Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

08/04/2021

Khoa Ngữ văn Trường Tổng hợp Hà Nội với một chính khách mới : Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Kim Sơn

Nói là "mới" bởi hiện đã có một vị là "cũ". Tức hai chính khách xuất thân từ khoa Ngữ văn ngày trước.

Cả hai chính khách đều xa gần liên quan đến học giả Đinh Gia Khánh (đọc lại về vị giáo sư đặc biệt này ở đây - cụ không là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng chưa tốt nghiệp đại học).

Chính khách Nguyễn Phú Trọng (sinh năm 1944) đương kim Tổng Bí thư ở nhiệm kì thứ ba thì là học trò do thầy Đinh Gia Khánh hướng dẫn luận văn tốt nghiệp (đọc lại ở đây).

Chính khách Nguyễn Kim Sơn (sinh năm 1966) tân Bộ trưởng Giáo dục (vừa được bổ nhiệm) thì cũng được xem là một học trò của thầy Đinh Gia Khánh. Trên thực tế, người hướng dẫn luận án sau đại học của nghiên cứu sinh Nguyễn Kim Sơn là thầy Bùi Duy Tân - là học trò và sau là đồng nghiệp của thầy Đinh Gia Khánh. Tháng 7 năm 2016, anh Sơn được bổ nhiệm là Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (đọc lại ở đây). 

Như vậy, có thể nói: Khoa Ngữ văn đã cống hiến cho đất nước hai chính khách ở thời điểm hiện tại. Một người là Tổng Bí thư, một người là Bộ trưởng Giáo dục. Không phải thấy người sang bắt quàng "đồng khoa, đồng thầy giáo", mà hiện thực là như vậy.

Mỗi thầy giáo ở Khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội ngày trước thường hướng dẫn nhiều học sinh ở các cấp độ khác nhau (sinh viên nghiên cứu khoa học, luận văn tốt nghiệp đại học, luận văn/luận án sau đại học,...). Thầy Bùi Duy Tân cũng vậy, như phạm vi tôi quan sát trực tiếp ngày trước thì ông đã hướng dẫn các học trò như: Nguyễn Kim Sơn (Ngữ văn K30, nghiên cứu sinh về văn học trung đại), Nguyễn Xuân Diện (Ngữ văn K33, nghiên cứu sinh làm về ca trù), Hoàng Mạnh Hà (Ngữ văn K34, luận văn đại học làm về sấm kí Nguyễn Bỉnh Khiêm),...Ông cũng là thầy giáo hướng dẫn luận văn tốt nghiệp đại học của tôi (trước đó là thời kì "sinh viên nghiên cứu khoa học").

Ghi nhanh ít dòng. Ở dưới là cập nhật dần các thông tin.

Tháng 4 năm 2021,

Giao Blog


---



Tân Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn: Thách thức và kỳ vọng

PGS.TS Nguyễn Kim Sơn vừa chính thức trở thành tân bộ trưởng Bộ GD-ĐT. Các chuyên gia giáo dục, cán bộ quản lý, giáo viên trong ngành giáo dục kỳ vọng gì?

GS.TS Hoàng Văn Cường, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân:

Tân Bộ trưởng Bộ GD-ĐT sẽ tiếp quản một vị trí thực sự là “ghế nóng”, được cả xã hội, toàn dân quan tâm.

Tân Bộ trưởng sẽ phải điều hành các hoạt động của ngành giáo dục đang diễn ra bởi hàng chục triệu học sinh, giáo viên, cán bộ của ngành - đây có lẽ là nhóm đối tượng rộng lớn nhất trong tất cả các bộ, ngành.

Thêm vào đó, ngành giáo dục đang trong giai đoạn có nhiều thay đổi, đổi mới căn bản.

Ở bậc phổ thông, đang triển khai chương trình phổ thông mới với tinh thần “một chương trình nhưng nhiều sách giáo khoa”. Ở bậc đại học, bắt đầu thực hiện theo Luật Giáo dục Đại học sửa đổi, chuyển sang cơ chế tự chủ, giao cho các trường tự quyết định và tự chịu trách nhiệm. Đây đều là những điều chưa từng có trong tiền lệ của quản lý.

Chính vì vậy, Bộ trưởng mới phải có những phương thức hành động hoàn toàn mới để thích ứng với đòi hỏi của cơ chế mới này.

Làm thế nào để cả bộ máy quản lý của ngành giáo dục phải nhận thức đúng và phải kịp thời thay đổi phương thức quản lý mang tính áp đặt, rập khuôn, xin - cho trước đây. Thay vào đó là chuyển sang phương thức hướng dẫn, hỗ trợ và hậu kiểm.  

Làm thế nào để hàng chục triệu người học và người dạy phải nhận thức và thay đổi phương thức dạy học, từ việc học thuộc đề thi lấy điểm cao sang phương thức người học phải thực sự hiểu, biết và tự mình thay đổi tư duy, hành động.

Rõ ràng đây là một thách thức vô cùng lớn đặt ra đối với vị tân bộ trưởng. Tuy nhiên, đây cũng chính là đường hướng, phương thức để đưa đến thành công nếu như bộ trưởng và toàn ngành vượt qua được.

Tân Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn: Thách thức và kỳ vọng
GS.TS Hoàng Văn Cường

Cá nhân tôi kỳ vọng tân bộ trưởng là người biết lắng nghe, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của cả người dạy, người học và cả nhu cầu của xã hội. Bộ trưởng cũng phải là người tâm huyết và quyết liệt trong việc đổi mới các quyết định quản lý.

Bà Cao Tố Nga, Hiệu trưởng Trường THPT Ngô Quyền, TP Hải Phòng:

Một trong những thách thức của tân bộ trưởng nói riêng và ngành giáo dục nói chung là sự chồng chéo trong quản lý, điều hành và nhân sự. Ví dụ rõ nhất là trong khi Bộ GD-ĐT quyết về chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới nhưng sự quyết định về tài chính, đầu tư lại phụ thuộc ở địa phương.

Trong khi đó, giáo dục là lĩnh vực sát sườn với cuộc sống hằng ngày của mọi nhà, nhà nào hầu như cũng có người đi học nên luôn là lĩnh vực nhạy cảm, nóng.

Tân Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn: Thách thức và kỳ vọng
Bà Cao Tố Nga

Với vị tân bộ trưởng, tôi kỳ vọng ông sẽ quan tâm hơn đến vấn đề trường học hạnh phúc, học sinh các vùng miền có cơ hội bình đẳng về cơ hội học tập, trải nghiệm.

Cùng đó, có những chính sách quan tâm và chú trọng việc học sinh Việt Nam có điều kiện được tăng cường rèn luyện thể chất, mỹ thuật, âm nhạc,... ngoài kiến thức văn hóa, như học sinh các nước tiên tiến.

Bên cạnh đó, cần quan tâm và đưa ra những cơ chế hỗ trợ, đãi ngộ về cả tinh thần và vật chất để các giáo viên giữ được tình yêu nghề và đặc biệt phải sống được bằng nghề.

Ông Trần Trung Hiếu, giáo viên Lịch sử, Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An:

Tân Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn: Thách thức và kỳ vọng
Ông Trần Trung Hiếu
ADVERTISING
iTVC from Admicro

Tôi  mong mỏi ở tân Bộ trưởng 3 điều:

Thứ nhất, cầu thị và lắng nghe ý kiến góp ý, phản biện mang tính thiện chí, xây dựng của nhân dân, của đội ngũ các nhà giáo. Mọi văn bản, chủ trương khi vừa triển khai nhưng vấp phải sự phản biện của đông đảo các thầy cô giáo thì cần phải xem lại ngay.

Thứ hai, cần điều chỉnh một số chính sách đã rất không phù hợp với tình hình và thực tiễn giáo dục hiện nay, đặc biệt là trong quá trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Thứ ba, cẩn trọng và chắc chắn khi ban hành các văn bản mang tính pháp quy của ngành. Khi soạn thảo văn bản, cần tự đặt mình vào vị trí của giáo viên, học sinh trong bối cảnh hiện nay. Cần có sự tham vấn rộng rãi đội ngũ các nhà giáo thông qua các phương tiện truyền thông và mọi quyết sách đều phải xuất phát từ thực tiễn, từ điều kiện kinh tế xã hội của đất nước và mỗi địa phương.

TS Tô Văn Phương, Trưởng phòng đào tạo, Trường ĐH Nha Trang:

Tân Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn: Thách thức và kỳ vọng
TS Tô Văn Phương

Là cán bộ quản lý đào tạo ở 1 cơ sở giáo dục đại học, tôi kỳ vọng Bộ trưởng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao toàn ngành giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng.

Đối với giáo dục đại học, kỳ vọng sẽ hỗ trợ cho các trường đại học ở một số khía cạnh:

Thứ nhất, về vấn đề tự chủ đại học, mặc dù Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) và Nghị định hướng dẫn thi hành luật đã ban hành tuy vậy tự chủ về tài chính, chính sách học phí, quy định sử dụng tài sản công vẫn còn một số tồn tại do chưa được đồng bộ với luật chuyên ngành về tài chính, tài sản.

Thứ hai, hỗ trợ các trường trong ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong tổ chức dạy và học, đặc biệt là đào tạo trực tuyến, từ xa.

Thứ ba, quan tâm chỉ đạo xây dựng được cơ sở dữ liệu về phân tích, dự báo nguồn nhân lực để phục vụ định hướng nghề nghiệp và tuyển sinh sát hơn, đáp ứng nhu cầu xã hội.

Đặc biệt, mong mỏi Bộ trưởng đưa ra các chính sách để phân luồng thí sinh theo học các ngành nghề đào tạo truyền thống, đặc thù khó thu hút thí sinh. Chẳng hạn, Việt Nam có bờ biển dài 3.260km với hơn 1 triệu Km2 vùng đặc quyền kinh tế, nguồn tài nguyên biển phong phú và đa dạng. Tuy vậy, Nhà nước chưa có nhiều chính sách hỗ trợ trong đào tạo các ngành về kinh tế biển, lĩnh vực thủy sản như Khai thác thủy sản, Quản lý thủy sản, Nuôi trồng thủy sản và Chế biến thủy sản.

Thầy Hồ Tấn Nguyên Minh, Tổ trưởng Ngữ văn, Trường THPT Chuyên Lương Văn Chánh:

Tân Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn: Thách thức và kỳ vọng
Thầy giáo Hồ Tấn Nguyên Minh

Là một nhà giáo giảng dạy ở trường THPT, tôi kỳ vọng bộ trưởng Bộ GD xây dựng một chiến lược phát triển giáo dục bền vững, lâu dài tránh chắp vá, hấp tấp, theo đuôi dư luận, thay đổi xoành xoạch theo kiểu “đẽo cày giữa đường”.

Ngoài ra, đặc biệt chú trọng yếu tố con người trong giáo dục. Phải gấp rút đưa ra kế hoạch xây dựng, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý ở cấp THPT. Đây là yếu tố then chốt quyết định sự thành công hay thất bại trong giáo dục. 

Cần lắng nghe những ý kiến góp ý, trao đổi, phản biện của nhân dân, đặc biệt là của đội ngũ thầy cô giáo để kịp thời sửa chữa, khắc phục những hạn chế, yếu kém.

