Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

19/02/2021

Dịch chuyển nhân sự cấp cao hậu Đại hội XIII, từ sau lễ khai hạ

Hôm qua, ngày 7 tháng Giêng, là ngày hạ nêu (tức khai hạ), chính thức hết Tết. Không khí hạ nêu năm Tân Sửu này, tức bản cập nhật 2021, thì xem chi tiết ở đây.

Sau hạ nêu, sẽ là các dịch chuyển nhân sự cấp cao sau Đại hội 13. Trước Tết thì đại hội đã thành công (xem cụ thể ở đây), rồi nghỉ Tết toàn bộ, sau hạ nêu hôm qua, thì là các dịch chuyển quan trọng.

Quan sát và cập nhật dần từ hôm nay.

Tháng 2 năm 2021,

Giao Blog



---


CẬP NHẬT


14.

Độ tuổi các thành viên Chính phủ
Phạm Minh Chính
Phạm Minh Chính

Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Tuổi: 63

Trương Hòa Bình
Trương Hòa Bình

Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ

Tuổi: 66

Phạm Bình Minh
Phạm Bình Minh

Phó Thủ tướng Chính phủ

Tuổi: 62

Lê Minh Khái
Lê Minh Khái

Phó Thủ tướng Chính phủ

Tuổi: 57

Lê Văn Thành
Lê Văn Thành

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bí thư Thành uỷ Hải Phòng

Tuổi: 59

Vũ Đức Đam
Vũ Đức Đam

Phó Thủ tướng Chính phủ

Tuổi: 58

Phan Văn Giang
Phan Văn Giang

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam

Tuổi: 61

Tô Lâm
Tô Lâm

Bộ trưởng Bộ Công an

Tuổi: 64

Bùi Thanh Sơn
Bùi Thanh Sơn

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao

Tuổi: 59

Phạm Thị Thanh Trà
Phạm Thị Thanh Trà

Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Phó Ban Tổ chức Trung ương

Tuổi: 57

Lê Thành Long
Lê Thành Long

Bộ trưởng Bộ Tư pháp

Tuổi: 58

Nguyễn Chí Dũng
Nguyễn Chí Dũng

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Tuổi: 61

Hồ Đức Phớc
Hồ Đức Phớc

Bộ trưởng Bộ Tài chính

Tuổi: 58

Nguyễn Hồng Diên
Nguyễn Hồng Diên

Bộ trưởng Bộ Công Thương, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

Tuổi: 56

Lê Minh Hoan
Lê Minh Hoan

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tuổi: 60

Nguyễn Văn Thể
Nguyễn Văn Thể

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải

Tuổi: 55

Nguyễn Thanh Nghị
Nguyễn Thanh Nghị

Bộ trưởng Bộ Xây dựng

Tuổi: 45

Trần Hồng Hà
Trần Hồng Hà

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Tuổi: 58

Nguyễn Mạnh Hùng
Nguyễn Mạnh Hùng

Bộ trưởng Thông tin và truyền thông

Tuổi: 59

Đào Ngọc Dung
Đào Ngọc Dung

Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội

Tuổi: 59

Nguyễn Văn Hùng
Nguyễn Văn Hùng

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Tuổi: 60

Huỳnh Thành Đạt
Huỳnh Thành Đạt

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

Tuổi: 59

Nguyễn Kim Sơn
Nguyễn Kim Sơn

Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo; Chủ tịch Hội đồng, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội

Tuổi: 55

Nguyễn Thanh Long
Nguyễn Thanh Long

Bộ trưởng Bộ Y tế

Tuổi: 55

Hầu A Lềnh
Hầu A Lềnh

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký UB Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Tuổi: 48

Đoàn Hồng Phong
Đoàn Hồng Phong

Tổng Thanh tra Chính phủ, Bí thư Tỉnh uỷ Nam Định

Tuổi: 58

Trần Văn Sơn
Trần Văn Sơn

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

Tuổi: 60

Nguyễn Thị Hồng
Nguyễn Thị Hồng

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tuổi: 53


https://vietnamnet.vn/vn/dai-hoi-dang-lan-thu-xiii/cp-do-tuoi.html





13.

Thủ tướng trình 12 nhân sự làm Bộ trưởng, trưởng ngành

Chiều nay (7/4), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trình danh sách để Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm một số Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.

Có 12 nhân sự được trình để Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm.

