơi xảy ra. Không tìm thấy hung khí gây án. Khám nghiệm có tiến hành thu nhiều dấu vết vân, vết máu, vết giày dép để giám định truy nguyên.

Ngay từ đầu, sau khi lấy lời khai các nhân chứng đầu tiên (Tuyền, Ngân, MiSol, …) và khám nghiệm tử thi VKS đã đưa ra đánh giá chính xác về thời gian xảy ra, thời gian chết; xác định rõ dấu vân tay mới, của hung thủ để lại và thu được.

 

 

 

 

05

BB ghi lời khai nhân chứng Đinh Văn Còi, ngày 16/1/2008. BLVKS: 139, 140

Lúc 19h50 thấy một thanh niên áo vàng, tuổi 28-33, đang nói chuyện với Hồng. Ngoài sân KHÔNG có xe máy.

Anh Còi biết mặt Hồ Duy Hải từ trước.

Lời khai trùng khớp lời khai của anh Trí, thể hiện dấu hiệu một người khác, lớn tuổi hơn HDH và không có xe gắn máy ngoài sân.

 

 

06

BB ghi lời khai nhân chứng Lê Thanh Trí, ngày 16/1/2008. BLVKS: 141, 142

Lúc 19h50 thấy một thanh niên áo vàng, tuổi 28-33, đang nói chuyện với Hồng. Ngoài sân KHÔNG có xe máy.

Trùng khớp lời khai của anh Còi.

Dấu hiệu một người thanh niên khác, lớn tuổi hơn và không có xe gắn máy.

 

 

07

BB xác định thời gian nạn nhân Vân đi mua trái cây trước khi bị sát hại, ngày 16/1/2008. BL: 262

Anh Long (chồng chị Ngân bán trái cây) khai lúc 21h khi ra cây xăng (cách 50m), nạn nhân Vân vẫn đang còn mua trái cây chỗ vợ anh. Camera ghi nhận anh Long đến cây xăng lúc 21h01’40’’.

CQĐT đã không sử dụng kết quả xác minh rất quan trọng này.

> Xác định sai thời gian xảy ra. Nếu HDH gây án lúc 20h30 thì sao nạn nhân Vân vẫn ở tại tiệm trái cây lúc 21h01’?

 

 

08

BB ghi lời khai nhân chứng Hồ Văn Bình, ngày 20/1/2008. BL.VKS: 137, 138

Lúc 19h15’ (a Bình có xem đồng hồ) đã thấy có người thanh niên ngồi trong bưu cục. Ngoài sân có xe máy. Lúc 19h30 quay lại vẫn còn thấy người thanh niên.

Lúc 19h13’ HDH đang còn ở tiệm cầm đồ cách bưu cục 7,5km và vẫn chưa cầm điện thoại.

> Đây là tình tiết ngoại phạm về thời gian của Hồ Duy Hải.

 

 

 

 

 

09

* Biên bản ghi lời khai bị can Hồ Duy Hải,  ngày 20/3/2008. BL.VKS: 72, 73

* Bảng tường trình (viết tay) của HDH, ngày 20/3/2008. BL.VKS: 114, 115

Hải khai: “tối 13/1/2008 sau khi cầm điện thoại không ghé bưu cục Cầu Voi, mà đi dự đám tang nhà Tư Lang gần nhà vào lúc khoảng 20h. Tại đây gặp nhiều người quen như: Thới (con 3 Phút), Hiển (con 3 Xanh), Tùng Trinh (con 7 Tiếu), Vinh (con dì 3 Rưỡi), Hải (con ông Tà Mưởi) và ngồi nhậu chung với cậu 3 Thẹo, cậu 8 Tho, anh Tiến, Cu Em … đến khoảng trên 21h thì đi xem bóng đá cùng Hoàng và Điều (con 5 Phước) tại quán 2A đến 5h sáng hôm sau mới về nhà. Đến 7h sáng thì mới nghe nói Hồng, Vân bị giết”.

Đây là những tài liệu đặc biệt quan trọng, được VKSNDTC xác định là “Bản khai đầu tiên” của HDH nêu trong QĐ kháng nghị giám đốc thẩm, khi chưa bị bắt.

Hải khai tối 13/1/2008 không đến bưu cục Cầu Voi mà đi đám tang và xem bóng đá, có rất nhiều người cùng thấy Hải.

> Nội dung này được HĐTP TANDTC xác định là CQĐT đã xác minh và kết luận Hải khai “không đúng”.

> Tuy nhiên mới đây (tháng 5/2021) đã có 7 nhân chứng xác nhận nhìn thấy HDH tại đám tang, đúng như bản khai của Hải.

 

Ø  Xem phần 4 Đơn này.

 

 

10

Sơ đồ hiện trường của Hồ Duy Hải vẽ tay ngày 23/3/2008. BLVKS: 112

Thể hiện: Hoàn toàn sai thực tế: vị trí cửa sau , ghế, cầu thang, bàn bếp, phòng ngủ… Thiếu rất nhiều chi tiết quan trọng như: vị trí tủ, giường, két sắt, ghế, …

HDH vẽ hoàn toàn sai lệch so với sơ đồ do ĐTV Nguyễn Duy Du vẽ ngày 14/1/2008 (BL: 48, 49) và thực tế hiện trường Bưu cục. Trong Cáo Trạng xác định Hải vẽ “trùng khớp” là không chính xác.

11

Báo cáo (viết tay) của điều tra viên, khoảng tháng 7/2008. BLVKS: 203, 204

Thời điểm xảy ra: 21h

Có tên các nhân chứng đã vào bưu cục Cầu Voi tối 13/1/2008: Đinh Văn Còi, Lê Thanh Trí, Hồ Văn Bình, Đinh Vũ Thường. Và có tên chị Ngân bán trái cây.

Nhiều nội dung, thông tin nêu trong báo cáo này bị rút, không đưa vào Kết luận điều tra và Cáo Trạng sau đó.

 

Đặc biệt trong tài liệu này thể hiện rõ có các nhân chứng: Đinh Văn Còi và Lê Thanh Trí.

 

 

 

 

12

Báo cáo vụ án Hồ Duy Hải của điều tra viên Lê Thành Trung ngày 28/7/2008. BLVKS: 57, 58, 59, 60

 

 

 

Nội dung BC bỏ qua hàng loạt kết quả điều tra, giám định. Như: KL giám định dấu vân tay HDH, lời khai các nhân chứng Còi, Trí, Bình, kết quả xác minh camera tại cây xăng. Về nhận dạng hung khí: thớt mua ở chợ, ghế khác vẫn kết luận HDH nhận dạng tang vật “thật”.

 

Ghi chú: Ngoài những tài liệu mới phát hiện trên, còn nhiều tài liệu khác cũng đã bị rút khỏi HSVA (được ghi nhận trong QĐ giám đốc thẩm ngày 8/5/2020) nhưng tới nay chúng tôi vẫn chưa hề được tiếp cận. Như: các bản khai của nghi can Nguyễn Văn Nghị, các bản khai thời điểm ngay sau khi vụ án xảy ra (trước khi HDH bị bắt) của các nhân chứng: Nguyễn Mi Sol, Đinh Vũ Thường, Lê Thị Thu Hiếu, …vv). Đây là những bản khai rất quan trọng, chắc chắn có thông tin liên quan đến đối tượng Nguyễn Văn Nghị.


BỘ ẢNH HIỆN TRƯỜNG VỤ ÁN & THỰC NGHIỆM ĐIỀU TRA

Số TT

Tấm ảnh & nội dung ảnh

Ghi chú/Nhận xét

 

HIỆN TRƯỜNG VỤ ÁN NGÀY 14/1/2008

1

Tấm thớt dính máu và dấu tay

BL 397 (ảnh 27)

Trong BB khám nghiệm không ghi chi tiết thớt dính máu. Không phù hợp với lời khai của Hải và KLĐT. Dấu hiệu hung thủ là người khác, thuận tay trái.

2

Cái bếp dầu đứng ngay ngắn

Trong khi các bộ phận bếp dầu văng khắp nơi, dầu và cặn dầu đổ lênh láng.BL 394 (ảnh 18)

Có người khác (không phải HDH) đã dựng lại bếp dầu.

Dấu hiệu hiện trường giả.

3

Bao thư và Giấy chứng nhận trên bàn salon phòng khách

Không được ghi nhận trong BB khám nghiệm hiện trường. Có thể thông tin về nghi can khác.

4

Xáo trộn đồ vật, có tô chén trên các bậc cầu thang

Không được ghi nhận trong BB khám nghiệm hiện trường. Có dấu hiệu người khác (không phải HDH) và hiện trường bị xáo trộn.

 

5

2 vị trí gắn camera

Các máy vi tính tại hiện trường, có CPU

 

Không được ghi nhận trong BB khám nghiệm hiện trường và không thu giữ.

CPU máy tính hoàn toàn có thể lưu trữ dữ liệu ghi hình camera. Camera có thể ghi hình hung thủ

6

Cửa lầu 1 mở. Cầu thang không khóa

BL 390, 399 (ành 1, 33, 34)

 

Trong BB không ghi nhận việc khám nghiệm trên lầu 1 là rất vô lý.

 

THỰC NGHIỆM ĐIỀU TRA NGÀY 20/8/2008

7

Thẩm phán Lê Quang Hùng (chủ tọa phiên tòa sơ thẩm) chứng kiến cảnh HDH thực nghiệm. Ảnh 32

Không thể khách quan, vô tư khi xét xử

8

Tư thế và động tác HDH ngồi cắt cổ nạn nhân Hồng

Ảnh 17 & các ảnh cận cảnh tại hiện trường

Không thể tạo ra hướng vết cắt “từ Trái sang Phải” trên cổ nạn nhân Hồng. > Hung thủ có dấu hiệu thuận tay trái.

 Ngoài ra, chúng tôi còn tiếp nhận thêm những tài liệu, thông tin mới sau đây:


1. Đơn tố cáo đề ngày 25/9/2020 của nhân chứng Đinh Vũ Thường – người được CQĐT kết luận là đã “phát hiện thấy Hồ Duy Hải tại bưu cục Cầu Voi lúc 19h39’ ngày 13/1/2008. Nội dung đơn: tố cáo dấu hiệu bị giả chữ ký, ghi khống lời khai. Nhân chứng Đinh Vũ Thường khẳng định sẵn sàng đối chất làm rõ lời khai của mình, muốn kêu oan cho Hồ Duy Hải.

2. Giấy xác nhận của nhân chứng Nguyễn Mi Sol (người yêu nạn nhân Hồng) đề ngày 4/10/2020 – xác nhận về việc thời điểm trước khi HDH bị bắt, CQĐT đã nhiều lần mời lấy lời khai, viết bản tự khai, lấy dấu vân tay …. (Những tài liệu này đã không có trong hồ sơ vụ án).

3. Đoạn ghi âm thông tin về việc nhân chứng Đinh Văn Còi khẳng định người thanh niên mà mình thấy trong Bưu cục tối 13/1/2008 không phải là Hồ Duy Hải (vì trước đó anh Còi có biết mặt Hải). (Ghi chú: nội dung chưa kiểm chứng nhưng độ xác thực cao).



Phần 2:

Tóm tắt vụ án & kết luận của CQĐT, VKSND tỉnh Long An về hành vi phạm tội giết người của Hồ Duy Hải:

Đêm 13/1/2008, tại Bưu cục Cầu Voi xảy ra một vụ giết người. Nạn nhân là hai nữ nhân viên Nguyễn Thị Ánh Hồng (22 tuổi) và Nguyễn Thị Thu Vân (21 tuổi).

Khám nghiệm hiện trường sáng 14/1/2008, CQĐT thu giữ được một số dấu vân tay dính máu của hung thủ. Biên bản khám nghiệm hiện trường ghi nhận phía trên đầu nạn nhân Hồng “có một tấm thớt gỗ” và một chiếc ghế “chân bằng inox có dính máu”. (Ghi chú: Tấm thớt gỗ đã không được CQĐT thu giữ trong khi qua bản ảnh hiện trường thể hiện trên mặt tấm thớt dính nhiều máu và in dấu hai bàn tay – là tang vật liên quan đến tội phạm).

CQĐT chỉ khám nghiệm tầng trệt, không xem xét trên lầu 1. Trong Biên bản khám nghiệm ghi: “trên lầu là khu vực để máy móc thiết bị, cửa còn khóa không thấy có dấu vết cạy phá”.

Hơn 2 tháng sau, ngày 21/3/2008, Hồ Duy Hải một thanh niên tại địa phương cách bưu cục khoảng 2km bị bắt và khởi tố về hành vi giết người, cướp tài sản.

Kết luận điều tra số 68/KLĐT.PC14 ngày 29/08/2008 và Cáo Trạng số 97/QĐ.KSĐT ngày 01/10/2008 đã kết luận: Hồ Duy Hải là hung thủ duy nhất đã thực hiện hành vi giết hai nữ nạn nhân. CQĐT xác định như sau:

1. Tối 13/1/2008, Hải đi xe máy Dream TQ (của dì ruột Nguyễn Thị Rưỡi) đến bưu cục Cầu Voi lúc “khoảng 19h30’”. Trước đó lúc 19h13’ Hải có cuộc gọi điện thoại ở tiệm cầm đồ tại thị trấn Thủ Thừa cách bưu cục 7,5 km. Sau đó Hải cầm điện thoại, chạy xe máy về nhà đổi xe máy khác, rồi ghé quán cà phê đưa tiền, sau đó chở một người bạn tên Đang đến quán cà phê khác; rồi đi đến bưu cục. Khi đến bưu cục Cầu Voi, Hải dựng xe máy ở ngoài sân.

3. Lúc khoảng 20h30’, Hải đưa tiền cho nạn nhân Vân ra ngoài mua trái cây (cách bưu cục khoảng 150m). Hải giết nạn nhân Hồng trước, khi nạn nhân Vân về đến thì giết tiếp. Nguyên nhân Hải giết Hồng là vì không cho quan hệ tình dục, giết Vân để bịt đầu mối. Cả hai nạn nhân đều bị sát hại bằng cách: Hải dùng tay trái ghì tóc, tay phải cầm dao tư thế ngồi phía trước, cắt cổ hai nạn nhân. Hải còn dùng tấm thớt gỗ đập vào đầu nạn nhân Hồng trước khi cắt cổ và dùng ghế inox đập vào đầu nạn nhân Vân.

4. Con dao Hải dùng làm hung khí là dao có sẵn tại bưu cục (dù không phát hiện được con dao nào khi khám nghiệm hiện trường ngày 14/1/2008, sau đó cho người mua về để Hải nhận dạng).

Từ KLĐT và Cáo Trạng, thể hiện việc kết tội giết người đối với HDH của CQĐT công an tỉnh Long An chủ yếu dựa vào 2 cơ sở/chứng cứ sau:

1. Bản thân Hồ Duy Hải đã khai nhận hành vi phạm tội.

2. Có nhân chứng (duy nhất) là Đinh Vũ Thường vào bưu cục gọi điện thoại lúc 19h39’ và phát hiện thấy Hồ Duy Hải đang ngồi nói chuyện với nạn nhân Hồng, cùng một chiếc xe gắn máy đậu ngoài sân.

Ngày 28/11/2008, TAND tỉnh Long An xét xử sơ thẩm, ra bản án số 97/2008/HSST tuyên phạt tử hình Hồ Duy Hải về hai tội “giết người” và “cướp tài sản”.

Ngày 28/4/2009, Tòa phúc thẩm TANDTC tại TP.HCM xét xử phúc thẩm, có bản án số 281/2009/HSPT, y án sơ thẩm.

Ngày 6-8/5/2020, TANDTC xét xử giám đốc thẩm và có QĐ giám đốc thẩm số 05/2020/HS-GĐT bác yêu cầu kháng nghị huỷ án điều tra lại của VKSNDTC, giữ nguyên 2 bản án kết tội sơ thẩm và phúc thẩm. Hội đồng giám đốc thẩm cho rằng quá trình điều tra xét xử “có một số sai sót, nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án”.

Những điều chúng tôi trình bày dưới đây, nhằm chứng minh những cơ sở, chứng cứ mà CQĐT đã dùng để chứng minh Hồ Duy Hải phạm tội giết người là hoàn toàn mâu thuẫn, thậm chí là “bịa đặt”.


Phần 3:

7 nhân chứng có đơn cam kết, xác nhận nhìn thấy Hồ Duy Hải có mặt tại đám tang ông Hồ Chi (Tư Lan) từ 20h-21h ngày 13/1/2008 – trùng với thời điểm CQĐT xác định Hải vào bưu cục Cầu Voi và sát hại 2 nữ nhân viên

Tháng 5/2021 vừa qua chúng tôi đã tiếp nhận được những tài liệu, chứng cứ có nội dung đặc biệt quan trọng và mới, thể hiện việc tối ngày 13/1/2008, bị án Hồ Duy Hải không hề vào bưu cục Cầu Voi mà đi dự đám tang ông Hồ Chi (tên gọi khác là Tư Lan), một người hàng xóm cách nhà Hải 500m. Thời điểm Hải có mặt tại đám tang là từ lúc 19h50 đến 21h – trùng với thời điểm mà từ trước đến nay Hồ Duy Hải bị CQĐT công an tỉnh Long An quy kết đã vào Bưu cục Cầu Voi (khoảng 19h30) và sau đó sát hại hai nữ nạn nhân lúc khoảng 20h30’.

Những chứng cứ mới này cũng phù hợp với 2 bản lời khai của Hồ Duy Hải có trong hồ sơ điều tra. Cụ thể là: Bản tường trình do Hải tự viết tay và Biên bản ghi lời khai của Hồ Duy Hải ngày 20/3/2008. Đây là tài liệu được VKSNDTC xác định là “lời khai ban đầu của Hồ Duy Hải”, có trong hồ sơ điều tra, nhưng đã bị CQĐT công an tỉnh Long An rút khỏi hồ sơ vụ án. Vấn đề này được nêu rõ trong QĐ kháng nghị giám đốc thẩm số 15/QĐ-VKSNDTC-V7 ngày 22/11/2019 của VKSNDTC (Trang 9) và Quyết định giám đốc thẩm số: 05/2020/HS-GĐT ngày 8/5/2020 của HĐTP TANDTC (Trang 19, 20).

Đó là các đơn trình bày, xác nhận và cam kết của các nhân chứng có tên sau đây: (Ghi chú: để bảo đảm sự an toàn và bí mật nhân thân của các nhân chứng, chúng tôi mã hoá tên các nhân chứng thành Một, Hai ...)

1. Bà Nguyễn Một, sinh 1952 (còn gọi là Tư Lan), vợ ông Hồ Chi. Địa chỉ: Ấp 1, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Lời trình bày ngày 16/5/2021 (clip).

2. Ông Võ Hai, sinh: 1957. Địa chỉ: Ấp 1, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Đơn trình bày ngày 23/4/2021.

3. Ông Huỳnh Ba, sinh 1968, (còn gọi là 7 X). Địa chỉ: Ấp 1, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Đơn trình bày xác nhận và cung cấp thông tin ngày 23/4/2021.

4. Ông Nguyễn Bốn, sinh 1979. Địa chỉ: Ấp 1, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Bản tường trình sự việc và cung cấp thông tin ngày 10/5/2021.

5. Ông Nguyễn Năm, sinh 1983 (còn gọi là Bé Tư). Địa chỉ: Ấp 1, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Bản tường trình về việc gặp Hồ Duy Hải trong đám tang ông Tư Lan đêm 13/1/2008 (ngày 11/5/2021).

6. Ông Lê Sáu, sinh 1953 (còn gọi là Út Y). Địa chỉ: Ấp 1, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Đơn trình bày về việc gặp Hồ Duy Hải trong đám tang ông Tư Lan đêm 13/1/2008 (ngày 22/5/2021).

7. Bà Nguyễn Bảy, sinh 1967. Địa chỉ: Ấp 1, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Tờ tường trình ngày 16/ 5/2021.

Các nhân chứng trên đã tự nguyện cung cấp thông tin và đơn xác nhận cho tôi (luật sư Trần Hồng Phong), khẳng định lời trình bày là đúng sự thật và cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời trình bày của mình.

Bản chính các đơn trình bày tôi đang giữ, cùng các đoạn ghi hình (clip) về cuộc tiếp xúc, trao đổi với các nhân chứng. Trong quá trình tiếp xúc, các nhân chứng đều cho biết sẵn sàng trình bày đúng sự thật khi được cơ quan chức năng mời làm việc. Tôi sẵn sàng giao nộp bản chính những tài liệu này cho CQĐT VKSNDTC khi được yêu cầu. (Không loại trừ khả năng sẽ tiếp tục có thêm các nhân chứng khác nữa).

Sau khi xem xét nội dung và cẩn trọng đánh giá, chúng tôi cho rằng 100% những thông tin do các nhân chứng nêu trên cung cấp là sự thật. Đó là tối ngày 13/1/2008, từ lúc khoảng 19h50 đến 21h, Hồ Duy Hải có mặt tại đám tang ông Tư Lan, phụ giúp việc bưng bê, rót nước. Nhiều người nhìn thấy và nói chuyện với Hải.

Việc Hồ Duy Hải có mặt tại đám tang ông Tư Lan, không hề vào Bưu cục Cầu Voi tối 13/1/2008 cũng hoàn toàn phù hợp với những tình tiết ngoại phạm của Hồ Duy Hải và hàng loạt điểm mâu thuẫn khác trong hồ sơ vụ án mà chúng tôi đã phân tích và nêu ra trong các đơn kêu oan cho Hồ Duy Hải đã gửi trong suốt hơn 10 năm qua.

Nếu những chứng cứ mới này được kiểm tra, điều tra lại và làm rõ, thì đủ cơ sở để khẳng định Hồ Duy Hải đã bị kết án tử hình oan. Toàn bộ những chứng cứ và lý lẽ kết tội của CQĐT công an tỉnh Long An sẽ hoàn toàn bị “sụp đổ”, và đồng thời làm rõ được hành vi cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án của những người có liên quan.

Cụ thể như sau:

I. Việc Cơ quan điều tra công an tỉnh Long An rút khỏi hồ sơ vụ án lời khai đầu tiên không nhận tội của Hồ Duy Hải:

1. Kháng nghị của VKSNDTC và Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán TANDTC đều nói về “lời khai đầu tiên ngày 20/3/2008 của Hồ Duy Hải”:

Ngày 22/11/2019, VKSNDTC có Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 15/QĐ-VKSNDTC-V7. Trong Quyết định này, VKSNDTC đã chỉ ra nhiều chục dấu hiệu vi phạm, sai phạm trong quá trình điều tra và đề nghị huỷ cả hai bản án sơ thẩm phúc thẩm để điều tra lại.

Đặc biệt, tại Trang 9 nội dung như sau: "Lời khai đầu tiên ngày 20/3/2008 của bị cáo Hồ Duy Hải không nhận tội nhưng bản khai này và một số lời khai nhân chứng không được đưa vào hồ sơ vụ án, những tài liệu này có trong hồ sơ lưu trữ của Cơ quan điều tra".

Đối với “lời khai đầu tiên của Hồ Duy Hải”, trong QĐ giám đốc thẩm của HĐTP TANDTC đã nhận định và kết luận như sau (nguyên văn tại Mục 16):

"[16] Về lời khai ngày 20/3/2008 của Hồ Duy Hải:

Theo trình bày của Cơ quan điều tra tại phiên tòa giám đốc thẩm: tại lời khai đầu tiên của Hồ Duy Hải ngày 20/3/2008, Hải trình bày về việc sử dụng thời gian ngày 13/01/2008. Kết quả xác minh, Hải khai không đúng sự thật nên Cơ quan điều tra không đưa vào hồ sơ xét xử vụ án, nhưng được lưu trong hồ sơ nghiệp vụ của Cơ quan Công an.

Việc không lưu các lời khai này trong hồ sơ vụ án là thiếu sót của Cơ quan điều tra. Tại phiên tòa giám đốc thẩm, Cơ quan điều tra đã công bố những tài liệu này cho Hội đồng giám đốc thẩm. Qua xem xét những tài liệu nêu trên, tuy không được lưu trong hồ sơ vụ án theo quy định của pháp luật nhưng nội dung của những tài liệu này không làm ảnh hưởng đến bản chất vụ án nên không cần thiết điều tra lại".

Qua nội dung nêu trong QĐ kháng nghị của VKSNDTC và QĐ giám đốc thẩm của HĐTP TANDTC, đã cho thấy:

i) Việc Hồ Duy Hải có bản khai đầu tiên ngày 20/3/2008 KHÔNG NHẬN TỘI và TRÌNH BÀY VỀ SỬ DỤNG THỜI GIAN TỐI 13/1/2008 là có thật. Bản khai này đã bị CQĐT công an tỉnh Long An rút ra khỏi hồ sơ vụ án, nhưng vẫn còn lưu trong hồ sơ điều tra. Việc hiện vẫn còn lưu giữ tài liệu này là một thuận lợi đặc biệt, giúp có cơ hội để cấp có thẩm quyền có thể xác minh điều tra lại, làm sáng tỏ các tình tiết mà Hồ Duy Hải nêu trong bản khai - ngay trong thời điểm hiện nay.

ii) CQĐT công an tỉnh Long An đã xác minh lời khai đầu tiên của HDH, tuy nhiên kết quả xác minh như thế nào tới nay VKSNDTC và gia đình Hồ Duy Hải, luật sư bào chữa KHÔNG HỀ ĐƯỢC BIẾT, mà chỉ có Hội đồng thẩm phán TANDTC biết và kết luận rằng “Hải khai không đúng sự thật”.

Bất luận thế nào, thì nhất thiết cũng cần phải làm sáng tỏ và công khai việc Hồ Duy Hải đã khai gì về việc sử dụng thời gian tối 13/1/2008 trong bản “lời khai ban đầu” và kết quả xác minh của CQĐT về việc này là thế nào? liệu có thực sự chính xác và khách quan không? Nếu xác minh không khách quan, không đúng, dẫn đến hậu quả kết tội oan cho Hồ Duy Hải thì sao? Trong khi đây là một vụ án hình sự thông thường, việc xét xử là công khai thì tại sao phải giấu, phải rút khỏi hồ sơ vụ án?

2. Hồ Duy Hải đã khai đi dự đám tang ông Tư Lan từ 20h – 21h ngày 13/1/2008 trong lời khai đầu tiên ngày 20/3/2008:

2 bản lời khai đầu tiên của Hồ Duy Hải (bị rút khỏi hồ sơ vụ án) nói trên là:

1. Bản tường trình viết tay của Hồ Duy Hải, ngày 20/3/2008 – BL.VKS: 114, 115

2. BB ghi lời khai HDH, ĐTV Nguyễn Văn Minh thực hiện, ngày 20/3/2008. BL.VKS 72, 73.

Lời khai của Hồ Duy Hải tại 2 bản khai trên hoàn toàn giống nhau. Hải khai tối ngày 13/1/2008 từ 20h-21h Hải có mặt tại đám tang ông Tư Lan. Cụ thể như sau:

“Ngày Chủ nhật 13/1/2008. Đến chiều tối khoảng 18h00 do đặt cược thiếu tiền nên một mình tôi đi xe Honda WaveS màu đen biển số 62K8 3040 đến tiệm cầm đồ Thuận Hưng cầm DTDĐ Nokia N73 được 1.500.000 đồng. Tôi về nhà gặp Đang (con ông Thắng cũng xóm). Tôi và Đang đến quán cà phê ông Thượng (ngã ba Bình Ảnh đi vào 1km ấp 1 Nhị Thành). Tôi đưa Đang 1.500.000đ để Đang thanh toán tiền cá cược bóng đá đêm trước.

Thanh toán xong lúc này khoảng trên 19h00 một mình tôi đi về nhà để xe honda tại nhà. Tôi tiếp tục đi bộ đến nhà 2A (mẹ Luân) khoảng 400 mét tôi hút xong điếu thuốc mượn xe honda wave màu đen TQ biển số 62A 3976 của bà 2A chạy xuống đám ma nhà Tư Lang khoảng 600 mét.