Đổi mới triệt để chương trình và sách giáo khoa theo hướng tinh giản kiến thức nặng nề hàn lâm, tăng cường thực hành, trải nghiệm; tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

Giảm áp lực về thành tích, giảm gánh nặng về hồ sơ sổ sách, tạo môi trường thật sự thoải mái để thầy và trò sáng tạo.

Thanh Hùng - Lê Huyền

Ngôi trường có 2 cựu học sinh trở thành tân Bộ trưởng

Ngôi trường có 2 cựu học sinh trở thành tân Bộ trưởng

Tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Nguyễn Kim Sơn) và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (Bùi Thanh Sơn) đều ....

https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/nguoi-thay/thach-thuc-va-ky-vong-voi-tan-bo-truong-giao-duc-va-dao-tao-nguyen-kim-son-725942.html

..





Ngôi trường có 2 cựu học sinh trở thành tân Bộ trưởng

Tân Bộ trưởng Bộ Ngoại giao - Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Nguyễn Kim Sơn đều là cựu học sinh của Trường THPT Ngô Quyền, Hải Phòng.

Trong danh sách 2 Phó Thủ tướng và 12 Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm sáng nay 8/4 có 2 Bộ trưởng là cựu học sinh Trường THPT Ngô Quyền.

Cụ thể, ông Bùi Thanh Sơn, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao là cựu học sinh Trường THPT Ngô Quyền khóa 1976-1979. Còn ông Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo là cựu học sinh khóa 1981-1984. 

Ông Bùi Thanh Sơn sinh năm 1962, quê ở quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII, đại biểu Quốc hội khóa XIV.

Ngôi trường có 2 cựu học sinh trở thành tân Bộ trưởng
Ông Bùi Thanh Sơn, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

Trước khi được bổ nhiệm làm Bộ trưởng, ông Bùi Thanh Sơn giữ chức Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao.

Ông Bùi Thanh Sơn có trình độ chuyên môn Thạc sĩ Quan hệ quốc tế, từng là Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, Vụ trưởng Vụ Chính sách Đối ngoại, Bộ Ngoại giao; Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA) Việt Nam - Liên minh châu Âu (EU), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, sau là Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao...

Ngôi trường có 2 cựu học sinh trở thành tân Bộ trưởng
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn 

Ông Nguyễn Kim Sơn sinh năm 1966, quê xã Tân Trào, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng, có học hàm phó giáo sư. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII.

Trước khi trở thành Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, ông Sơn từng là Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội), rồi Phó Giám đốc, Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội.

Ngôi trường có 2 cựu học sinh trở thành tân Bộ trưởng
Ông Bùi Thanh Sơn trong lần về thăm trường cũ nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Trường THPT Ngô Quyền.
Ngôi trường có 2 cựu học sinh trở thành tân Bộ trưởng

Ông Nguyễn Kim Sơn dự lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Trường THPT Ngô Quyền.

Chia sẻ với VietNamNet, bà Cao Tố Nga, Hiệu trưởng Trường THPT Ngô Quyền (Hải Phòng) cho hay các thế hệ cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường rất phấn khởi và tự hào khi 2 cựu học sinh của nhà trường trở thành bộ trưởng.

"Tôi cũng mong rằng các học sinh của trường xem đây là nguồn động viên, cổ vũ tinh thần, tạo thành động lực để học tập và noi theo, có những bước phát triển, tiếp tục làm rạng danh mái trường THPT Ngô Quyền", bà Nga nói. 

Ngôi trường có 2 cựu học sinh trở thành tân Bộ trưởng

Được thành lập từ năm 1920, Trường THPT Ngô Quyền (trước đây mang tên trường Bonnal, Bình Chuẩn) là trường trung học đầu tiên của Hải Phòng và cũng là trường trung học đầu tiên của cả vùng duyên hải Bắc Bộ.

Ngôi trường có 2 cựu học sinh trở thành tân Bộ trưởng

Với bề dày truyền thống, nhiều cựu học sinh Trường Ngô Quyền sau này trở thành những chính khách, nhà khoa học, văn nghệ sĩ nổi tiếng như: cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, giáo sư Vũ Khiêu, giáo sư Nguyễn Xuân Vinh, nhạc sĩ Văn Cao, nhạc sĩ Đỗ Nhuận, nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi, nhà thơ Thế Lữ...

Ngôi trường có 2 cựu học sinh trở thành tân Bộ trưởng

Trải qua hơn 100 năm hình thành và phát triển, chất lượng giáo dục toàn diện của trường ngày càng được khẳng định qua kết quả hai mặt giáo dục: đạo đức và văn hóa.

Nhiều năm qua, Trường THPT Ngô Quyền luôn khẳng định được uy tín, chất lượng đào tạo, luôn ở trong tốp 100 trường có điểm thi THPT quốc gia cao nhất cả nước, là trường THPT trọng điểm của thành phố Hải Phòng.

Thanh Hùng

https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/nguoi-thay/thpt-ngo-quyen-truong-hoc-bo-truong-gd-va-bo-truong-ngoai-giao-726077.html#inner-article

..


Tiểu sử đồng chí Nguyễn Kim Sơn


10:16, 08/04/2021
(Chinhphu.vn) - Tại kỳ họp 11, Quốc hội khóa XIV, ông Nguyễn Kim Sơn đã được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tân Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn

- Ngày sinh: 18/11/1966       Nam/Nữ: Nam             Dân tộc: Kinh

- Quê quán: Xã Tân Trào, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng

- Ngày vào Đảng: 26/12/2000        Ngày chính thức: 26/12/2001

- Trình độ đào tạo:

+ Giáo dục phổ thông: 12/12 phổ thông

+ Chuyên môn, nghiệp vụ: Đại học ngành Ngữ văn chuyên ngành Hán Nôm

+ Học hàm, học vị: Phó Giáo sư, Tiến sĩ ngành Ngữ văn  + Lý luận chính trị: Cao cấp     

+ Ngoại ngữ: Tiếng Trung (C), Tiếng Anh (sử dụng được)

- Khen thưởng: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bằng khen của Đại học Quốc gia Hà Nội; Chiến sĩ thi đua cấp Bộ.

- Kỷ luật: Không.

- Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII

- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

 TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

09/1985 - 06/1990:

Sinh viên Khoa Ngữ văn (chuyên ngành Hán Nôm) tại Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội.

07/1990 - 03/1991:

Học ngoại ngữ; chuẩn bị đề tài nghiên cứu; hoàn tất thủ tục chuyển tiếp nghiên cứu sinh tại Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội.

04/1991 - 12/1992:

Giảng viên Khoa Ngữ văn, Nghiên cứu sinh ngành Ngữ văn (chuyên ngành Văn học Việt Nam) tại Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội; Ủy viên Thường vụ Đoàn TNCS HCM Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội (từ 09/1991).

01/1993 - 02/1999:

Giảng viên Khoa Văn học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc ĐHQGHN; Nghiên cứu sinh ngành Ngữ văn (đến 04/1996).

03/1999 - 03/2002:

Giảng viên Khoa Văn học, Bí thư Đoàn TNCS HCM Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn; Phó Bí thư Đoàn TNCS HCM - ĐHQGHN.

04/2002 - 03/2003:

Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc, Giảng viên Khoa Văn học, Bí thư Đoàn TNCS HCM Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn; Phó Bí thư Đoàn TNCS HCM - ĐHQGHN.

04/2003 - 04/2006:

Trưởng Phòng Đào tạo, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc, Giảng viên Khoa Văn học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn; Bí thư Đoàn TNCS HCM Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Phó Bí thư Đoàn TNCS HCM - ĐHQGHN (đến 12/2003).

05/2006 - 05/2007:

Trưởng Phòng Đào tạo, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc, Giảng viên Khoa Văn học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn.

06/2007 - 05/2008:

Học giả nghiên cứu Tư tưởng Nho giáo ở Việt Nam tại Học viện Harvard Yenching, Đại học Harvard, Hoa Kỳ.

06/2008 - 10/2009:

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc, Giảng viên Khoa Văn học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn.

11/2009 - 07/2010:

Phó Hiệu trưởng, kiêm Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc; Phó Bí thư Đảng ủy Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (từ 06/2010).

08/2010 - 12/2011:

Đảng ủy viên Đảng ủy ĐHQGHN; Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng, kiêm Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn.

01/2012 - 02/2016:

Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc ĐHQGHN.

02/2016 - 06/2016:

Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Phó Giám đốc Thường trực ĐHQGHN.

06/2016 - 09/2016:

Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Giám đốc ĐHQGHN.

09/2016 - 01/2019:

Bí thư Đảng ủy, Giám đốc ĐHQGHN; Viện trưởng Viện Trần Nhân Tông (từ 02/2017).

01/2019 – 01/2021:

Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng, Giám đốc ĐHQGHN; Viện trưởng Viện Trần Nhân Tông.

Từ 01/2021 đến nay:

 

Từ 08/4/2021:

Ủy viên BCH Trung ương Đảng; Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng, Giám đốc ĐHQGHN; Viện trưởng Viện Trần Nhân Tông.

Tại kỳ họp 11, Quốc hội khóa XIV, được bầu làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

http://baochinhphu.vn/Hoat-dong-Bo-nganh/Tieu-su-dong-chi-Nguyen-Kim-Son/428000.vgp

..

ỦY VIÊN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGUYỄN KIM SƠN

Ngày sinh: 18/11/1966

Ngày vào Đảng: 26/12/2000

Quê quán: xã Tân Trào, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng

Dân tộc: Kinh

Chức vụ:
- Ủy viên Trung ương Đảng: Khóa XIII
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (từ 4/2021)

Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp

Trình độ chuyên môn: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Văn học

TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

9/1985 - 6/1990: Sinh viên Khoa Ngữ văn (chuyên ngành Hán Nôm) tại ĐH Tổng hợp Hà Nội

7/1990 - 3/1991: Học ngoại ngữ

4/1991 - 12/1992: Giảng viên Khoa Ngữ văn, Nghiên cứu sinh ngành Ngữ văn (chuyên ngành Văn học Việt Nam) tại ĐH Tổng hợp Hà Nội; Ủy viên Thường vụ Đoàn TNCS HCM Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội (từ 9/1991)

1/1993 - 2/1999: Giảng viên Khoa Văn học, Trường ĐH KHXH&NV thuộc ĐHQGHN; Nghiên cứu sinh ngành Ngữ văn (đến 4/1996)

3/1999 - 3/2002: Giảng viên Khoa Văn học, Bí thư Đoàn TNCS HCM Trường ĐH KHXH&NV; Phó Bí thư Đoàn TNCS HCM ĐHQGHN

4/2002 - 3/2003: PGĐ Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc, Giảng viên Khoa Văn học, Bí thư Đoàn TNCS HCM Trường ĐH KHXH&NV; Phó Bí thư Đoàn TNCS HCM ĐHQGHN

4/2003 - 4/2006: Trưởng Phòng Đào tạo, Phó Giám đốc  Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc, Giảng viên Khoa Văn học, Trường ĐH KHXH&NV; Bí thư Đoàn TNCS HCM Trường ĐH KHXH&NV, Phó Bí thư Đoàn TNCS HCM ĐHQGHN (đến 12/2003)