Cụ thể, ông Phan Văn Giang được trình để phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Thủ tướng trình 12 nhân sự làm Bộ trưởng, trưởng ngành
Ông Phan Văn Giang. Ảnh: X.Đ

Ông Phan Văn Giang sinh năm 1960; quê quán: xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Ông hiện là Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII; Thượng tướng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Ông là Tiến sĩ Khoa học quân sự.

Ông Bùi Thanh Sơn được trình để phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

Ông Bùi Thanh Sơn sinh năm 1962; quê quán: phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Ông hiện là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII; Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao. Ông có trình độ Thạc sĩ Quan hệ quốc tế.

Bà Phạm Thị Thanh Trà được trình để phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

Thủ tướng trình 12 nhân sự làm Bộ trưởng, trưởng ngành
Bà Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh: X.Đ

Bà Trà sinh năm 1964; quê quán xã Nam Yên, huyện Nam Đàn, Nghệ An. Bà hiện là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII; Phó Ban Tổ chức Trung ương; Thứ trưởng Bộ Nội Vụ. Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Quản lý giáo dục, Cử nhân Sư phạm.

Ông Hồ Đức Phớc được trình để phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Ông Hồ Đức Phớc sinh năm 1963; quê quán xã Quỳnh Thạch, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông hiện là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII; có trình độ Tiến sĩ Kinh tế. Ngày 6/4, ông được Quốc hội miễn nhiệm chức danh Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Ông Trần Văn Sơn được trình để phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Ông Trần Văn Sơn sinh năm 1961; quê quán xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Ông hiện là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII, Phó Chủ nhiệm Thường trực văn phòng Chính phủ. Ông là Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Kỹ sư Kinh tế xây dựng.

Ông Lê Minh Hoan được trình để phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ NN-PT&NT.

Ông Lê Minh Hoan sinh năm 1961; quê quán xã Mỹ Trà, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Ông hiện là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII, Thứ trưởng Bộ NN-PT&NT. Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Kinh tế, Kiến trúc sư.

Ông Nguyễn Hồng Diên được trình để phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Thủ tướng trình 12 nhân sự làm Bộ trưởng, trưởng ngành
Ông Nguyễn Hồng Diên. Ảnh: X.Đ

Ông Nguyễn Hồng Diên sinh năm 1965; quê quán xã Hồng Minh, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Ông hiện là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương. Trình độ chuyên môn: Tiến sĩ Quản lý hành chính công, Cử nhân Lịch sử-Giáo dục học, Cử nhân Kế toán tổng hợp.

Ông Nguyễn Kim Sơn được trình để phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.

Ông Nguyễn Kim Sơn sinh năm 1966; quê quán xã Tân Trào, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng. Ông hiện là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII; Chủ tịch Hội đồng, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông là Phó Giáo sư, Tiến sĩ Văn học.

Ông Nguyễn Văn Hùng được trình để phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL.

Ông Nguyễn Văn Hùng sinh năm 1961; quê quán huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Ông hiện là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII; Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL. Ông có trình độ chuyên môn là Thạc sĩ Triết học.

Ông Hầu A Lềnh được trình để phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.

Ông Hầu A Lềnh sinh năm 1973; quê quán xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Ông hiện là Ủy viên Trung ương Đảng khoá XIII; Phó Chủ tịch-Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ông có trình độ Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp.

Ông Nguyễn Thanh Nghị được trình để phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

Thủ tướng trình 12 nhân sự làm Bộ trưởng, trưởng ngành
Ông Nguyễn Thanh Nghị. Ảnh: X.Đ

Ông Nguyễn Thanh Nghị sinh năm 1976; quê quán phường 9, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Ông hiện là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII; Thứ trưởng Bộ Xây dựng. Trình độ chuyên môn: Tiến sĩ Khoa học ngành Kỹ thuật xây dựng.

Ông Đoàn Hồng Phong được được trình để phê chuẩn bổ nhiệm làm Tổng Thanh tra Chính phủ.

Ông Đoàn Hồng Phong sinh năm 1963; quê quán thị trấn Quỹ Nhất, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Ông hiện là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII; Bí thư Tỉnh ủy Nam Định. Ông có trình độ chuyên môn là Thạc sĩ Kinh tế.

Sau khi nghe tờ trình, các ĐBQH thảo luận ở đoàn về đề nghị phê chuẩn việc bổ nhiệm một số Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.