Tôi đến đám ma khoảng 20h00 thì gặp Thời 22T (con 8 Phát), Hiếu 25T (con 3 Xanh), Tùng Trinh 22T (con 7 Tiếu) và anh Vinh 27T (con dì Ba Rưỡi), chú Hải 32T (con ông Tà Mười)...ngồi nhậu chung bàn với cậu 3 Thẹo (con bà Tư Nghiêm), cậu Tám Thọ 53T (con 5 Gà), anh Thiếu (con 3 Hậu), anh Út con..., anh Tám 32T con Tú Ú, cậu Em 37T (anh Thái), Tám Thốt Nốt...

Đến 21h00 một mình tôi về nhà 2A và xem bóng đá cùng với anh Hoàng, Điền (con 5 Phước) tại quán 2A cho đến 5h sáng hôm sau ngày 14/1/2008.

Tôi về nhà tôi đến khoảng 7h00 có anh Tân (con 5 LE) nói "có hai người phụ nữ bị giết ở bưu điện Cầu Voi" nên tôi mới biết Hồng Vân bị giết cho đến nay và tôi cũng không có đi đám tang của Hồng Vân”.

Ghi chú: Ngày 16/5/2021 tôi (Ls. Phong) đã trực tiếp đến nhà bà Tư Lan – vợ ông Tư Lan, và được bà Tư Lan cho biết bà tên thật là Nguyễn Thị Tư, còn chồng bà (ông Tư Lan) tên thật là Hồ Chi. Bà Tư Lan khẳng định Hồ Duy Hải có đến dự đám tang chồng bà (xem phần sau).

Ý kiến của chúng tôi:

- Không chỉ trong 2 Bản khai đầu tiên nói trên, mà trong cả 2 phiên toà xét xử sơ thẩm và phúc thẩm – thể hiện trong BB phiên toà sơ thẩm ngày 28/11/2008 và BB phiên toà phúc thẩm ngày 28/4/2009 đều thể hiện: Hồ Duy Hải nhiều lần nói mình không giết người, mà chỉ “khai” và tối ngày 13/1/2008 không đến bưu cục Cầu Voi.

- Việc Hồ Duy Hải có thể nhớ và khai chi tiết và cụ thể như vậy, nếu xét trong ngữ cảnh thông thường là khó, vì lúc khai đã cách sự kiện 66 ngày. Tuy nhiên vì ngày hôm đó còn có 2 sự kiện đặc biệt gắn liền là việc hai cô gái bị giết tại bưu cục Cầu Voi ngay gần nhà và Hải đi cầm điện thoại, nên việc Hải nhớ hôm đó mình đi đám tang ông Tư Lan là hoàn toàn hợp lý, dễ hiểu.

II. Mới: Chứng cứ ngoại phạm về thời gian và địa điểm của Hồ Duy Hải

1. Lời trình bày (có cam kết) của các nhân chứng, nội dung có sự thống nhất, đều khẳng định tối ngày 13/1/2008 - từ khoảng 20h đến 21h - Hồ Duy Hải có mặt tại đám tang ông Hồ Chi (Tư Lan) – đúng như “lời khai đầu tiên của Hồ Duy Hải”:

7 nhân chứng có tên dưới đây đều khẳng định tối 13/1/2008, khoảng từ 19h50 đến 21h, họ đã gặp và nhìn thấy Hồ Duy Hải có mặt tại đám tang ông Tư Lan. Mọi người đều thấy Hải có hành động phụ giúp gia đình bà Tư Lan: rót trà mời khách tại đám tang. Các nhân chứng đều bày tỏ mong muốn sự thật được làm sáng tỏ, không để oan cho Hồ Duy Hải.

Cụ thể các nhân chứng đã trình bày và xác nhận như sau (trích từ đơn của các nhân chứng):

1. Lời trình bày và xác nhận của bà Nguyễn Một (Tư Lan), sinh 1952 – ngày 16/5/2021

“Chồng tôi mất tối ngày 12/1/2008, khi xe chở xác về nhà đã tối (khoảng 23h), xe bị tắt máy 2 lần. Gia đình tẩm liệm, nhập quan và báo tang ngày hôm sau 13/1/2008.

Tối 13/1/2008, cháu Hồ Duy Hải có đến phụ giúp đám tang chồng tôi, tại đám tang cháu Hải phụ bưng bê chén đĩa, rót nước trà mời khách. Tôi nhận ra cháu Hải vì cháu là người rất nổi bật, dáng cao, da trắng.

Qua sáng hôm sau (14/1/2008), khi đưa chồng tôi đi chôn, cháu Hải là người khiêng quan tài chồng tôi khi hạ huyệt. Tôi biết rõ cháu Hải vì cháu là người trong xóm, thường mua bánh mì của tôi. Thường ngày cháu Hải gọi tôi là dì, tính hiền, rất lễ phép”.

2. Trình bày và xác nhận của ông Võ Hai (sinh 1957)

Đơn trình bày v/v xác nhận và cung cấp thông tin việc Hồ Duy Hải có mặt trong đám tang ông Hồ Chi (Tư Lan) đêm 13/1/2008 - ngày 23/4/2021.

“Tôi xác nhận từ 13/1 2008 chưa có cơ quan chức năng nào đến phỏng vấn hỏi tôi về việc Hồ Duy Hải có ở đám tang ông Hồ Chi (nêu trên) hay không. Nay có một số việc liên quan tôi muốn xác nhận và cung cấp cho cơ quan chức năng như sau:

Tối 13/1/2008 tôi đến viếng đám tang ông Hồ Chi vào lúc 18 giờ. Đến gần 20 giờ thì thấy cháu Hải (con cô Loan) đến phụ đám tang ông Hồ Chi (Tư Lan).

Hải phụ bưng dọn trà, nước, bánh … đãi khách. Hơn 20 giờ tôi về (Khoảng 20h15 phút) tôi về (lúc đó cháu Hải đang phụ đám). Sau đó tôi không biết cháu Hải đi đâu và làm gì. Tôi cam đoan sự việc trình bày trên là đúng sự thật. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trên”.

3. Trình bày và xác nhận của ông Huỳnh Ba (sinh 1968, còn gọi là Bảy X)

Đơn trình bày xác nhận và cung cấp thông tin - ngày 23/4/2021

“Vào tối ngày 13/1 2008 khi tôi đóng cửa tiệm tạp hóa xong thì đi vào đám ma anh Tư Lan (Hồ Chi) ở xóm chùa.

Đến đám tang lúc đó khoảng 19h30, tôi thăm hỏi và ngồi nói chuyện một lúc khoảng 30 phút sau thì thấy có cháu Hồ Duy Hải con của chị Loan có đến phụ bưng dọn trà nước ở đám tang anh Tư Lan (Hồ Chi). và cháu Hải có đến bàn của tôi ngồi cháu Hải có nói là chào cậu Bảy đến dự đám tang hả. Và tôi cũng có chào cháu Hải. Trong đám tang lúc đó có rất đông người đến dự. Tôi thì vẫn thấy cháu Hải bưng trà nước vô tiếp cho mấy bạn khác cùng với đám.

Đến khoảng hơn 21h thì Hải có đến hỏi đi về. Còn tôi thì còn ở lại trò chuyện cùng với mấy anh em trong xóm đến hơn 22h thì tôi mới đi về.

Lời trình bày của tôi là sự thật, tôi xác nhận và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trong suốt thời gian qua, tôi không thấy ai là người đại diện đến hỏi và xác nhận ở tôi”.

4. Trình bày và xác nhận của ông Nguyễn Bốn (sinh 1979)

Bản tường trình sự việc và cung cấp thông tin - ngày 10/5/2021

“Khoảng 19h00 đêm 13/1/2008 tôi từ nhà vợ ở thị trấn Thủ Thừa vào đám tang ông Tư Lan (ông Hồ Chi), tôi vào viếng tang và ngồi vào bàn cùng mấy người trong xóm, ngồi uống trà và cùng nhâm nhi với mấy người bạn cùng xóm (như: Bé Tư (tên Hiển), Cu Anh, cậu Hải em, Tín, cậu Thu, Măng, Hà Tuyền chung bàn cạnh bàn cạnh bàn Thi Ân.

Trong đám tang tôi còn thấy người: Bảy Tèo (Bảy Thanh), Ba Thẹo, cậu 2 Hùng, tôi ngồi khoảng gần 20h00 thì thấy Hải vào dự đám tang có gật đầu chào tôi và mấy anh em ngồi chung.

Tôi thấy Hải vào có phụ đám bưng bê trà nước và đồ ăn trong đám. Khoảng 20H30 tôi chuẩn bị về có Hải lại ngồi chung bàn có nói chuyện nhau vài câu, tôi đứng dậy chào bàn đi về và có vỗ vai Hải nói (có chơi thì đừng khuya quá để về nghỉ ngơi). Tôi tranh thủ về phụ vợ chăm lo sữa uống, ru con, tã ướt vì con tôi còn nhỏ và nghỉ ngơi sáng mai để đi làm (chạy xe ôm).

Từ đêm dự đám tang ông Tư Lan đến ngày hôm nay tôi xác thực rằng không có cơ quan nào đến hỏi tôi có gặp Hải đêm 13/1/2008 trong đám tang đó hay không.

Những lời trình bày trên hoàn toàn đúng sự thật. Tôi cam đoan và chịu trách nhiệm trước pháp luật”.

5. Xác nhận và trình bày của ông Huỳnh Năm (sinh 1983)

Bản tường trình v/v gặp Hồ Huy Hải trong đám tang ông Tư Lan đêm 13/1/2008 – ngày 11/5/2021

“Tôi đến phụ đám tang ông Tư Lan vào lúc hơn 06h30 tối. Trên đường đi tôi gặp Hải khúc gần chùa. Tôi có nói chút (nữa) lại phụ đám, khách đông lắm. Hải nói đi trước đi, tắm xong tao lại. Khoảng hơn một tiếng đồng hồ sau tôi thấy Hải đến (khoảng 7h50). Chúng tôi phụ việc trong đám như: dọn bàn, chén đũa, nước đá …

Khoảng 9h tối Hải đi về (tôi không biết Hải đi đâu) tôi tiếp tục phụ dọn dẹp đến gần 5h sáng mới về nhà. Trong đám tang tôi thấy rất nhiều người đi dự như: anh Thanh (7 Tèo), anh Tín, Cu Anh, anh Măng, Hà Tuyên, chú Hải EM, cậu Thu, anh Ba Thẹo …

Tôi nhớ khoảng ngày 22 hoặc 23-3-2008, anh Nguyễn Thanh Hải (công an xã Nhị Thành) có đến gặp tôi nói lên xã Nhị Thành có chút việc. Khi đến tôi được lấy lời khai bởi một anh không mặc đồ công an. Anh hỏi tôi và ghi biên bản: là có thấy Hải có đi dự đám tang ông Tư Lan hay không và tôi đã trình bày là tôi có gặp Hải ở đó. Và tôi có ký biên bản và ra về. Và từ đó đến nay không có cơ quan chức năng nào hỏi tôi nữa.

Đây là trình bày của tôi đúng sự thật xin gửi tới quý cơ quan giúp vụ án mau sáng tỏ. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm với trình bày trên trước pháp luật”.

6. Đơn trình bày của ông Lê Sáu (sinh 1953, còn gọi là Út Y)

Đơn trình bày về việc xác nhận và cung cấp thông tin Hồ Duy Hải có mặt trong đám tang ông Hồ Chi đêm 13/1/2008 - ngày 22/5/2021.

“Tôi xác nhận từ ngày 13/1/2008 chưa có cơ quan chức năng nào phỏng vấn, hỏi tôi về việc Hồ Duy Hải có mặt ở đám tang ông Hồ Chi hay không.

Nay có một sự việc tôi muốn xác nhận và cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng như sau: Tối 13 tháng giêng năm 2008 tôi đến viếng đám tang ông Hồ Chi vào lúc 19h đến gần 20h thì thấy Hồ Duy Hải con chị Loan đến phụ đám tang ông Hồ Chi. Đến khoảng 21h tôi về còn Hồ Duy Hải về khi nào thì tôi không biết.

Trên đây là sự việc tôi đạ thấy và xác nhận là đúng sự thật. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nội dung trên”.

7. Trình bày và xác nhận của bà Nguyễn Bảy (sinh 1967)

Tờ tường trình - ngày 16/5/2021.

“Sáng ngày 14/1 2008 tôi đi đám ma ông Hồ Chi (Tư Lan), tôi hỏi Hồ Huy Hải tối con đi đám ma đã cúng tiền điếu cho mẹ con chưa, nếu chưa Út (tôi) cúng dùm. Hồ Duy Hải nói tối này con cũng cúng dùm mẹ rồi, Út khỏi cúng nữa.

Sau khi Hồ Duy Hải bị bắt sau vài ngày có điều tra viên Trần Quang Tiến và ông Nguyễn Công Đỉnh lên hỏi tối hôm 13/1/2008 Hồ Duy Hải làm gì, tôi nói Hồ Duy Hải đi đám ma, hai điều tra viên nói ồ Duy Hải đâu nói đi đám ma mà bà nói và không ghi lời khai tôi vào giấy gì cả.

Tôi cam đoan lời khai trên là đúng sự thật, có gì sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật”.

III. Việc tối 13/1/2008 Hồ Duy Hải có mặt tại đám tang của ông Tư Lan là chắc chắn, đây là chứng cứ ngoại phạm rõ ràng và vững chắc của Hồ Duy Hải – chứng minh Hải không phải là hung thủ giết người tại bưu cục Cầu Voi:

Chúng tôi nhận thấy và cho rằng:

- Những lời trình bày và xác nhận của các nhân chứng trên đây đều là rất mới (tháng 4, 5/2021), nếu đối chiếu với lời khai ban đầu của Hồ Duy Hải ngày 20/3/2008 hoàn toàn trùng khớp, thậm chí gần như chính xác 100%; mặc dù giữa hai bên hoàn toàn không hề gặp mặt nhau 14 năm qua.

- Nhân chứng Huỳnh Ba đã từng được CQĐT lấy lời khai, có ký vào Biên bản vào thời điểm Hồ Duy Hải vừa bị bắt. Nhân chứng Ba khẳng định khi đó đã khai có thấy Hồ Duy Hải tại đám tang. Thế nhưng trong Quyết định giám đốc thẩm, Hội đồng thẩm phán TANDTC lại xác định rằng “Hải khai không đúng” rõ ràng là rất bất thường, vô lý – so với lời khai của ông Hiển. Thậm chí có khả năng lời khai của nhân chứng Hiển bị chỉnh sửa hoặc huỷ bỏ.

- Cần nói thêm là trong vụ án này, việc nhiều tài liệu, lời khai nhân chứng bị sửa, rút khỏi hồ sơ vụ án là điều rất “bình thường”. Ví dụ: lời khai của nhân chứng Lê Thị Thu Hiếu bị chỉnh sửa, lời khai của nhân chứng Đinh Vũ Thường bị chỉnh sửa, viết thêm … - Hội đồng thẩm phán đã kết luận ngay trong QĐ giám đốc thẩm. Điều này cho thấy việc lời khai của nhân chứng Ba hay ai khác, có thể khai nhìn thấy Hải tại đám tang nhưng nếu có bị sửa hay rút bỏ thì cũng không có gì bất ngờ. Mà chỉ càng cho thấy rõ dấu hiệu cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án, cố ý kết tội một cách vô cùng độc ác đối với Hồ Duy Hải.

- Ngay từ thời điểm Hồ Duy Hải bị bắt tháng 3/ 2008, ít nhất đã có sự phù hợp chính xác giữa lời khai ban đầu của Hải và lời khai của nhân chứng Huỳnh Ba, bà Nguyễn Bảy. Nếu những lời khai này được sử dụng theo đúng quy định, thì rõ ràng đây là tình tiết ngoại phạm rất rõ ràng và vững chắc của Hồ Duy Hải. Thế nhưng, thật đau lòng và đáng phẫn nộ khi những chứng cứ đặc biệt quan trọng này đã bị CQĐT loại bỏ, rút khỏi hồ sơ vụ án.

IV. Bất thường việc Hội đồng thẩm phán TANDTC “đơn phương” kết luận “Hải khai không đúng sự thật”:

Theo nội dung thể hiện tại Mục 16 Quyết định giám đốc thẩm số: 05/2020/HS-GĐT ngày 8/5/2020, Hội đồng thẩm phám TANDTC kết luận rằng: CQĐT công an tỉnh Long An có đi xác minh và cho rằng “Hải khai không đúng sự thật nên CQĐT không đưa vào hồ sơ vụ án” và đây là “thiếu sót” - “Tuy nhiên, những vi phạm, thiếu sót này không làm ảnh hưởng đến việc xác định bản chất của vụ án”.

Liên quan đến vấn đề này, chúng tôi muốn nói rằng:

- Không có điều luật nào trong Bộ luật tố tụng hình sự quy định rằng vi phạm, thiếu sót trong điều tra thì “không làm thay đổi bản chất vụ án”. Đó là chưa nói trong khi Hội đồng thẩm phán TANDTC cho rằng đó là “thiếu sót”, thì tại sao VKNNDTC lại cho rằng đây là những “vi phạm nghiêm trọng”? – nêu rõ trong Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm.

- Tại sao không công khai kết quả điều tra của CQĐT? Căn cứ nào để kết luận Hải “khai không đúng” về việc đi dự đám tang ông Tư Lan, trong khi có nhiều nhân chứng khai đã nhìn thấy Hải?

- Việc CQĐT tự ý rút kết quả xác minh ra khỏi hồ sơ vụ án, bất luận thế nào, đều trái pháp luật, sai nguyên tắc và đây là hành vi vi phạm luật tố tụng hình sự nghiêm trọng. Vì trách nhiệm của CQĐT là phải tôn trọng sự thật khách quan, bao gồm cả tình tiết xác định bị can vô tội.

- Theo HĐTP TANDTC, thì CQĐT đã chỉ "công bố những tài liệu này cho Hội đồng giám đốc thẩm". Nhưng cụ thể là gì thì tại phiên toà giám đốc thẩm những người tham dự (như đại diện VKSNDTC, Luật sư, người cung cấp chứng cứ,…) hoàn toàn không được biết. Điều này rõ ràng là không đúng với quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự. Đặc biệt là khi tại phiên toà phía VKSNDTC đã đề nghị công khai các tài liệu điều tra này (nhưng đã không được chấp nhận).

- Theo quy định của pháp luật, bất kỳ một bị can nào bị đưa ra truy tố bắt buộc phải thông qua và thực hiện bởi Viện kiểm sát nhân dân, thể hiện qua bản Cáo trạng và lời buộc tội tại phiên toà xét xử. CQĐT chỉ có chức năng điều tra chứ không có chức năng kết tội, kết quả/tài liệu điều tra của CQĐT hoàn toàn có thể bị Viện kiểm sát yêu cầu điều tra lại, điều tra bổ sung. Như vậy,việc tại phiên toà giám đốc thẩm, khi phía VKS không chấp nhận kết quả điều tra của CQĐT công an tỉnh Long An, và yêu cầu phải công khai kết quả xác minh về việc Hồ Duy Hải không đi dự đám tang - mà vẫn không chấp nhận thì việc xét xử và kết luận của Hội đồng thẩm phán liệu có bảo đảm có đúng quy định của pháp luật và khách quan không? Hay phải chăng đã ngẫu nhiên “vô hiệu hóa”, loại bỏ vai trò của Viện kiểm sát tại phiên toà?

Có thể nói, việc làm rõ tình tiết Hồ Duy Hải có đi dự đám tang tối ngày 13/1/2008 hay không là rất quan trọng. Vì đây là tình tiết xác định Hồ Huy Hải có thật sự phạm tội hay bị kết án oan.

Chúng tôi cho rằng tình tiết này tới nay vẫn chưa rõ, tài liệu xác minh đang bị rút khỏi hồ sơ vụ án một cách trái pháp luật và nhất thiết cần phải làm rõ trong bối cảnh Hồ Duy Hải liên tục kêu oan.


Phần 4:

4 TÌNH TIẾT NGOẠI PHẠM KHÁC CỦA HỒ DUY HẢI
CŨNG ĐÃ BỊ RÚT KHỎI HỒ SƠ VỤ ÁN HOẶC BỊ “BÓP MÉO” SỰ THẬT

1. Kết luận giám định dấu vân tay: bị rút khỏi KLĐT và xuyên tạc kết quả:

Theo KLĐT và Cáo Trạng, xác định Hồ Duy Hải là hung thủ duy nhất, dùng dao cắt cổ hai nạn nhân; dùng thớt đập vào đầu nạn nhân Hồng và tại hiện trường CQĐT thu được nhiều dấu vân tay mới, dính máu. Như vậy, có thể khẳng định dấu vân tay này phải là của HDH. Không thể có cách giải thích nào khác.

Theo Báo cáo ban đầu ngày 14/1/2008 của VKSND tỉnh Long An, BL.VKS số 61 (tài liệu “mới phát hiện”, bị rút khỏi hồ sơ vụ án), đã ghi nhận rất rõ như sau:

- Hiện trường còn nguyên vẹn, không bị xáo trộn. Thời gian xảy ra khoảng 21h ngày 13/1/2008.

- Có nhiều dấu vân tay mới để lại tại hiện trường bên trong nơi xảy ra. Không tìm thấy hung khí gây án. Khám nghiệm có tiến hành thu nhiều dấu vết vân, vết máu, vết giày dép để giám định truy nguyên.

Quá trình điều tra, CQĐT đã trưng cầu giám định dấu vân tay của HDH cùng rất nhiều nghi can khác. Theo Bản kết luận giám định số 158/KL-PC21 ngày 11/4/2008 của Phòng kỹ thuật hình sự CA tỉnh Long An đã kết luận: kết luận “Các dấu vết vân tay thu được tại hiện trường vụ án KHÔNG TRÙNG KHỚP với 10 ngón tay của Hồ Duy Hải".

Như vậy, đây chính là CHỨNG CỨ NGOẠI PHẠM, chứng minh chắc chắn Hồ Duy Hải không phải là hung thủ giết người. Nhưng kết quả giám định dấu vân tay của HDH đã bị Điều tra viên cố tình loại bỏ, không đưa vào Báo cáo, không được CQĐT sử dụng. Sau đó, không đưa vào KLĐT và Cáo trạng.

Tại phiên tòa sơ thẩm, khi luật sư phát hiện ra Kết luận giám định dấu vân tay và nêu thắc mắc, thì kiểm sát viên đã xuyên tạc kết quả giám định, nói rằng “không giám định được dấu vân tay”(!?) (thể hiện trong Bản án sơ thẩm).

Tại phiên tòa giám đốc thẩm tháng 5/2020, CQĐT công an tỉnh Long An cho biết đã giám định dấu vân tay khoảng 140 người; đồng thời giải thích việc dấu vân tay không phải của Hải vì Hải đã đi rửa tay! Đây là cách lý giải phản khoa học và vô trách nhiệm, không thể chấp nhận được.

Như vậy, dấu vân tay – chứng cứ ngoại phạm đặc biệt quan trọng của Hồ Duy Hải đã bị xuyên tạc và loại bỏ (!?)

Việc này cũng chính là chứng cứ rõ ràng, để chứng minh việc CQĐT đã không đưa Kết luận giám định dấu vân tay của HDH vào KLĐT là dấu hiệu của hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án rất nghiêm trọng.

2. Chứng cứ ngoại phạm về thời gian của Hồ Duy Hải đã bị loại bỏ khỏi hồ sơ vụ án: Lúc 19h13’, khi Hải đang còn ở tiệm cầm đồ cách Bưu cục Cầu Voi 7,5km, nhân chứng Hồ Văn Bình đã nhìn thấy “người thanh niên” bên trong Bưu cục:

Suốt nhiều năm qua, chúng tôi vẫn luôn nghi vấn việc trong KLĐT và Cáo Trạng kết luận Hồ Duy Hải có mặt tại bưu cục lúc KHOẢNG 19h30’. Chữ “khoảng” là cách diễn đạt không rõ ràng và chính xác. Trên thực tế là sự suy diễn sai sự thật, rất ác ý và bất lợi cho Hồ Duy Hải.

Ngoài nhân chứng Đinh Vũ Thường, trong hồ sơ vụ án còn có lời khai của nhân chứng Hồ Văn Bình về việc nhìn thấy một thanh niên tối 13/1/2008, khi anh Bình vào gửi nhờ xe máy để qua nhà người anh đối diện Bưu cục (bên kia đường QL1).

Trong hồ sơ vụ án, chỉ có một “Biên bản ghi lời khai” (BL 256) nhân chứng Hồ Văn Bình ngày 28/1/2008. Anh Bình khai thấy người thanh niên lúc “hơn 19h”, còn lúc KHOẢNG 19H30 là khi anh Bình quay lại bưu cục và vẫn thấy người thanh niên còn ở đó. Như vậy, thực chất người thanh niên mà anh Bình thấy đã có mặt từ lúc “Hơn 19h” chứ không phải là lúc “khoảng 19h30”. Đây là hai mốc thời gian hoàn toàn khác nhau: khi anh Bình đến và khi anh Bình quay lại Bưu cục. Nhưng CQĐT đã chỉ dùng mốc thời gian khi anh Bình quay lại. Điều này đã làm sai lệch đi ít nhất 15 phút – là quãng thời gian anh Bình qua nhà người anh. Trong vụ án này chỉ cần sai lệch vài phút, là đã ảnh hưởng đến tính mạng/sự oan khiên của một con người.

Theo KLĐT, lúc 19h13’ ngày 13/1/2008 Hồ Duy Hải đang ở tiệm cầm đồ cách bưu cục 7,5km, gọi điện thoại cho bạn tên Đang. Sau đó, Hải cầm điện thoại, rồi quay về nhà đổi xe máy khác, rồi đến quán cà phê đưa tiền cho Đang, tiếp chở Đang đến một quán cà phê khác, sau đó mới đến bưu cục Cầu Voi.

CQĐT cho rằng việc Hải có mặt tại bưu cục lúc KHOẢNG 19H30’ là phù hợp, vì theo Biên bản kiểm tra thời gian ngày 14/7/2008 (BL 131), thời gian đi xe máy từ tiệm cầm đồ đến bưu cục là 15 phút, tốc độ trung bình 40km/h (tương ứng quãng thời gian từ 19h13’-19h30’). Tuy nhiên trên thực tế việc “kiểm tra” này không bảo đảm khách quan và chính xác, khi CQĐT đã không trừ đi quãng thời gian Hải làm thủ tục cầm đồ, đổi xe, dừng xe 2 lần chở Đang – tổng cộng mất ít nhất 9 phút.

Bất luận thế nào, nếu có bằng chứng chứng minh rằng lúc 19h13’, khi Hải còn đang ở tiệm cầm đồ, nếu đã có một người thanh niên khác trong bưu điện Cầu Voi và có xe máy dựng ngoài sân, thì người đó chắc chắn sẽ không phải là Hồ Duy Hải.

Qua những tài liệu “mới”, chúng tôi đã phát hiện thấy bằng chứng đó – đó chính là Biên bản ghi lời khai nhân chứng Hồ Văn Bình ngày 20/1/2008 (BL.VKS 137, 138 do VKS ghi), thể hiện LÚC 19H13’ TỐI 13/1/2008 đã có một người thanh niên đang ngồi nói chuyện với nạn nhân Hồng. Bên ngoài có một xe gắn máy. Và bút lục này đã bị rút khỏi hồ sơ vụ án (!?).

Như vậy, trong quá trình điều tra, Điều tra viên đã lấy lời khai nhân chứng Hồ Văn Bình 2 lần: Biên bản ghi lời khai ngày 20/1/2008 và Biên bản ghi lời khai ngày 28/1/2008. Nhưng Biên bản ngày 20/1/2008 có nội dung chính xác và cụ thể về mốc thời gian 19h15’ đã bị rút khỏi hồ sơ vụ án.

Trong BB ghi lời khai ngày 20/1/2008, tức là chỉ 1 tuần sau khi xảy ra vụ án, anh Hồ Văn Bình đã khai như sau với Điều tra viên Lê Thành Trung:

“Chiều ngày chủ nhật 13/1/2008 lúc 19h15 phút tôi có vào Bưu điện gửi xe gắn máy để đi bộ qua nhà anh Hai tôi. Khi vào tôi thấy ngoài sân bưu điện có một xe gắn máy. Tôi đậu xe phía bên dân phòng, nhìn vào thấy Vân đang ngồi ở quầy tính tiền, còn Hồng đang ngồi ở ghế salon với một thanh niên.