5/2006 - 5/2007: Trưởng Phòng Đào tạo, Giám đốc  Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc, Giảng viên Khoa Văn học, Trường ĐH KHXH&NV

6/2007 - 5/2008: Học giả nghiên cứu tại Học viện Harvard Yenching

6/2008 - 10/2009: Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc, Giảng viên Khoa Văn học, Trường ĐH KHXH&NV

11/2009 - 7/2010: Phó Hiệu trưởng, kiêm Giám đốc  Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc; Phó Bí thư Đảng ủy Trường ĐH KHXH&NV (từ 6/2010)

8/2010 - 12/2011: Đảng ủy viên Đảng ủy ĐHQGHN; Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng, kiêm Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc, Trường ĐH KHXH&NV

1/2012 - 2/2016: Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc ĐHQGHN

2/2016 - 6/2016: Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Phó Giám đốc Thường trực ĐHQGHN

6/2016 - 9/2016: Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Giám đốc ĐHQGHN

9/2016 - 1/2019: Bí thư Đảng ủy, Giám đốc ĐHQGHN; Viện trưởng Viện Trần Nhân Tông (từ 2/2017)

1/2019 - 1/2021: Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng, Giám đốc ĐHQGHN; Viện trưởng Viện Trần Nhân Tông

1/2021: Ủy viên Trung ương Đảng; Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng, Giám đốc ĐHQGHN; Viện trưởng Viện Trần Nhân Tông

8/4/2021: Tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIV, đồng chí được phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

https://daihoidang.vn/nhan-su/nguyen-kim-son-1270.vnp





---


CẬP NHẬT


7. Ngày 22/7/2021


FB nhắc lại bức ảnh được chụp 4 năm trước, hôm họp lớp Đại học tại Melia Ba Vì của anh Anh Luong .Trong ảnh là hơn một nửa các “lính ngự lâm” của Văn K30 Đại học Tổng hợp Hà Nội (cũ). Khoá này có đầy đủ 3 lớp (Văn,Ngữ,Hán) nhưng chỉ có 24 người- giữ kỷ lục về số lượng ít.

Thời gian ngắn ngủi mà vật đổi sao dời.Một bạn trong ảnh đã đi về cõi vĩnh hằng, nay lại nhận được tin một bạn khác lâm bệnh hiểm nghèo. Hôm rồi, ngồi nhà một người bạn,cũng ở trong ảnh, giờ đã trở thành đứng đầu “thiên hạ chi sư”, cả 2 đều áy náy vì dịch giã, vì công việc mà chưa đến thăm bằng hữu được. Về nhà, chạnh nghe câu hát của Trịnh nhạc sĩ, tự dưng cảm khái mà thấy rằng, đúng là “đời người như gió qua”…




https://www.facebook.com/loithach.nguyen/posts/4843702188989884


6. Ngày 10/4/2021

Ngày tôi nhận việc ở trường, em tặng tôi bốn chữ này. Nghĩa đen là đường xa gánh nặng nhưng em bảo “ chở đạo đi xa không phải là việc trọng sao?”. Vẫn nhớ nụ cười nhẹ nhàng nhưng rất ân tình của em.
...Nhớ ngày còn ở khoa, thấy em học giỏi lại có tư duy quản lý, nghiêm ngắn, tôi bảo em và một em nữa” tôi sẽ nhờ thầy giỏi hướng dẫn luận văn cho các cậu. Nếu kết quả tốt, sẽ giữ các cậu ở lại. Khoa cần những người như thế”. Cả hai em đều bảo vệ xuất sắc, đều được tuyển làm CBGD và đều trở thành những người làm chuyên môn có nhiều triển vọng.
Em xuất sắc, đủ điểm chuyển tiếp NCS nhưng lại bị một môn thi 6 đ nên bị loại. Đó là môn của tôi. Ngành em học thi môn này khó như các bạn học Hoá, Sinh, Địa... phải thi Toán vậy. Tôi gặp ông Trần Hồng Quân là Thứ trưởng phụ trách việc này giải thích vì sao em chỉ được điểm 6 rồi đề nghị: em đạt giải Nhất toàn quốc cuộc thi Nghiên cứu khoa học của sinh viên, em rất có tiềm năng, đề nghị Bộ xem xét. Rất may, ông Thứ trưởng đồng tình và em được chuyển tiếp.
Em được thụ giáo hai Sư phụ xuất sắc của văn học Trung đại, cộng với tố chất của mình em đã có những thành công nhất định, hứa hẹn là nhà chuyên môn giỏi.
Nhà trường yêu cầu em ra làm công tác Đoàn. Em gặp tôi xin không nhận việc vì muốn được toàn tâm làm chuyên môn. Tôi bảo em, đại ý: em nói biết ơn tôi thì nên ra giúp tôi gánh vác việc chung. Tôi cũng như em, chỉ muốn làm việc của mình. Nhưng lúc này, trường cần em, tôi cần em. Em nói nhỏ nhẹ như xưa nay vẫn thế: “thầy đã nói thế, em nhận”. Và tôi hoàn toàn yên tâm về em. Em có sự chín chắn, chỉn chu, không ồn ào, không khoe mẽ như có người ở địa vị em đã thế.
Rồi tôi xa em do công việc. Không gọi điện, không liên lạc nhưng tôi mừng vì biết em trưởng thành. Ngay cả khi em là Giám đốc ĐHQG tôi cũng không liên hệ với em vì chẳng có việc gì phải làm phiền em cả. Vài ba chuyện lặt vặt hỏi em, em đều chu đáo.
Mấy hôm trước, gặp em, em có ý trách “ thầy quan tâm đến việc của ĐHQG chứ sao cứ tránh thế?”. Ý em là có mấy lần cơ quan cũ mời tôi đều vắng mặt. Tôi trả lời “ tôi hay ở quê, lúc các ông gọi, không lên được vì xa xôi thế, đi sao được”. Em lại cười, tôi biết em không tin. Đúng là có hôm tôi ở quê và có hôm ở HN nhưng tôi không đến là có tâm tư riêng, không liên quan gì đến em. Chỉ là tâm lý người đã rời bỏ trách nhệm, thế thôi.
Nghe tin em được cử làm Bộ trưởng, có người hỏi tôi có biết em là ai không và tỏ ý ngờ vực. Tôi nói, tôi biết em rất rõ. Nhưng không dám nói gì ngoài câu: “con người này rất được. Còn làm Bộ trưởng được không thì tôi chưa biết”.
Tôi biết cái ghế em ngồi là ghế nóng. Bộn bề, ngổn ngang đúng sai. Nó lại không phải là vương quốc riêng. Nó lại là lĩnh vực ai cũng có thể làm quân sư, có thể bàn chuyện nên và không nên cứ như “ chuyên gia” vậy. Tôi không mong em suôn sẻ mọi chuyện. Điều hành một lĩnh vực như thế lại có nhiều cấp ngoài sự quản lý của em cùng tham gia như thế, nhiều lỗ hổng như thế tránh sao khỏi chuyện nọ kia. Mà thời gian dành cho em quá ngắn, có khi tư tưởng còn đang triển khai đã bị dừng do nhiều lý do ngoài việc, do những áp lực này khác... Nhưng đừng hoang mang, đừng nản lòng. Đã vào việc thì cứ vững tin em ạ. Lấy cái đạo vì công việc, vì nghĩa cả thì dù có thế nào cũng chấp nhận. Như em đã tặng tôi ngày nọ “ nhiệm trọng đạo viễn” mà. Tôi lại muốn tặng em chính điều em đã tặng tôi khi trước và chúc em thành công, vẫn là em như tôi từng biết, không phải cho tôi mà cho công việc.

https://www.facebook.com/long.phamquang.35/posts/4659276297421462


5.

10/04/2021 09:34 GMT+7

TTO - Ngày 8-4, PGS.TS Nguyễn Kim Sơn nhận nhiệm vụ làm bộ trưởng Bộ Giáo dục - đào tạo. Nhân dịp này, người đứng đầu ngành giáo dục gửi thư tới các thầy cô giáo, công chức viên chức, người lao động trong ngành giáo dục.

Tân Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn gởi thư cho nhà giáo cả nước - Ảnh 1.

Tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Nguyễn Kim Sơn - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Tuổi Trẻ Online xin đăng lại toàn văn nội dung bức thư của tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Nguyễn Kim Sơn:

"Ngành giáo dục, nghề làm thầy của chúng ta là một nghề vinh quang. Nhiệm vụ càng lớn, trách nhiệm càng nặng nề, yêu cầu càng cao thì vinh quang đó càng lớn. Chúng ta cần làm vững thêm niềm tin của xã hội, nhưng muốn thế trước hết chúng ta phải tự tin vào chính mình, tin vào khả năng và tin vào phẩm chất nhà giáo, đạo đức nhà giáo mà chúng ta đang có và đang tạo dựng.

Chúng ta đang sống và đang làm việc, cống hiến trong thời khắc mà đất nước, dân tộc đang dâng niềm khát vọng bứt phá, mong đưa cơ đồ đất nước lên một vị thế phát triển mới, văn minh và thịnh vượng. Một phần của nhiệm vụ trọng đại đó phó thác cho ngành giáo dục của chúng ta. Để đảm đương được sứ mệnh này, không có cách nào khác, chúng ta cần tiếp tục kiên trì và tích cực đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới.

Nhiệm vụ của chúng ta rất nặng nề, nhưng chúng ta có rất nhiều thuận lợi, toàn ngành đã làm được rất nhiều việc lớn trong năm qua. Đường lối đổi mới do Đảng lãnh đạo và chỉ hướng đã thật rõ ràng, vấn đề là cách làm.

Chúng ta sẽ cùng nhau chung sức, tập hợp trí tuệ, đồng tâm hiệp lực để làm cho giáo dục ngày càng tốt thêm lên. Việc đổi mới cần bắt đầu từ người thầy và phát triển người thầy, đổi mới phù hợp với thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, căn cứ từ thực tiễn, giải những bài toán từ thực tiễn để chất lượng giáo dục ngày hôm nay tốt hơn ngày hôm qua, ngày mai tốt hơn hôm nay theo một định hướng mang tính chiến lược.

Hơn ai hết, chúng ta mong mỏi vị thế của nhà giáo cần phải được củng cố, sự tôn nghiêm của nghề cần phải được giữ gìn. Điều này cần nhiều phía và liên quan đến nhiều yếu tố, nhưng trước hết và quan trọng nhất là do chính nhà giáo chúng ta.

Chỉ có thể bằng sự cố gắng, gương mẫu, bằng trí tuệ và tấm lòng yêu nghề, yêu trò, yêu tri thức và lẽ phải, bằng sự tự trọng và tự tôn, chúng ta mới dần làm cho nghề giáo tôn nghiêm thêm.

Chúng ta cần làm vững thêm niềm tin xã hội, nhưng muốn thế trước hết chúng ta phải tự tin vào chính mình, tin vào khả năng, phẩm chất, đạo đức nhà giáo mà chúng ta đang có và đang tạo dựng.