Sáng mai (8/4), Quốc hội sẽ nghe Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả thảo luận tại đoàn và Thủ tướng báo cáo về việc giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về đề nghị phê chuẩn việc bổ nhiệm các nhân sự trên.

Tiếp đó, Quốc hội tiến hành phê chuẩn đề nghị việc bổ nhiệm một số Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Hương Quỳnh

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và 12 bộ trưởng rời ghế ở Chính phủ

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và 12 bộ trưởng rời ghế ở Chính phủ

Quốc hội chính thức phê chuẩn miễn nhiệm Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và 12 bộ trưởng, trưởng ngành 

https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quoc-hoi/thu-tuong-trinh-12-nhan-su-lam-bo-truong-725810.html



12. Tới 5/4/2021, thì đã xong bộ tứ trụ





11.

Ông Phạm Minh Chính đắc cử chức Thủ tướng Chính phủ

Chiều nay (5/4), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính giữ chức Thủ tướng Chính phủ.

XEM VIDEO:

Theo tờ trình được Chủ tịch nước báo cáo trước Quốc hội sáng nay, nhân sự được đề cử để Quốc hội bầu làm Thủ tướng Chính phủ là Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính.

Đúng 15h, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại đoàn về dự kiến nhân sự để bầu Thủ tướng Chính phủ.

Sau thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội tiến hành bầu Thủ tướng Chính phủ bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Sau khi có kết quả kiểm phiếu, Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính giữ chức Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021.

Kết quả, có 462/466 đại biểu có mặt tán thành, chiếm 96,25% tổng ĐBQH; 4 ĐB không tán thành biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu ông Phạm Minh Chính giữ chức Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021.

Nghị quyết này có hiệu lực ngay sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua. Tiếp đó, tân Thủ tướng Phạm Minh Chính thực hiện nghi lễ tuyên thệ. 

Ông Phạm Minh Chính đắc cử chức Thủ tướng Chính phủ
Tân Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: VGP

“Dưới cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội và đồng bào cử tri cả nước, tôi Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam xin tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó”, tân Thủ tướng tuyên thệ.

Sau lời tuyên thệ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: "Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xin ghi nhận lời tuyên thệ của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính“.

Trước đó, Quốc hội đã hoàn tất miễn nhiệm chức Thủ tướng Chính phủ đối với ông Nguyễn Xuân Phúc và bầu ông làm Chủ tịch nước.

Ông Phạm Minh Chính sinh ngày 10/12/1958; quê ở xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá; trình độ Phó Giáo sư, Tiến sĩ Luật, Kỹ sư Xây dựng.

Ông là Ủy viên Bộ Chính trị: Khóa XII, XIII; Bí thư Trung ương Đảng: Khóa XII; Ủy viên Trung ương Đảng: Khóa XI, XII, XIII; Đại biểu Quốc hội: Khóa XIV.

Ông trưởng thành từ ngành công an và từng kinh qua các chức vụ: Phó Tổng Cục trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần-Kỹ thuật, Thứ trưởng Bộ Công an. Ông được thăng cấp bậc hàm Trung tướng.

Trước khi được Bộ Chính trị điều động, phân công về Ban Tổ chức Trung ương từ tháng 4/2015, ông làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh nhiệm kỳ 2010-2015.

Tại Đại hội XIII của Đảng vừa qua, ông tái cử vào Ban Chấp hành Trung ương khóa mới và được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Thu Hằng

Câu hỏi đầy trăn trở của ông Phạm Minh Chính trước khi làm Thủ tướng

Câu hỏi đầy trăn trở của ông Phạm Minh Chính trước khi làm Thủ tướng

Câu chuyện tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế cũng như công tác xây dựng đội ngũ cán bộ luôn là nỗi ....


https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quoc-hoi/ong-pham-minh-chinh-dac-cu-chuc-thu-tuong-chinh-phu-725186.html





Ông Phạm Minh Chính được đề cử để Quốc hội bầu Thủ tướng

Nhân sự được giới thiệu để Quốc hội bầu Thủ tướng Chính phủ là Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính.

Sáng 5/4, sau khi tuyên thệ nhậm chức, tân Chủ tịch nước trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Thủ tướng Chính phủ. Sau đó, các ĐBQH thảo luận ở Đoàn về dự kiến nhân sự để bầu Thủ tướng Chính phủ.