Điều tra viên Lê Thành Trung hỏi: Vì sao anh xác định gửi xe lúc 19h15 phút?

Thông thường tôi gửi xe dựng phía bên tiệm vàng Kim Long, nhưng chiều đó lúc 19h15 phút thì có một chiếc xe gắn máy dựng bên phía này nên tôi mới gửi dựng phía chốt dân phòng.

Tôi xác định là 19h15 phút vì hôm đó anh Hai đi lấy vàng chưa về, tôi có nhìn đồng hồ ở nhà anh Hai xác định là 19h15 phút, tôi nói anh Hai hôm nay về muộn. Khi tôi qua nhà anh Hai, anh Hai chưa về thì tôi quay lại lấy xe thì Hồng và thanh niên đó vẫn ngồi bình thường”.

Nhà người anh của nhân chứng Hồ Văn Bình nằm phía bên kia Quốc lộ 1, đối diện bưu cục Cầu Voi. Thời gian anh Bình gửi xe tại bưu cục và đi bộ đến nhà anh Hai khoảng 2 phút. Tức là lúc 19h13’ anh Bình đã thấy người thanh niên bên trong bưu cục. Đây chính là thời điểm Hồ Duy Hải còn đang gọi điện thoại cho Đang, đang ở tại tiệm cầm đồ, cách bưu cục Cầu Voi 7,5km).

Như vậy, rõ ràng Hồ Duy Hải có chứng cứ ngoại phạm về thời gian. Chứng cứ ngoại phạm rất quan trọng này cũng đã bị CQĐT cố tình loại bỏ.

3. Tình tiết ngoại phạm về nhận dạng của Hồ Duy Hải cũng bị loại bỏ khỏi hồ sơ vụ án:

3.1. Lời khai “không nhận dạng được” của nhân chứng Đinh Vũ Thường được “hô biến” thành “nhìn thấy Hồ Duy Hải”.

Trong KLĐT, CQĐT xác định anh Đinh Vũ Thường là nhân chứng đã nhìn thấy Hồ Duy Hải đang ngồi trên salon trong bưu cục Cầu Voi lúc 19h39 phút tối 13/1/2008. Sự thật hoàn toàn trái ngược!

Trong các bản khai, nhân chứng Đinh Vũ Thường không có bất kỳ lời khai nào nói rằng mình nhìn thấy Hồ Duy Hải, mà khẳng định chỉ thấy một người thanh niên, và “không thể nhận dạng được” do thời gian nhìn thấy rất ngắn, trời tối.

Ngày 07/12/2011, tôi (Ls. Trần Hồng Phong) đã trực tiếp gặp anh Đinh Vũ Thường. Anh Thường cho biết mình không hề được Tòa án triệu tập tham dự phiên tòa. Đặc biệt anh Thường khẳng định mình không nhìn thấy Hồ Duy Hải tại Bưu điện Cầu Voi mà chỉ nhìn thấy một người thanh niên, nhưng không thể nhận dạng. Anh Thường đã đồng ý viết một giấy xác nhận, nêu rõ Tòa “không mời tham dự phiên tòa” và “không khẳng định nhận dạng được người thanh niên mà tôi thấy tối 13/1/2008 tại Bưu điện Cầu Voi”.

Ngoài ra, nếu thực sự nhân chứng Đinh Vũ Thường nhìn thấy Hồ Duy Hải, thì về nguyên tắc phải có Biên bản nhận dạng, nội dung thể hiện anh Thường nhận dạng ra Hồ Duy Hải. Trong hồ sơ vụ án hoàn toàn không có biên bản nhận dạng Hồ Duy Hải. Như vậy, có thể nói việc CQĐT kết luận anh Thường nhìn thấy Hồ Duy Hải là “sự suy diễn chết người”, hoàn toàn chủ quan và không có cơ sở.

Ngoài ra, việc nhân chứng Đinh Vũ Thường không được Toà triệu tập tham dự phiên tòa (trong QĐ đưa vụ án ra xét xử thì ghi tên là Vũ Đình Thường), trong khi lời khai của anh lại bị xuyên tạc, suy diễn – là vi phạm thủ tục tố tụng, ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến quyền lợi của bị cáo Hồ Duy Hải.

Ngày 25/9/2020, anh Thường cho chúng tôi biết đã từng được CQĐT tiến hành cho nhận dạng HDH (trong số 4 thanh niên đối tượng nhận dạng) nhưng anh đã nhận dạng không được. Khi biết lời khai của mình bị bóp méo không đúng sự thật trong KLĐT và Cáo Trạng, anh Đinh Vũ Thường đã rất bức xúc. Anh đã làm một Đơn tố cáo, tố cáo dấu hiệu bị giả chữ ký và ghi khống lời khai, và khẳng định sẵn sàng tham gia phiên toà hay làm việc với cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, có thể khẳng định: CQĐT đã bóp méo sự thật, “hô biến” từ chỗ không nhận dạng thành “phát hiện thấy”. Đây là sự xuyên tạc sự thật rất nghiêm trọng. Trong vụ án này, ngoài lời khai nhận tội của HDH thì nhận dạng của nhân chứng Đinh Vũ Thường gần như là căn cứ/chứng cứ duy nhất để CQĐT xác định người thanh niên có mặt tại Bưu cục là Hồ Duy Hải. Từ đó kết luận Hải là hung thủ giết người. Nếu cơ sở này bị sụp đổ, thì rõ ràng không còn cơ sở nào nữa, để xác định HDH là hung thủ.

Ghi chú: không chỉ bịa đặt về lời khai “phát hiện thấy HDH”, CQĐT còn bịa đặt cả việc nhân chứng Đinh Vũ Thường nhìn thấy số xe gắn máy của bà Nguyễn Thị Rưỡi. Trong BB ghi lời khai và đặc biệt là bản vẽ do chính anh Thường vẽ (BLVKS: 134, ngày 31/3/2008), ghi rõ là “không nhìn thấy biển số xe” – thì điều tra viên Võ Thanh Kiệt đã tự ý ghi thêm trái quy định vào BB lời khai dòng chữ “biển số 52H5-0842” (BL 253).

3.2. Lời khai của 2 nhân chứng Đinh Văn Còi và Lê Thanh Trí, thấy một thanh niên lúc 20h và không phải là Hồ Duy Hải (vì anh Còi có quen biết Hải) bị rút khỏi hồ sơ vụ án.

Trong số các tài liệu bị rút khỏi hồ sơ vụ án, có 2 bản khai đã được CQĐT lập ngay sau khi vụ án xảy ra. Đó là hai Biên bản lấy lời khai của hai nhân chứng là anh Đinh Văn Còi và Lê Thanh Trí ngày 15/1/2008 (BL số 139, 140, 141, 142 – do VKSND tỉnh Long An ghi số bút lục).

Nội dung nêu trong hai Biên bản ghi lời khai này rất quan trọng, kết hợp với Biên bản ghi lời khai của nhân chứng Hồ Văn Bình và Đinh Vũ Thường, sẽ thể hiện như sau:

Trong khoảng thời gian từ 19h13’ đến 20h ngày 13/1/2008 lần lượt có 4 người (nhân chứng) đã vào Bưu cục Cầu Voi. Cả 4 người này đều đã được CQĐT lấy lời khai. Theo thứ tự đó là:

- Anh Hồ Văn Bình: từ 19h13’ đến khoảng 19h30’.

- Anh Đinh Vũ Thường: từ khoảng 19h37’ đến 19h42’ (vì khi đến không thấy anh Bình).

- Anh Đinh Văn Còi và anh Lê Thanh Trí (đi chung): từ khoảng 19h45’ – 20h (khi đến không thấy anh Thường, ngoài sân không có xe gắn máy nào).

Qua lời khai của 4 nhân chứng này, cho thấy khả năng có 2 người khác nhau – một người CÓ XE MÁY và một người KHÔNG CÓ XE MÁY đã lần lượt ghé vào bưu cục, ngồi nói chuyện với hai nạn nhân trước giờ họ bị sát hại.

Theo diễn tiến thời gian, có thể chia thành 2 mốc như sau:

* Từ 19h13 đến 19h39: người thanh niên áo trắng xanh, CÓ XE MÁY

Anh Hồ Văn Bình nhìn thấy một "người thanh niên" bên trong (không nhớ chính xác màu áo) và có xe máy dựng ngoài sân. Thể hiện tại: Biên bản ghi lời khai ngày 28/1/2008 (BL 265, 266) và Biên bản ghi lời khai ngày 20/1/2008 (BL 137, 138 do VKS ghi, bị rút khỏi hồ sơ vụ án)

Anh Đinh Vũ Thường cũng nhìn thấy một thanh niên (không xác định là Hồ Duy Hải) và có xe gắn máy Dream dựng ngoài sân. Người thanh niên này mặc áo thun xanh trắng. Thể hiện tại: BB ghi lời khai ngày 31-3-2008 (BL 250).

* Từ 19h43' - 19h55': người thanh niên áo vàng, lớn tuổi hơn, KHÔNG CÓ XE MÁY

Hai anh Đinh Văn Còi và Lê Thanh Trí thấy một thanh niên lớn tuổi hơn, mặc áo màu vàng, bên ngoài sân không có chiếc xe nào. Cụ thể:

- Tại Biên bản ghi lời khai ngày 15/1/2008 anh Đinh Văn Còi khai:

- Tôi và Trí ghé bưu điện Cầu Voi mua cạt điện thoại. Lúc đó khoảng 19h40, bên ngoài trước bưu điện không có xe cộ gì cả. Tôi bước vô đứng sát quầy nhìn thấy có 3 người, 1 nam, 2 nữ, đều ngồi ở salon sau quầy.

- Cách chỗ tôi đứng khoảng 4m có bộ salon, phía bên trái bên ngoài nhìn vô có một thanh niên khoảng 28-30 tuổi, đang ngồi hướng mặt ra lộ, người hơi mập, tròn da trắng, mặt tròn, tóc hơi dợn, mặc áo thun có cổ màu vàng nhạt ngắn tay. Tôi và Trí nạp cạt khoảng 5 phút. Lúc đó không có ai đến cả”.

- Tại Biên bản ghi lời khai ngày 15/1/2008 anh Lê Thanh Trí khai:

- Khoảng 19h40 tôi chở anh Còi. Khi đến bưu điện Cầu Voi, thì anh Còi kêu tôi ghé vô nạp card điện thoại. Tôi thấy có một nữ đứng phía trong đang nạp card vào máy anh Còi, tôi mua cái card loại 100 ngàn, tôi tự cào nạp tiền vào máy. Sau khi nạp xong, lúc đó khoảng 19h50, tôi chở anh Còi đến phòng CSBV, rồi tôi chạy một mình về nhà, tôi nhìn đồng hồ là 20h10 phút...

- Phía bên trong cách chỗ tôi khoảng 5m, tôi thấy người thanh niên ngồi tôi không để ý ngồi trên ghế hay gì, tôi thấy phớt qua người thanh niên này khoảng 30-33 tuổi, tóc gọn, tròn người, mặt tròn, mặc áo thun màu vàng sậm ngắn tay, tôi không để ý cổ áo. Ngoài sân chỉ có xe của tôi đậu chứ không có xe của ai cả.

* Từ lời khai của 4 nhân chứng trên cho thấy:

- Tình tiết người thanh niên áo vàng không có xe gắn máy (vào sau) cho thấy người này rất thân quen hai nữ nạn nhân. Thậm chí có thể ngủ đêm tại bưu cục. Người này đã ở lại tại bưu cục Cầu Voi đến sau 21h, vì lúc 21h nạn nhân Vân vẫn còn ở tiệm trái cây (như trình bày ở trên). Người thanh niên có phải là hung thủ giết người hay không là điều cần phải làm rõ.

- Về nguyên tắc, thông tin về sự có mặt của người sau cùng phải được ưu tiên xem xét và chính xác nhất. Vì thời gian luôn đi tới chứ không đi lùi. Theo đó, người thanh niên mặc áo vàng chính là người sau cùng có mặt tại bưu cục Cầu Voi trước khi vụ án mạng xảy ra. Người này là ai và có liên quan gì đến tình tiết cửa mở và sáng đèn trên lầu 1?

Ngoài ra, theo một nguồn tin khả tín ngày 17/10/2020, một người dân báo cho chúng tôi biết anh Đinh Văn Còi nhắn lời rằng trước đây anh đã từng có lời khai trong hồ sơ vụ án, quá trình xét xử toà không mời anh tham gia. Nay nếu vụ án này được xem xét lại, thì anh Còi sẵn sàng làm chứng và khẳng định người thanh niên mà anh thấy trong Bưu cục tối 13/1/2008 không phải là Hồ Duy Hải. Vì trước đó anh có biết Hồ Duy Hải nên nếu người thanh niên tối 13/1/2008 là Hải chắc chắn anh đã nhận ra.

Như vậy, tình tiết ngoại phạm về nhân dạng – tình tiết ngoại phạm số 3 - của Hồ Duy Hải cũng đã bị CQĐT rút khỏi hồ sơ vụ án. Đây là dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ vụ án rất nghiêm trọng.

4. Tình tiết ngoại phạm về tay thuận (tay cầm dao cắt cổ nạn nhân): hung thủ thuận là người thuận tay trái, trong khi Hồ Duy Hải thuận tay phải:

Theo các tình tiết thể hiện trong nhiều tấm ảnh chụp hiện trường vụ án sáng 14/1/2008, ảnh thực nghiệm điều tra ngày 20/8/2008 và kết quả khám nghiệm và giám định pháp y tử thi hai nạn nhân; qua nghiên cứu tài liệu giám định pháp y, tham khảo ý kiến chuyên gia – chúng tôi cho rằng có đủ cơ sở xác định Hồ Duy Hải còn có thêm một chứng cứ ngoại phạm khác. Đó là hung thủ sát hại hai nạn nhân là người thuận tay trái, trong khi Hồ Duy Hải thuận tay phải.

Cụ thể như sau:

* Nạn nhân Nguyễn Thị Ánh Hồng: Tại Bản giám định pháp y số 21/PY.08 ngày 17/01/2008 (BL 60) ghi nhận: “Vùng cổ trước có vết cắt, đường cắt CÓ HƯỚNG TỪ TRÁI SANG PHẢI” làm đứt hầu hết các cơ quan vùng cổ”.

* Nạn nhân Nguyễn Thị Thu Vân: Tại Bản giám định pháp y số 22/PY.08 ngày 17/01/2008 (BL 61) ghi nhận: “Vùng cổ trước có vết cắt tạo thành vết thương hở há miệng, hướng vết cắt TỪ PHẢI SANG TRÁI

Trong khi đó, lời khai của Hồ Duy Hải, kết quả thực nghiệm điều tra và kết luận của CQĐT đều xác định Hải ở vị trí ngồi phía trước, đối diện nạn nhân trong tư thế nằm ngửa, dùng tay trái cầm tóc, TAY PHẢI CẦM DAO cắt cổ hai nạn nhân.

Hành vi của Hồ Duy Hải được mô tả chi tiết tại Biên bản thực nghiệm điều tra ngày 20/8/2008 (BL 126, 127) như sau:

* Đối với nạn nhân Hồng: “Hải quật nạn nhân Hồng ngã nằm ngửa”. “Hải tư thế hai chân hai bên người nạn nhân Hồng, tư thế ngồi trên người nạn nhân Hồng, tay phải đánh vào mặt nạn nhân Hồng, tiếp Hải tay cầm thớt đánh vào vùng đầu nạn nhân Hồng, bỏ thớt bên vai trái nạn nhân sát chân tường sau, tiếp đến lấy dao trên bàn, TAY TRÁI CẦM TÓC NẠN NHÂN, TAY PHẢI CẦM DAO LỒNG PHÍA DƯỚI TAY TRÁI CẮT QUA LẠI CỔ NẠN NHÂN HỒNG”.

Đối với nạn nhân Vân: “Hải TAY PHẢI CẦM DAO, ngồi khom người bên phải nạn nhân Vân nằm. Tay trái cầm tóc của nạn nhân Vân ghì xuống, dùng dao cắt vào vùng cổ nạn nhân Vân, cắt đi cắt lại”.

Với những tình tiết như trên, theo các tài liệu về giám định pháp y được biết rằng:

- Để gây ra hướng vết cắt trên cổ hai nạn nhân như trên, hung thủ phải là người thuận tay trái. Hướng vết cắt trên cổ nạn nhân Hồng thể hiện hung thủ cắt từ phía trước; hướng vết cắt trên cổ nạn nhân Vân thể hiện hung thủ cắt từ phía sau.

- Hồ Duy Hải là người thuận tay phải không thể thực hiện được những vết cắt có hướng như kết quả giám định trên cổ hai nạn nhân.

* Ngoài ra, còn có nhiều dấu vết trong bộ ảnh hiện trường thể hiện hung thủ là người thuận tay trái và không phù hợp với tư thế của Hồ Duy Hải khi thực nghiệm điều tra:

1. Vai bên trái nạn nhân Vân máu nhiều hơn và có hướng chảy từ trên xuống, cho thấy khả năng hung thủ là người thuận tay trái và cắt cổ nạn nhân trong tư thế đứng hoặc quỳ, từ phía sau.

2. Tấm thớt trên đầu nạn nhân Hồng dính vết máu lớn phía bên trái. Theo KLĐT, Hải dùng thớt đập vào đầu trước khi dùng dao cắt cổ nạn nhân Hồng, tức là khi Hải cầm thớt chưa có máu.

3. Có dấu vân tay hung thủ in trên viền cửa, phía bên trái (cửa đi ra WC, hướng mở ra từ bên trong).

4. Các giọt máu rơi trên nền nhà, liên tục, theo hướng ra cửa sau đều nằm phía bên trái. Đặc biệt một giọt máu rơi ở vị trí lệch về hẳn về bên trái (sát tường) ngay trên lối đi vào nhà vệ sinh (BL 392). Hoàn toàn không phù hợp với động tác Hồ Duy Hải tay phải cầm dao ra rửa (theo ảnh thực nghiệm điều tra, cầm tay phải).

5. Trên mặt nạn nhân Hồng có ít nhất 3 vết rạch dài 3-5cm, gọn và sâu – thể hiện do vật sắc bén (dao) gây ra và có hướng từ trái sang phải (phù hợp do người thuận tay trái cắt).

6. Môi phải của nạn nhân Hồng sưng bầm, cùng 1 chiếc răng bị xô cụp vào trong cho thấy dấu vết một cú đấm của hung thủ là người thuận tay trái.

Chúng tôi cho rằng dấu hiệu hung thủ thuận tay trái là tình tiết mới, chưa từng được phát hiện và xem xét trong quá trình điều tra. Đây cũng là một tình tiết ngoại phạm của Hồ Duy Hải và cần thiết phải thực nghiệm lại, làm rõ.


Phần 5:

DẤU HIỆU VI PHẠM TRONG ĐIỀU TRA VÀ LÀM SAI LỆCH HỒ SƠ VỤ ÁN

Qua những tài liệu mới xuất hiện trình bày ở trên, liên hệ với nội dung, bản chất và các tình tiết của vụ án, chúng tôi cho rằng Điều tra viên của CQĐT Công an tỉnh Long An có những hành vi có dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ vụ án.

Ngoài việc rất nhiều bút lục thể hiện sự ngoại phạm của Hồ Duy Hải bị rút khỏi hồ sơ vụ án – như trình bày ở trên, còn thể hiện ở những điểm chính sau đây:

1. Không xác định, trưng cầu giám định giờ chết của hai nạn nhân:

Theo quy định tại BLTTHS, trong chứng minh tội phạm, việc xác định chính xác thời gian vụ án xảy ra là có tính nguyên tắc, bắt buộc.

Trong vụ án này, ngay từ đầu CQĐT đã xác định được nguyên nhân chết của hai nạn nhân, đồng thời đã tiến hành chụp ảnh hiện trường, khám nghiệm, giám định tử thi…vv. Qua các tình tiết được ghi nhận và kết quả khám nghiệm, giám định, như: tình trạng thức ăn trong dạ dày (thức ăn đã nguyễn, lượng ít), độ đông máu, độ co cứng tử thi, vết hoen, nhiệt độ cơ thể, màu da …vv – có đủ cơ sở để có thể xác định được thời điểm chết của hai nạn nhân. Đây cũng chính là thời điểm hung thủ gây án.

Qua bản “Báo cáo ban đầu số” 16/VKS.P1A ngày 14/1/2008 của VKSND tỉnh Long An (BL.VKS: 61 – bị rút khỏi hồ sơ vụ án) cho thấy ngay từ đầu, đã xác định được khá chính xác như sau: “Thời gian xảy ra khoảng 21h”; Cả hai nạn nhân đều chết sau ăn khoảng 24h. Thời gian chết khoảng 10h”.

Qua nội dung nêu trong Báo cáo ban đầu, đã cho thấy kết quả điều tra (nêu trong KLĐT và Cáo Trạng), xác định vụ án xảy ra lúc khoảng 20h30 và cũng là thời điểm hai nạn nhân chết) hoàn toàn mâu thuẫn và thiếu cơ sở khoa học.

2. Cố ý làm sai lệch giờ hung thủ gây án, bỏ qua kết quả điều tra xác định nạn nhân Vân vẫn còn ở tiệm bán trái cây lúc 21h01’:

Bên cạnh việc không giám định giờ chết của hai nạn nhân, còn có nhiều tình tiết thể hiện việc CQĐT đã cố tình làm sai lệch thời điểm hung thủ gây án.

Chúng tôi luôn cho rằng việc CQĐT xác định thời gian hung thủ ra tay sát hại hai nữ nạn nhân lúc khoảng 20h30 là quá sớm, không hợp lý.

CQĐT xác định thời gian gây án lúc "khoảng 20h30" là căn cứ vào lời khai của Hồ Duy Hải và chị Huỳnh Thị Kim Tuyền, người sống phía sau bưu cục Cầu Voi. Tại “Biên bản ghi lời khai” chị Tuyền ngày 29/3/2008 (BL 258), khoảng 20h30 phút tối 13/1/2008 chị có nghe tiếng la “ướt ướt” phát ra từ bưu cục.

Tuy nhiên, trong hồ sơ vụ án còn thể hiện có 3 bút lục khác về vấn đề này và có sự mâu thuẫn rất lớn về thời gian, so với lời khai ngày 19/3/2008 của chị Huỳnh Thị Kim Tuyền. Cụ thể:

1. Chị Nguyễn Thị Bích Ngân, là người bán trái cây cho Vân khai (BB ghi lời khai ngày 14/1/2008) như sau: “Vào lúc khoảng 20g 45 – 21g ngày 13/1/2008 tôi đang bán trái cây thì có 1 cô gái ốm, cao mặc áo sơ mi màu trắng, tóc ngang vai đi bộ lại chỗ tôi mua trái cây. Tôi biết cô gái này làm ở Bưu điện Cầu Voi". Cô gái này chính là nạn nhân Vân.

2. Đặc biệt: hình ảnh do camera ghi lại tại cây xăng Cầu Voi lúc 21h01': Tại “Biên bản về việc xác định thời gian Nguyễn Thị Thu Vân đi mua trái cây trước khi bị sát hại” do CQĐT thực hiện ngày 16/1/2008 (BL 262) nội dung ghi rõ như sau:

"Anh Long (chồng chị Ngân, người bán trái cây cho Vân) cho biết: vào khoảng 20h50’ ngày 13/1/2008 anh ở tại nhà, lúc này có Vân nhân viên bưu điện Cầu Voi đến mua trái cây tại nhà anh, vợ anh là Ngân ra bán trái cây cho Vân, cùng thời điểm này anh đi đến cây xăng Cầu Voi để bán xăng thì Vân còn ở tại nhà anh. Khi anh Long đi đến cây xăng Cầu Voi thì cây xăng Cầu Voi có ghi hình ảnh do chủ doanh nghiệp XD Cầu Voi có lắp đặt camera.

CQĐT đã mở máy quay phim ghi hình tại Cây xăng Cầu Voi xác định thời gian anh Nguyễn Thanh Long đến cây xăng đồng thời để xác định lại thời gian Nguyễn Thị Thu Vấn đến mua trái cây tại nhà anh Long. Qua kiểm tra, máy quay phim tại cây xăng Cầu Voi thì anh Long đi đến cây xăng Cầu Voi để bán xăng là lúc 21h1'40'' ngày 13/1/2008. Khoảng cách từ nhà anh Long đến cây xăng Cầu Voi là khoảng 50m. Khi anh đi đến cây xăng thì Vân còn tại nhà anh".

3. Trong số những tài liệu bị rút khỏi hồ sơ vụ án mà chúng tôi vừa phát hiện, có Biên bản lấy lời khai của chị Tuyền ngày 14/1/2008, tức ngay sau đêm xảy ra vụ án (BLVKS 113 – VKS đánh số). Theo BB này, chị Tuyền khai nghe tiếng kêu “ái ái” còn sớm hơn: lúc 20h.

Qua những tài liệu trên, cho thấy:

- Có sự chênh lệch lớn (30 - 60 phút) giữa 2 lời khai của chính chị Tuyền và lời khai của chị Ngân bán trái cây cho nạn nhân Vân. Nếu xác định thời điểm chị Tuyền nghe tiếng kêu “á á” 20h30’ là lúc hung thủ gây án thì sẽ vô lý, vì lúc 21h01' – tức là 30 phút sau đó, nạn nhân Vân vẫn còn đang ở tiệm trái cây bên ngoài bưu cục. Xét về mặt logic, thời điểm Vân mua trái cây phải được xem là quan trọng hơn rất nhiều so với thời gian chị Tuyền nghe tiếng kêu. Vì nạn nhân Vân không thể bị giết rồi sau đó 30 phút lại đi mua trái cây.

- Theo quy định tại BLTTHS, khi có những tình tiết/lời khai mâu thuẫn, thì CQĐT phải tiến hành xác minh, đối chất làm rõ. Thế nhưng trong vụ án này CQĐT đã không cho đối chất, mà thậm chí còn rút bớt một bản khai của chị Tuyền và không sử dụng thông tin rất quan trọng trong 2 bút lục còn lại.

- Việc xác định thời gian gây án sai hoàn toàn có thể dẫn đến khả năng bỏ lọt hung thủ thật sự. Vì trong vụ án này, thời gian gây án có thể chỉ diễn ra trong vòng 5-10 phút. Một người từ TP.HCM, có thể gây án lúc 22h, sau đó quay về lại TP.HCM ngủ và được người quen xác nhận là tối qua ngủ ở nhà. Hoặc một đối tượng tình nghi nhưng chứng minh được đang ở quán cà phê lúc 21h lại có thể được xem là có tình tiết “ngoại phạm” trong trường hợp CQĐT xác định giở gây án không chính xác.

3. Dữ liệu camera đêm 13/1/2008 và Nhân viên phụ trách lầu 1:

Qua xem xét Bộ ảnh khám nghiệm hiện trường, chúng tôi nhận thấy: thời điểm 1/2008 khi vụ án xảy ra, tại tầng trệt Bưu cục Cầu Voi có ít nhất 2 vị trí gắn camera an ninh, giám sát và bảo vệ.

Chúng tôi được biết tại Bưu cục Cầu Voi từ năm 2008 được chia thành 2 khu vực: Tầng trệt kinh doanh dịch vụ bưu điện do hai nữ nhân viên Hồng và Vân phụ trách; Tầng 1 là nơi để máy móc thiết bị viễn thông - thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bưu điện tỉnh Long An. Có một nhân viên phụ trách kỹ thuật, vận hành hệ thống máy móc thiết bị trên tầng 1.

Việc tại bưu cục Cầu Voi có gắn camera an ninh là một thuận lợi đặc biệt và rất quan trọng. Vì:

- Nếu còn lưu được dữ liệu camera, thì chắc chắn sẽ xác định chính xác 100% hung thủ có phải là Hồ Duy Hải hay không, vì phạm vi quan sát của camera bao quát toàn bộ hiện trường vụ án.