Vẫn còn không ít những tâm tư và lo lắng, những thiệt thòi và thậm chí là oan uổng. Những lúc như vậy, hãy nhìn về phía học trò thân yêu, lẽ phải cao nhất và sự bù đắp lớn nhất nằm ở đó. Đó là nguồn cảm hứng và nguồn năng lượng sáng tạo bất tận của nhà giáo chúng ta.

Cả ở tầng nguyên lý lẫn thực tiễn, cuộc sống luôn công bằng, nếu chất lượng giáo dục nâng cao thêm, người học thấy hạnh phúc, thông tin tới xã hội đầy đủ, quản trị hiệu quả và với tinh thần cống hiến… niềm tin của xã hội với ngành và nghề của chúng ta chắc chắn sẽ tăng theo.

Khi mỗi bài giảng, cuốn sách mà chúng ta soạn đều hướng tới học sinh, mỗi đổi mới của chúng ta thực hiện đều vì những điều mà phụ huynh, học sinh kỳ vọng và phụng sự cho sự phát triển của đất nước, thì không có lý do gì để chúng ta không có vị thế xứng đáng trong xã hội.

Tôi có niềm tin không gì lay chuyển vào đội ngũ nhà giáo, giáo chức. Tôi tin các ngành, các lực lượng xã hội sẽ trân trọng và đồng hành, vốn đã vậy giờ vẫn sẽ thế…

Về phía cá nhân, là một nhà giáo, nhà quản lý, tôi sẽ làm hết sức vì ngành và phát triển ngành. Rất mong toàn thể nhà giáo, người lao động, nhà quản lý trong và ngoài ngành chung sức ủng hộ.

Chúng ta cùng chung tay ngay bây giờ, từ lúc này. Trồng người là vì cả trăm năm, chúng ta ươm tạo những trái ngọt cho mai sau, nhưng ngay ngày hôm nay, cả chúng ta và xã hội đã phải nhìn thấy những cây chắc khỏe và cành lá xanh tươi".

Tân Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn:Tân Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn: 'Tôi mong đời sống người thầy được cải thiện'

TTO - "Tiếng nói của người thầy, sự tôn trọng, đánh giá, ghi nhận với người thầy cần được nâng lên xứng với nghề và đáng với những gì họ phải được hưởng", tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục - đào tạo Nguyễn Kim Sơn chia sẻ với Tuổi Trẻ Online.

PGS.TS NGUYỄN KIM SƠN

https://tuoitre.vn/tan-bo-truong-bo-gd-dt-nguyen-kim-son-goi-thu-cho-nha-giao-ca-nuoc-20210410092143326.htm?fbclid=IwAR2tiK59k6tOApsjCJxe20NAhXXdotVcACnABXp1Zuda48VfwB5zxZaC3YA


4. Ngày 10/4/2021

Kính thưa các cô giáo, thầy giáo, công chức viên chức, người lao động trong ngành giáo dục
Ngày 8/4/2021, tôi vinh dự được Đảng, Quốc hội và Chính phủ giao phó đảm nhiệm cương vị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây là một vinh dự to lớn đối với tôi. Nhiệm vụ này rất nặng nề, rất nhiều áp lực, khó khăn thách thức. Những suy nghĩ và trăn trở đầu tiên của tôi sau khi nhận việc là những suy nghĩ về nghề và sự nghiệp của nhà giáo chúng ta.
Ngành giáo dục, nghề làm thầy của chúng ta là một nghề vinh quang. Nhiệm vụ càng lớn, trách nhiệm càng nặng nề, yêu cầu càng cao thì ving quan đó càng lớn. Chúng ta đang sống và đang làm việc, cống hiến trong thời khắc mà đất nước, dân tộc đang dâng niềm khát vọng bứt phá, để đưa cơ đồ đất nước lên một vị thế phát triển mới, văn minh và thịnh vượng. Một phần của nhiệm vụ trọng đại đó phó thác cho ngành giáo dục của chúng ta. Để đảm đương được sứ mệnh này, không có cách nào khác, chúng ta cần tiếp tục kiên trì và tích cực đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới.
Nhiệm vụ của chúng ta rất nặng nề, nhưng chúng ta có rất nhiều thuận lợi, thuận lợi là căn bản, chúng ta đã làm được rất nhiều việc trong những năm qua. Các thế hệ nhà giáo, nhà quản lý của ngành ta đã gây dựng nền tảng quan trọng để chúng ta đi tiếp trong chặng đường sắp tới.
Đường lối đổi mới do Đảng lãnh đạo và chỉ hướng đã thật rõ ràng, vấn đề là cách làm. Chúng ta sẽ cùng nhau chung sức, tập hợp trí tuệ, đồng tâm hiệp lực để làm cho giáo dục ngày càng tốt lên, đổi mới phù hợp với thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, căn cứ từ thực tiễn, giải những bài toán từ thực tiễn để chất lượng giáo dục ngày hôm nay tốt hơn ngày hôm qua, ngày mai tốt hơn hôm nay theo một định hướng mang tính chiến lược.
Hơn ai hết, chúng ta mong mỏi vị thế của nhà giáo chúng ta cần phải được củng cố, cần giữ sự tôn nghiêm của nghề. Điều này cần nhiều phía và nhiều điều, nhưng trước hết và quan trọng nhất là do chính nhà giáo chúng ta. Chỉ có thể bằng sự cố gắng, gương mẫu, bằng trí tuệ và tấm lòng yêu nghề yêu trò, yêu tri thức và lẽ phải, bằng sự tự trọng và tự tôn, chúng ta mới dần làm cho nghề giáo của chúng ta thêm tôn nghiêm.
Chúng ta cần làm vững thêm niềm tin của xã hội, nhưng muốn thế trước hết chúng ta phải tự tin vào chính mình, tin vào khả năng và năng lực của mình, tin vào phẩm chất nhà giáo, đạo đức nhà giáo mà chúng ta đang có và đang tạo dựng. Vẫn còn không ít những tâm tư và lo lắng, những thiệt thòi và thậm chí là oan uổng. Những lúc như vậy, hãy nhìn về phía học trò thân yêu, lẽ phải cao nhất và sự bù đắp lớn nhất nằm ở đó. Đó là nguồn cảm hứng và nguồn năng lượng sáng tạo bất tận của nhà giáo chúng ta. Cả ở tầng nguyên lý lẫn thực tiễn, cuộc sống luôn công bằng, nếu chất lượng giáo dục dần nâng cao thêm, người học thấy hạnh phúc, thông tin tới xã hội đầy đủ, quản trị hiệu quả và với tinh thần cống hiến... niềm tin của xã hội với ngành và nghề của chúng ta chắc chắn sẽ tăng theo. Khi mỗi bài giảng, cuốn sách mà chúng ta soạn đều hướng tới học sinh, mỗi đổi mới chúng ta thực hiện đều vì những điều mà phụ huynh học sinh kỳ vọng và phụng sự cho sự phát triển của đất nước, thì không có lý do gì để chúng ta không có lại vị thế xứng đáng trong xã hội.
Tôi có niềm tin không gì lay chuyển vào đội ngũ nhà giáo, giáo chức. Tôi tin các ngành, các lực lượng xã hội sẽ trân trọng và đồng hành, vốn đã vậy giờ vẫn sẽ thế. Đảng ta đã nhìn rõ tầm quan trọng, Chính phủ đang rất quyết tâm, Thủ tướng rất quyết liệt, các bộ ngành khác đều thấu tỏ và chia sẻ, do đó chắc chắn chúng ta làm được việc lớn.
Về phía cá nhân mình, là một nhà giáo, nhà quản lý, tôi sẽ làm hết tâm sức vì ngành và phát triển ngành. Rất mong toàn thể các nhà giáo, người lao động, nhà quản lý trong ngành và ngoài ngành chung sức và ủng hộ.
Chúng ta cùng chung tay ngay bây giờ, từ lúc này. Trồng người vì trăm năm, chúng ta ươm tạo những trái ngọt mai sau, nhưng ngày hôm nay, cả chúng ta và xã hội đã phải nhìn thấy những cây và lá xanh tươi.
Hà Nội, 9/4/2021
Nguyễn Kim Sơn


https://www.facebook.com/tsnguyenkimson/posts/122759773215629

3.

 Gia Khiêm Thứ năm, ngày 08/04/2021 10:57 AM (GMT+7)
Aa Aa+
Là người từng giảng dạy, công tác cùng tân Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn, ông Nguyễn Hùng Vĩ đánh giá đây là con người rất có chuyên môn, năng lực trong giảng dạy, quản lý.
 Bình luận 0

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn: Từ cậu học trò dáng người nhỏ nhỏ, gầy gầy

Ngày 8/4, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu PGS.TS Nguyễn Kim Sơn - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội giữ chức Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Trao đổi với PV Dân Việt, Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ - nguyên giảng viên trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã có những chia sẻ chân thành về người học trò Nguyễn Kim Sơn, sau này là đồng môn suốt 35 năm qua với ông.

Chuyện chưa kể về Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn qua người thầy - đồng môn suốt 35 năm - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ GD-DT Nguyễn Kim Sơn nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Ông Vỹ nhớ như in, Nguyễn Kim Sơn khi ấy là sinh viên K30, Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội) năm 1986. Khi đó, ông Vỹ đã công tác tại khoa được 8 năm kiêm nhiệm Liên Bí thư chi Đoàn Khoa. 

"Ngay từ khi Kim Sơn là sinh viên năm nhất, tôi ấn tượng vì cậu ấy có dáng người nhỏ nhỏ, gầy gầy nhưng rất chăm chỉ hoạt động Đoàn thể. Lúc đó, Kim Sơn làm bí thư chi Đoàn. Trong ban chấp hành Liên chi đoàn, cậu ấy là người rất đam mê chuyên môn, năng lực tốt. Đồng thời, Kim Sơn là người được rèn luyện về mặt tổ chức ngay từ năm thứ nhất đại học", ông Nguyễn Hùng Vĩ nhớ lại.

Chuyện chưa kể về Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn qua người thầy - đồng môn suốt 35 năm - Ảnh 2.

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ - nguyên giảng viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn chia sẻ chân thành về người học trò - đồng môn vừa chính thức giữ chức vụ Bộ trưởng GD-ĐT.

Theo thầy Vĩ, ngay sau khi tốt nghiệp đại học, ông Nguyễn Kim Sơn làm Giảng viên Khoa Văn học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn. Từ quan hệ thầy trò, cả hai có một mối thân thiết, đó là tình đồng môn bền chặt, chia sẻ mọi chuyện lớn nhỏ trong công việc, cuộc sống.

"Kim Sơn tiếp học lên và làm tiến sĩ, người hướng dẫn cậu ấy là Nhà tư tưởng tài năng PGS.TS Trần Đình Hượu. Lúc đó Kim Sơn phấn đấu rất tốt. Sau đó, làm chủ nhiệm bộ môn Hán Nôm, rồi lên làm Bí thư Đoàn thanh niên trường ĐH Khoa học, Xã hội và Nhân văn, Trưởng phòng phụ trách đào tạo của trường. 

Từng bước, từng bước Kim Sơn lên làm Hiệu trưởng trường ĐH Khoa học, Xã hội và Nhân văn cho đến Giám đốc ĐHQGHN rồi đến người đứng đầu Bộ GD-ĐT", ông Nguyễn Hùng Vĩ chia sẻ.

