Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn louis-roubaud. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn louis-roubaud. Hiển thị tất cả bài đăng

09/02/2025

Bổ sung tư liệu Nguyễn Ái Quốc : "Truyền thông về Nguyễn Ái Quốc đầu thế kỷ XX" (Nguyễn Hữu Sơn, 2023)

Năm 2013, Giao Blog đã đăng bài "Tựa như Nguyễn Ái Quốc thời 1930 còn có tên là Nguyễn Hải Quốc". Xem lại ở đây.

Sách in tại Pháp năm 1931 (trích một trang bên trong)


Đó là những tư liệu in ấn vào đầu thập niên 1930. Lúc đó, người Pháp đã biết đến Nguyễn Ái Quốc (có cách ghi âm là "Nguyễn Hải Quốc"), có nhiều cái nhìn cảm phục chàng thanh niên Việt Nam đầy nghị lực đó của các nhà trí thức cánh tả ở Pháp.

Năm 2023, học giả Nguyễn Hữu Sơn có có đăng trên báo Nghệ An cuối tuần bài "Truyền thông về Nguyễn Ái Quốc đầu thế kỷ XX". Bài báo có nói đến các mẩu tin và bài viết trên báo chí trong nước đầu thập niên 1930 về Nguyễn Ái Quốc (trong đó, có báo Thần chung, Trung Bắc tân văn, Hà Thành ngọ báo,...).

Có thể thấy: đầu thập niên 1930, báo chí trong nước và quốc tế đã biết đến một Nguyễn Ái Quốc nghị lực, đang tích cực hoạt động và học tập ở nước ngoài. Các cây bút cánh tả thì bày tỏ sự cảm phục đối với chàng thanh niên ấy (lúc đó, Nguyễn Ái Quốc đã vào tuổi 40, nhưng vẫn là một trang thanh niên chưa có gia đình).

02/04/2021

Tư liệu từ nước Pháp : ghi chú mật và báo cáo giám sát của Pháp về Nguyễn Ái Quốc năm 1920

Bài mới xuất hiện trên Tạp chí Phương Đông.

Bài này bổ sung thêm tư liệu cho một cuốn sách đã xuất bản đầu thập niên 1930, trong đó có nhắc đến Nguyễn Ái Quốc (đã đi từ lâu trên Giao Blog, xem lại ở đâyở đây, đều từ năm 2013).

29/08/2013

Năm 1931, Louis thì khen Nguyễn Ái Quốc, còn Phan Khôi thì khen Louis : dám vứt An Nam, dùng Việt Nam

Không phải đến sau này, mà từ 1931, trong tác phẩm của mình xuất bản năm đó tại Paris, nhà báo Louis đã bày tỏ sự thán phục dành cho Nguyễn Ái Quốc (tức Nguyễn Hải Quốc, tức Nguyễn Yêu Nước). Sức hấp dẫn của Nguyễn, đối với trí thức cấp tiến của Pháp, đã có từ lúc đó. Tất nhiên, anh cũng rất hấp dẫn với mật thám Pháp.

Thật ra, Louis cũng đã từ trần trước ngày Cách mạng Tháng Tám, nên ông không thể biết rằng, người mà ông viết chân dung năm 1931 lại chính là Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam mới.