- Trong hồ sơ vụ án có sự mâu thuẫn, hoặc chưa rõ liên quan đến lầu 1. Nhân viên phụ trách kỹ thuật lầu 1 làm việc tại bưu cục và chắc chắn có quen biết hai nữ nạn nhân. Do vậy, nếu xác định người này là nhân chứng, chắc chắn sẽ có thêm nhiều thông tin quan trọng về vụ án.






Ảnh: Rất bất thường, khi trong hồ sơ vụ án hoàn toàn không có bất kỳ thông tin, tài liệu nào về camera gắn tại Bưu cục và người nhân viên phụ trách kỹ thuật lầu 1.

Chúng tôi cho rằng Bưu điện tỉnh Long An hiện có thể vẫn còn lưu giữ dữ liệu ghi hình tối 13/1/2008 tại bưu cục Cầu Voi và hoàn toàn có thể cung cấp thông tin về nhân viên phụ trách lầu 1 thời điểm xảy ra vụ án – góp phần làm sáng tỏ các tình tiết còn “mờ” của vụ án.


4. Nguyễn Văn Nghị thật sự là ai và có ngoại phạm?

Nguyễn Văn Nghị là người mà ngay sau khi vụ án xảy ra, báo chí đưa tin đây chính là nghi can số 1, là bạn trai của nữ nạn nhân Ánh Hồng và đã bị CQĐT tạm giữ, lấy lời khai. Tuy nhiên sau đó trong hồ sơ vụ án hầu như không có bất kỳ một thông tin nào về người này.

Từ năm 2015, gia đình Hồ Duy Hải có Đơn tố giác đối tượng Nguyễn Văn Nghị, vì hàng loạt dấu hiệu liên quan hoặc ít nhất cũng là nhân chứng rất quan trọng trong vụ án. Tuy nhiên Công an tỉnh Long An chỉ trả lời đơn giản là: Không có ai là Nguyễn Văn Nghị, mà chỉ có một người tên là Nguyễn Hữu Nghị và người này không liên quan gì đến vụ án.

Tuy nhiên, trong Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 15/QĐ-VKSTC-V7 ngày 22/11/2019 của VKSNDTC đã nêu rõ: ‘đối tượng tình nghi là Nguyễn Văn Nghị và Nguyễn Mi Sol chưa được làm rõ”. Tại phiên tòa giám đốc thẩm vừa qua, các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Long An đều trình bày và xác định CÓ đối tượng Nguyễn Văn Nghị (CQĐT có lấy lời khai, so sánh dấu vân tay, … vv - nhưng cho rằng không có chứng cứ xác định là nghi can nên không đưa vào hồ sơ vụ án!?). Ngay trong QĐ giám đốc thẩm của TANDTC cũng nêu tên đối tượng Nguyễn Văn Nghị.

Như vậy, có thể khẳng định Nguyễn Văn Nghị là một nhân vật có thật.

Ngoài ra, cũng chưa có bất kỳ bằng chứng nào thể hiện Nguyễn Văn Nghị là người có tên Nguyễn Hữu Nghị hiện nay. Nếu Nguyễn Văn Nghị là Nguyễn Hữu Nghị - thì tại sao tại phiên tòa giám đốc thẩm ngày 6-8/5/2020 vừa qua, CQĐT công an tỉnh Long An không nêu vấn đề này, mà vẫn cung cấp thông tin và trình bày về đối tượng có tên là Nguyễn Văn Nghị?

Như vậy, rõ ràng tình tiết về một người có tên là Nguyễn Văn Nghị là MỚI – đã lần đầu tiên được chính thức nêu tên trong QĐ giám đốc thẩm. Hiện nay trong hồ sơ vụ án mà chúng tôi tiếp cận chưa hề có bất kỳ một bản khai hay xác minh nào về nhân vật này. Điều này là rất bất thường và cũng là bằng chứng thể hiện việc làm sai lệch hồ sơ vụ án.

5. Tại sao không ghi nhận và thu giữ khoảng 3-4 máy vi tính, có thể chứa dữ liệu camera và thông tin về hoạt động của bưu cục?

Trong bộ ảnh hiện trường vụ án còn thế hiện ở quầy giao dịch và phòng trước có khoảng 3-4 máy vi tính, có CPU. Một số nhân chứng khác như Lê Thị Thu Hiếu, Đinh Vũ Thường khẳng định điều này.

Về nguyên tắc, hình ảnh camera sẽ được xem trên màn hình máy tính và dữ liệu ghi hình camera sẽ được lưu trong ổ cứng (CPU) của máy tính. Ngoài ra, những thông tin, dữ liệu giao dịch được lưu giữ trong các mày vi tính tại bưu cục chắc chắn sẽ cho biết nhiều thông tin về hoạt động của bưu cục, mối quan hệ của hai nữ nạn nhân …ở thời điểm xảy ra vụ án, có thể truy tìm thông tin hung thủ. Thậm chí dữ liệu ghi hình camera có thể sẽ ghi hình được hung thủ, diễn biến vụ án, thời gian xảy ra …

Thế nhưng, thật bất thường khi trong Biên bản khám nghiệm hiện trường ngày 14/1/2008 đã không hề ghi nhận gì về những chiếc máy vi tính này. CQĐT cũng không thu giữ tang vật. Điều này là rất bất thường.

6. Nhiều tình tiết cho thấy có dấu hiệu một người khác - từ Bộ ảnh hiện trường đối chiếu với Biên bản khám nghiệm hiện trường ngày 14/1/2008:

Cũng qua bộ ảnh hiện trường vụ án do CQĐT chụp sáng 14/1/2008, đối chiếu so sánh với Biên bản khám nghiệm hiện trường cùng ngày, chúng tôi nhận thấy có nhiều tình tiết, dấu hiệu bất thường đã không được ghi nhận khách quan, thậm chí loại bỏ khỏi hồ sơ vụ án. Trong khi những tình tiết này chắc chắn có sự liên quan đến người nào đó có mối quan hệ với hai nạn nhân Hồng và Vân. Cụ thể như sau:

6.1. Bao giấy đựng ảnh và tờ “Giấy chứng nhận” trên bàn salon phòng khách đã đi đâu?

Trong BB khám nghiệm hiện trường, đã mô tả khá chi tiết những đồ vật trên bàn salon phòng khách. Như: ly nước, 2 bịch trái cây, những miếng xốp, tạp chí Đất Mũi. Lâu nay chúng tôi đều tin sự thật như vậy. Nhưng khi tiếp nhận Bộ ảnh hiện trường mới đây, chúng tôi thấy trên mặt bàn còn có 2 đồ vật đặc biệt, có thể chứa thông tin liên quan đến hung thủ, hoặc mối quan hệ giữa nạn nhân và hung thủ, và những khả năng liên quan khác. Đó là 1 bao thư đựng ảnh và 1 Giấy chứng nhận: thể hiện bên trong phải có hình ảnh của ai đó và giấy chứng nhận phải ghi tên người nào đó?

Tại sao 2 đồ vật quan trọng này đã không được ghi nhận trong Biên bản khám nghiệm hiện trường và cũng không thu giữ?

6.2. Tô, chén và nắp vung trên cầu thang ai sử dụng, tạo ra?

Trong bộ ảnh hiện trường có nhiều tấm ảnh chụp khu vực phòng bếp, cầu thang lên lầu 1. Trong đó, tại các bức ảnh số 21 (BL 395) và số 33 (BL 399) thể hiện trên cầu thang lên lầu 1 có 1 cái tô, 1 cái chén, 1 ly nước và 1 nắp vung (úp xuống trong ảnh 21 và ngửa lên trong ảnh 33).

Tô, chén, ly nước này ai đã sử dụng? Trong khi Hồ Duy Hải không có lời khai nào về việc này.

6.3. Dấu vân tay đã thu được là của ai? Việc rút bất thường thông tin/tài liệu về dấu vân?

- Theo Báo cáo ban đầu ngày 14/1/2008 của VKSND tỉnh Long An, nêu rõ có các dấu vân tay tại hiện trường là “mới”, thu được và có thể truy nguyên. Thực tế CQĐT đã thu dấu vân và chính vì vậy mới trưng cầu giám định được. Mà kết quả là Bản kết luận dấu vân tay của Hồ Duy Hải không trùng khớp.

Tuy nhiên, có rất nhiều điểm bất thường, thể hiện dấu hiệu tình tiết dấu vân đã được rút khỏi hồ sơ vụ án một cách có chủ ý, dẫn đến khả năng bỏ lọt hung thủ thật sự.

Trong Biên bản khám nghiệm hiện trường mô tả rõ có 3 vị trí có dấu vân là trên cánh tủ phòng ngủ, cánh cửa sau phòng bếp và trên tay nắm lavabo. Các dấu vân này đều đã được thu giữ (ghi rõ trong BB khám nghiệm hiện trường). Trong Biên bản BLVKS số 29, 30, 31, 32 còn ghi rõ là thu “dấu vân trên cánh tủ và cánh cửa”.

Thế nhưng, trong trong Cáo trạng chỉ mô tả dấu vân ở lavabo (bỏ qua dấu vân thu ở cánh cửa và cánh tủ). Điều này là rất bất thường, cố ý.

Trong khi đó, ngoài việc dấu vân tay không phải của HDH, thì việc dấu vân tay có trên cánh tủ chính là thêm một tình tiết nữa chứng minh hung thủ không phải là Hải. Vì Hải không có động tác nào (theo Cáo trạng và KLĐT, thực nghiệm điều tra …) có thể làm dính vân tay trên cánh tủ.

6.4. Ai đã dựng lại chiếc bếp dầu bị đổ trước đó? Hiện trường giả?

Trong bộ ảnh chụp hiện trường ngay tại vị trí có xác hai nạn nhận, cho thấy một chiếc bếp dầu bị bung tất cả các bộ phận:. nắp chụp trên văng trên mặt bàn ăn, các vòng chụp (gồm 3 cái) rơi rải rác trên nền nhà; dưới nền nhà dầu, cặn dầu chảy lênh láng, dính lên người hai nạn nhân.

Thế nhưng chiếc bếp dầu lại ở vị trí đứng ngay ngắn, không nghiêng (để có thể gây chảy dầu). Điều này cho thấy phải có ai đó dựng lại chiếc bếp dầu trước đó đã bị đổ ngã. Việc này Hồ Duy Hải không có lời khai nào và cũng chưa được CQĐT làm rõ. Liệu có khả năng hiện trường vụ án đã bị hung thủ giàn dựng giả?

6.5. Ai đã ở trên lầu 1 đêm 13/1/2008?

Từ nhiều năm qua, chúng tôi cũng nêu trong các đơn sự nghi ngờ về việc lầu 1 bưu cục Cầu Voi có dấu hiệu liên quan đến hung thủ gây án. Trong bản ảnh chụp hiện trường ngày 14/1/2020 mới xuất hiện, đã cho thấy điều chúng tôi nghi vấn là có cơ sở. Đó là: Cửa trước trên lầu 1 mở và cánh cửa “khóa” mà CQĐT ghi trong Biên bản khám nghiệm hiện trường ngày 14/1/2008 thực ra là một cửa giả (dùng để lấy sáng và quay ngang hông nhà).



Phần 6:

DẤU HIỆU VI PHẠM TỐ TỤNG, THIẾU KHÁCH QUAN TRONG XÉT XỬ

1. Hồ Duy Hải đã liên tục kêu oan, nhưng chưa bao giờ được xem xét về nội dung kêu oan

Một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự là phải bảo đảm xác định sự thật của vụ án. CQĐT, Viện kiểm sát và Toà án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và cả chứng cứ xác định vô tội của bị can, bị cáo. Đồng thời bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo.

Trong vụ án này, việc Hồ Duy Hải khai nhận tội là có, tuy nhiên phần lớn là trong các bản khai có sự “tham gia” khá bất thường của luật sư Võ Thành Quyết – một luật sư chỉ định – trong khi gia đình đã mời luật sư Nguyễn Văn Đạt. Tuy nhiên, có một sự thật ngày càng rõ – qua các tài liệu mới xuất hiện, là Hồ Duy Hải cũng liên tục kêu oan trong tất cả các phiên tòa xét xử và cho tới hiện nay. Hải khẳng định mình chỉ khai, chứ không thực hiện hành vi giết hai nạn nhân.

Qua những tài liệu mới xuất hiện, chúng tôi được biết rõ thêm như sau:

- Khi nhận Cáo trạng, lời nói đầu tiên Hải nói mình không phạm tội, Cáo Trạng không đúng.

- Hồ Duy Hải kêu oan tại phiên tòa sơ thẩm. Báo chí có phản ánh.

- Đặc biệt nghiêm trọng: Hồ Duy Hải kháng cáo kêu oan nhưng không được toà phúc thẩm xem xét, toàn bộ ý kiến bào chữa của luật sư không hề được ghi nhận trong bản án phúc thẩm. Trong Biên bản phiên toà phúc thẩm đã thể hiện rất nhiều lần Hải nói mình bị oan, không giết người, đã khai không đúng. Trong lời nói sau cùng Hồ Duy Hải cũng đề nghị “xem xét lại vụ án này thật kỹ”, khẳng định mình không phạm tội. Thế nhưng HĐXX phúc thẩm đã không hề làm rõ tình tiết kêu oan của Hải, mà chủ yếu là “kiểm tra” lời những bản cung của Hải. Việc kết luận và kết tội thuần tuý dựa vào lời khai. Những lời bào chữa có căn cứ, chỉ ra hàng loạt điểm mâu thuẫn, vô lý và đề nghị huỷ án điều tra lại của luật sư đã không được toà xem xét; cũng không ghi nhận – dù chỉ một chữ, trong bản án phúc thẩm.

- Trong thời gian đang chờ thi hành án, năm 2011 từ trong Trại tạm giam công an tỉnh Long An Hồ Duy Hải đã gửi đơn kêu oan đến Quốc Hội.

- Trong các đợt tiếp xúc với Đoàn giám sát, các Đoàn công tác liên ngành – Hồ Duy Hải cũng đều kêu oan. Đặc biệt, trong Biên bản làm việc khi gặp Đoàn giám sát QH cuối năm 2014, Hồ Duy Hải thậm chí còn khai mình bị đánh, bị mớn cung.

- Liên tục nhiều năm qua và cho tới hiện tại, mỗi khi gia đình vào thăm gặp, Hồ Duy Hải đều luôn nói mình bị oan và nói gia đình tìm Chủ tịch nước để xin minh oan cho mình.

Thật bất thường là hầu hết những tài liệu thể hiện lời kêu oan của Hồ Duy Hải hoặc là đã bị rút khỏi hồ sơ vụ án, hoặc là các luật sư chưa bao giờ được tiếp cận. Chỉ sau phiên tòa giám đốc thẩm, những tài liệu thể hiện việc Hồ Duy Hải kêu oan mới xuất hiện.

Như vậy, có thể khẳng định việc Hồ Duy Hải kêu oan là xuyên suốt, có thật. Nhưng nội dung kêu oan của Hồ Duy Hải chưa bao giờ được xem xét một cách công bằng, đối chiếu với những tình tiết mâu thuẫn, chưa làm rõ trong hồ sơ vụ án – như là một nguyên tắc trong tố tụng hình sự. Điều này thật đau lòng.

2. Rất nhiều tình tiết bất hợp lý, nhiều tài liệu còn “thiếu” (luật sư chưa từng thấy) và/hoặc bị rút khỏi hồ sơ vụ án:

Trong khuôn khổ một lá đơn, chúng tôi không thể liệt kê hết, chỉ nêu ra một số:

- Theo lời khai của 2 nhân chứng Nguyễn Mi Sol và Lê Thị Thu Hiếu, tại Bưu cục Cầu Voi có 2 con dao, 2 cái thớt. Giả định rằng con dao do các dân phòng phát hiện sau tấm bảng là con dao hung khí thật, thì vẫn còn 1 con dao và 1 cái thớt nữa, đã đi đâu?

- Bản khai của 2 nhân chứng từng bị xem là nghi can hàng đầu: Nguyễn Mi Sol và Nguyễn Văn Nghị ngay sau khi vụ án xảy ra (trước thời điểm HDH bị bắt) đang ở đâu? Những chứng cứ nào thể hiện sự ngoại phạm của hai nhân chứng này?

- Bản khai nhân viên phụ trách kỹ thuật lầu 1?

- Bảng kê tài liệu, bút lục có trong hồ sơ vụ án của CQĐT?

- Quyết định trưng cầu giám định vân tay: Nguyễn Mi Sol, Nguyễn Văn Nghị, Hồ Duy Hải?

3. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa sơ thẩm Lê Quang Hùng trước đó đã chứng kiến thực nghiệm điều tra, không thể bảo đảm xét xử khách quan, độc lập:

Trong bản ảnh thực nghiệm hiện trường do CQĐT chụp (ngày 20/8/2008) đã cho thấy một tình tiết bất ngờ: thẩm phán Lê Quang Hùng – người sau đó là chủ tọa phiên tòa sơ thẩm, đã có mặt chứng kiến quá trình thực nghiệm điều tra.

Theo quy định tại Điều 42 và 46 BLTTHS 2003 (nay là Điều 49 và 53 BLTTHS 2015), thì: Người tiến hành tố tụng (thẩm phán) phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi, nếu họ đã tham gia với tư cách là người làm chứng trong vụ án đó; hoặc có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

Việc thẩm phán Hùng có mặt, chứng kiến Hồ Duy Hải thực nghiệm điều tra – là một thủ tục tố tụng thuộc giai đoạn điều tra và có ý nghĩa tương đương vai trò là “người chứng kiến”; rồi sau đó chính ông lại là chủ tọa điều khiển phiên tòa xét xử sơ thẩm - theo chúng tôi chắc chắn sẽ không thể bảo đảm việc xét xử được vô tư, khách quan. Vì dù muốn hay không, trong nhận thức chủ quan, ông Hùng mặc nhiên đã xem Hồ Duy Hải là người phạm tội. Việc này thậm chí có dấu hiệu vi phạm quy định về tố tụng hình sự.

Mặt khác, sự có mặt của thẩm phán Lê Quang Hùng khi vụ án vẫn đang trong giai đoạn điều tra, chưa có KLĐT, chưa có Cáo trạng truy tố, nhưng đã có thẩm phán – là người của cơ quan xét xử “tham gia” vào, biết trước sẽ là người xét xử sơ thẩm rõ ràng là điều rất bất thường và không bảo đảm sự độc lập, chỉ tuân thủ theo pháp luật giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.


Phần 7:

DẤU HIỆU LÀM SAI LỆCH HỒ SƠ VỤ ÁN

Qua những nội dung đã trình bày ở trên, liên quan đến các tài liệu đã bị rút khỏi hồ sơ vụ án một cách cố ý, chúng tôi muốn đặc biệt đề cập đến 2 tài liệu (bút lục) sau đây, mà chúng tôi cho rằng có liên quan đến trách nhiệm của Điều tra viên LTT:

1. Báo cáo (viết tay) của một điều tra viên (BLVKS: 203, 204)

Tài liệu này, có nội dung, cho thấy được lập trước thời điểm có Kết luận điều tra (khoảng tháng 7/2008).

Nội dung trong tài liệu này thể hiện rõ kết quả điều tra, đã xác định rất chính xác như sau:

· Thời điểm xảy ra: 21h.

· Có tên 4 nhân chứng đã vào bưu cục Cầu Voi tối 13/1/2008 và được lấy lời khai là: Đinh Văn Còi, Lê Thanh Trí, Hồ Văn Bình, Đinh Vũ Thường.

· Có tên chị Ngân bán trái cây (có lời khai về việc Vân mua trái cây lúc 20h45-21h).

2. Báo cáo vụ án HDH ngày 28/7/2008 ghi tên ĐTV LTT (BLVKS: 57, 58, 59, 60)

Từ nội dung Báo cáo này cho thấy: Mặc dù thời điểm ngày viết Báo cáo (ngày 28/7/2008) đã có kết quả điều tra, xác minh những tình tiết rất quan trọng như:

- Kết quả xác minh camera cây xăng (thể hiện lúc 21h01 nạn nhân Vân vẫn còn ở ngoài)

- Kết luận giám định dấu vân tay của Hồ Duy Hải (thể hiện Hải ngoại phạm).

- Bản khai ngày 20/3/2008 không nhận tội của Hồ Duy Hải, có ghi tên nhiều người chứng kiến.

- Bản khai của các nhân chứng Đinh Văn Còi, Lê Thanh Trí, Hồ Văn Bình (thể hiện HDH ngoại phạm).

- Bản khai của Nguyễn Mi Sol, Nguyễn Văn Nghị (trước khi bắt Hồ Duy Hải, chắc chắn có nhiều thông tin về Nguyễn Văn Nghị, kỹ sư Trung …vv).

- Vv…

Thế nhưng trong Báo cáo của ĐTV LTT đã không hề đề cập đến các tình tiết rất quan trọng nêu trên. Trong khi đây là những chứng cứ xác định Hồ Duy Hải hoàn toàn ngoại phạm, không liên quan.

Chưa hết, trong Báo cáo còn thể hiện ĐTV LTT không hề tiến hành đối chất, làm rõ những mâu thuẫn trong nội dung các bản khai của các nhân chứng mà chính ĐTV này lấy lời khai.

Ngoài ra, trong Báo cáo ĐTV LTT còn khẳng định hầu hết các tình tiết do Hồ Duy Hải khai, vẽ sơ đồ, nhận dạng … là “phù hợp”, trong khi sự thật không phải vậy. Cụ thể:

* Làm sai lệch bản chất chiếc ghế “thu tại hiện trường”

Theo Biên bản khám nghiệm hiện trường ngày 14/1/2008 (bản VKS đánh số BL) cho thấy ngay từ ngày 14/1/2008 CQĐT đã thu giữ chiếc ghế inox mã số HPN2447052, kích thước 98cm. Đây mới chính là chiếc ghế tang vật thật sự.

Đến ngày 25/3/2008, CQĐT lại đến Bưu cục Cầu Voi thu một ghế. Theo Biên bản tạm giữ đồ vật (chiếc ghế) ngày 25/3/2008 (BL: 328, 329), chiếc ghế này kích thước 67cm, mã số 44705.

Như vậy, hai chiếc ghế này hoàn toàn khác nhau về mã số, kích thước và đặc biệt là khác nhau về bản chất. Chiếc ghế thu ngày 25/3/2008 sau khi bắt Hồ Duy Hải không phải là ghế tang vật thật.

Thế nhưng, trong Báo Cáo của ĐTV LTT lại nói rằng “Ngày 10/7/2008 CQĐT đã cho bị can Hải nhận dạng chiếc ghế mà CQĐT đã thu giữ ngày 25/3/2008 tại Bưu cục Cầu Voi. Kết quả bị can Hải xác định đúng là cái ghế mà CQĐT thu giữ là “ghế dùng đập đầu nạn nhân Vân”(!?).

Qua đó, cho thấy ĐTV LTT đã làm sai lệch kết quả điều tra một cách cố ý. Thay thế chiếc ghế kích thước 67cm thành tang vật thật. Và việc Hồ Duy Hải nhận dạng một chiếc ghế khác lại được xác định là “hoàn toàn phù hợp”!? Trong khi đó, chiếc ghế tang vật thật đã biến mất bất thường đang ở đâu?

* Làm sai lệch bản chất cái thớt dính máu:

Trong Báo cáo của ĐTV LTT ghi: "Ngày 10/7/2008 tiến hành cho bị can Hải nhận dạng cái thớt mà bị can dùng làm hung khi đánh nạn nhân Hồng, kết quả phù hợp với đặc điểm cái thớt mà nhân chứng xác nhận có ở Bưu cục Cầu Voi".

Với nội dung như vậy, ai cũng hiểu rằng Hồ Duy Hải đã nhận dạng được chiếc thớt mà mình đã dùng để đánh nạn nhân Hồng. Nhưng sự thật hoàn toàn không phải vậy.

Quá trình khám nghiệm hiện trường ngày 14/1/2008 chi ghi nhận có 1 cái thớt phía trên đầu nạn nhân Hồng (ghi chú: thực tế trên cái thớt này dính rất nhiều máu, là tang vật vì có dấu hiệu liên quan đến vụ án mạng). Nhưng CQĐT đã không thu giữ cái thớt này. Đến ngày 24/6/2008 CQĐT mới cho nhân chứng Lê Thị Thu Hiếu đi mua 1 cái thớt về nộp – thể hiện tại Biên bản xác định đồ vật ngày 26/6/2008 (BL 205).

Do vậy, chắc chắn không thể có chuyện Hồ Duy Hải nhận dạng cái thớt mà mình đã dùng để đánh nạn nhân Hồng như trong Báo cáo nêu. Qua đó, cho thấy ĐTV LTT đã làm sai lệch kết quả điều tra một cách cố ý. Thay thế cái thớt mua ở chợ thành tang vật thật.

* Hồ Duy Hải vẽ sơ đồ hiện trường hoàn toàn không đúng, thiếu nhiều chi tiết cơ bản và quan trọng, nhưng vẫn kết luận “hoàn toàn phù hợp”:

Trong bản “Sơ đồ hiện trường vụ án” do Hồ Duy Hải tự tay vẽ ngày 23/3/2008 (BL.VKS: 112) cho thấy Hải đã vẽ sai rất nhiều vị trí, và thiếu rất nhiều vật dụng, tường, cửa quan trọng. Như: sai vị trí cầu thang (gồm cả hướng đi), bếp, bàn phòng bếp, và đặc biệt là vị trí chiếc ghế inox (được xác định là Hải dùng đập đầu Vân). Trong Cáo Trạng (trang 3) ghi rõ kết quả điều tra Hải thấy chiếc ghế trên phòng khách gần salon, cầm trên tay. Thế nhưng trong Bản sơ đồ do Hải vẽ, chiếc ghế nằm ở vị trí sát tường là không đúng, cũng không phải là vị trí mô tả tại hiện trường (dưới chân nạn nhân Vân). Và thiếu rất nhiều chi tiết quan trọng như: vị trí tủ, giường, két sắt, ghế, …vv.

Nếu so sánh với Sơ đồ do Kỹ thuật viên Nguyễn Duy Du vẽ ngày 14/1/2008 (BL: 48, 49) và thực tế hiện trường Bưu cục sẽ thấy là hoàn toàn khác biệt. Đây cũng chính là chứng cứ góp phần thể hiện Hồ Duy Hải khó có thể là hung thủ khi lời khai thì quá chi tiết mà bản vẽ thì hoàn toàn không khớp.

Tóm lại: Qua nội dung bản Báo cáo vụ án Hồ Duy Hải ngày 28/7/2008, chúng tôi cho rằng thể hiện rất rõ dấu hiệu của hành vi cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án của điều tra viên LTT. Hệ quả, dẫn đến trong hồ sơ vụ án bị rút, không thể hiện các tình tiết ngoại phạm và không liên quan của Hồ Duy Hải. Toà án các cấp, đặc biệt là cấp phúc thẩm và giám đốc thẩm đều không hề biết đến những tình tiết này khi xét xử. Đây là một thực tế, là sự thật.

Tất nhiên, chúng tôi không nói rằng chỉ duy nhất Điều tra viên LTT là có hành vi có dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ vụ án trong vụ án này. Vấn đề làm sai lệch hồ sơ vụ án rất cần được điều tra, làm rõ.

Qua những điều trình bày nêu trên, chúng tôi thấy rằng:

- Dấu hiệu hành vi cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án trong vụ án này rất rõ ràng. Qua việc rút bớt các tài liệu rất quan trọng, và không sử dụng những kết quả kiểm tra, xác minh có lợi cho Hồ Duy Hải, cho thấy đây là hành vi cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án, hoàn toàn không phải là sơ ý. Hành vi này có mục đích là: cố tình ép có tội đối với Hồ Duy Hải, dù không có chứng cứ, cơ sở khách quan nào.

- Dấu hiệu có một (hoặc 2) người thanh niên khác đã có mặt tại bưu cục Cầu Voi tối 13/1/2008 và người này không phải là Hồ Duy Hải là rõ ràng. Tình tiết này cũng đã bị CQĐT cố ý rút khỏi hồ sơ vụ án. Mục đích của việc này là gì không thể không làm rõ. Qua đó, đồng thời cũng cho thấy khả năng Hồ Duy Hải đã bị kết án oan là rất cao.