Người luôn thân thiện với đồng nghiệp

Trong tâm trí người thầy Nguyễn Hùng Vĩ, Kim Sơn luôn thân thiện với đồng nghiệp và mọi người. Đây là con người cực kỳ có uy tín. Theo thầy Vĩ, tất cả những ai từng là học trò của ông Kim Sơn đều thừa nhận đây là con người có chuyên môn rất giỏi.

Chuyện chưa kể về Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn qua người thầy - đồng môn suốt 35 năm - Ảnh 3.

Chuyên gia Nguyễn Hùng Vĩ tin tưởng Tân Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, nhân dân giao phó, tin tưởng.

Theo người thầy cũng là đồng môn thân thiết với Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn 35 năm qua, ông Nguyễn Hùng Vĩ cho rằng, Tân Bộ trưởng Bộ GD-ĐT sẽ phải đối diện không ít thử thách.

"Thứ nhất, tôi cho rằng thử thách đối với Nguyễn Kim Sơn là Bộ GD-ĐT rất lớn. Bộ GD-ĐT bao quát một lĩnh cực kỳ lớn trong xã hội, vấn đề thi cử đang nóng như những năm vừa qua…

Thứ 2, giáo dục là sự nghiệp gắn với tất cả người dân, thành phần trong xã hội nên rất nhiều người quan tâm, có nhiều luồng nhận xét, đánh giá khác nhau", ông Vĩ nêu.

Với sự từng trải, công tác tổ chức hoạt động đã có, vị giảng viên luôn đánh giá cao năng lực chuyên môn của người đứng đầu Bộ GD-ĐT.

"Tất cả những bước phát triển của Kim Sơn về đoàn thể, chính trị đảm nhận nhiệm vụ khi nhà trường, Đảng uỷ trường cần đều hoàn thành tốt. Đó là con người đã được tôi luyện, thử thách. 

Ở vị trí Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cực kỳ khó khăn, chúng tôi tin Nguyễn Kim Sơn sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, nhân dân giao phó, tin tưởng", thầy Vĩ chia sẻ thêm.

Chân dung, tiểu sử Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn

Trước khi trở thành Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, ông Nguyễn Kim Sơn là Giám đốc ĐHQGHN, đồng thời là ủy viên Hội đồng biên soạn Nho tạng thế giới, Ủy viên Hội đồng biên tập Tạp chí Taiwan Journal of East Asian Studies (Đài Loan), Ủy viên Ban Điều hành Hiệp hội Nghiên cứu Nho giáo thế giới.

Ông thành thạo 2 ngoại ngữ là Tiếng Trung và Tiếng Anh, nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Bộ GD-ĐT, Bằng khen của ĐHQGHN, Giải bạc sách hay năm 2011 cho công trình nghiên cứu: Tư liệu văn hiến Thăng Long – Hà Nội, Tuyển tập địa chí (3 tập trên 3.000 trang) do Hội Xuất bản Việt Nam trao tặng.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã học Cao cấp lý luận chính trị - hành chính tại Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia HCM, học bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh tại Học viện Quốc phòng. Ông cũng học bồi dưỡng dự nguồn cán bộ cao cấp khóa V và Chương trình bồi dưỡng kiến thức mới cho cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa XIII tại Học viện Chính trị Quốc gia HCM.

Quá trình công tác của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn

Năm 1990: Ông Nguyễn Kim Sơn tốt nghiệp Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là ĐHQGHN), Khoa Ngữ văn, ngành Văn học, chuyên ngành Hán Nôm.

Tháng 4/1991 - 2/1999: Ông là cán bộ giảng dạy Khoa Ngữ văn.

Năm 1996, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn bảo vệ thành công luận án tiến sĩ ngành Văn học Việt Nam.

Từ tháng 3/1999 - 3/2002: Ông là cán bộ giảng dạy Khoa Văn học, Bí thư Đoàn trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN.

Từ tháng 4/2002 - 3/2003: Ông là Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN.

Từ tháng 4/2003 - 4/2006: Ông là Trưởng Phòng Đào tạo, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc, Giảng viên Khoa Văn học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN; Bí thư Đoàn TNCS HCM Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Phó Bí thư Đoàn TNCS HCM - ĐHQGHN (đến 12/2003).

Năm 2005, ông được bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư.

Từ tháng 5/2006 - 5/2007: Ông là Trưởng Phòng Đào tạo, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc, Giảng viên Khoa Văn học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN.

Từ tháng 6/2007 - 5/2008: Ông là học giả nghiên cứu tại Học viện Harvard Yenching.

Từ tháng 6/2008 - 10/2009: Ông là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc, Giảng viên Khoa Văn học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN.

Từ tháng 11/2009 - 7/2010: Ông là Phó Hiệu trưởng, kiêm Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc; Phó Bí thư Đảng ủy Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN (từ 06/2010).

Từ tháng 8/2010 - 12/2011: Ông là Đảng ủy viên Đảng ủy ĐHQGHN; Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng, kiêm Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN.

Từ tháng 1/2012 - 2/2016: Ông là Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc ĐHQGHN.

Từ tháng 2/2016 - 6/2016: Ông là Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Phó Giám đốc Thường trực ĐHQGHN.

Từ tháng 6/2016 - 9/2016: Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Giám đốc ĐHQGHN.

Từ tháng 9/2016 - 1/2019: Ông là Bí thư Đảng ủy, Giám đốc ĐHQGHN; Viện trưởng Viện Trần Nhân Tông (từ 02/2017), ĐHQGHN.

Từ tháng 1/2019 - 1/2021: Ông là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng, Giám đốc ĐHQGHN; Viện trưởng Viện Trần Nhân Tông, ĐHQGHN.

Từ tháng 1/2021: Ông là Ủy viên BCH Trung ương Đảng khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026; Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng, Giám đốc ĐHQGHN; Viện trưởng Viện Trần Nhân Tông, ĐHQGHN.

Ngày 8/4/2021: Ông Nguyễn Kim Sơn chính thức trở thành Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nhiệm kỳ 2021-2026.


https://danviet.vn/chuyen-chua-ke-ve-bo-truong-bo-gd-dt-nguyen-kim-son-qua-nguoi-thay-dong-mon-suot-35-nam-20210408102703498.htm




2.

Đôi lời hèn mọn gởi tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ quan trọng bật nhứt trong chánh phủ : Ông Nguyễn Kim Sơn .
Những điều này thiết nghĩ không quá khó với một người có trình độ cao như ông :
- Thế giới đã thay đổi, sự đào thải ngày càng khốc liệt và những lao động trong thời đại mới không thể mang theo kỹ năng lỗi thời như trong cách giáo dục trước đây được.
Nếu không nhận ra điều này thì các sinh viên lại thất nghiệp tràn lan sau khi ra trường.
Nếu không dạy tư duy tốt, cách học đúng đắn từ thời tiểu học, trung học thì giáo dục đại học không thể thay đổi được gì nhiều chất lượng một con người.
- Nâng lương cho thầy cô giáo. Bảo vệ con nít ở trường học. Bạo lực học đường phải chấm dứt càng sớm càng tốt.
- Làm ơn bỏ cái đội ngũ gọi là "Sao đỏ" dùm cho với! .
Điều đó dạy trẻ con những thứ tha hóa của người lớn, kiểm soát dòm ngó lẫn nhau, ảo tưởng về quyền lực khi còn quá non nớt. Nguy hại. ( Bản thân còn hơn một lần chứng kiến cô giáo Tổng phu trách hô hào mấy bạn trong đội Sao đỏ đứng ra dẹp trật tự... phụ huynh trong giờ tan trường nữa).
- Cần chấm dứt mọi phong trào thi đua , thành tích, thi giao viên dạy giỏi, thi giao viên viết chữ đẹp, thanh kiểm tra giáo án - điều này là hết sức cần thiết. Nền giáo dục chạy theo thành tích là nền giáo dục thất bại.
- Giáo dục phải đặt học sinh ở vị trí trung tâm chứ không phải lo cho thành tích và cái ghế, cái danh của mình.
- Mục tiêu của giáo dục không phải là dạy cách kiếm sống hay cung cấp công cụ để đạt được sự giàu có, mà đó phải là con đường dẫn lối tâm hồn con người vươn đến Chân – Thiện – Mỹ và thực hành cái Thiện trong đời sống.
- Nghề giáo, ngành giáo dục là ngành nghề quan trọng, mang nặng nhiều trách nhiệm nhưng không nên tự nhận là ngành nghề cao quý (hơn những nghề khác).
Bất cứ nghề nào lao động thiện lương cũng đều tốt đẹp. Sự cao quý phụ thuộc vào nhân cách và hành xử của con người - không phải do ngành nghề quyết định.
- Internet và google đã chấm dứt thời kỳ quyền lực tối cao của thầy cô. Thầy cô thời đại mới phải trở thành những người hướng dẫn tích cực cho các em biết cách sử dụng và khai thác nguồn tri thức vô tận trên mạng. Rõ ràng, môi trường giáo dục ngày nay đã có nhiều thay đổi. Thầy cô giáo không còn là nguồn tri thức duy nhất, vì học sinh có thể học bất cứ điều gì từ Internet, sách báo, ebook, tin tức thời sự, các chương trình truyền hình và từ trải nghiệm cuộc sống. Việc học không còn chỉ giới hạn trong không gian lớp học mà có thể diễn ra ở bất cứ đâu.
- Hãy chỉ cho các em niềm say mê học tập chứ không phải nhồi nhét kiến thức. Thói quen học tập suốt đời là hành trang quan trọng với tất cả mọi người.
- Giảm tải chương trình học cho học sinh tiểu học. Đừng bạo hành tinh thần trẻ con 6, 7 tuổi như trước nữa. Giáo dục tiểu học của Việt Nam đang khiến trẻ con trầm uất, dễ bị tổn thương tinh thần vì quá nhiều áp lực. Đây là lứa tuổi gieo mầm chứ không phải lứa tuổi đi cày, đi hành xác.
- Giáo dục cần hướng đến sự thực học, thông qua "học qua hành" và "học qua thảo luận", như vậy học sinh mới nắm kiến thức sâu. Nếu học theo phương pháp cũ - áp đặt kiến thức một chiều từ thầy cô, thì học sinh sẽ bị thụ động, thui chột và không có tư duy mở. Chẳng nói đâu xa, đi phỏng vấn xin việc làm là bộc lộ ra hết sự thụ động, ngơ ngác vì hoàn toàn không đối phó được với vấn đề không quen thuộc.
- Nền giáo dục truyền thống trước đây thiên về sự răn đe, bằng điểm số, bằng sự trừng phạt cùng với tôn chỉ "tuân phục tuyệt đối quyền lực của nhà trường và thầy cô" - một điều rất phản giáo dục.
Điểm số là vô nghĩa, thuộc bài làu làu là vô nghĩa, làm ơn dạy học sinh cách tư duy, vận dụng tri thức và có óc sáng tạo, biết phản biện và biết rung cảm với cái đẹp, cái thiện.
- Hãy luôn khẳng định với học sinh rằng có nhiều hơn một cách giải quyết vấn đề, bài toán. Hãy khuyến khích học sinh tranh luận và đặt câu hỏi thậm chí phản biện lại cái sai của bài giảng. Hãy cho chúng biết thầy và sách giáo khoa không phải là thứ đúng duy nhất. Các em hãy tìm thêm câu trả lời của mình.
- Làm ơn chấm dứt văn mẫu và học thuộc lòng.
- Hãy dạy học sinh bảo vệ môi trường, yêu thương động vật, chữa lành thế giới và dạy chúng một thứ giáo dục tránh xa bạo lực, chiến tranh, lòng căm thù và sự thực dụng của kim tiền.
- Giá cả không bao giờ thay thế cho giá trị được. Tương tự, bằng cấp không thay thế cho kiến thức, văn hóa và sự thiện lương. Giáo dục chạy theo bằng cấp chỉ tạo ra thứ tri thức giả hiệu, đui què, hợm đời và gây hại cho xã hội.
- Hãy để học sinh mơ về những điều cao đẹp và tự do, hữu ích cho các em và cho cuộc đời. Đừng dạy các em phải mơ như thế nào và mơ theo cách định hướng của người lớn.
- Trường lớp không chỉ dạy kiến thức từ sách vở mà còn dạy hiếu nghĩa, luân lý và đạo đức. Đơn giản vì chúng ta muốn học sinh của mình có một nền tảng tốt để tư duy độc lập thông qua việc khám phá, phân tích, học cách hội nhập, ra quyết định và tự chịu trách nhiệm về hành động của mình.
- Quyền lực và phe nhóm trong nhà trường, sự ưu tiên thái quá cho một số đối tượng con ông cháu cha phải được chấm dứt. Cái xấu đó làm trẻ con cảm thấy xã hội mà chúng sống không công bằng.
Kính chúc ông thành công trong nhiệm kỳ của mình.