Quy trình bầu Thủ tướng Chính phủ sẽ được thực hiện trong buổi chiều. Trước tiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại đoàn về dự kiến nhân sự để bầu Thủ tướng Chính phủ. Sau đó, Chủ tịch nước báo cáo Quốc hội việc giải trình, tiếp thu ý kiến của ĐBQH về dự kiến nhân sự để bầu Thủ tướng Chính phủ. 

Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu và tiến hành bầu Thủ tướng Chính phủ bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Sau khi có kết quả, Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu. Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu Thủ tướng Chính phủ. Tân Thủ tướng Chính phủ tuyên thệ.

Ông Phạm Minh Chính được đề cử để Quốc hội bầu Thủ tướng
Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính. Ảnh: Trần Thường

Theo nguồn tin của VietNamNet, nhân sự được giới thiệu để Quốc hội bầu Thủ tướng Chính phủ là Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính.

Ông Phạm Minh Chính sinh ngày 10/12/1958; quê ở xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá; trình độ Phó Giáo sư, Tiến sĩ Luật, Kỹ sư Xây dựng.

Ông là Ủy viên Bộ Chính trị: Khóa XII, XIII; Bí thư Trung ương Đảng: Khóa XII; Ủy viên Trung ương Đảng: Khóa XI, XII, XIII; Đại biểu Quốc hội: Khóa XIV.

Ông trưởng thành từ ngành công an và từng kinh qua các chức vụ: Phó Tổng Cục trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần-Kỹ thuật, Thứ trưởng Bộ Công an. Ông được thăng cấp bậc hàm Trung tướng.

Trước khi được Bộ Chính trị điều động, phân công về Ban Tổ chức Trung ương từ tháng 4/2015, ông làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh nhiệm kỳ 2010-2015.

Tại Đại hội XIII của Đảng vừa qua, ông tái cử vào Ban Chấp hành Trung ương khóa mới và được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Thu Hằng

Ông Phạm Minh Chính: Không để lọt những người chạy chức quyền vào Quốc hội

Ông Phạm Minh Chính: Không để lọt những người chạy chức quyền vào Quốc hội

"Kiên quyết không để lọt những người không xứng đáng, những người chạy chức, chạy quyền tham gia Quốc ....


https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quoc-hoi/ong-pham-minh-chinh-duoc-de-cu-de-quoc-hoi-bau-thu-tuong-725000.html




Ông Nguyễn Xuân Phúc được bầu làm Chủ tịch nước

Sáng nay (5/4), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu ông Nguyễn Xuân Phúc làm Chủ tịch nước.

Sau khi nghe Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả thảo luận tại đoàn về dự kiến nhân sự để bầu Chủ tịch nước, Quốc hội đã bỏ phiếu kín bầu chức danh này.

Ông Nguyễn Xuân Phúc được bầu làm Chủ tịch nước
Tân Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. 

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu ông Nguyễn Xuân Phúc làm Chủ tịch nước với 468/468 đại biểu Quốc hội có mặt (chiếm 97,5% tổng số đại biểu) tán thành.

Ngay sau đó, ông Nguyễn Xuân Phúc đã tuyên thệ trước Quốc hội theo quy định của Hiến pháp. 

Ông nói: “Dưới cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội, đồng bào và cử tri cả nước, tôi - Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xin tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ra sức công tác để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó”. 

Sau lời tuyên thệ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: "Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xin ghi nhận lời tuyên thệ của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc“.

Tiếp đó, Chủ tịch nước trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Thủ tướng Chính phủ. Các ĐBQH thảo luận ở đoàn về dự kiến nhân sự bầu chức danh này.

Ông Nguyễn Xuân Phúc năm nay 67 tuổi (sinh ngày 20/7/1954); quê xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam; trình độ cao cấp lý luận chính trị, cử nhân kinh tế.

Ông là Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, XII, XIII; Ủy viên Trung ương Đảng: Khóa X, XI, XII, XIII; đại biểu Quốc hội khoá XI, XIII, XIV.

Năm 2006, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần đầu khi 52 tuổi; vào Bộ Chính trị lần đầu vào năm 2011, khi 57 tuổi.

Trong quá trình công tác, ông Nguyễn Xuân Phúc đã kinh qua các chức vụ như: Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Năm 2011, ông được bầu giữ chức Phó Thủ tướng. Đến năm 2016, ông được tín nhiệm bầu giữ chức Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016.

Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV, ông Nguyễn Xuân Phúc tái cử chức Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021.

Tháng 1/2021, ông được bầu vào Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII và được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị nhiệm kỳ 2021-2026.

Sáng 2/4, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021 đối với ông Nguyễn Xuân Phúc.

Bài phát biểu nhậm chức của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, xem TẠI ĐÂY

Những bước ngoặc lịch sử của tân Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc

Những bước ngoặc lịch sử của tân Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc

Ông Nguyễn Xuân Phúc được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước, dưới đây là tiểu sử chi tiết của tân Chủ tịch ....

Hương Quỳnh

https://www.youtube.com/watch?v=DSfq52yF54M



10. Ngày 3/4/2021


Quốc hội vừa miễn nhiệm TT Nguyễn Xuân Phúc và dự kiến sáng 5/4, các ĐBQH sẽ bầu ông Phúc làm Chủ tịch nước bằng phiếu kín; và ngay sau đó CTN mới sẽ đề cử Phạm Minh Chính để Quốc hội bầu Thủ tướng. Đầu tuần sau Việt Nam có chính phủ mới!
Cái này ta gọi là…bầu đi bầu lại ^-^
------
Như vậy, sẽ là lần đầu tiên một đương kim Thủ tướng qua làm Chủ tịch nước, và cũng lần đầu tiên một trưởng ban tổ chức TW lên làm thủ tướng. Ông Chính không kinh qua giai đoạn làm phó TT như các tiền nhiệm, tuy nhiên vẫn được các nhà quan sát chính trị đánh giá là có kinh nghiệm đa dạng trên nhiều lĩnh vực từ ngoại giao, luật pháp cho đến an ninh và phát triển kinh tế - xã hội.
Các phó Thủ tướng sẽ có 02 ông cũ là Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam, cả hai đang có hơn 07 năm làm vị trí này; ngoài ra còn có Lê Văn Thành (Hải Phòng) và Lê Minh Khái. Riêng ông Trương Hòa Bình có nguyện vọng là nghỉ…đúng qui định, tức đến tháng 7/2021.
.
Ở Tp.HCM, 4 Phong cũng có nguyện vọng ở lại qua làm Phó BT thường trực nhưng chắc không được rồi, khả năng sẽ phải đi Bộ hoặc qua làm công tác đảng. Tuy vậy, anh Tư cũng đã kịp ký bổ nhiệm Lâm Đình Thắng bí thư quận 9 lên làm giám đốc Sở TT&TT, Trần Hoàng Quân bí thư Bình Chánh lên làm giám đốc Sở Xây Dựng
😉
- Vũ Đức Đam, chính trị gia được nhiều người lập fanpage ủng hộ nhiều nhất trên MXH sẽ tiếp tục nhiệm kỳ phó TT thứ 3.

https://www.facebook.com/lenguyenhuongtra.de/posts/10215861794772485


9.

Ông Vương Đình Huệ đắc cử Chủ tịch Quốc hội

Sáng nay (31/3), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu ông Vương Đình Huệ làm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia.

Sau khi nghe UB Thường vụ Quốc hội báo cáo về kết quả, tiếp thu, giải trình ý kiến thảo luận tại đoàn về dự kiến nhân sự bầu Chủ tịch Quốc hội, Quốc hội đã bỏ phiếu kín bầu chức danh này.

Danh sách chính thức để bầu chỉ có duy nhất Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ.

Với 473/473 đại biểu Quốc hội có mặt tán thành (chiếm 98,54% tổng số đại biểu Quốc hội) Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.

Ngay sau đó, ông Vương Đình Huệ đã tuyên thệ trước Quốc hội theo quy định của Hiến pháp.

Ông Vương Đình Huệ đắc cử Chủ tịch Quốc hội
Tân Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tuyên thệ

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tuyên thệ: "Dưới cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội, trước đồng bào cử tri cả nước, tôi Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xin tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó”.

Sau lời tuyên thệ, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh: "Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xin ghi nhận lời tuyên thệ của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ".

Sau đó, UB Thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu một số Phó Chủ tịch Quốc hội.

Theo kết quả bầu cử tại Đại hội XIII của Đảng, cả 4 Phó Chủ tịch Quốc hội hiện nay gồm: bà Tòng Thị Phóng, ông Uông Chu Lưu, ông Phùng Quốc Hiển và ông Đỗ Bá Tỵ đều không tham gia Ban Chấp hành Trung ương khóa mới.