Theo quy định tại Điều 398 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, về căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm, thì: Bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong các căn cứ sau:

1. Có căn cứ chứng minh lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, kết luận định giá tài sản, lời dịch của người phiên dịch, bản dịch thuật có những điểm quan trọng không đúng sự thật;

2. Có tình tiết mà Thẩm phán, Hội thẩm do không biết được mà kết luận không đúng làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án;

3. Vật chứng, biên bản về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, biên bản hoạt động tố tụng khác hoặc những chứng cứ, tài liệu, đồ vật khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật;

4. Những tình tiết khác làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án.

Trên tinh thần cẩn trọng và trách nhiệm, chúng tôi cho rằng dấu hiệu của tất cả 4 căn cứ nêu trên – đều thể hiện đầy đủ trong vụ án này, như trình bày ở trên. Nói khác đi, hoàn toàn có đủ căn cứ để kháng nghị tái thẩm. Mà mục đích không gì khác hơn, là bảo đảm sự nghiêm minh, khách quan, công bằng của pháp luật. Không làm oan người vô tội, đồng thời không bỏ lọt tội phạm.



Phần 8:

ĐỦ CƠ SỞ, CẦN THIẾT XEM XÉT LẠI QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM

Sau phiên toà giám đốc thẩm và nội dung Quyết định giám đốc thẩm số: 05/2020/HS-GĐT ngày 8/5/2020 của HĐTP TANDTC, chúng tôi nhận thấy rằng:

1. Nhiều tình tiết mâu thuẫn vẫn chưa được làm rõ sau phiên toà giám đốc thẩm:

Mặc dù trong Quyết định kháng nghị số 15/QĐ-VKSNDTC-V7 ngày 22/11/2019 của VKSNDTC đã nêu ra hàng loạt vi phạm nghiêm trọng của CQĐT, dù phiên toà giám đốc thẩm đã qua, nhưng đến nay nhiều tình tiết rất mâu thuẫn, quan trọng và liên quan đến cơ sở kết tội Hồ Duy Hải, cũng như việc xác định sự thật khách quan vẫn chưa được làm rõ. Chẳng hạn như:

- Dấu vân tay thu được tại hiện trường là của ai? Tại sao CQĐT lại rút Kết luận giám định dấu vân tay không đưa vào Kết luận điều tra? HĐTP TANDTC cho rằng kết luận giám định dấu vân tay không phải là chứng cứ ngoại phạm của Hồ Duy Hải dựa trên nguyên tắc khoa học nào?

- Tại sao CQĐT đã rút khỏi hồ sơ vụ án những lời khai ngay sau khi vụ án xảy ra (trước khi bắt Hồ Duy Hải) của 2 nhân chứng nghi can hàng đầu là Nguyễn Mi Sol và Nguyễn Văn Nghị?

- Tại sao phải rút khỏi hồ sơ vụ án kết quả xác minh về việc Hồ Duy Hải dự đám tang ông Tư Lan tối ngày 13/1/2008? (Và nay đã có tới 7 nhân chứng xác nhận nhìn thấy Hồ Duy Hải tại đám tang)

- …vv.

2. Hàng loạt sai phạm, vi phạm rất nghiêm trọng trong quá trình điều tra là có thật, đã được Hội đồng thẩm phán TANDTC kết luận kháng nghị của VKSNDTC là “đúng”, song lý do bác bỏ kháng nghị không có cơ sở pháp luật:

Tại Mục 18 Quyết định giám đốc thẩm số: 05/2020/HS-GĐT ngày 8/5/2020 của HĐTP TANDTC đã kết luận như sau: (nguyên văn)

"[18] Từ những nhận định nêu trên, xét thấy:

Trong quá trình điều tra, thu thập chứng cứ, Cơ quan điều tra có một số vi phạm, thiếu sót trong việc khám nghiệm hiện trường, thu giữ vật chứng, giám định pháp y và nhận dạng như:

- Không thu giữ các vật chứng gây án khi khám nghiệm hiện trường (con dao, chiếc thớt, chiếc ghế inox);

- Ghi nhận không chính xác về hung khí gây án; không trưng cầu giám định ngay dấu vết máu thu được khi khám nghiệm hiện trường; không ra quyết định trưng cầu để xác định thời điểm chết của nạn nhân; Biên bản nhận dạng của anh Đinh Vũ Thường, anh Nguyễn Mi Sol không có người chứng kiến; Biên bản ghi lời khai của chị Lê Thị Thu Hiếu có sửa chữa nhưng không có chữ ký xác nhận của người khai ...

- Không đưa vào hồ sơ vụ án một số tài liệu như: các biên bản ghi lời khai người làm chứng Đinh Vũ Thường, Nguyễn Mi Sol trước ngày phát hiện ra Hồ Duy Hải; lời khai của các anh Phùng Phụng Hiếu, Nguyễn Mi Sol, Nguyễn Văn Nghị và lời khai của Hồ Duy Hải (04 bản cung, 23 bản tường trình, bản tự khai, sơ đồ do Hải vẽ, viết, trong đó có lời khai ngày 20/3/2008).

Kháng nghị của VKSNDTC về những vấn đề nêu trên là đúng. Tuy nhiên, những vi phạm, thiếu sót này không làm ảnh hưởng đến việc xác định bản chất của vụ án”.

Chúng tôi cho rằng:

- Việc HĐTP TANDTC kết luận “những vi phạm, thiếu sót này không làm ảnh hưởng đến việc xác định bản chất của vụ án” – là không thoả đáng, thiếu khách quan và không đúng, không có căn cứ pháp luật. Cụ thể là không có bất kỳ điều luật nào quy định rằng một vụ án có hàng loạt sai phạm, vi phạm như vậy Toà án vẫn có quyền phán quyết rằng “không làm ảnh hướng đến việc xác định bản chất vụ án”.

- Trong khi đó, rõ ràng đây là những vi phạm, sai phạm đã trực tiếp làm ảnh hưởng đến nội dung vụ án, có dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ vụ án rất rõ ràng. Chính VKSNDTC, là cơ quan công tố, giữ quyền kết tội mà vẫn cảm thấy băn khoăn, kiến nghị huỷ án điều tra lại, mà Toà án lại cho rằng “không làm thay đổi bản chất vụ án” liệu có phù hợp với những nguyên tắc cơ bản trong pháp luật hình sự và tố tụng hình sự hay không? Đó là nguyên tắc về: Suy đoán vô tội; xác định sự thật của vụ án; tuân thủ pháp luật trong hoạt động điều tra; bảo đảm sự vô tư của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng; tranh tụng trong xét xử được bảo đảm; kiểm tra, giám sát trong tố tụng hình sự …

- Trên hết, là cho đến lúc này, đã có hàng loạt chứng cứ ngoại phạm mới, rõ ràng và vững chắc, cho thấy khả năng rất cao là Hồ Duy Hải đã bị kết án oan, và nếu vẫn cứ giữ nguyên phán quyết của TANDTC như hiện nay, thì liệu có còn bảo đảm nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tính mạng của một con người có thể bị chết oan?

3. Vi phạm về tố tụng:

Chúng tôi cũng cho rằng phiên toà giám đốc thẩm có một số điểm vi phạm về mặt thủ tục tố tụng, ảnh hưởng đến việc làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, đến phán quyết của HĐTP. Cụ thể:

a) Hội đồng thẩm phán TANDTC phiên giám đốc thẩm được triệu tập xét xử bằng hình thức “Hội đồng toàn thể” gồm 17/17 thẩm phán là không đúng quy định:

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 382 BLTTHS 2015, đối với bản án đã có hiệu lực pháp luật của TANDCC (như trong vụ án này), thì HĐXX phiên toà giám đốc thẩm chỉ gồm 5 thẩm phán. Chỉ áp dụng Hội đồng toàn thể Thẩm phán TANDTC giám đốc thẩm đối với bản án đã có hiệu lực pháp luật quy định tại khoản 4 Điều 382 nhưng “có tính chất phức tạp hoặc bản án, quyết định đã được HĐTP TANDTC giám đốc thẩm bằng HĐXX gồm 5 Thẩm phán nhưng không thống nhất khi biểu quyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án”.

Như vậy, việc TANDTC đã triệu tập Hội đồng toàn thể gồm 17/17 thẩm phán xét xử giám đốc thẩm là không đúng quy định. Hoặc vụ án này đã được TANDTC xem là “có tính chất phức tạp”. Song nếu đã xác định là “có tính chất phức tạp”, nhưng quá trình xét xử mặc dù phía VKSNDTC đã chỉ ra hàng chục điểm vi phạm nghiêm trọng và đề nghị huỷ án điều tra lại, mà HĐXX vẫn cho rằng “có sai sót nhưng không làm thay đổi bản chất” – chính là đã tự cho rằng vụ án này không phức tạp, mọi việc đã rõ ràng, đủ căn cứ kết tội. Mà nếu không phức tạp, thì việc triệu tập Hội đồng toàn thể là không phù hợp, sai quy định.

b) Chủ toạ phiên toà, Chánh án TANDTC Nguyễn Hoà Bình không bảo đảm được sự vô tư vì đã ký quyết định không kháng nghị giám đốc thẩm trước đây:

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 49 BLTTHS 2015, khi có căn cứ rõ ràng để cho rằng thẩm phán (người có thẩm quyền tố tụng) có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ thì thuộc trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi.

Trong vụ án này, trước đây Chánh án Nguyễn Hoà Bình khi là Viện trưởng VKSNDTC, đã từng ký Quyết định không kháng nghị giám đốc thẩm với lý do vụ án này đã xét xử đúng người, đúng tội. Như vậy, việc Chánh án Nguyễn Hoà Bình giữ vai trò đặc biệt quan trọng là chủ toạ phiên toà giám đốc thẩm, theo chúng tôi là không thể bảo đảm được sự vô tư khi làm nhiệm vụ.

c) Người tham gia tố tụng/luật sư không được “tạo điều kiện trình bày hết ý kiến, tranh luận dân chủ, bình đẳng trước Tòa án”:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 386 BLTTHS 2015, “người tham gia tố tụng tại phiên tòa giám đốc thẩm được quyền tranh tụng về những vấn đề liên quan đến việc giải quyết vụ án. Chủ tọa phiên tòa phải tạo điều kiện cho người tham gia tố tụng trình bày hết ý kiến, tranh luận dân chủ, bình đẳng trước Tòa án”.

Tại phiên toà giám đốc thẩm, mặc dù tôi (Ls. Trần Hồng Phong) được mời tham dự phiên toà với tư cách là “luật sư” và ghi rõ thời gian là 3 ngày xét xử. Nhưng trên thực tế, tôi chỉ được tham gia trong phần thủ tục và trình bày về chứng cứ trong khoảng 30 phút sau đó bị mời ra khỏi phiên toà. Tôi hoàn toàn không được tranh luận, trình bày về những vấn đề liên quan đến nội dung giám đốc thẩm, dù đã có đơn đề nghị được tiếp tục tham dự ngay tại phiên toà. Việc này đã vi phạm quy định tại Điều 26 và Điều 386 BLTTHS 2015 về nguyên tắc “tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” và quyền của người tham gia tố tụng tại phiên toà giám đốc thẩm. Hơn hết, là ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của bị án Hồ Duy Hải.

Chúng tôi nhận thấy và cho rằng:

Tại Khoản 1 Điều 404 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về việc yêu cầu, kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán TANDTC như sau: “Khi có căn cứ xác định quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định mà Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không biết được khi ra quyết định đó, nếu Ủy ban thường vụ Quốc hội yêu cầu, Ủy ban tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng VKSNDTC kiến nghị, Chánh án TANDTC đề nghị thì Hội đồng Thẩm phán TANDTC phải mở phiên họp để xem xét lại quyết định đó”.

Với những chứng cứ mới và nội dung đã trình bày trên đây, chúng tôi cho rằng hoàn toàn có đủ điều kiện theo luật định và cần thiết phải mở lại phiên họp để xem xét lại Quyết định giám đốc thẩm số: 05/2020/HS-GĐT ngày 8/5/2020 của HĐTP TANDTC.

Kính thưa Quý cơ quan;

Vụ án Bưu cục Cầu Voi - Hồ Duy Hải kêu oan được dư luận cả nước quan tâm, thậm chí cả dư luận quốc tế. Liên hợp quốc cũng đã từng có Kháng thư gửi Nhà nước Việt Nam.

Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có văn bản yêu cầu giải quyết vụ án đúng pháp luật. Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Quốc Hội Lê Thị Nga từng có văn bản đề nghị xem xét giám đốc thẩm, nêu ra hàng hoạt điểm bất thường. (Nêu trong QĐ kháng nghị giám đốc thẩm)

Đây là một vụ án hình sự thuần tuý - về tội giết người, cướp tài sản, hoàn toàn không có yếu tố chính trị hay bí mật quốc gia. Theo quy định, việc xét xử là công khai, không có gì phải che dấu.

14 năm qua, gia đình Hồ Duy Hải và các luật sư liên tục gửi đến các cơ quan chức năng 3 lá đơn chính: Đơn đề nghị giám đốc thẩm (từ 2012), đơn tố giác đối tượng Nguyễn Văn Nghị (từ 2015); đơn tố cáo làm sai lệch hồ sơ vụ án (từ 2017). Trong đó, chúng tôi đã nêu lên rất nhiều vấn đề mâu thuẫn, chưa rõ; đặc biệt là tình tiết ngoại phạm về thời gian và dấu vân tay của Hồ Duy Hải.

Nay qua những tài liệu có dấu hiệu bị rút khỏi hồ sơ vụ án vừa mới phát hiện và nội dung trình bày ở trên, đặc biệt là tình tiết mới về lời khai của 7 nhân chứng xác nhận nhìn thấy Hồ Duy Hải tại đám tang ông Tư Lan tối 13/1/2008, ngay tại thời điểm Hồ Duy Hải bị quy kết ra tay giết người tại bưu cục Cầu Voi, càng cho thấy lời lời kêu oan của Hồ Duy Hải, cũng như những vấn đề mà chúng tôi đã nêu ra từ nhiều năm qua là hoàn toàn có cơ sở. Những tình tiết ngoại phạm của Hồ Duy Hải nay đã có thêm rất nhiều tài liệu/chứng cứ chứng minh rõ ràng.

Qua đơn này, chúng tôi một lần nữa kêu oan cho bị án Hồ Duy Hải, và kính đề nghị quý cơ quan, trong phạm vi thẩm quyền và trách nhiệm của mình, xem xét và giải quyết các đề nghị sau đây của chúng tôi:

1. Khẩn trương xác minh, làm rõ nội dung thông tin về việc Hồ Duy Hải dự đám tang ông Hồ Chi (Tư Lan) nêu trong các đơn trình bày và xác nhận của các nhân chứng mà chúng tôi cung cấp trong đơn này. Chúng tôi tin rằng đây là sự thật khách quan, là chứng cứ ngoại phạm mới nhất, rõ ràng và vững chắc nhất của Hồ Duy Hải.

2. Kiến nghị Uỷ ban thường vụ Quốc Hội, Uỷ ban Tư pháp QH, Viện trưởng VKSNDTC yêu cầu/kiến nghị mở phiên họp xem xét lại Quyết định giám đốc thẩm của HĐTP TANDTC theo quy định tại Khoản 1 Điều 404 Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Đề nghị xem xét lại tính đúng đắn và khách quan của Quyết định giám đốc thẩm theo hướng chấp nhận kháng nghị của VKSNDTC: hủy án, điều tra lại.

3. Xem xét, khởi tố vụ án làm sai lệch hồ sơ vụ án, xâm hại hoạt động tư pháp trong vụ án Bưu cục Cầu Voi. Chúng tôi tin rằng, nếu hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án được xem xét và xử lý đúng quy định, sẽ làm rõ được sự thật khách quan của vụ án, chứng minh được Hồ Duy Hải đã bị kết án oan.

4. Kiến nghị Viện trưởng VKSNDTC xem xét và kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm kết tội Hồ Duy Hải - vì thuộc trường hợp “có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định đó” – quy định tại Điều 397 BLTTHS 2015.

Chúng tôi mong mỏi và kiến nghị việc điều tra, xét xử và kết tội một con người phải bảo đảm nguyên tắc khách quan, đúng pháp luật. Trong vụ án này, đã thể hiện có quá nhiều dấu hiệu vi phạm, sai phạm pháp luật hình sự và tố tụng hình sự rất nghiêm trọng, có thể dẫn đến gây oan sai cho Hồ Duy Hải, không thể không xem xét lại, giải quyết và làm rõ.

Kính mong được xem xét. Xin chân thành cám ơn.

Người làm đơn và kiến nghị
Ls. Trần Hồng Phong (đã ký)
Gia đình Hồ Duy Hải (đã ký)


....

Tài liệu đính:

1. Kết luận điều tra, Cáo Trạng vụ án.
2. Quyết định kháng nghị số 15/QĐ-VKSNDTC-V7 ngày 22/11/2019 của VKSNDTC.
3. Quyết định giám đốc thẩm số 05/2020/HS-GĐT ngày 8/5/2020 của HĐTP TANDTC.
4. 2 bản khai đầu tiên ngày 20/3/2008 của Hồ Duy Hải bị rút khỏi hồ sơ vụ án – được kết luận trong QĐGĐT.
5. Các đơn trình bày, xác nhận của nhân chứng về việc Hồ Duy Hải dự đám tang tối 13/1/2008 của 7 nhân chứng.
6. Giấy chứng tử ông Hồ Chi (Tư Lan) – thể hiện ngày chết 12/1/2008
7. Báo cáo ban đầu ngày 14/1/2008 của VKSND tỉnh Long An.
8. Báo cáo viết tay của điều tra viên, có ghi tên 2 nhân chứng: Đinh Văn Còi, Lê Thanh Trí.
9. Báo cáo vụ án Hồ Duy Hải ngày 28/7/2008 của ĐTV LTT.
10. BB lấy lời khai nhân chứng Hồ Văn Bình ngày 20/1/2008 (bị rút khỏi HSVA).
11. BB lấy lời khai 2 nhân Đinh Văn Còi và Lê Thanh Trí ngày 15/1/2008 (bị rút khỏi HSVA).
12. BB lấy lời khai nhân chứng Nguyễn Thị Bích Ngân ngày 14/1/2008.
13. BB xác định thời gian Nguyễn Thị Thu Vân đi mua trái cây trước khi bị sát hại, ngày 16/1/2008.
14. Đơn kêu oan của Hồ Duy Hải gửi Quốc Hội năm 2011.
15. Đơn tố cáo ghi khống lời khai của nhân chứng Đinh Vũ Thường ngày 25/9/2020 (mới).
16. Giấy xác nhận của nhân chứng Nguyễn Mi Sol ngày 4/10/2020 (mới).

https://dandensg.blogspot.com/2021/07/on-cung-cap-chung-cu-ngoai-pham-cua-ho.html




8. Ngày 9/7/2021

Vụ án bưu cục Cầu Voi xảy ra đêm 13/1/2008. Theo CQĐT công an tỉnh Long An, Hồ Duy Hải đã đi xe máy đến bưu cục lúc khoảng 19h30’ và sau đó ra tay sát hại 2 nữ nhân viên lúc khoảng 20h30’, sau đó lấy tài sản và chạy về nhà.
Ngày 20/5/2021, căn cứ theo bản lời khai ban đầu (ngày 20/3/2008) của HDH, khai rằng tối 13/1/2008 mình dự đám tang ông Tư Lan một người trong xóm chứ không vào bưu cục, và bản tường trình có cam kết của 7 nhân chứng, xác nhận nhìn thấy HDH tại đám tang ông Tư Lan từ khoảng 20h đến 21h tối ngày 13/1/2008 - trùng khớp với thời gian HDH bị quy kết gây án, tôi (Ls. Trần Hồng Phong) và gia đình HDH đã bí mật và khẩn cấp gửi Đơn trình bày, cung cấp chứng cứ và kiến nghị khẩn cấp gửi VKSNDTC, các lãnh đạo Nhà nước… đề nghị khẩn trương làm rõ tình tiết ngoại phạm đặc biệt quan trọng này của HDH.
Ngày 5/7/2021, Tổ công tác của VKSNDTC đã vào làm việc với các nhân chứng, xác minh về tình tiết nhìn thấy HDH tại đám tang.
Ngay sau đó, liên tiếp mấy ngày qua công an tỉnh Long An và CQĐT Bộ công an (?) đã và đang liên tiếp mời các nhân chứng, hỏi về việc làm việc với VKSNDTC và việc nhìn thấy HDH tại đám tang. Có những nhân chứng được mời làm việc 3 ngày liên tiếp!?
Ở đây tôi không/chưa nói về thẩm quyền điều tra, trình tự thủ tục pháp lý, thái độ, giờ giấc làm việc … mà chỉ nói về nội dung làm việc của phía công an (gọi chung).
Qua lời các nhân chứng cho biết, thì phía công an hỏi theo hướng là các nhân chứng có thể nhìn thấy HDH, nhưng không phải là tối 13/1 mà là tối 12/1, đám tang có thể tổ chức nhiều tối. Có nhân chứng đã không ký biên bản vì sau tới 4 lần sửa, điều tra viên vẫn ghi theo kiểu “vòng vèo” là tối 12/1/2008!
Tôi thì nghĩ sự thật chỉ có 1. Cho nên cho dù nay công an cho rằng các nhân chứng nhìn thấy HDH tối 12/1 đi nữa, trong khi trong bản khai đầu tiên của mình HDH khai là tối 13/1/2008; thì cũng rõ ràng cho thấy có sự mâu thuẫn và đây là tình tiết mới, cần phải điều tra lại, làm rõ sự thật khách quan.
Thế nên, việc cơ quan công an làm việc với các nhân chứng, hiểu theo nghĩa tích cực cũng là một điều tốt, để làm rõ trình độ điều tra của ai là tốt hơn, khách quan hơn và phải đúng luật. Vì nếu kết quả điều tra không đúng luật và mâu thuẫn thì cũng không thể sử dụng để kết tội. Đây là nguyên tắc cơ bản trong pháp luật hình sự.
Tôi, qua các thông tin và tài liệu đang có, thì tin đám tang ông Tư Lan chỉ có một tối, đó là tối 13/1/2008; chính là tối xảy ra án mạng ở bưu cục Cầu Voi.
Ảnh: Bưu cục Cầu Voi hoang vắng suốt nhiều năm qua. Nơi đây tối 13/1/2008 đã xảy ra một vụ án mạng và HDH bị quy kết là hung thủ giết người, trong khi dấu vân tay thì của một người khác.

https://www.facebook.com/eco.law.3/posts/4126000730847259



7. Ngày 8/7/2021

NGÀY 8/7/2021: 14h00'
Tin cập nhật cuối bài!
Sau ngày hôm qua, tối hôm qua và sáng nay 8/7/2021 các nhân chứng nằm trong số 7 người đã có Đơn trình bày và cam kết về việc gặp Hồ Duy Hải tại đám tang ông Tư Lan tối 13/1/2008 gửi cho tôi (Ls. Trần Hồng Phong, và tôi đã ngay lập tức có Đơn trình bày và cung cấp chứng cứ & đề nghị khẩn cấp gửi đến VKSNDTC và các lãnh đạo cấp cao từ ngày 20/5/2021) và một số nhân chứng khác đã và đang tiếp tục được Công an tỉnh Long An mời làm việc tại trụ sở công an huyện Thủ Thừa.
Có nhân chứng được mời làm việc từ 8h30, nhưng tới hơn 13h30 vẫn chưa ra khỏi trụ sở công an huyện Thủ Thừa.
Trong khi đó chị Nguyễn Thị Len, dì ruột Hồ Duy Hải, được mời làm việc từ 13h30 hôm nay (8/7/2021).
Theo thông tin tôi được biết, ngày 5/7/2021 vừa qua, một tổ công tác của VKSNDTC đã vào làm việc với các nhân chứng, ghi lời trình bày về việc nhìn thấy Hồ Duy Hải tại đám tang ông Tư Lan tối 13/1/2008 (mà nếu điều này được xác thực, kết luận là đúng - thì đây chính là chứng cứ ngoại phạm đặc biệt quan trọng của Hồ Duy Hải).
Vụ án Bưu cục Cầu Voi đã được TANDTC xét xử giám đốc thẩm và có QĐ giám đốc thẩm ngày 8/5/2020. Như vậy, đây đang là văn bản tố tụng có hiệu lực pháp luật cao nhất và mới nhất trong vụ án.
Để tiếp tục kêu oan/minh oan cho Hồ Duy Hải, hiện chỉ còn 2 con đường:
- Thủ tục XEM XÉT LẠI QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM, hoặc
- Kiến nghị kháng nghị tái thẩm trong trường hợp CÓ TÌNH TIẾT MỚI QUAN TRỌNG mà Hội đồng xét xử không biết khi tuyên án trước đây. (tức là đối với bản án sơ thẩm và/hoặc bản án phúc thẩm trước đây của TAND tỉnh Long An và Toà phúc thẩm TANDTC tại TP.HCM).
Gia đình HDH và các luật sư đang có văn bản kiến nghị theo cả 2 hướng này, bao gồm cả việc tố giác và đề nghị khởi tố vụ án làm sai lệch hồ sơ vụ án.
Như vậy, tôi cho rằng vụ án này hiện nay không còn thuộc thẩm quyền giải quyết và xử lý của cơ quan công an nữa, bao gồm việc xác minh, điều tra …- trừ khi đã có QĐ khởi tố một vụ án mới.
Các luật sư vẫn đang theo dõi các diễn tiến, bao gồm cả khả năng sẽ gửi Đơn kiến nghị khẩn cấp bảo vệ nhân chứng tới các cơ quan có thẩm quyền, nếu nhận thấy có dấu hiệu các nhân chứng bị xâm hại quyền lợi hợp pháp, hoặc có những tình tiết "lạ bất thường" không đúng quy định của pháp luật.
Một điều cần lưu ý là tình tiết ngoại phạm đám tang ông Tư Lan chỉ mới xuất hiện sau phiên toà giám đốc thẩm. Trong hồ sơ vụ án không có bất kỳ bản khai hay nhân chứng nào về việc này, trong khi 2 bản lời khai ban đầu của Hồ Duy Hải ngày 20/3/2008 khai tối 13/1/2008 đi đám tang ông Tư Lan gặp nhiều người thì bị CQĐT rút khỏi hồ sơ vụ án (ghi nhận trong QĐ giám đốc thẩm).
Chúng tôi tin rằng VKSNDTC đã làm việc trách nhiệm, hiệu quả, xác minh các tình tiết liên quan và sẽ có đủ cơ sở để kết luận chính xác về tình tiết ngoại phạm dự đám tang ông Tư Lan tối 13/1/2008 của Hồ Duy Hải. Là tình tiết có thể làm đảo ngược các bản án kết tội trước đây, minh oan cho Hồ Duy Hải.
Ảnh: Giấy mời bà Nguyễn Thị Len làm việc của công an tỉnh Long An.
…..
Cập nhật 19h cùng ngày:
- Chị Nguyễn Thị Len đã kết thúc buổi làm việc lúc hơn 17h và về nhà an toàn. Chị Len cho biết làm việc với một cán bộ điều tra của Bộ công an, có ghi biên bản. Nội dung làm việc cán bộ điều tra hỏi nhiều về thông tin đám tang ông Tư Lan, hỏi về tổ công tác của VKSNDTC mới vào làm việc hôm 5/7/2021. Tôi đánh giá điều này là khá bất thường và có phần kỳ lạ, vì chúng tôi không gửi đơn cung cấp chứng cứ cho CQĐT Bộ công an, cũng như hiện nay vụ án đã kết thúc, có kết quả xét xử giám đốc thẩm nên CQĐT Bộ công an không còn thẩm quyền điều tra hay xác minh. Hay nói cụ thể hơn là không có cơ quan nào ngoài VKSNDTC có quyền “mở lại” và làm mới hồ sơ vụ án.
- Một nhân chứng sau nguyên một ngày làm việc, được tiếp tục mời làm việc vào ngày mai.
- Tối nay có một nhân chứng được mời làm việc.
Chúng tôi đang tiếp tục theo dõi và sẵn sàng hỗ trợ pháp lý cho các nhân chứng trong trường hợp cần thiết.

https://www.facebook.com/eco.law.3/posts/4122739647840034





6.