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=286626056245922&id=100046955882614


1.

Bạn bè giáo viên chia sẻ khá nhiều những kỉ niệm tốt đẹp về tân Bộ trưởng ngành giáo dục, chân dung ông cũng toát lên vẻ thiện cảm và tin tưởng. Điều này là khởi đầu thuận lợi vì ấn tượng ban đầu rất quan trọng.
Mấy nút thắt của giáo dục mình mạnh dạn nêu ra:
1. Tăng lương để giáo viên toàn tâm toàn ý cho giảng dạy, thu hút sinh viên giỏi vào sư phạm.
2. Thực sự coi mỗi giáo viên là một nhà giáo dục đích thực thay vì là một công chức chỉ cần thực hiện tròn vai những gạch đầu dòng đáp ứng yêu cầu nâng hạng, nâng lương.
3. Việc đào tạo các trường sư phạm tăng thêm tính thực hành, thực tế cho sinh viên thay vì 2 tháng thực tập cuối năm cưỡi ngựa xem hoa.
4. Xóa bỏ, đơn giản nhất các thứ đang tiêu tốn nhiều thời gian, năng lượng của giáo viên: thi giáo viên giỏi, chứng chỉ, sổ sách, giáo án.
5. Bộ trưởng và các lãnh đạo ngành giáo dục cần làm gương về thói quen tự học, đọc sách. Từ đó các thầy cô và học sinh cũng hình thành thói quen này. Đây là điều quan trọng hình thành con người tự chủ, độc lập về tư duy.
Xét cho cùng, bộ trưởng thì ở xa lắm, những thay đổi chính sách qua được bộ máy trung gian truyền đến mỗi trường, mỗi gia đình sẽ còn khá lâu
😊
.
Cách nhanh nhất là: Mỗi bố mẹ dành thời gian rèn nhân cách, thói quen tốt con từ nhỏ. Giáo dục gia đình là gốc rễ, còn nhà trường chỉ là phần ngọn thôi. Mỗi thầy cô chúng ta chủ động làm hết khả năng của mình, không chờ đợi.
Khi đó kết hợp với những thay đổi chính sách nếu có mới tạo nên hiệu ứng cộng hưởng giúp giáo dục bừng tỉnh sau giấc ngủ dài mê mệt


https://www.facebook.com/Toan.Thay.Luc/posts/10219023325999638

..
















----


BỔ SUNG



2.

Nguyễn Kim Sơn (nhà khoa học)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới điều hướngBước tới tìm kiếm
Nguyễn Kim Sơn
VNU President Nguyen Kim Son photo by Bui Tuan (2).jpg
Chức vụ
Nhiệm kỳ8 tháng 4 năm 2021 – nay
0 năm, 2 ngày
Thủ tướngPhạm Minh Chính
Tiền nhiệmPhùng Xuân Nhạ
Kế nhiệmđương nhiệm
Vị trí Việt Nam
Thứ trưởng
Nhiệm kỳ31 tháng 1 năm 2021 – nay
0 năm, 69 ngày
Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng
Nhiệm kỳ30 tháng 6 năm 2016 – nay
4 năm, 284 ngày
Thủ tướngNguyễn Xuân Phúc
Phạm Minh Chính
Tiền nhiệmPhùng Xuân Nhạ
Kế nhiệmđương nhiệm
Phó Giám đốcNguyễn Hoàng Hải
Phạm Bảo Sơn
Thông tin chung
Sinh18 tháng 11, 1966 (54 tuổi)
Hải PhòngViệt Nam Dân chủ Cộng hòa
Nơi ởHà Nội
Tôn giáoKhông
Đảng pháiĐảng Cộng sản Việt Nam
VợTrần Thu Hiền

Nguyễn Kim Sơn (sinh ngày 18 tháng 11 năm 1966) là nhà nghiên cứu Nho học và nhà quản lý giáo dục Việt Nam. Ông hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh ngày 18 tháng 11 năm 1966, có quê quán tại xã Tân Trào, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.

Quá trình đào tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1984, ông tốt nghiệp trung học Trường Trung học phổ thông Ngô Quyền, Hải Phòng.

Năm 1990, ông Sơn tốt nghiệp khoa Ngữ văn Trường đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường đại học Khoa học xã hội nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) chuyên ngành Hán Nôm; rồi ở lại trường giảng dạy tại khoa (từ 1991 - 2002).

Năm 1996 ông bảo vệ Phó Tiến sĩ (nay tương đương tiến sĩ) Khoa học Ngữ văn tại Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN. Luận văn của ông có nhan đề "Những xu hướng của nho học Việt Nam nửa thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX và sự tác động của nó tới văn học", người hướng dẫn PGS. Trần Đình Hựu, PGS. Bùi Duy Tân.[1]

Năm 2005, ông được bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư.

Năm 2007-2008, ông làm học giả thỉnh giảng (visiting scholar)[2] nghiên cứu tư tưởng Nho giáo ở Việt Nam tại Viện Harvard-Yenching, trong khuôn viên Đại học Harvard. (Viện này độc lập với Đại học Harvard nhưng do Đại học này tham gia với tư cách thành viên sáng lập, không liên quan gì đến nhà nước Trung Quốc. Viện có chương trình đưa các học giả châu Á sang hợp tác nghiên cứu tại Đại học Harvard[3]).

Quá trình công tác[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng thống Pháp Francois Hollande và giám đốc ĐHQG Hà Nội Nguyễn Kim Sơn.

Sự nghiệp của ông Nguyễn Kim Sơn gắn liền với Đại học Quốc gia Hà Nội.[4]

Từ tháng 4/1991 đến tháng 2/1999, ông là cán bộ giảng dạy Khoa Ngữ văn, trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN.

Tháng 03/1999 đến 03/2002, ông kiêm nhiệm thêm chức vụ Bí thư Đoàn TNCSHCM Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN.

Tháng 04/2002 đến tháng 03/2003, ông làm Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN.

Tháng 04/2003 đến tháng 4/2006, ông là Trưởng phòng Đào tạo kiêm Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN.

Tháng 05/2006 đến tháng 05/2007, ông là Trưởng phòng Đào tạo kiêm Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN.

Tháng 11/2009 đến tháng 05/2010, ông là Phó Hiệu trưởng, Phó Bí thư Đảng ủy Trường ĐHKHXH&NV kiêm Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN.

Tháng 01/2012 đến tháng 2/2016, ông là Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc ĐHQGHN;

Tháng 2/2016 đến tháng 6/2016, ông là Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Phó Giám đốc Thường trực ĐHQGHN;

Ngày 30/6/2016, ông được bổ nhiệm là Giám đốc ĐHQGHN[5][6] và từ ngày 20/9/2016 là Bí thư Đảng ủy ĐHQGHN

Ngày 03/01/2019, ông trở thành Giám đốc ĐHQGHN kiêm giữ chức Chủ tịch Hội đồng ĐHQGHN nhiệm kỳ 2018-2023

Trong thời gian Đại học Quốc gia Hà Nội tiến hành thí điểm phương án Đổi mới Tuyển sinh Đại học bằng cách thi Đánh giá năng lực, ông Nguyễn Kim Sơn là người trực tiếp chỉ đạo việc triển khai thực hiện công việc này.[7]

Ngày 08/04/2021, ông được Thủ tướng Phạm Minh Chính bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.[8]

Nghiên cứu[sửa | sửa mã nguồn]

Công bố khoa học của ông được đăng trên các tạp chí ở trong cũng như ngoài nước. Một số bài báo quốc tế:[9]

Ông là tác giả/chủ biên những sách sau:

  • Một số vấn đề Nho giáo Việt Nam (đồng tác giả), NXB Chính trị Quốc gia, 1998.
  • Từ điển Tác giả, tác phẩm Văn học Việt Nam (dùng cho nhà trường), NXB Đại học Sư Phạm, 2000.
  • Tư liệu văn hiến Thăng Long – Hà Nội – Tuyển tập địa chí (đồng chủ biên). NXB Hà Nội, 2010
  • Nho tạng tinh hoa biên - Việt Nam bộ (chủ biên, 2 tập), NXB Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc, 2013.
  • Kinh điển Nho gia tại Việt Nam (chủ biên). NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014
  • Nguyên điển Nho học Việt Nam (chủ biên, 10 tập), NXB Đại học Quốc gia Đài Loan (2013-2015).
  • Giáo trình tản văn triết học Tống - Minh: Văn bản và triết lý. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016
  • Trần Nhân Tông – Thiền lạc và thi hứng (chuyên luận). NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2017
  • Nho học Đông Á truyền thống và hiện đại (chủ biên). NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2017
  • Nghiên cứu Nho giáo Việt Nam, quan điểm và phương hướng (chủ biên). NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2018
  • Tộc ước gia quy Thăng Long – Hà Nội (Khảo cứu và dịch thuật). NXB Hà Nội, 2018.

Nguyễn Kim Sơn là ủy viên Hội đồng biên soạn Nho tạng thế giới; Ủy viên Hội đồng biên tập Tạp chí Taiwan Journal of East Asian Studies (Đài Loan); Ủy viên Ban Điều hành Hiệp hội Nghiên cứu Nho giáo thế giới.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]


https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Kim_S%C6%A1n_(nh%C3%A0_khoa_h%E1%BB%8Dc)



1.