Đơn cung cấp chứng cứ ngoại phạm về thời gian và địa điểm của Hồ Duy Hải và kiến nghị khẩn cấp - ngày 20/5/2021

Ls. Trần Hồng Phong:
 Lá đơn dưới đây đã được 5 luật sư, gia đình Hồ Duy Hải, 2 công dân và 2 nhà báo cùng ký gửi đến cấp thẩm quyền ngày 20/5/2021 - cách nay hơn 1 tháng. Với tư cách là người soạn lá đơn này, tôi xin chia sẻ vài thông tin liên quan:

- Đây là một lá đơn có sức nặng và tầm quan trọng đặc biệt, khả năng rất cao sẽ giúp minh oan cho Hồ Duy Hải. Sự dũng cảm, yêu công lý của các nhân chứng đã gửi đơn trình bày và cung cấp thông tin tạo nên giá trị chứng minh. Người có công đầu để có lá đơn này, tôi xin gửi lời tri ân đến “anh hàng xóm” Võ Văn Sân, đã bỏ cả năm trời âm thầm tìm hiểu, từng bước gặp và thuyết phục các nhân chứng lên tiếng. Cám ơn một You Tuber đã giới thiệu anh Sân cho tôi. Tôi chỉ là người chắp bút mà thôi.

<< Trên tay chị Nguyễn Thị Loan là lá đơn quan trong đề nghị minh oan cho con trai Hồ Duy Hải mà chị vừa đặt bút ký (ngày 20/5/2021). Đã bước qua năm thứ 14 của hành trình khổ đau và nghiệt ngã.

- Lá Đơn này đã được làm và gửi đi khẩn cấp và bí mật chưa từng có. Hiện đã tới tay các cơ quan có thẩm quyền, lãnh đạo cấp cao; đã có đại biểu QH phản hồi ... Theo thông tin tôi biết, các cơ quan thẩm quyền đang xem xét. Chúng ta hãy cùng chờ sau kỳ họp QH tháng 7 tới, khi VKSNDTC và TANDTC có lãnh đạo mới.

- Cám ơn Giảng viên Lưu Đức Quang - Giảng viên Trường ĐH Kinh tế - Luật ĐHQG TP. HCM đã cùng quan tâm.

- Trân trọng giới thiệu và công khai thêm 4 luật sư cùng đồng hành: Phạm Văn Thọ, Trần Đình Dũng, Phùng Thanh Sơn và Trần Bá Học (đều là thành viên Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh). Hiện đang cònrất nhiều luật sư trên cả nước đangvà sẵn sàng tham gia hỗ trợ pháp lý miễn phí cho HDH. Chắc chắn đội ngũ luật sư bào chữa cho HDH sẽ được tiếp tục tăng cường.

- Cám ơn nhà báo Lê Đại Anh Kiệt, nguyên Phó Tổng thư ký toà soạn báo Pháp luật TP.HCM, nhà báo Nguyễn Đức.

Chúng ta hãy cùng hy vọng và đi trên con đường đúng pháp luật, để minh oan cho Hồ Duy Hải. Xin mọi người hãy đồng hành và chia sẻ cùng chúng tôi. Chân thành cám ơn.

(Ghi chú: Vì lý do bí mật đời tư và sự an toàn của các nhân chứng, chúng tôi xin mã hoá thành tên là XXX)
……

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP.HCM, ngày 20 tháng 5 năm 2021


ĐƠN TRÌNH BÀY, CUNG CẤP CHỨNG CỨ NGOẠI PHẠM VỀ THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM CỦA HỒ DUY HẢI & KIẾN NGHỊ KHẨN CẤP

(7 nhân chứng vừa có đơn cam kết, xác nhận Hồ Duy Hải có mặt tại đám tang ông Hồ Chi (Tư Lan) từ 20h-21h ngày 13/1/2008 – ngay tại thời điểm CQĐT xác định Hải vào bưu cục Cầu Voi và sát hại 2 nữ nhân viên)


Kính gửi:      VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

Đồng k/g:      TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG
                        CHỦ TỊCH NƯỚC NGUYỄN XUÂN PHÚC
                        CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ
                        THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHẠM MINH CHÍNH
                        UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
                        CHỦ NHIỆM ỦY BAN TƯ PHÁP QUỐC HỘI
                        CÁC ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI

Chúngtôi, những người cùng ký tên bên dưới, là những luật sư đượcgia đình mờihỗ trợ pháp lý, kêu oan cho bịán Hồ Duy Hải - trong vụ án hai nữ nhân viên bị sát hại tại bưu cục Cầu Voi (huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) tối ngày 13/1/2008, những người yêu công lý và quan tâm đến vụ án bưu cục Cầu Voi.

Vụ án này đã được Hội đồng thẩm phán TANDTC xét xử giám đốc thẩm (theo QĐ kháng nghị số 15/QĐ-VKSNDTC-V7 ngày 22/11/2019 của VKSNDTC)vàcó Quyết định giám đốc thẩm số: 05/2020/HS-GĐT ngày 8/5/2020 của HĐTPTANDTC.

Sau phiên tòa giám đốc thẩm, trên cơ sở tiếp nhận được nhiều tài liệu chứng cứ mới, từ tháng 10/2020 tôi và gia đình Hồ Duy Hải đã có Đơn kêu oan, tố giác làm sai lệch hồ sơ vụ án và kiến nghị kháng nghị tái thẩm gửi đến các cơ quan có thẩm quyền. (xem đính kèm)

Trên cơ sở vừa tiếp nhận được những tài liệu, chứng cứ có nội dung đặc biệt quan trọng và mới, thể hiện việc tối ngày 13/1/2008, bị án Hồ Duy Hải không hề vào bưu cục Cầu Voi mà đi dự đám tang ông Hồ Chi (tên gọi khác là Tư Lan), một người hàng xóm cách nhà Hải 500m. Thời điểm Hải có mặt tại đám tang là từ lúc 19h50 đến 21h – trùng với thời điểm mà từ trước đến nay Hồ Duy Hải bị CQĐT công an tỉnh Long An quy kết đã vào Bưu cục Cầu Voi (khoảng 19h30) và sau đó sát hại hai nữ nạn nhân Nguyễn Thị Ánh Hồng và Nguyễn Thu Vân lúc khoảng 20h30’.

Những chứng cứ mới này cũng hoàn toàn phù hợp với 2 bản lời khai đầu tiên của Hồ Duy Hải(ngày 20/3/2008) có trong hồ sơ điều tra, nhưng đã bị CQĐT công an tỉnh Long An rút khỏi hồ sơ vụ án một cách khuất tất, trái luật.

Đó là các đơn trình bày, xác nhận và cam kết của các nhân chứng có tên sau đây:

1. Bà Nguyễn Thị Tư, sinh 1952 (còn gọi là Tư Lan), vợ ông Hồ Chi. Địa chỉ: Ấp 1, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Lời trình bày ngày 16/5/2021 (clip).

2. Ông Võ XXX, sinh: 1957. Địa chỉ: Ấp 1, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Đơn trình bày ngày 23/4/2021.

3. Ông Huỳnh XXX, sinh 1968. Địa chỉ: Ấp 1, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Đơn trình bày xác nhận và cung cấp thông tin ngày 23/4/2021.

4. Ông Nguyễn XXX, sinh 1979. Địa chỉ: Ấp 1, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Bản tường trình sự việc và cung cấp thông tin ngày 10/5/2021.

5. Ông Nguyễn XXX, sinh 1983. Địa chỉ: Ấp 1, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Bản tường trình về việc gặp Hồ Duy Hải trong đám tang ông Tư Lan đêm 13/1/2008 (ngày 11/5/2021).

6. Ông Lê XXX, sinh 1953. Địa chỉ: Ấp 1, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Đơn trình bày về việc gặp Hồ Duy Hải trong đám tang ông Tư Lan đêm 13/1/2008 (ngày 22/5/2021).

7. Bà Nguyễn XXX, sinh 1967. Địa chỉ: Ấp 1, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Tờ tường trình ngày 16/ 5/2021.

Các nhân chứng trên đã tự nguyện cung cấp thông tin và đơn xác nhận cho tôi (luật sư Trần Hồng Phong), khẳng định lời trình bày là đúng sự thật và cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời trình bày của mình.

Hiện bản chính các bản khai luật sư Trần Hồng Phong đang giữ, cùng các đoạn ghi hình (clip) về cuộc tiếp xúc, trao đổi với các nhân chứng. Trong quá trình tiếp xúc, các nhân chứng đều cho biết sẵn sàng trình bày đúng sự thật khi được cơ quan chức năng mời làm việc. Tôi sẵn sàng giao nộp bản chính những tài liệu này cho CQĐT/Vụ 7 VKSNDTC khi được yêu cầu. (Không loại trừ khả năng sẽ tiếp tục có thêm các nhân chứng khác nữa).

Sau khi xem xét nội dung và cẩn trọng đánh giá, chúng tôi cho rằng 100% những thông tin do các nhân chứng nêu trên cung cấp là sự thật. Đó là tối ngày 13/1/2008, từ lúc khoảng 19h50 đến 21h, Hồ Duy Hải có mặt tại đám tang ông Tư Lan, phụ giúp việc bưng bê, rót nước. Nhiều người nhìn thấy và nói chuyện với Hải.

Việc Hồ Duy Hải có mặt tại đám tang ông Tư Lan, không hề vào Bưu cục Cầu Voi tối 13/1/2008 cũng hoàn toàn phù hợp với những tình tiết ngoại phạm của Hồ Duy Hải và hàng loạt điểm mâu thuẫn khác trong hồ sơ vụ án mà chúng tôi đã phân tích và nêu ra trong các đơn kêu oan cho Hồ Duy Hải đã gửi trong suốt hơn 10 năm qua.

Đặc biệt, còn phù hợp với nội dung nêu trong 2 bản lời khai đầu tiên của Hồ Duy Hải 1 ngày trước khi bị bắt. Đó là Bản tường trình do Hải tự viết tay và Biên bản ghi lời khai của Hồ Duy Hải ngày 20/3/2008. Đây là tài liệu được VKSNDTC xác định là “lời khai ban đầu của Hồ Duy Hải”, là tài liệu có trong hồ sơ điều tra, nhưng đã bị CQĐT công an tỉnh Long An rút khỏi hồ sơ vụ án. Vấn đề này được nêu rõ trong QĐ kháng nghị giám đốc thẩm số 15/QĐ-VKSNDTC-V7 ngày 22/11/2019 của VKSNDTC(Trang 9) và Quyết định giám đốc thẩm số: 05/2020/HS-GĐT ngày 8/5/2020 của HĐTPTANDTC(Trang 19, 20).

Nếu những chứng cứ mới này được kiểm tra, điều tra lại và làm rõ, thì đủ cơ sở để khẳng định Hồ Duy Hải đã bị kết án tử hình oan. Toàn bộ những chứng cứ và lý lẽ kết tội của CQĐT công an tỉnh Long An sẽ hoàn toàn bị “sụp đổ”, và đồng thời làm rõ được hành vi cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án của những người có liên quan.

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 399 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về việc công dân có quyền phát hiện tình tiết mới của vụ án, thông báo cho cơ quan có thẩm quyền, nay chúng tôi có đơn này, trình bày và giao nộp các chứng cứ, tài liệu nêu trên đến Quý cơ quan và Quý lãnh đạo; với mong mỏi vụán được giải quyết khách quan, đúng pháp luật; Hồ Duy Hải sẽ được minh oan.

Cụ thể như sau:

Phần 1: Việc Cơ quan điều tra công an tỉnh Long An rút khỏi hồ sơ vụ án lời khai đầu tiên không nhận tội của Hồ Duy Hải

I. Tóm tắt vụ án & kết luận của CQĐT, VKSND tỉnh Long An về hành vi phạm tội giết người của Hồ Duy Hải:

Đêm 13/1/2008, tại Bưu cục Cầu Voi (huyện Thủ Thừa, tỉnhLong An) xảy ra một vụ giết người. Nạn nhân là hai nữ nhân viên Nguyễn Thị Ánh Hồng (22 tuổi) và Nguyễn Thị Thu Vân (21 tuổi).

Khám nghiệm hiện trường sáng 14/1/2008, CQĐT thu giữ được một số dấu vân tay dính máu của hung thủ - ghi nhận trong Biên bản khám nghiệm hiện trường.

Ngày 21/3/2008, Hồ Duy Hảibị bắtvà khởi tố về hành vi giết người, cướp tài sản.

Kết luận điều tra số 68/KLĐT.PC14 ngày 29/08/2008vàCáo Trạng số 97/QĐ.KSĐT ngày 01/10/2008 kết luận: Hồ Duy Hải là hung thủ duy nhấtđã thực hiện hành vi giết hai nữ nạn nhân. CQĐT xác định như sau:

Tối 13/1/2008, Hải đi xe máy đến bưu cụcCầu Voilúc“khoảng 19h30’”, vào bên trong ngồi nói chuyện với nạn nhân Hồng. Lúc khoảng 20h30’, Hải đưa tiền cho nạn nhân Vân ra ngoài mua trái cây và giết nạn nhân Hồng. Khi nạn nhân Vân mua trái cây về bị Hải giết tiếp. Hải đã dùng một con dao inox tại bưu cục cắt cổ hai nạn nhân.

Việc kết tội giết người đối với HDH của CQĐT công an tỉnh Long An duy nhất dựa vào 2 cơ sở/chứng cứ sau:

1. Bản thân Hồ Duy Hải đã khai nhận hành vi phạm tội của mình.

2. Có nhân chứng Đinh Vũ Thường vàobưu cục gọi điện thoại lúc 19h39’ và nhìn thấy Hồ Duy Hải đang ngồi nói chuyện với nạn nhân Hồng, cùng một chiếc xe gắn máy đậu ngoài sân.

Ngày 28/11/2008, TAND tỉnh Long An xét xử sơ thẩm, rabản án số 97/2008/HSST tuyên phạt tử hình Hồ Duy Hải về hai tội “giết người” và “cướp tài sản”.

Ngày 28/4/2009, Tòa phúc thẩm TANDTC tại TP. HCM xử phúc thẩm, có bản án số 281/2009/HSPT, tuyêny án sơ thẩm.

II. Kháng nghị của VKSNDTC và Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán TANDTC đều nói về “lời khai đầu tiên ngày 20/3/2008 của Hồ Duy Hải”:

Suốt 14 năm qua, gia đình Hồ Duy Hải và các luật sư liên tục gửi đơn kêu oan cho Hồ Duy Hải, đề nghị giám đốc thẩm đối với 2 bản án kết tội Hải. Vì cả tại 2 phiên toà sơ thẩm phúc thẩm Hải đều kêu oan, có quá nhiều tình tiết mâu mẫu, vô lý và hàng loạt dấu hiệu thể hiện có sự cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án của điều tra viên.

Ngày 22/11/2019, VKSNDTC có Quyết định kháng nghị giámđốc thẩm số 15/QĐ-VKSNDTC-V7. Trong Quyết định này, VKSNDTC đã chỉ ra nhiều chục dấu hiệu vi phạm, sai phạm trong quá trình điều tra và đề nghị huỷ cả hai bản án sơ thẩm phúc thẩm để điều tra lại.

Đặc biệt, tại Trang 9 nội dung như sau: "Lời khai đầu tiên ngày 20/3/2008 của bị cáo Hồ Duy Hải không nhận tội nhưng bản khai này và một số lời khai nhân chứng không được đưa vào hồ sơ vụ án, những tài liệu này có trong hồ sơ lưu trữ của Cơ quan điều tra".

Qua kháng nghị của VKSNDTC, lần đầu tiên tôi và gia đình Hồ Duy Hải biết rằng Hồ Duy Hải đã có một bản khai “đầu tiên” vào ngày 20/3/2008 – một ngày trước khi Hải bị bắt và Hải đã không nhận tội.

Sau đó, tại phiên toà giám đốc thẩm ngày 6-8/5/2020, Hội đồng thẩm phán TANDTC đã ra Quyết định giám đốc thẩm số: 05/2020/HS-GĐT, bác bỏ toàn bộ nội dung kháng nghị của VKSNDTC.

Riêng đối với “lời khai đầu tiên của Hồ Duy Hải”, trong Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán TANDTC đã nhận định và kết luận như sau (nguyên văn tại Mục 16):

[16] Về lời khai ngày 20/3/2008 của Hồ Duy Hải:

Theo trình bày của Cơ quan điều tra tại phiên tòa giám đốc thẩm: tại lời khai đầu tiên của Hồ Duy Hải ngày 20/3/2008, Hải trình bày về việc sử dụng thời gian ngày 13/01/2008. Kết quả xác minh, Hải khai không đúng sự thật nên Cơ quan điều tra không đưa vào hồ sơ xét xử vụ án, nhưng được lưu trong hồ sơ nghiệp vụ của Cơ quan Công an.

Việc không lưu các lời khai này trong hồ sơ vụ án là thiếu sót của Cơ quan điều tra. Tại phiên tòa giám đốc thẩm, Cơ quan điều tra đã công bố những tài liệu này cho Hội đồng giám đốc thẩm. Qua xem xét những tài liệu nêu trên, tuy không được lưu trong hồ sơ vụ án theo quy định của pháp luật nhưng nội dung của những tài liệu này không làm ảnh hưởng đến bản chất vụ án nên không cần thiết điều tra lại.

Ý kiến của chúng tôi:

Qua nội dung nêu trong QĐ kháng nghị của VKSNDTC và và QĐ giám đốc thẩm của HĐTP TANDTC, đãcho thấy:

i) Việc Hồ Duy Hải có bản khai đầutiên ngày 20/1/2008 KHÔNG NHẬN TỘI và TRÌNH BÀY VỀ SỬ DỤNG THỜI GIAN TỐI 13/1/2008 là có thật. Bản khai này đã bị CQĐT công an tỉnh Long An rút ra khỏi hồ sơ vụ án, nhưng vẫn còn lưu trong hồ sơ điều tra. Việc hiện nay vẫn còn lưu giữ tài liệu này là một thuận lợi đặc biệt, giúp có cơ hội để cấp có thẩm quyền có thể xác minh điều tra lại, làm sáng tỏ các tình tiết mà Hồ Duy Hải nêu trong bản khai - ngay trong thời điểm hiện nay.

ii) CQĐT công an tỉnh Long An đã xác minh lời khai đầu tiên của HDH, tuy nhiên kết quả xác minh như thế nào tới nay VKSNDTC và gia đình Hồ Duy Hải, luật sư bào chữa KHÔNG HỀ ĐƯỢC BIẾT, mà chỉ có Hội đồng thẩm phán TANDTC biết và kết luận rằng “Hải khai không đúng sự thật”.

Bất luận thế nào, thì nhất thiết cũng cần phải làm sáng tỏ và công khai việc Hồ Duy Hải đã khai gì về việc sử dụng thời gian tối 13/1/2008 trong bản “lời khai ban đầu” và kết quả xác minh của CQĐT về việc này là thế nào? liệu có thực sự chính xác và khách quan không? Nếu xác minh không khách quan, không đúng, dẫn đến hậu quả kết tội oan cho Hồ Duy Hải thì sao? Trong khi đây là một vụ án hình sự thông thường, việc xét xử là công khai thì tại sao phải giấu, phải rút khỏi hồ sơ vụ án?

III. Hồ Duy Hải đã khai đi dự đám tang ông Tư Lan từ 20h – 21h ngày 13/1/2008 trong lời khai đầu tiên ngày 20/3/2008:

Sau phiên toà giám đốc thẩm, chúng tôi đã tiếp nhận được 2 bản lời khai đầu tiên của Hồ Duy Hải (bị rút khỏi hồ sơ vụ án) nói trên. Đó là 2 tài liệu sau đây:

1. Bản tường trình viếttay củaHồ Duy Hải, ngày 20/3/2008 - BL VKS: 114, 115

2. Biên bản ghi lời khai của Hồ Duy Hải, do Điều tra viên Nguyễn Văn Minh thực hiện,lúc 16h30 ngày 20/3/2008. BL VKS 72, 73

Lời khai của Hồ Duy Hải tại 2 bản khai trên hoàn toàn giống nhau. Hải khai tối ngày 13/11/2008 từ 20h-21h Hải có mặt tại đám tang ông Tư Lan. Cụ thể như sau:

“Ngày Chủ nhật 13/1/2008. Đến chiều tối khoảng 18h00 do đặt cược thiếu tiền nên một mình tôi đi xe Honda WaveS màu đen biển số 62K8 3040 đến tiệm cầm đồ Thuận Hưng cầm DTDĐNokia N73 được 1.500.000 đồng. Tôi về nhà gặp Đang (con ông Thắng cũng xóm). Tôi và Đang đến quán cà phê ông Thượng (ngã ba Bình Ảnh đi vào 1km ấp 1 Nhị Thành). Tôi đưa Đang 1.500.000đ để Đang thanh toán tiền cá cược bóng đá đêm trước.

Thanh toán xong lúc này khoảng trên 19h00 một mình tôi đi về nhà để xe honda tại nhà. Tôi tiếp tục đi bộ đến nhà 2A (mẹ Luân) khoảng 400 mét tôi hút xong điếu thuốc mượn xe honda wave màu đen TQ biển số 62A 3976 của bà 2A chạy xuống đám ma nhà Tư Lang khoảng 600 mét.

Tôi đến đám ma khoảng 20h00 thì gặp Thời 22T (con 8 Phát), Hiếu 25T (con 3 Xanh), Tùng Trinh 22T (con 7 Tiếu) và anh Vinh 27T (con dì Ba Rưỡi), chú Hải 32T (con ông Tà Mười)...ngồi nhậu chung bàn với cậu 3 Thẹo (con bà Tư Nghiêm), cậu Tám Thọ 53T (con 5 Gà), anh Thiếu (con 3 Hậu), anh Út con..., anh Tám 32T con Tú Ú, cậu Em 37T (anh Thái), Tám Thốt Nốt...

Đến 21h00 một mình tôi về nhà 2A và xem bóng đá cùng với anh Hoàng, Điền (con 5 Phước) tại quán 2A cho đến 5h sáng hôm sau ngày 14/1/2008.

Tôi về nhà tôi đến khoảng 7h00 có anh Tân (con 5 LE) nói "có hai người phụ nữ bị giết ở bưu điện Cầu Voi" nên tôi mới biết Hồng Vân bị giết cho đến nay và tôi cũng không có đi đám tang của Hồng Vân”.

Ghi chú: Ngày 16/5/2021 vừa qua tôi (Ls. Phong) đã trực tiếp đến nhà bà Tư Lan – vợ ông Tư Lan, và được bà Tư Lan cho biết bà tên thật là Nguyễn Thị Tư, còn chồng bà (ông Tư Lan) tên thật là Hồ Chi. Bà Tư Lan khẳng định Hồ Duy Hải có đến dự đám tang chồng bà (xem phần sau).

Ý kiến của chúng tôi:

- Không chỉ trong 2 Bản khai đầu tiênnói trên, mà trong cả 2 phiêntoà xét xử sơ thẩmvà phúc thẩm – thể hiện trong BB phiên toà sơ thẩm ngày 28/11/2008 và BB phiên toà phúc thẩm ngày 28/4/2009 đều thể hiện: Hồ Duy Hải nhiều lần nói mình không giết người, mà chỉ “khai”và tối ngày 13/1/2008 không đến bưu cục Cầu Voi.

- Việc Hồ Duy Hải có thể nhớ và khai chi tiết và cụ thể như vậy, nếu xét trong ngữ cảnh thông thường là khó, vì lúc khai đã cách sự kiện 66 ngày. Tuy nhiên vì ngày hôm đó còn có 2 sự kiện đặc biệt gắn liền là việc hai cô gái bị giết tại bưu cục Cầu Voi ngay gần nhà và Hải đi cầm điện thoại, nên việc Hải nhớ hôm đó mình đi đám tang ông Tư Lan là hoàn toàn hợp lý, dễ hiểu.

……

Phần 2: Mới: Chứng cứ ngoại phạm về thời gian và địa điểm của Hồ Duy Hải

I. Lời trình bày (có cam kết) của các nhân chứng, nội dung có sự thống nhất, đều khẳng định tối ngày 13/1/2008 - từ khoảng 20h đến 21h - Hồ Duy Hải có mặt tại đám tang ông Hồ Chi (Tư Lan) – đúng như “lời khai đầu tiên của Hồ Duy Hải”:

Trong thời gian 1 tháng qua, tôi đã tiếp nhận được 6 bản khai và lời trình bày của 7 người dân cư trú tại Ấp 1 xã Nhị Thành, cùng xóm với bị án Hồ Duy Hải. Ấp 1 là 1 xóm nhỏ, với chỉ khoảng 20 hộ, sống gần nhau trong bán kính chưa tới 1km, hầu hết mọi người đều quen biết nhau.

7 nhân chứng có tên dưới đây đều khẳng định tối 13/1/2008, khoảng từ 19h50 đến 21h, họ đã gặp và nhìn thấy Hồ Duy Hải có mặt tại đám tang ông Tư Lan. Mọi người đều thấy Hải có hành động phụ giúp gia đình bà Tư Lan: rót trà mời khách tại đám tang. Các nhân chứng đều bày tỏ mong muốn sự thật được làm sáng tỏ, bảo đảm không để oan cho Hồ Duy Hải.

Cụ thể các nhân chứng đã trình bày và xác nhận như sau (trích từ đơn của các nhân chứng):

1. Lời trình bày và xác nhận của bà Nguyễn Thị Tư (Tư Lan), sinh 1952 – ngày 16/5/2021

“Chồng tôi mất tối ngày 12/1/2008, khi xe chở xác về nhà đã tối (khoảng 20h), xe bị tắt máy 2 lần. Gia đình tẩm liệm, nhập quan và báo tang ngày hôm sau 13/1/2008.

Tối 13/1/2008, cháu Hồ Duy Hải có đến phụ giúp đám tang chồng tôi, tại đám tang cháu Hải phụ bưng bê chén đĩa, rót nước trà mời khách. Tôi nhận ra cháu Hải vì cháu là người rất nổi bật, dáng cao, da trắng.

Qua sáng hôm sau (14/1/2008), khi đưa chồng tôi đi chôn, cháu Hải là người khiêng quan tài chồng tôi khi hạ huyệt.

Tôi biết rõ cháu Hải vì cháu là người trong xóm, thường mua bánh mì của tôi. Thường ngày cháu Hải gọi tôi là dì, tính hiền, rất lễ phép”.

2. Trình bày và xác nhận của ông Võ XXX (sinh1957)

Đơn trình bàyv/v xác nhận và cung cấp thông tin việc Hồ Duy Hải có mặt trong đám tang ông Hồ Chi (Tư Lan) đêm 13/1/2008- ngày 23/4/2021.

“Tôi xác nhận từ 13/1 2008 chưa có cơ quan chức năng nào đến phỏng vấn hỏi tôi về việc Hồ Duy Hải có ở đám tang ông Hồ Chi (nêu trên) hay không. Nay có một số việc liên quan tôi muốn xác nhận và cung cấp cho cơ quan chức năng như sau:

Tối 13/1/2008 tôi đến viếng đám tang ông Hồ Chi vào lúc 18 giờ. Đến gần 20 giờ thì thấy cháu Hải (con cô Loan) đến phụ đám tang ông Hồ Chi (Tư Lan).

Hải phụ bưng dọn trà, nước, bánh … đãi khách. Hơn 20 giờ tôi về (Khoảng 20h15 phút) tôi về (lúc đó cháu Hải đang phụ đám). Sau đó tôi không biết cháu Hải đi đâu và làm gì.

Tôi cam đoan sự việc trình bày trên là đúng sự thật. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trên”.

3. Trình bày và xác nhận của ông Huỳnh XXX (sinh 1968)

Đơn trình bày xác nhận và cung cấp thông tin- ngày 23/4 2021

“Vào tối ngày 13/1 2008 khi tôi đóng cửa tiệm tạp hóa xong thì đi vào đám ma anh Tư Lan (Hồ Chi) ở xóm chùa.

Đến đám tang lúc đó khoảng 19h30, tôi thăm hỏi và ngồi nói chuyện một lúc khoảng 30 phút sau thì thấy có cháu Hồ Duy Hải con của chị Loan có đến phụ bưng dọn trà nước ở đám tang anh Tư Lan (Hồ Chi). và cháu Hải có đến bàn của tôi ngồi cháu Hải có nói là chào cậu Bảy đến dự đám tang hả. Và tôi cũng có chào cháu Hải. Trong đám tang lúc đó có rất đông người đến dự. Tôi thì vẫn thấy cháu Hải bưng trà nước vô tiếp cho mấy bạn khác cùng với đám.

Đến khoảng hơn 21h thì Hải có đến hỏi đi về. Còn tôi thì còn ở lại trò chuyện cùng với mấy anh em trong xóm đến hơn 22h thì tôi mới đi về.

Lời trình bày của tôi là sự thật, tôi xác nhận và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trong suốt thời gian qua, tôi không thấy ai là người đại diện đến hỏi và xác nhận ở tôi”.

4. Trình bày và xác nhận của ông Nguyễn XXX (sinh 1979)

Bản tường trình sự việc và cung cấp thông tin- ngày 10/5/2021

“Khoảng 19h00 đêm 13/1/2008 tôi từ nhà vợ ở thị trấn Thủ Thừa vào đám tang ông Tư Lan (ông Hồ Chi), tôi vào viếng tang và ngồi vào bàn cùng mấy người trong xóm, ngồi uống trà và cùng nhâm nhi với mấy người bạn cùng xóm (như: Bé Tư (tên Hiển), Cu Anh, cậu Hải em, Tín, cậu Thu, Măng, Hà Tuyền chung bàn cạnh bàn cạnh bàn Thi Ân.

Trong đám tang tôi còn thấy người: Bảy Tèo (Bảy Thanh), Ba Thẹo, cậu 2 Hùng, tôi ngồi khoảng gần 20h00 thì thấy Hải vào dự đám tang có gật đầu chào tôi và mấy anh em ngồi chung.

Tôi thấy Hải vào có phụ đám bưng bê trà nước và đồ ăn trong đám. Khoảng 20H30 tôi chuẩn bị về có Hải lại ngồi chung bàn có nói chuyện nhau vài câu, tôi đứng dậy chào bàn đi về và có vỗ vai Hải nói (có chơi thì đừng khuya quá để về nghỉ ngơi). Tôi tranh thủ về phụ vợ chăm lo sữa uống, ru con, tã ướt vì con tôi còn nhỏ và nghỉ ngơi sáng mai để đi làm (chạy xe ôm).

Từ đêm dự đám tang ông Tư Lan đến ngày hôm nay tôi xác thực rằng không có cơ quan nào đến hỏi tôi có gặp Hải đêm 13/1/2008 trong đám tang đó hay không.

Những lời trình bày trên hoàn toàn đúng sự thật. Tôi cam đoan và chịu trách nhiệm trước pháp luật”.

5. Xác nhận và trình bày của ông Huỳnh XXX (sinh1983)

Bản tường trình v/vgặp Hồ Huy Hải trong đám tang ông Tư Lan đêm 13/1/2008– ngày 11/5/2021

“Tôi đến phụ đám tang ông Tư Lan vào lúc hơn 06h30 tối. Trên đường đi tôi gặp Hải khúc gần chùa. Tôi có nói chút (nữa) lại phụ đám, khách đông lắm. Hải nói đi trước đi, tắm xong tao lại.Khoảng hơn một tiếng đồng hồ sau tôi thấy Hải đến (khoảng 7h50). Chúng tôi phụ việc trong đám như: dọn bàn, chén đũa, nước đá …

Khoảng 9h tối Hải đi về (tôi không biết Hải đi đâu) tôi tiếp tục phụ dọn dẹp đến gần 5h sáng mới về nhà.Trong đám tang tôi thấy rất nhiều người đi dự như: anh Thanh (7 Tèo), anh Tín, Cu Anh, anh Măng, Hà Tuyên, chú Hải EM, cậu Thu, anh Ba Thẹo …

Tôi nhớ khoảng ngày 22 hoặc 23-3-2008, anh Nguyễn Thanh Hải (công an xã Nhị Thành) có đến gặp tôi nói lên xã Nhị Thành có chút việc. Khi đến tôi được lấy lời khai bởi một anh không mặc đồ công an. Anh hỏi tôi và ghi biên bản: là có thấy Hải có đi dự đám tang ông Tư Lan hay không và tôi đã trình bày là tôi có gặp Hải ở đó. Và tôi có ký biên bản và ra về. Và từ đó đến nay không có cơ quan chức năng nào hỏi tôi nữa.

Đâylà trình bày của tôi đúng sự thật xin gửi tới quý cơ quan giúp vụ án mau sáng tỏ. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm với trình bày trên trước pháp luật”.

6. Đơn trình bày của ông Lê XXX, sinh 1953

Đơn trình bày về việc xác nhận và cung cấp thông tin Hồ Duy Hải có mặt trong đám tang ông Hồ Chi đêm 13/1/2008 (ngày 22/5/202)

“Tôi xác nhận từ ngày 13/1/2008 chưa có cơ quan chức năng nào phỏng vấn, hỏi tôi về việc Hồ Duy Hải có mặt ở đám tang ông Hồ Chi hay không.

Nay có một sự việc tôi muốn xác nhận và cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng như sau: Tối 13 tháng giêng năm 2008 tôi đến viếng đám tang ông Hồ Chi vào lúc 19h đến gần 20h thì thấy Hồ Duy Hải con chị Loan đến phụ đám tang ông Hồ Chi. Đến khoảng 21h tôi về còn Hồ Duy Hải về khi nào thì tôi không biết.

Trên đây là sự việc tôi đã thấy và xác nhận là đúng sự thật. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nội dung trên”.

7. Trình bày và xác nhận của bà Nguyễn XXX (sinh 1967)

Tờ tường trình - ngày 16/5/2021.

“Sáng ngày 14/1 2008 tôi đi đám ma ông Hồ Chi (Tư Lan),tôi hỏi Hồ Huy Hải tối con đi đám ma đã cúng tiền điếu cho mẹ con chưa, nếu chưa Út (tôi) cúng dùm. Hồ Duy Hải nói tối này con cũng cúng dùm mẹ rồi, Út khỏi cúng nữa.

Sau khi Hồ Duy Hải bị bắt sau vài ngày có điều tra viên Trần Quang Tiến và ông Nguyễn Công Đỉnh lên hỏi tối hôm 13/1/2008 Hồ Duy Hải làm gì, tôi nói Hồ Duy Hải đi đám ma, hai điều tra viên nói ồ Duy Hải đâu nói đi đám ma mà bà nói và không ghi lời khai tôi vào giấy gì cả.

Tôi cam đoan lời khai trên là đúng sự thật, có gì sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật”.

II. Việc tối13/1/2008 HồDuy Hải có mặt tạiđám tang củaông Tư Lan là chắc chắn, đây là chứng cứ ngoại phạm rõ ràng và vững chắc của Hồ Duy Hải – chứng minh Hải không phải là hung thủ giết người tại bưu cục Cầu Voi:

Chúng tôi nhận thấy và cho rằng:

- Những lời trình bày vàxác nhận của các nhân chứng trênđây đều là rất mới (tháng 4, 5/2021), nếu đối chiếu với lời khai ban đầu của Hồ Duy Hải ngày 20/3/2008 hoàn toàn trùng khớp, thậm chí gần như chính xác 100%; mặc dù giữa hai bên hoàn toàn không hề gặp mặt nhau 14 năm qua.

- Nhân chứng Huỳnh XXXđã từng được CQĐT lấy lời khai, có ký vào Biên bản vàothời điểm Hồ Duy Hải vừa bị bắt. Ông XXX khẳng định khiđó đã khai có thấy Hồ DuyHải tại đám tang. Thế nhưng trong Quyết định giám đốc thẩm, Hội đồng thẩm phán TANDTC lại xácđịnh rằng “Hải khai không đúng” rõ ràng là rất bất thường, vô lý– so với lời khai của ông XXX. Thậm chí có khảnăng lời khai của nhân chứng XXXbị chỉnh sửa hoặc huỷ bỏ.

- Cần nói thêm là trongvụ án này, việcnhiều tài liệu, lời khai nhân chứng bị sửa, rút khỏi hồ sơ vụ án là điều rất “bình thường”. Ví dụ: lời khai của nhân chứng Lê Thị Thu Hiếu bị chỉnh sửa, lời khai của nhân chứng Đinh Vũ Thường bị chỉnh sửa, viết thêm … - Hội đồng thẩm phán đã kết luận ngay trong QĐ giám đốc thẩm. Điều này cho thấy việc lời khai của nhân chứng Hiển hay ai khác, có thể khai nhìn thấy Hải tại đám tang nhưng nếu có bị sửa hayrút bỏ thì cũng không có gì bất ngờ. Mà chỉ càng cho thấy rõ dấu hiệu cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án, cố ý kết tội một cách vô cùng độc ác đối với Hồ Duy Hải.

- Ngay từ thờiđiểm Hồ Duy Hải bị bắt tháng 3/2008, ítnhất đã có sự phù hợp chính xác giữa lời khai ban đầu của Hải và lời khai của nhân chứng Huỳnh XXX, bà Nguyễn XXX. Nếu những lời khai này được sử dụng theo đúng quy định, thì rõ ràng đây là tình tiết ngoại phạm rất rõ ràng vàvững chắc của Hồ Duy Hải. Thế nhưng, thật đau lòng và đáng phẫn nộ khi những chứng cứ đặc biệt quan trọng này đã bị CQĐT loại bỏ, rút khỏi hồ sơ vụ án.

III. Bất thường việc Hội đồng thẩm phán TANDTC “đơn phương” kết luận “Hải khai không đúng sự thật”:

Theo nội dung thể hiện tại Mục 16 Quyết định giám đốc thẩm số: 05/2020/HS-GĐT ngày 8/5/2020, Hội đồng thẩm phám TANDTCkết luận rằng: CQĐT công an tỉnh Long An có đi xác minhvà cho rằng “Hải khai không đúng sự thật nên CQĐT không đưa vào hồ sơ vụ án” và đây là “thiếu sót” - “Tuy nhiên, những vi phạm, thiếu sót này không làm ảnh hưởng đến việc xác định bản chất của vụ án”.

Liên quan đến vấn đề này, chúng tôi muốn nói rằng:

- Không có điều luật nào trong Bộ luật tố tụng hình sự quy định rằng vi phạm, thiếu sót trong điều tra thì “không làm thay đổi bản chất vụ án”. Đó là chưa nói trong khi Hội đồng thẩm phán TANDTC cho rằng đó là “thiếu sót”, thì tại sao VKNNDTC lại cho rằng đây là những “vi phạm nghiêm trọng”? – nêu rõ trong Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm.

- Tại sao không công khai kết quả điều tra củaCQĐT? Căncứ nào để kết luận Hải “khai không đúng” về việc đi dự đám tang ông Tư Lan, trong khi có nhiều nhân chứng khai đã nhìn thấy Hải?

- Việc CQĐTtự ý rút kết quả xácminh ra khỏi hồ sơ vụ án, bất luận thế nào, đều trái pháp luật, sai nguyên tắcvà đây là hành vi vi phạm luật tố tụng hình sự nghiêm trọng. Vì trách nhiệm của CQĐTlà phải tôn trọng sự thật khách quan, bao gồm cả tình tiết xác định bị canvô tội.

- Theo HĐTPTANDTC, thì CQĐT đã chỉ "công bố những tài liệu này cho Hội đồng giám đốc thẩm". Nhưng cụ thể là gì thì tạiphiên toà giám đốc thẩm những người tham dự (nhưđại diện VKSNDTC, Luật sư, người cung cấp chứng cứ,…) hoàn toàn không được biết. Điều này rõràng là không đúng với quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự. Đặc biệt là khi tại phiên toà phía VKSNDTC đã đề nghị công khai các tài liệu điều tra này (nhưng đã không được chấp nhận).

- Theo quy định của pháp luật, bất kỳ một bị can nào bị đưa ra truy tố bắt buộc phải thông qua và thực hiện bởi Viện kiểm sát nhân dân, thể hiện qua bản Cáo trạng và lời buộc tội tại phiên toà xét xử. CQĐT chỉ có chức năng điều tra chứ không có chức năng kết tội, kết quả/tài liệu điều tra củaCQĐT hoàn toàn có thể bị Viện kiểm sát yêu cầu điều tra lại, điều tra bổ sung. Như vậy, việc tại phiên toà giám đốc thẩm, khi phía VKS không chấp nhận kết quả điều tra của CQĐT công an tỉnh Long An, và yêu cầu phải công khai kết quả xác minh về việc Hồ Duy Hải không đi dự đám tang - mà vẫn không chấp nhận thì việc xét xử và kết luận của Hội đồng thẩm phán liệucó bảo đảm có đúng quy định của pháp luật và khách quan không?Hayphải chăng đã ngẫu nhiên “vô hiệu hóa”, loại bỏ vai trò của Viện kiểm sáttại phiên toà?

Có thể nói, việc làm rõ tình tiết Hồ Duy Hải có đi dự đám tang tốingày 13/1/2008 hay không là rất quan trọng. Vì đây là tình tiếtxác định Hồ Huy Hải có thật sự phạm tội hay bị kếtán oan.

Chúng tôi cho rằng tình tiết này tới nay vẫn chưa rõ, tài liệu xác minh đang bị rút khỏi hồ sơ vụ án một cách trái pháp luật và nhất thiết cần phải làm rõ trong bối cảnh Hồ Duy Hải liên tục kêu oan.

Kính thưa Tổng bí thư, Chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc Hội; Thủ tướng Chính Phủ

Kính thưa Quý cơ quan thẩm quyền;

Vụ án Bưu cục Cầu Voi - Hồ Duy Hải kêu oan được dư luận cả nước quan tâm, thậm chí cả dư luận quốc tế. Liên hợp quốc cũng đã từng có Kháng thư gửi Nhà nước Việt Nam.

Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có văn bản yêu cầu giải quyết vụ án đúng pháp luật. Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Quốc Hội Lê Thị Nga từng có văn bản đề nghị xem xét giám đốc thẩm, nêu ra hàng hoạt điểm bất thường (Nêu trong QĐ kháng nghị giám đốc thẩm của VKSNDTC ngày 23/11/2019)

Đây là một vụ án hình sự thuầntuý - về tội giết người, cướp tài sản, hoàn toàn không có yếu tố chính trị hay bí mật quốc gia. Theo quy định, việc xét xử làcông khai, không có gì phải che dấu. Thế mà:

1. Nhiều tình tiết mâu thuẫn vẫn chưa được làm rõ sau phiên toà giám đốc thẩm:

Mặc dù trong Quyết định kháng nghị số 15/QĐ-VKSNDTC-V7 ngày 22/11/2019 của VKSNDTCđã nêu ra hàng loạt vi phạm nghiêm trọng của CQĐT, dù phiên toà giám đốc thẩm đã qua, nhưng đến nay nhiều tình tiết rất mâu thuẫn, quan trọng và liên quan đến cơ sở kết tội Hồ Duy Hải, cũng như việc xác định sự thật khách quan vẫn chưa được làm rõ. Chẳng hạn như:

- Dấu vân tay thu được tại hiện trường là của ai? Tại sao CQĐT lại rút Kết luận giám định dấu vân tay không đưa vào Kết luận điều tra?HĐTP TANDTC cho rằng kết luận giám định dấu vân tay không phải là chứng cứ ngoại phạm của Hồ Duy Hải dựa trên nguyên tắc khoa học nào?

- Tại sao CQĐT đã rút khỏi hồ sơ vụ án những lời khai ngay sau khi vụ án xảy ra (trước khi bắt Hồ Duy Hải) của 2 nhân chứng nghi can hàng đầu là Nguyễn Mi Sol và Nguyễn Văn Nghị?

- Tại sao phải rút khỏi hồ sơ vụ án kết quả xác minh về việc Hồ Duy Hải dự đám tang ông Tư Lan tối ngày 13/1/2008?

- …vv.

2. Hàng loạt sai phạm, vi phạm rất nghiêm trọng trong quá trình điều tra là có thật, được Hội đồng thẩm phán TANDTC kết luận kháng nghị của VKSNDTC là đúng:

TạiMục 18 Quyết định giám đốc thẩm số: 05/2020/HS-GĐT ngày 8/5/2020 của HĐTPTANDTCđã kết luận như sau: (nguyên văn)

"[18] Từ những nhận định nêu trên, xét thấy:

Trong quá trình điều tra, thu thập chứng cứ, Cơ quan điều tra có một số vi phạm, thiếu sót trong việc khám nghiệm hiện trường, thu giữ vật chứng, giám định pháp y và nhận dạng như:

- Không thu giữ các vật chứng gây án khi khám nghiệm hiện trường (con dao, chiếc thớt, chiếc ghế inox);
- Ghi nhận không chính xác về hung khí gây án; không trưng cầu giám định ngay dấu vết máu thu được khi khám nghiệm hiện trường; không ra quyết định trưng cầu để xác định thời điểm chết của nạn nhân; Biên bản nhận dạng của anh Đinh Vũ Thường, anh Nguyễn Mi Sol không có người chứng kiến; Biên bản ghi lời khai của chị Lê Thị Thu Hiếu có sửa chữa nhưng không có chữ ký xác nhận của người khai ...

- Không đưa vào hồ sơ vụ án một số tài liệu như: các biên bản ghi lời khai người làm chứng Đinh Vũ Thường, Nguyễn Mi Sol trước ngày phát hiện ra Hồ Duy Hải; lời khai của các anh Phùng Phụng Hiếu, Nguyễn Mi Sol, Nguyễn Văn Nghị và lời khai của Hồ Duy Hải (04 bản cung, 23 bản tường trình, bản tự khai, sơ đồ do Hải vẽ, viết, trong đó có lời khai ngày 20/3/2008).

Kháng nghị của VKSNDTC về những vấn đề nêu trên là đúng.

Tuy nhiên, những vi phạm, thiếu sót này không làm ảnh hưởng đến việc xác định bản chất của vụ án".

Chúng tôi cho rằng: 

Việc HĐTP TANDTC kết luận “những vi phạm, thiếu sót này không làm ảnh hưởng đến việc xác định bản chất của vụ án” – là không thoả đáng, thiếu khách quan và không đúng, không có căn cứ pháp luật.

Nay, với những chứng cứ mới đã trình bày trên đây, liên quan trực tiếp đến lời khai đầu tiên của Hồ Duy Hải không nhận tội bị rút khỏi hồ sơ vụ án - chúng tôi xin được kiến nghị tới Quý cơ quan có thẩm quyền những đề nghị như sau:

1. Khẩn trương xác minh, làm rõ nội dung thông tin về việc Hồ Duy Hải dự đám tang ông Hồ Chi (Tư Lan) nêu trong các đơn trình bày và xác nhận của các nhân chứng mà chúng tôi cung cấp trong đơn này. Chúng tôi tin rằng đây là sự thật khách quan, là chứng cứ ngoại phạm mới nhất, rõ ràng và vững chắc nhất của Hồ Duy Hải – về thời gian, địa điểm.

2. Cần thiết yêu cầu/kiến nghị mở phiên họp xem xét lại Quyết định giám đốc thẩm của HĐTP TANDTC. Vì đủ căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 404 Bộ luật tố tụng hình sự 2015: “Khi có căn cứ xác định quyết định của Hội đồng Thẩm phán TANDTCcó vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định mà Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không biết được khi ra quyết định đó”, thì Ủy ban thường vụ Quốc hội yêu cầu, Ủy ban tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối mở phiên họp để xem xét lại quyết định đó.

3. Thay đổi biện pháp biện pháp ngăn chặn, cho phépbị án Hồ Duy Hải tại ngoại, cấm đi khỏi nơi cư trú (gia đình bảo lãnh) – trong thời gian chờ xác minh.

4. Xem xét và giải quyết những kiến nghị và đề nghị khác của chúng tôi – nêu tại Đơn kêu oan, tố giác làm sai lệch hồ sơ vụ án và kiến nghị kháng nghị tái thẩm đã gửi ngày 26/10/2020.

Rất mong được cấp có thẩm quyền xem xét, khẩn trương xử lý theo đúng quy định của pháp luật, tránh làm oan người vô tội.

Xin chân thành cám ơn.

Người làm đơn: Ls. Trần Hồng Phong (đã ký)

Đồng ký đơn: 

Luật sư Phạm Văn Thọ
Luật sư Trần Đình Dũng
Luật sư Phùng Thanh Sơn
Luật sư Trần Bá Học 
Bà Nguyễn Thị Loan, mẹ Hồ Duy Hải
Cô Hồ Thị Thu Thuỷ, em gái Hồ Duy Hải 
Bà Nguyễn Thị Rưỡi, dì Hồ Duy Hải
 Bà Nguyễn Thị Len, dì Hồ Duy Hải
 Ông Võ Văn Sân (Tây Ninh)
Ông Lưu Đức Quang, Giảng viên Trường Đại học Kinh tế - Luật Đại học Quốc Gia TP. HCM
Nhà báo Lê Đại Anh Kiệt, nguyên Phó Tổng thư ký toà soạn báo Pháp luật TP. HCM 
Nhà báo Nguyễn Đức (đã cùng ký)


Tài liệu đính kèm:

- Kết luận điều tra, Cáo Trạng vụ án.
- Quyết định kháng nghị số 15/QĐ-VKSNDTC-V7 ngày 22/11/2019 của VKSNDTC.
- Quyết định giám đốc thẩm số05/2020/HS-GĐT ngày 8/5/2020 của HĐTPTANDTC.
- Đơn kêu oan cho bị án Hồ Duy Hải, tố giác làm sai lệch hồ sơ vụ án và kiến nghị kháng nghị tái thẩm ngày 26/10/2020.
- 2 bản khai đầu tiên ngày 20/3/2008 của Hồ Duy Hải bị rút khỏi hồ sơ vụ án – được kết luận trong QĐGĐT.
- 7 đơn trình bày, xác nhận và cam kết của 7 nhân chứng về việc nhìn thấy Hồ Duy Hải dự đám tang tối 13/1/2008.
- Giấy chứng tử ông Hồ Chi (Tư Lan) – thể hiện ngày chết 12/1/2008, đám tang ngày 13/1, chôn ngày 14/1/2008.








https://dandensg.blogspot.com/2021/06/on-cung-cap-chung-cu-ngoai-pham-ve-thoi.html




5.


Thursday, June 17, 2021

Nhân chứng Lê Thị Thu Hiếu

Luật sư Trần Hồng Phong

Năm 2015, từ thông tin do nhân chứng Lê Thị Thu Hiếu cung cấp, luật sư và gia đình HDH đã gửi đơn tố giác đối tượng Nguyễn Văn Nghị có dấu hiệu là hung thủ giết người. Trước đó trong hồ sơ vụ án hoàn toàn không có thông tin nào về đối tượng này ngoài một chữ ‘Nghị” trong bản khai của nhân chứng Cao Hoàng Tuấn Anh. Sau phiên tòa giám đốc thẩm tháng 5/2020, cái tên Nguyễn Văn Nghị đã được chính thức "đưa trở lại" vào vụ án.

<< Nhân chứng Lê Thị Thu Hiếu cho biết CQĐT đã mời làm việc khoảng 10 lần, đều lập biên bản và ký tên, nhưng trong hồ sơ vụ án chỉ còn có 3 biên bản ghi lời khai, số còn lại bị rút ra khỏi hồ sơ vụ án (minh hoạ)


Lê Thị Thu Hiếulà đồng nghiệp chung cơ quan, bạn thân thiết của hai nữ nạn nhân Hồng và Vân. Tại thời điểm xảy ra vụ án, chị Hiếu thường xuyên nghỉ trưa tại bưu cục Cầu Voi. Có thể khẳng định Thu Hiếu là nhân chứng rất quan trọng, biết nhiều tình tiết về vụ án, trong đó có những thông tin đặc biệt và đáng tin cậy về mối quan hệ tình cảm của nạn nhân Hồng– chính là đầu mối quan trọng nhất để CQĐT có thể dễ dàng tìm ra và truy vết hung thủ. Nhưng các bản khai quan trọng nhất của nhân chứng LTTHđã bị CQĐT rút khỏi hồ sơ vụ án. Đây chính là lý do mà năm 2017, luật sư và gia đình HDH tiếp tục gửi đơn tố giác hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án, có thể làm bỏ lọt hung thủ thật sự.

Nhiều lần gặp Nguyễn Văn Nghị tại bưu cục Cầu Voi

Trao đổi với tôi (Ls. Phong), nhân chứng Thu Hiếu cho biết đã nhiều lần gặp Nguyễn Văn Nghị và Mi Sol ngay tại bưu cục Cầu Voi. Cả hai người này đều là bạn trai của Hồng ở thời điểm xảy ra vụ án.

Về mối quan hệ tình cảm của Hồng và Vân, chị Thu Hiếu cho biết khá rõ, gồm cả mô tả về ngoại hình của Nguyễn Văn Nghị. Cụ thể:

- Vân chưa có bạn trai. Nhưng có 1 anh tên Tuấn làm ở ngân hàng thường xuyên ghé chơi.

- Hồng có 2 người bạn trai là MiSol và Nghị. Theo chị Hiếu biết, nhà Hồng không chịu anh Sol, chỉ chịu anh Nghị. Hồng đang phân vân giữa 2 người, nhưng thương Mi Sol hơn. Hiếu có lần nghe Hồng tâm sự Hồng và Sol thương nhau, nhưng gia đình không chịu.

- Mi Sol và Nghị thường ghé Bưu điện CầuVoi, Hiếu có gặp vài lần. Thường thì gặp Mi Sol vào buổi tối, gặp Nghị vào buổi trưa. Cũng có lúc Sol và Nghị cùng đến chơi và gặp nhau tại bưu điện. Khi đó cả 2 người nói chuyện với nhau rất bình thường.

- Mi Sol ở Vĩnh Long, da trắng, không cao, tính tình vui vẻ. Sol thường về bưucụcbằng xe đò, thường thì không đem theo gì bên người. Mỗi lần về Mi Sol thường ngủ tại Bưu cục, nếu không thì ngủ tại tiệm vàng Kim Long (vì lúc trước Sol là nhân viên ở đây). Những lần Mi Sol ở lại, thì Mi Sol và Hồng ngủ trên lầu. Vì những lần Hiếu ở lại đó mà có Sol, thì Hiếu và Vân ngủ bên dưới, Hồng và Sol ở trên lầu. (Ghi chú: thông tin này tháng 10/2020 Ls. Phong đã gặp Mi Sol và Sol xác nhận là đúng).

- Nghị là người rất nghiêm, cao, ốm, da ngăm, ít nói.

Từ những thông tin trên, cùng nhiều nguồn thông tin khác, tháng 7/2015 gia đình HDH đã gửi đơn tố giác đối tượng Nguyễn Văn Nghị có dấu hiệu là nghi phạm giết người, kêu oan cho Hải.

Tại phiên toà giám đốc thẩm, CQĐT công an tỉnh Long An đã trình bày về Nguyễn Văn Nghị. Trong Quyết định giám đốc thẩm ngày 8/5/2020 của HĐTP TANDTC ghi nhận như sau: "CQĐT công an tỉnh Long An đã điều tra, xác minh nhiều đối tượng nghi vấn, trong đó có Nguyễn Văn Nghị và Nguyễn Mi Sol, nhưng đã làm rõ những đối tượng này không liên quan đến vụ án, nên CQĐT không đưa vào hồ sơ vụ án mà được lưu trong hồ sơ nghiệp vụ của Cơ quan công an".

Như vậy, đây là một bước tiến pháp lý quan trọng, mở ra cơ hội tái thẩm. Nếu sau này vụ án được xem xét lại, chắc chắn sẽ có nhiều thông tin "thú vị" liên quanđến đối tượng Nguyễn Văn Nghị, góp phần làm sáng tỏ hơn nữa sự vô can, ngoại phạm của Hồ Duy Hải.