PGS.TS Nguyễn Kim Sơn - người say mê nghiên cứu Nho học trong thời hiện đại

Thứ hai - 16/11/2015 09:53
PGS.TS Nguyễn Kim Sơn sinh năm 1966 tại Hải Phòng. Rời ghế nhà trường phổ thông với những dự định nghề nghiệp rõ ràng, nhưng những năm tháng trên giảng đường đại học đã giữ chân ông lại. Niềm đam mê nghiên cứu khoa học đến với ông từ ngày còn là sinh viên ngành Hán Nôm tại Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội từ năm 1985 đến 1990. Năm cuối cùng (1990), ông được Bộ Giáo dục và Đào tạo trao giải nhất cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học (cuộc thi đầu tiên do Bộ tổ chức). Cũng năm đó, ông tốt nghiệp loại xuất sắc và được chuyển tiếp nghiên cứu sinh, đồng thời bắt đầu công việc giảng dạy tại Bộ môn Hán Nôm, Khoa Ngữ văn (bây giờ là Khoa Văn học, Trường ĐHKHXH&NV).
PGS.TS Nguyễn Kim Sơn - người say mê nghiên cứu Nho học trong thời hiện đại
PGS.TS Nguyễn Kim Sơn - người say mê nghiên cứu Nho học trong thời hiện đại

Học chuyên ngành bậc đại học là Hán Nôm, nhưng khi làm nghiên cứu sinh, PGS Nguyễn Kim Sơn lại lựa chọn Văn học Việt Nam, với đề tài: Những khuynh hướng của Nho học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX và sự tác động của nó tới văn học. Luận án này thiên về góc độ triết học và văn học - hai lĩnh vực chính sau này sẽ gắn bó lâu dài với sự nghiệp nghiên cứu của ông, đi sâu tìm hiểu về các tác gia và các trước thuật Nho học thể hiện những khuynh hướng khác nhau của Nho học Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX. Cơ duyên đưa ông trở thành một trong những học trò “chân truyền” cuối cùng của PGS Trần Đình Hượu. Chịu ảnh hưởng mạnh của người thầy hướng dẫn, ông bị hấp dẫn bởi các định hướng nghiên cứu đa dạng và liên ngành theo chiều sâu: văn học - triết học - lịch sử - Hán Nôm. Năm 1995, PGS Trần Đình Hượu mất, Khoa Ngữ văn phân công PGS Bùi Duy Tân tiếp tục hướng dẫn luận án cho ông. Năm 1996, ông bảo vệ luận án được hội đồng đánh giá đặc biệt xuất sắc.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Kim Sơn/Ảnh: Bùi Tuấn

Sau khi bảo vệ luận án tiến sĩ, ông được phân công về làm giảng viên tại Bộ môn Văn học Trung đại Việt Nam, giảng dạy phần Văn học Việt Nam thế kỷ X - thế kỷ XVIII, đồng thời tiếp tục giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành Hán Nôm, Triết học và Đông Phương học. Ngay từ khi đang làm nghiên cứu sinh cũng như những năm cuối thập kỷ 90, sau khi đã bảo vệ thành công luận án, ông đặc biệt quan tâm tới các nghiên cứu về Nho giáo, mỹ học Nho giáo của nhà nghiên cứu Lý Trạch Hậu (Trung Quốc). Những hướng nghiên cứu Nho giáo, nhà nho và mỹ học Nho gia của Lý Trạch Hậu đã hấp dẫn và ảnh hưởng sâu sắc tới ông, từ đó cuốn hút ông quan tâm tới đối tượng văn học trung đại và tư tưởng Nho giáo Việt Nam dưới góc nhìn nhân học và thẩm mỹ. Ông là nhà nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam đã đi theo hướng này, tiếp cận văn học trung đại từ góc độ giải mã thẩm mỹ tác phẩm văn học, không chỉ trong phạm vi văn học nhà Nho mà cả Phật, Đạo. Từ các đề tài nghiên cứu, bài viết, chuyên đề sau đại học và các luận văn, luận án hướng dẫn cho học viên cao học và nghiên cứu sinh ngành văn học đều tập trung theo hướng này. Ông đã bắt đầu từ cội nguồn triết học của các loại hình văn chương này để tiếp cận văn bản tác phẩm, soi chiếu chúng từ bình diện đặc trưng thẩm mỹ. Các phác thảo của ông về đặc trưng thẩm mỹ của văn học Nho gia, Phật giáo và Đạo gia đã đặt nền móng cho một hướng tiếp cận văn học trung đại mới ở Việt Nam. Những năm gần đây, ông đặc biệt chú ý và dồn nhiều tâm sức vào nghiên cứu các tác phẩm văn học Phật giáo. Những công trình về Trần Nhân Tông, Huyền Quang, về đặc trưng thẩm mỹ của thơ Thiền… của ông đã thổi một luồng gió mới vào việc nghiên cứu và tiếp nhận mảng văn chương khó bậc nhất của văn học trung đại Việt Nam mà nhiều năm nay các chuyên gia văn học trung đại vì nhiều lý do vẫn né tránh hoặc chưa quan tâm đến. Có thể nói, hiện nay PGS.TS Nguyễn Kim Sơn là một trong những chuyên gia có sự thâm nhập sâu và kiến giải độc đáo về mảng văn học Phật giáo.

PGS.TS Nguyễn Kim Sơn cũng đặt rất nhiều tâm huyết vào việc nghiên cứu lịch sử Nho giáo Việt Nam. Đối tượng ông chú ý tới là chủ thể nhà nho, tầng lớp sĩ. Đây cũng chính là đề tài ông đã tập trung thực hiện trong thời gian nghiên cứu ở Viện Harvard-Yenching (Hoa Kỳ). Các nghiên cứu của ông nhìn sự vận động của lịch sử Nho giáo Việt Nam thông qua chủ thể nho sĩ, sĩ tộc và các quan hệ xã hội của tầng lớp sĩ. Đồng thời, ông cũng tập trung vào vấn đề tiếp nhận và thảo luận về kinh điển Nho gia của các nhà Nho Việt Nam trong lịch sử. Trong nghiên cứu Nho giáo, ông đặc biệt chú ý tới vấn đề tu dưỡng luận, tâm tính học của Nho giáo, một vấn đề chuyên sâu mà theo quan điểm của ông là thể hiện những đặc trưng bản chất của Nho giáo mà các thế hệ nghiên cứu trước vì quá thiên về phương diện xã hội, phương diện chính trị của Nho giáo nên chưa chú ý đúng mức. Hướng nghiên cứu này cũng nhất quán và thành hệ thống trong các nghiên cứu cá nhân, bài viết, đề tài khoa học của ông, kể cả trong các nghiên cứu về văn học nhà Nho. Về mảng nghiên cứu Nho học, cần phải kể đến các hoạt động tổ chức hội thảo, tọa đàm mà Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc học do ông làm Giám đốc tổ chức thường niên với quy mô từ trong nước đến quốc tế, quy tụ được các nhà nghiên cứu Nho học hàng đầu ở Việt Nam và trên thế giới, nhằm cố gắng đưa hoạt động nghiên cứu Nho giáo ở Việt Nam bắt nhịp được với quốc tế. Hiện ông là Ủy viên Hội đồng biên soạn tùng thư Nho tạng, tinh hoa biên của Trung tâm Nho Tạng Đại học Bắc Kinh Trung Quốc; Phó trưởng ban điều hành Hiệp hội nghiên cứu Nho giáo thế giới từ năm 2014. Những nỗ lực ấy hiện thực hóa bởi những công trình mang tính quốc tế do ông chủ biên: bộ Nho tạng tinh hoa biên, Việt Nam quyển (2 tập), Nguyên điển Nho học Việt Nam hợp tác với Đài Loan… và các công trình khác đang trong quá trình thực hiện.

Ảnh: Bùi Tuấn

Những năm gần đây, dù công việc quản lý chiếm nhiều thời gian, nhưng PGS.TS Nguyễn Kim Sơn vẫn đã và đang trực tiếp giảng dạy hoặc phụ trách giảng dạy rất nhiều môn học cho cả hai bậc đại học và sau đại học. Đó là: Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo cho bậc cử nhân ngành Hán Nôm, Nho giáo và văn hóa Đông Á” cho cao học Châu Á  học; Luận ngữ; Mạnh tử cho thạc sĩ Hán Nôm, Các bình diện thâm mỹ của văn học trung đại cho cao học Văn học, chuyên đề Thuyên thích học truyền thống và hiện đại cho nghiên cứu sinh Hán Nôm, Nho giáo với tư cách là một tôn giáo cho bậc cao học Tôn giáo học… Một khối công việc khổng lồ mà không phải ai cũng có thể làm hết được. Nhưng đó là niềm say mê, yêu thích của PGS Nguyễn Kim Sơn. Ông yêu công việc giảng dạy ngay cả khi công việc quản lý bận rộn chiếm gần hết thời gian của mình. Từ những ngày đầu tham gia giảng dạy, ông luôn được học trò ngưỡng mộ vì kiến văn, khả năng truyền đạt, vì lòng nhiệt huyết và nhất là tinh thần cởi mở trong khoa học. Ông không chỉ truyền đạt lại cho sinh viên kiến thức, mà quan trọng hơn đem lại cho họ tình yêu và thái độ cần có đối với việc nghiên cứu khoa học. Một trong những niềm đam mê của ông chính là truyền lại sự đam mê khoa học của mình cho người khác. Ông đã “rủ rê” được nhiều sinh viên có tư chất theo con đường nghiên cứu lắm chông gai nhưng cũng hứa hẹn nhiều vinh quang này. Học trò dù chỉ học trên lớp hay được ông hướng dẫn, phản biện khóa luận, luận văn, luận án đều nhận được ở ông không chỉ sự nhiệt tình, hết lòng chỉ dẫn mà còn thái độ tôn trọng và bình đẳng trong khoa học. Tất cả những điều ấy khiến chúng tôi đều tự hào vì được làm học trò của ông.

Giá có thể ước điều gì, hẳn điều PGS.TS Nguyễn Kim Sơn mong mỏi nhất là mỗi ngày có 48 tiếng hoặc hơn thế, để ông có thể vừa thực hiện tốt được những trách nhiệm trong công việc quản lý, vừa có thể hoàn thành những món nợ đối với nghiệp nghiên cứu khoa học mà ông luôn tâm niệm là mình nhất định phải trả.

PHÓ GIÁO SƯ, TIẾN SĨ NGUYỄN KIM SƠN

  • Năm sinh: 1966.
  • Nơi sinh: Hải Phòng.
  • Tốt nghiệp đại học tại Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1990.
  • Nhận bằng Tiến sĩ Ngữ văn tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn năm 1996.
  • Được công nhận chức danh Phó Giáo sư năm 2005.
  • Thời gian công tác tại trường: 1991- 2011.

+ Đơn vị công tác:

Khoa Văn học.

Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc học.

Ban Giám hiệu.

+ Chức vụ quản lý:

Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc học (2002- 2006).

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc học (2006 đến nay).

Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (2009-2011).

Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (2012 đến nay).

  • Các công trình khoa học tiêu biểu:

1.  Cuộc vận động cải cách văn thể, tâm thái sĩ phu và động hình của văn chương Việt Nam cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, trong Nghiên cứu văn học Việt Nam những khả năng và thách thức (viết chung), NXB Thế Giới, 2009.