Những bất thường và mâu thuẫn từ các bản khai 

Trong hồ sơ vụ án“chính thức”, chỉ có 3 biên bản lấy lời khai nhân chứng LTTH vào các ngày 19/1/; 5/4 và 25/6/2008. Và 1 Biên bản xác định đồ vật (cái thớt) ngày 26/6/2008. Nội dung thể hiện ngày 24/6/2008 LTTH mua 1 cái thớt nộp cho CQĐT. Sau này CQĐT dùng cái thớt này làm vật chứng, và Hồ Duy Hải đã nhận dạng cái thớt này là cái thớt đã dùng để đập đầu nạn nhân Hồng. Tức thớt mua ở chợ bị “hô biến” thành hớt hung khí thật, với sự chứng kiến của luật sư Võ Thành Quyết.

Hoàn toàn không có/không thấy bản khai nào của LTTH nói về những tình tiết cơ bản và quan trọng nhất để truy tìm hung thủ. Như: mối quan hệ/bạn trai của nạn nhân Hồng, lầu 1, nhân viên kỹ thuật lầu 1, camera, các máy tính tại bưu cục, tấm bảng dựng chỗ bếp, điện thoại di động riêng của Vân, Hồng, … trong khi đây là những thông tin mà chắc chắn LTTH biết rõ.

Tuy vậy, trong 3 bản khai còn lại trong hồ sơ vụ án, cũng có những thông tin đáng lưu ý, mâu thuẫn, hoặc chưa được làm sáng tỏ.

- LTTH khai tại bưu cục có 2 con dao cũ(1 dao lớn và 1 dao nhỏ). Sáng14/1/2008, khi khám nghiệm hiện trường CQĐT đã không thu được con dao nào. Sau đó cho dân phòng ra chợ mua một con dao về với lý do khi dọn dẹp hiện trường dân phòng phát hiện 1 con dao nhưng đã đốt mất nên mua con dao về thế vào. Tuy nhiên con dao dân phòng “phát hiện” thì rất mới, trong khi con dao ở bưu cục thì cũ. Cho dù là con dao mua ở chợ về là con dao của bưu cục, thì còn 1 con dao nữa đi đâu? Hơn nữa tại sao không cho Thu Hiếu nhận dạng con dao – vì nhân chứng này mới là người có thể xác định chính xác nhấ? Trong khi đó, điều tra viên đã tự ý sửa lại kích thước con dao trong biên bản ghi lời khai của LTTH cho “phù hợp” với kích thước con dao dân phòng mua về.

- LTTH khai tại bưu cục có 1 bếp ga (không có bếp dầu). Nhưng trong bộ ảnh chụp hiện trường và trong Biên bản khám nghiệm hiện trường thể hiện có một cái bếp dầu, nhưng lại không có bếp ga. Tại sao CQĐT không làm rõ mâu thuẫn này?

- Tại sao không cho LTTH nhận dạng cái thớt (dính máu, chụp được tại hiện trường, là tang vật có thật); mà lại nói TTTH đi mua một cái thớt khác, rồi cho nhân chứng này “xác nhận” chính cái thớt mình mua?

Nhân chứng Lê Thị Thu Hiếu đã nói gì với Ls. Phong

Ngày 15/11/2011, tôi (Ls. Trần Hồng Phong) đã gặp chị LTTH. Ngoài những thông tin về mối quan hệ tình cảm của Hồng như trên, dưới đây là ghi chép của tôi về cuộc gặp: (Ghi chú: tôi nghĩ việc công khai sẽ góp phần giúp các cơ quan chức năng có thêm thông tin, giúp việc xác minh, xácđịnh sự thật khách quan của vụ án sẽ thuận lợi hơn).

* Đêm xảy ra vụ án: Khoảng 2,3 giờ sáng Hiếu nháy mắt liên tục

- Chiều 13/1/2008 chị Hiếu ở lại chơi tại Bưu điện Cầu Voi. Bữa đó chị Hiếu có nghe Hồng nói “chiều anh Sol về, rảnh Hiếu xuống chơi”. Nghe Hồng nói khoảng 6,7 giờ thì Sol về đến.

- Bữa đó Hồng mặc bộ đồ bộ màu hồng, Vân mặc đồ sơ mi đi làm, vì bữa đó là ca trực của Vân.

- Hôm đó cả 3 chị em chỉ ăn trưa, ăn xong dọn dẹp rửa chén bát bình thường, sau đó đi ngủ trưa. Buổi chiềulúc khoảng 17h, khi Hiếu về thì cơm chiều chưa nấu, cũng không đi chợ. Vì đồ ăn buổi trưa vẫn còn.

- Sau khi về, Hiếu đi hội chợ với bạn. Lúc hơn 7g Hiếu đi chơi về, có đi ngang bưu điện Cầu Voi thấy cửa bưu điện vẫn mở.

- Chị Hiếu đoán, bữa đó chắc chắn anh Sol có về Bưu điện, vì mỗi lần anh hứa về là sẽ về. Ngoài ra, cũng khoảng hơn 1,5 tháng nay 2 người không gặp nhau, chị Hồng còn tính lên thăm anh Sol. Chiều hôm đó, Hiếu thấy Hồng gọi điện thoại nói chuyện với Sol 2 lần. Lúc đầu nói chuyện bên trong phòng, sau đó ra ngoài nói chuyện, không biết nội dung nói gì. (Ghi chú: tôi (LS. Phong) cũng đã trực tiếp gặp nhân chứng Mi Sol tháng 10/2020 và hỏi về việc này. Mi Sol cho biết theo kế hoạch tối đó anh sẽ về bưu cục, nhưng do hết tiền nên không đi được).

- Đêm đó mắt Hiếu bị giựt lúc khoảng 2,3 g sáng. Đến 6g sáng hôm sau đi chợ vẫn còn giựt. 7 giờ thì nghe tin Hồng, Vân bị giết.

* Tại Bưu điện: có 2 con dao, 3-4 máy vi tính

- Hồng và Vân đều có điện thoại di động riêng. Hiếu chỉ thấy có cái điện thoại Nokia 1200, Vân và Hồng thường xuyên thay sim qua lại để sử dụng. Nhưng, khi thì Hiếu thấy mỗi người có 1 cái di động riêng, khi thì chỉ thấy có 1 cái của bưu cục.

- Ngày Chủ nhật Bưu cục Cầu Voi vẫn mở cửa làm việc, vì nơi này thường đông khách. Thông thường thì Bưu điện đến 7g là đóng cửa, không thì sớm hơn. Nếu ít khách thì khép cửa ngoài, cửa kéo vẫn để.

- Tại Bưu cục có 3,4 cái máy vi tính, 1 cái ở quầy, 2,3 cái ở ngay Phòng giao dịch, có nối mạng.

- Bưu cục có 2 con dao. Chỉ có dao cũ, không có dao mới. Có 2 cái thớt: 1 nhựa, 1 gỗ.

* Về vụ án:

- CQĐT đã mời chị Hiếu lên làm việc khoảng hơn 10 lần, lần nào cũng viết biên bản, ký tên.

- Chị Hiếu là người dẫn công an đi mua thớt. Hiếu chỉ dẫn đi và chỉ kích thước, loại thớt, chứ không trực tiếp mua. Người mua là công an.

- Tòa án tỉnh Long An có triệu tập tham gia phiên tòa, có điểm danh. Nhưng bữa đó Hiếu đến trễ nên tòa không hỏi gì hết.

Lời bình:

1. Lê Thị Thu Hiếu còn rất trẻ (sinh1988, nhỏ tuổi hơn HDH) khi tôi gặpnăm 2011. Tôi có thiện cảm và tin những gì mà cô đã trao đổi với tôi là sự thật. Trên thực tế, qua kiểm chứng, đã cho thấy hầu hết là đúng. Nếu chị Thu Hiếu không cung cấp cho tôi thông tin về nhân vật Nguyễn Văn Nghị, có lẽ chưa chắc đã có đơn tố giác đối tượng này. Cá nhân tôi cám ơn sự hỗ trợ của nhân chứng LTTH.

2. LTTH được CQĐT mời làm việc khoảng 10 lần, lần nào cũng lập biên bản, ký tên. Nhưng trong hồ sơ vụ án chỉ có 3 bản khai, tức là bị rút khoảng 70%- rất khủng khiếp! Chắc chắn những bản khai bị rút có thông tin có lợi cho HDH, đồng thời liên quan đến các đối tượng tình nghi, trong đó có Nguyễn Văn Nghị. Đâylà dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ vụ án rất rõ ràng.

3. Tôi tin rằng chỉ cần xemxét và sử dụng thoả đáng những bản khai ban đầu của nhân chứng LTTH, chắc chắn CQĐT công an tỉnh Long An sẽ thấy dấu vết, hoặc thậm chí xác định được hung thủ là ai. Thế mà thay vì sử dụng, thì họ lại rút những thông tin/bản khai này khỏi hồ sơ vụ án (!?)





https://dandensg.blogspot.com/2021/06/nhan-chung-le-thi-thu-hieu.html


4.

NGƯỜI CHỤP TẤM HÌNH NÀY LÀ AI?
Đó là một người đàn ông hiền lành, chân chất, nhưng điềm tĩnh, trí tuệ và hơn hết là xót thương cho HDH, muốn đi tìm sự thật, công lý. Rồi mọi người cũng sẽ sớm biết về anh thôi.
Chứng cứ ngoại phạm mới nhất tháng 5/2021 của HDH (là nhiều bản khai có cam kết của các nhân chứng) đã được gửi đến những nơi cần đến. Tôi đã nhận được báo phát Đơn đã đến VP Tổng bí thư, VP Chủ tịch nước, VP Chủ tịch QH và hơn thế nữa.
Chứng cứ kết tội HDH người ta đã công khai và giải thích trước QH, thì chứng cứ gỡ tội cho HDH hiển nhiên càng cần phải công khai rõ ràng - đó là điều không có gì phải e ngại hay giấu diếm. Tuy nhiên để bảo đảm hiệu quả, an toàn - chúng tôi sẽ công bố vào thời điểm thích hợp nhất.
Cám ơn mọi người, những người yêu công bằng, công lý cho HDH.
(Luật sư Trần Hồng Phong)



https://www.facebook.com/NguyenDuc179/posts/4417326984968130



(Quý anh chị xem link trên kênh YouTube Tôi)




https://www.youtube.com/watch?v=jAL_f_smADI

https://www.facebook.com/NguyenDuc179/posts/4411426605558168


Vừa qua tôi và chị Loan đã có buổi làm việc quan trọng với VKSNDTC.
Với sự giúp đỡ và ủng hộ của nhiều người, với tấm lòng yêu thương và yêu công lý, gia đình HDH và Ls đã có trong tay những chứng cứ ngoại phạm mới và "nặng ký" nhất cho HDH.
Chúng tôi sẽ sớm thông tin đến những người quan tâm.
P/s: bức ảnh tôi chụp cô Loan và luật sư Trần Hồng Phong mới đây.
Khi các cơ quan tố tụng có thông tin chính thức, chúng tôi sẽ công bố cụ thể.



https://www.facebook.com/nguyenducplo99/posts/2966324070355036



3.

Vụ án Trương Châu Hữu Danh: Phát hiện nhiều tài liệu "Mật" và "Tối Mật"

19-05-2021 - 12:17 PM|Pháp luật

(NLĐO) - Trong quá trình điều tra, Công an TP Cần Thơ phát hiện Trương Châu Hữu Danh cùng các đồng phạm trong nhóm "Báo Sạch" lưu giữ nhiều tài liệu có đóng dấu "Mật" và "Tối Mật". Trong đó, có tài liệu liên quan đến vụ án Hồ Duy Hải.

Như Báo Người Lao Động đã thông tin, Công an TP Cần Thơ vừa hoàn tất kết luận điều tra và chuyển sang VKSND cùng cấp đề nghị truy tố các bị can, gồm: Trương Châu Hữu Danh (39 tuổi; ngụ tỉnh Long An); Nguyễn Phước Trung Bảo (39 tuổi; ngụ Đà Nẵng) Phó Giám đốc Công ty TNHH TT FOCUS; Đoàn Kiên Giang (36 tuổi; ngụ TP HCM) và Nguyễn Thanh Nhã (41 tuổi; ngụ TP HCM), Giám đốc Công ty TNHH TT FOCUS) cùng về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân" quy định tại khoản 2, Điều 331 Bộ Luật Hình sự.

Thừa nhận viết bài chưa kiểm chứng

Theo kết luận điều tra, ngoài việc sử dụng Facebook cá nhân để thực hiện hành vi phạm tội, Trương Châu Hữu Danh còn lập nhóm với các bị can Nguyễn Phước Trung Bảo, Nguyễn Thanh Nhã, Đoàn Kiên Giang và Lê Thế Thắng (ngụ Hà Nội) tạo trang fanpage "Báo Sạch", group "Làm Báo Sạch" và kênh Youtube "BS Chanel" để viết, đăng tải nhiều bài viết và video clip về các chủ đề "nóng" được dư luận quan tâm và đưa lên mạng xã hội.

Cụ thể: Vào tháng 8-2019, 4 bị can trên cùng L.T.T., N.D. và Ng.T.O.Ph. (cùng ngụ TP HCM) tiến hành tạo trang fanpage "Báo Chí Sạch" trên Facebook. Sau đó, D. và Ph. rời nhóm, 2 người này chưa viết bài nào đăng trên Fanpage "Báo Sạch".

Vụ án Trương Châu Hữu Danh: Phát hiện nhiều tài liệu Mật và Tối Mật - Ảnh 1.

4 bị can (từ trên xuống, từ trái qua): Nguyễn Thanh Nhã, Nguyễn Trung Bảo, Đoàn Kiên Giang, Trương Châu Hữu Danh. Ảnh: Công an Cần Thơ.

Sau khi 2 thành viên rời nhóm, "Báo Sạch" chỉ còn 5 người và đã lập ra nhiều nhóm chat để thống nhất, trao đổi các nội dung đăng lên Fanpage "Báo Sạch" và nhóm "Làm Báo Sạch".

Từ khi thành lập đến khi Trương Châu Hữu Danh bị bắt, nhóm đã viết nhiều bài có chủ đề "nóng" được dư luận quan tâm như: vụ án Hồ Duy Hải, vụ tranh chấp đất đai tại Đồng Tâm, hạn mặn miền Tây, vấn đề nhà nước xuất khẩu gạo trong thời điểm dịch Covid-19… Khi hay tin Danh bị bắt, các thành viên còn lại tự động rời khỏi nhóm. Riêng L.T.Th. là người trực tiếp thao tác xóa Fanpage "Báo Sạch" và kênh Youtube "BS Chanel".

Tuy nhiên, Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) đã trích xuất, lưu giữ được 47 bài viết trên Fanpage "Báo Sạch" và group "Làm Báo Sạch" cùng một số bài viết của những thành viên trong nhóm nên chuyển giao Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Cần Thơ.

Đối với L.T. Th., đến thời điểm này Cơ quan An ninh điều tra chưa chứng minh rõ vai trò đồng phạm với các bị can trong vụ án nên cơ quan điều tra tách ra xác minh thêm, khi có đủ căn cứ thì tiến hành khởi tố xử lý theo quy định.

Lưu giữ nhiều tài liệu "Mật"

Quá trình điều tra còn chứng minh được các bị can trong vụ án thông qua hoạt động nhóm "Báo Sạch" đã nhận tiền để làm truyền thông, quảng bá thương hiệu và tư vấn pháp luật cho 8 doanh nghiệp, cá nhân ở nhiều địa phương với tổng số tiền hơn 2,8 tỉ đồng. Cơ quan điều tra sẽ tiếp tục xác minh, làm rõ, nếu có dấu hiệu của tội phạm thì tiến hành khởi tố, điều tra, xử lý theo quy định.

Bên cạnh đó, quá trình điều tra, Cơ quan An ninh điều tra còn phát hiện và thu giữ 9 văn bản có đóng dấu "Mật", 1 văn bản đóng dấu "Tối Mật" và 1 văn bản không đóng dấu "Mật" nhưng có nội dung ghi là "Tài liệu Mật". Khi khám xét nhà của bị can Danh, công an phát hiện thu giữ 4 tài liệu liên quan đến vụ án Hồ Duy Hải, trong đó có 3 tài liệu đóng dấu "Mật" và 1 tài liệu đóng dấu "Tối Mật"…

Hành vi trên của các bị can có dấu hiệu của tội "Cố ý làm lộ bí mật nhà nước"; tội "Chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước". Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của tội phạm và để đảm bảo kết thúc điều tra vụ án "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân" theo đúng thời hạn luật định nên Cơ quan An ninh điều tra tách hành vi này để tiếp tục xác minh, khởi tố điều tra, xử lý trong một vụ án khác.

L.Khánh

https://nld.com.vn/phap-luat/vu-an-truong-chau-huu-danh-phat-hien-nhieu-tai-lieu-mat-va-toi-mat-20210519110413178.htm?fbclid=IwAR1HLBFnLSsKY282zj138i-CsNw6WxsU9h9Jm2pumpwG3t_dbM1sCiQuxM0


2.


Nhóm Báo Sạch bị bắt, một số người còm nhắc tới nhóm này từng viết bài vạch rõ những sau phạm của nhà máy nước sông Đuống do Bồ Tát Đỗ Liên làm chủ. Mới chợt nhớ ra Đỗ Liên từng tuyên bố '' những kẻ đi ngược bánh xe sẽ bị loại trừ ''
Ba hôm sau lời tuyên bố của Phật Bà Đỗ Liên, ông cục trưởng giám sát bảo hiểm Phùng Ngọc Khánh đang thanh tra vụ bảo hiểm của Đỗ Liên ngã cầu thang bộ trong trụ sở tử vong. Các báo đều đưa tin công an đang làm rõ nguyên nhân, sau không thấy nhắc đến, đặc biệt cũng không thấy chi tiết ông Khánh ngã từ cầu thang bộ tầng mấy.
Khi nhà máy nước sông Đuống chuẩn bị cấp nước, nhà máy nước sông Đà bị đổ dầu thải ở nguồn nước, vụ việc điều tra ra kết quả có những kẻ đi lòng vòng mấy trăm cây số đều đầu nguồn nước sông Đà đổ dầu thải, trong khi số dầu này có thể bán ngay được lấy tiền cách nơi nhận dầu chỉ có chục km.
Những kẻ đi ngược bánh xe phát triển của Đỗ Liên đều bỗng dưng bị '' loại trừ '' trùng hợp theo nhiều cách khác nhau. Đúng như lời Bồ Tát Đỗ Liên đã '' tiên tri ''.

https://www.facebook.com/nguoibuon.gio.9/posts/4042880039103592




1.



Chiều nay, anh em Sở cẩm ở Cần Thơ đã tống thêm 3 anh nhà báo trong team Báo Sạch vào trong trại giam. Tên họ đầy đủ của các anh gồm: Nguyễn Thanh Nhã (1980, Tp.HCM), Đoàn Kiên Giang (1985, Tp.HCM), và Nguyễn Phước Trung Bảo (1982, Đà Nẵng). Cả ba bị cáo buộc về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331 BLHS.
Đúng là ăn theo bầy mà đi thì cả rổ. Vẫn nhớ, năm 2019, với tiêu chí "muốn đi xa thì đi nhiều người", tuyên bố “vì mục đích bảo vệ lẽ phải”, Trương Châu Hữu Danh cùng Bạch Hoàn thành lập một tổ chức với tên gọi rất mỹ miều là “Báo Sạch”, tập hợp các KOLs như: Nguyễn Phước Trung Bảo, Nguyễn Thanh Nhã, Đoàn Kiên Giang, Trương Châu Hữu Danh, Lê Thế Thắng, Bạch Thị Hoàn, Phạm Ngọc Hưng…
Nhưng những anh thường hay nói đạo lý thì sống như chồn, các anh lại không hoạt động đúng tôn chỉ mục đích mà quay ra kiếm tiền thông qua truyền thông bẩn, bằng cách đánh quan chức và doanh nghiệp. Để đánh bóng tên tuổi, nhóm này thường lợi dụng những vấn đề nổi cộm trong xã hội để thu hút dư luận, chống phá chính quyền. Thành viên trong nhóm “Báo Sạch” còn chủ động tìm kiếm “con mồi”, tìm kiếm sai phạm, sơ hở của doanh nghiệp để viết bài “khều”, “đếm tầng” để doanh nghiệp tìm đến chúng ký “hợp đồng truyền thông”, “hợp đồng tư vấn pháp luật”… rồi sử dụng hệ thống “Báo sạch” gây áp lực với chính quyền các địa phương và bộ, ban, ngành để giải quyết, xử lý các vụ việc theo hướng có lợi cho đối tác. Thời kỳ hoàng kim, team Báo Sạch là nỗi sợ của biết bao doanh nghiệp ở nhiều địa phương.
Với việc 03 thành viên tiếp tục nhập kho sẽ là dấu chấm hết cho team Báo Sạch - một nhóm truyền thông tên SẠCH mà chuyên ăn bẩn!




..
..

..

6 nhận xét:

  1. 3.

    Vụ án Trương Châu Hữu Danh: Phát hiện nhiều tài liệu "Mật" và "Tối Mật"
    19-05-2021 - 12:17 PM|Pháp luật

    Trả lờiXóa
  2. 4.

    Nguyễn Đức
    11 giờ ·
    Trên hành trình gặp nhân chứng cùng luật sư Trần Hồng Phong.

    NGƯỜI CHỤP TẤM HÌNH NÀY LÀ AI?
    Đó là một người đàn ông hiền lành, chân chất, nhưng điềm tĩnh, trí tuệ và hơn hết là xót thương cho HDH, muốn đi tìm sự thật, công lý. Rồi mọi người cũng sẽ sớm biết về anh thôi.
    Chứng cứ ngoại phạm mới nhất tháng 5/2021 của HDH (là nhiều bản khai có cam kết của các nhân chứng) đã được gửi đến những nơi cần đến. Tôi đã nhận được báo phát Đơn đã đến VP Tổng bí thư, VP Chủ tịch nước, VP Chủ tịch QH và hơn thế nữa.
    Chứng cứ kết tội HDH người ta đã công khai và giải thích trước QH, thì chứng cứ gỡ tội cho HDH hiển nhiên càng cần phải công khai rõ ràng - đó là điều không có gì phải e ngại hay giấu diếm. Tuy nhiên để bảo đảm hiệu quả, an toàn - chúng tôi sẽ công bố vào thời điểm thích hợp nhất.
    Cám ơn mọi người, những người yêu công bằng, công lý cho HDH.
    (Luật sư Trần Hồng Phong)




    https://www.facebook.com/NguyenDuc179/posts/4417326984968130



    Nguyễn Đức
    27 tháng 5 lúc 17:13 ·
    THÔNG TIN MỚI VỀ CHỨNG CỨ NGOẠI PHẠM CỦA HỒ DUY HẢI
    VÀ CON ĐƯỜNG PHÁP LÝ MINH OAN

    Trả lờiXóa
  3. 5.


    Thursday, June 17, 2021
    Nhân chứng Lê Thị Thu Hiếu
    Luật sư Trần Hồng Phong

    Năm 2015, từ thông tin do nhân chứng Lê Thị Thu Hiếu cung cấp, luật sư và gia đình HDH đã gửi đơn tố giác đối tượng Nguyễn Văn Nghị có dấu hiệu là hung thủ giết người. Trước đó trong hồ sơ vụ án hoàn toàn không có thông tin nào về đối tượng này ngoài một chữ ‘Nghị” trong bản khai của nhân chứng Cao Hoàng Tuấn Anh. Sau phiên tòa giám đốc thẩm tháng 5/2020, cái tên Nguyễn Văn Nghị đã được chính thức "đưa trở lại" vào vụ án.

    << Nhân chứng Lê Thị Thu Hiếu cho biết CQĐT đã mời làm việc khoảng 10 lần, đều lập biên bản và ký tên, nhưng trong hồ sơ vụ án chỉ còn có 3 biên bản ghi lời khai, số còn lại bị rút ra khỏi hồ sơ vụ án (minh hoạ)


    Lê Thị Thu Hiếulà đồng nghiệp chung cơ quan, bạn thân thiết của hai nữ nạn nhân Hồng và Vân. Tại thời điểm xảy ra vụ án, chị Hiếu thường xuyên nghỉ trưa tại bưu cục Cầu Voi. Có thể khẳng định Thu Hiếu là nhân chứng rất quan trọng, biết nhiều tình tiết về vụ án, trong đó có những thông tin đặc biệt và đáng tin cậy về mối quan hệ tình cảm của nạn nhân Hồng– chính là đầu mối quan trọng nhất để CQĐT có thể dễ dàng tìm ra và truy vết hung thủ. Nhưng các bản khai quan trọng nhất của nhân chứng LTTHđã bị CQĐT rút khỏi hồ sơ vụ án. Đây chính là lý do mà năm 2017, luật sư và gia đình HDH tiếp tục gửi đơn tố giác hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án, có thể làm bỏ lọt hung thủ thật sự.

    Trả lờiXóa

  4. 6.

    Đơn cung cấp chứng cứ ngoại phạm về thời gian và địa điểm của Hồ Duy Hải và kiến nghị khẩn cấp - ngày 20/5/2021

    Ls. Trần Hồng Phong: Lá đơn dưới đây đã được 5 luật sư, gia đình Hồ Duy Hải, 2 công dân và 2 nhà báo cùng ký gửi đến cấp thẩm quyền ngày 20/5/2021 - cách nay hơn 1 tháng. Với tư cách là người soạn lá đơn này, tôi xin chia sẻ vài thông tin liên quan:

    - Đây là một lá đơn có sức nặng và tầm quan trọng đặc biệt, khả năng rất cao sẽ giúp minh oan cho Hồ Duy Hải. Sự dũng cảm, yêu công lý của các nhân chứng đã gửi đơn trình bày và cung cấp thông tin tạo nên giá trị chứng minh. Người có công đầu để có lá đơn này, tôi xin gửi lời tri ân đến “anh hàng xóm” Võ Văn Sân, đã bỏ cả năm trời âm thầm tìm hiểu, từng bước gặp và thuyết phục các nhân chứng lên tiếng. Cám ơn một You Tuber đã giới thiệu anh Sân cho tôi. Tôi chỉ là người chắp bút mà thôi.

    << Trên tay chị Nguyễn Thị Loan là lá đơn quan trong đề nghị minh oan cho con trai Hồ Duy Hải mà chị vừa đặt bút ký (ngày 20/5/2021). Đã bước qua năm thứ 14 của hành trình khổ đau và nghiệt ngã.

    Trả lờiXóa
  5. 7. Ngày 8/7/2021

    Trần Hồng Phong
    9 giờ ·
    NGÀY 8/7/2021: 14h00'
    CÁC NHÂN CHỨNG ĐÁM TANG ÔNG TƯ LAN VẪN ĐANG LÀM VIỆC VỚI CÔNG AN LONG AN
    Tin cập nhật cuối bài!
    Sau ngày hôm qua, tối hôm qua và sáng nay 8/7/2021 các nhân chứng nằm trong số 7 người đã có Đơn trình bày và cam kết về việc gặp Hồ Duy Hải tại đám tang ông Tư Lan tối 13/1/2008 gửi cho tôi (Ls. Trần Hồng Phong, và tôi đã ngay lập tức có Đơn trình bày và cung cấp chứng cứ & đề nghị khẩn cấp gửi đến VKSNDTC và các lãnh đạo cấp cao từ ngày 20/5/2021) và một số nhân chứng khác đã và đang tiếp tục được Công an tỉnh Long An mời làm việc tại trụ sở công an huyện Thủ Thừa.
    Đức Nguyễn, Trần Đình Dũng, Ls Trần Bá Học, Minh Thọ, Phung Thanh Son, Anh Kiet Lê Đại
    Có nhân chứng được mời làm việc từ 8h30, nhưng tới hơn 13h30 vẫn chưa ra khỏi trụ sở công an huyện Thủ Thừa.

    Trả lờiXóa
  6. 9.
    Tuesday, July 27, 2021
    Đơn cung cấp chứng cứ ngoại phạm của Hồ Duy Hải & kiến nghị tái thẩm; xem xét lại QĐ giám đốc thẩm - tháng 7/2021

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.