2.  Một số vấn đề Nho giáo Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, 1998.

3. Từ điển Tác giả, tác phẩm Văn học Việt Nam (dùng cho nhà trường), NXB Đại học Sư Phạm, 2000.

4. Nho tạng tinh hoa biên, Việt Nam (chủ biên, 2 tập), NXB Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc, 2013.

5. Nguyên điển Nho học Việt Nam (chủ biên, 10 tập), NXB Đại học Quốc gia Đài Loan (2013-2015).

  • Các giải thưởng khoa học tiêu biểu:

Giải Bạc Sách hay của Hội Xuất bản Việt Nam năm 2011 cho công trình: Tư liệu văn hiến Thăng Long- Hà Nội, Tuyển tập địa chí (3 tập, đồng chủ biên), NXB Hà Nội, 2011.

Tác giả bài viết: TS. Đỗ Thu Hiền


https://ussh.vnu.edu.vn/vi/news/chan-dung-nha-giao-nha-khoa-hoc/pgs-ts-nguyen-kim-son-nguoi-say-me-nghien-cuu-nho-hoc-trong-thoi-hien-dai-12892.html

..


PGS.TS. Nguyễn Kim Sơn

I. Sơ lược lí lịch khoavan 60nam 006

Năm sinh: 1966

Nơi sinh: Hải Phòng

Học vị: Tiến sĩ

Chức danh: Phó Giáo sư

Đơn vị công tác hiện nay: Khoa Văn học

Thời gian công tác tại Trường: từ 1991

Địa chỉ liên hệ:

+ Thư điện tử: sonnk@vnu.vn 

II. Các công trình khoa học 

Các bài báo khoa học 

1. Về một xu hướng “thực học” chung trong Nho học vùng Đông Á thế kỉ XVII, XVIII. Kỉ yếu Nhật Bản - Việt Nam những vấn đề văn hoá, 1993.

2. Tìm hiểu nguồn sách Lê Quý Đôn đã đọc qua khảo sát “Vân đài loại ngữ”. Tạp chí Hán Nôm, số 2/1995.

3. Thực học Minh – Thanh Trung Quốc và sự phát triển theo xu hướng thực học trong Nho học Việt Nam thế kỉ XVIII. Nghiên cứu Trung Quốc, số 2/1995.

4. Về sự tiếp xúc của Lê Quý Đôn với học thuật đời Thanh Trung Quốc (cuối thế kỉ XVII – đầu thế kỉ XVIII). Nghiên cứu Trung Quốc, số 3/1995.

5. Tư liệu thư tịch cuối thế kỉ XVII – thế kỉ XVIII và khuynh hướng khảo chứng học. Nghiên cứu Lịch sử, số 4/1995.

6. Cinq generations de grands maitres dans la tradition confuceenne (Profil idéal-typique des Maitres confucéens). Realites Vietnamiennes, 8/1996.

7. Về những nhân tố làm khởi phát khuynh hướng khảo chứng học thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIXThông báo Hán Nôm học năm 1996, 1996.

8. Cuộc đấu tranh kim – cổ văn và phương thức đề xướng duy tân cải cách của Khang Hữu ViTân thư và xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX (sách tham khảo). Nxb Chính trị Quốc gia, 1997.

9. Đôi lời về việc sử dụng các thuật ngữ nghiên cứu Nho giáo hiện nayThông báo Hán Nôm học, năm 1997.

10. Những chuyển biến của văn học thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX nhìn từ góc độ sự tác động của Nho học tới văn học. Tạp chí Văn học, số 8/1998.

11. Nho giáo và tâm thái lập quốc triều Lí. Kỉ yếu Hội thảo Khoa học Lí Công Uẩn và vương triều Lí (kỉ niệm 990 năm Thăng Long – Hà Nội), 8/1998.

12. Cách mạng Tân Hợi và vận mệnh của Nho giáo Trung Quốc đầu thế kỉ XX. Hội thảo Cách mạng Tân Hợi 90 năm sau nhìn lại (1911 – 2001), 2000.

13. Giải mã thơ thiền từ góc độ tư duy nghệ thuật. Hội thảo Một số vấn đề về lí luận và lịch sử văn học, 2002.

14. Tự nhiên luận của Đạo gia với một số quan niệm cơ bản của lí luận phê bình văn học cổ trung đại phương Đông. Hội thảo Phương Đông hợp tác và phát triển, 2003.

15. Nho giáo trong tương lai văn hoá Việt Nam. Văn hoá Nghệ thuật, số 2/2003.

16. Góp bàn về lí tưởng thẩm mĩ của Đạo gia. Tạp chí Văn học, số 2/2003.

17. Thần hoá, diệu ngộ – quan niệm của Đạo gia về quá trình sáng tạo nghệ thuật. Tạp chí Văn học, số 2/2003.

18. Mấy vấn đề quan niệm và tiêu chí sưu tầm, chọn dịch giới thiệu văn học Hán Nôm Huế. Di sản Hán Nôm Huế, 2003.

19. Trung Quốc cải cách mở cửa và phong trào phản tư về Nho học cuối thế kỉ XX. Trung Quốc cải cách mở cửa - những bài học kinh nghiệm.

20. Về hiện tượng song song tồn tại hai bộ phận của văn học Việt Nam thế kỉ X – XIX (góp phần làm rõ những vấn đề mang tính quy luật của văn học Đông Á thời kì trung đại). The Relations betsween University Education and the Development of East Asia’s Culture and Civilization, 2004.

21. Một thái độ đúng đắn đối với Nho giáo. Văn hoá Nghệ thuật, số 1/2005.

22. Xu hướng hội nhập Tam giáo trong tư tưởng Việt Nam thế kỉ 18. Hội thảo quốc tế về Nho giáo ở Việt Nam, 2004.

23. Lương Thấu Minh và sự ra đời của Tân Nho học hiện đại. Tạp chí Khoa học, ĐHQGHN, số 1, 2005

24. Tâm tính học Nho gia với đặc trưng thẩm mỹ của  văn học nhà nho. Hội thảo quốc tế , Viện Văn học tháng 11/2006

25. Nho giáo với Tôn Trung Sơn. Kỉ yếu hội thảo khoa học Tôn Trung Sơn: Cách mạng Tân Hợi và quan hệ Việt Nam, Trung Quốc, Viện Nghiên cứu Trung Quốc 2006.

26. Bàn về cảm hứng cư trần lạc đạo trong thơ Trần Nhân Tông. Kỉ yếu Hội thảo khoa học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tháng 11/2006

27. Tư tưởng luân lí mới của các nhà Nho duy tân. Hội thảo quốc tế tháng 5/2007 tại Pháp.

28. Nghiên cứu Nho giáo ở Việt Nam 1986-2006. Hội thảo quốc tế tháng 11/2007 tại Đại học Thâm Quyến.

29. Mấy phương diện thẩm mĩ của thơ Nho gia và Thiền gia… (viết cùng Trần Thị Mỹ Hòa). Văn học VN thế kỉ X-XIX: Những vấn đề lí luận và lịch sử. Nhà xuất bản Giáo dục, H., 2007.

30. Mấy đặc điểm của văn học Việt Nam trung đại nhìn từ quan hệ văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm. Nôm workshop tại Yale University 4/2008.

Các giáo trình, chuyên khảo, sách tham khảo 

1. Khoa cử và quan chế ở phương Đông (đồng soạn giả). In trong Almach những nền văn minh thế giới. Nxb Văn hoá - Thông tin, 1996.

2. Tổng tập Văn học Việt Nam - tập 6 (đồng soạn giả). Nxb Khoa học Xã hội, 1998.

3. Tổng tập Văn học Việt Nam - tập 7 (đồng soạn giả). Nxb Khoa học Xã hội, 1998.

4. Một số vấn đề Nho giáo Việt Nam. Nxb Chính trị Quốc gia, 1998.

5. Tuyển tập Thơ văn Hán Nôm - 2 tập, A & B (đồng soạn giả). Đại học Huế, 1999.

6. Trạng Bùng - Phùng Khắc Khoan: tác giả, tác phẩm (viết chung, Bùi Duy Tân chủ biên). Hà Tây, 2000.

7. Từ điển Tác giả, tác phẩm Văn học Việt Nam dùng cho nhà tr­ường. Nxb Đại học S­ư phạm, 2000.


http://khoavanhoc.edu.vn/index.php/canbo-thinhgiang/80-pgsts-nguyn-kim-sn

..


2 nhận xét:

  1. 4. Ngày 10/4/2021

    Nguyễn Kim Sơn
    32 phút ·

    NGÀNH VÀ NGHỀ CỦA CHÚNG TA
    Kính thưa các cô giáo, thầy giáo, công chức viên chức, người lao động trong ngành giáo dục
    Ngày 8/4/2021, tôi vinh dự được Đảng, Quốc hội và Chính phủ giao phó đảm nhiệm cương vị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây là một vinh dự to lớn đối với tôi. Nhiệm vụ này rất nặng nề, rất nhiều áp lực, khó khăn thách thức. Những suy nghĩ và trăn trở đầu tiên của tôi sau khi nhận việc là những suy nghĩ về nghề và sự nghiệp của nhà giáo chúng ta.
    Ngành giáo dục, nghề làm thầy của chúng ta là một nghề vinh quang. Nhiệm vụ càng lớn, trách nhiệm càng nặng nề, yêu cầu càng cao thì ving quan đó càng lớn. Chúng ta đang sống và đang làm việc, cống hiến trong thời khắc mà đất nước, dân tộc đang dâng niềm khát vọng bứt phá, để đưa cơ đồ đất nước lên một vị thế phát triển mới, văn minh và thịnh vượng. Một phần của nhiệm vụ trọng đại đó phó thác cho ngành giáo dục của chúng ta. Để đảm đương được sứ mệnh này, không có cách nào khác, chúng ta cần tiếp tục kiên trì và tích cực đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới.

    Trả lờiXóa
  2. 7. Ngày 22/7/2021

    Nguyen Tien Thanh
    53 phút ·

    Đời người như gió qua.

    FB nhắc lại bức ảnh được chụp 4 năm trước, hôm họp lớp Đại học tại Melia Ba Vì của anh Anh Luong .Trong ảnh là hơn một nửa các “lính ngự lâm” của Văn K30 Đại học Tổng hợp Hà Nội (cũ). Khoá này có đầy đủ 3 lớp (Văn,Ngữ,Hán) nhưng chỉ có 24 người- giữ kỷ lục về số lượng ít.

    Thời gian ngắn ngủi mà vật đổi sao dời.Một bạn trong ảnh đã đi về cõi vĩnh hằng, nay lại nhận được tin một bạn khác lâm bệnh hiểm nghèo. Hôm rồi, ngồi nhà một người bạn,cũng ở trong ảnh, giờ đã trở thành đứng đầu “thiên hạ chi sư”, cả 2 đều áy náy vì dịch giã, vì công việc mà chưa đến thăm bằng hữu được. Về nhà, chạnh nghe câu hát của Trịnh nhạc sĩ, tự dưng cảm khái mà thấy rằng, đúng là “đời người như gió qua”…

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.