Tuy nhiên, tại kỳ họp này, Quốc hội chỉ kiện toàn vị trí Phó Chủ tịch Quốc hội. Riêng trường hợp ông Đỗ Bá Tỵ, hiện nhân sự dự kiến để giới thiệu Quốc hội bầu thay thế ông chưa là ĐBQH. Do đó, vị trí này được kéo dài đến kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XV dự kiến vào tháng 7 tới đây.

Như vậy trong chiều nay, Quốc hội sẽ tiến hành miễn nhiệm 3 Phó Chủ tịch Quốc hội: bà Tòng Thị Phóng, ông Uông Chu Lưu và ông Phùng Quốc Hiển.

Trần Thường

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân chính thức rời ghế Chủ tịch Quốc hội

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân chính thức rời ghế Chủ tịch Quốc hội

Chiều 30/3, Quốc hội chính thức miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với bà Nguyễn Thị Kim Ngân. ....


https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/ong-vuong-dinh-hue-dac-cu-chu-tich-quoc-hoi-723796.html#inner-article






8.

Ông Vương Đình Huệ được giới thiệu bầu Chủ tịch Quốc hội

Ông Vương Đình Huệ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bầu làm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia. 

Chiều nay (30/3), sau khi Quốc hội tiến hành miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia đối với bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã trình nhân sự để Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia.

Ông Vương Đình Huệ được giới thiệu bầu Chủ tịch Quốc hội
Ông Vương Đình Huệ được giới thiệu bầu Chủ tịch Quốc hội. Ảnh: Trần Thường

Theo tờ trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giới thiệu ông Vương Đình Huệ - Bí thư Thành uỷ Hà Nội để bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.

Ngay sau khi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trình dự kiến nhân sự, các ĐBQH thảo luận tại đoàn trước khi bỏ phiếu kín bầu vào sáng mai (31/3).

Sau khi được bầu, tân Chủ tịch Quốc hội sẽ tuyên thệ.

Ông Vương Đình Huệ sinh năm 1957 tại xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Ông có học hàm, học vị Giáo sư, Tiến sĩ Kinh tế, nghiên cứu sinh tại Đại học Kinh tế Bratislava, Cộng hòa Slovakia.

Ông từng là giảng viên, rồi Phó trưởng khoa, Trưởng khoa Kế toán, rồi Phó Hiệu trưởng trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội.

Sau đó, rời môi trường giảng dạy, ông được bổ nhiệm làm Phó Tổng Kiểm toán, rồi Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII, ông được Quốc hội phê chuẩn làm Bộ trưởng Tài chính. Từ tháng 12/2012, ông được Bộ Chính trị phân công giữ chức Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.

Từ 4/2016, ông là Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ (tháng 6/2016).

Tháng 2/2020, Bộ Chính trị điều động, phân công ông tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội nhiệm kỳ 2015-2020.

Tại Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ TP Hà Nội tháng 10/2020, ông tái đắc cử Bí thư Thành ủy Hà Nội khóa XVII nhiệm kỳ 2020-2025.

Ông là Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, XIII; Ủy viên Trung ương Đảng khóa X, XI, XII, XIII; đại biểu Quốc hội khóa XIII, XIV.

Ông Vương Đình Huệ là người được giao chủ trì soạn thảo Luật Kiểm toán năm 2005 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2006) - là Luật Kiểm toán đầu tiên của Việt Nam, thay thế cho Nghị định 70-CP của Chính phủ ban hành ngày 17/7/1994.

Với việc ban hành Luật Kiểm toán, cơ quan Kiểm toán Nhà nước chuyển sang trực thuộc Quốc hội, do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Trong thời gian giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính, ông Vương Đình Huệ để lại dấu ấn đậm nét ở cách tiếp cận quản lý giá cả các mặt hàng thiết yếu, vô cùng nhạy cảm vào thời điểm đó: “Giải pháp của mọi giải pháp là công khai, minh bạch” khi trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XIII.

Cũng từ quan điểm xuyên suốt này, Bộ trưởng Vương Đình Huệ đã có câu nói nổi tiếng: “Chúng tôi điều hành giá xăng dầu vì trách nhiệm với hơn 80 triệu người dân chứ không vì lợi ích của một bộ phận hay một doanh nghiệp nào cả... Nhà nước không dọa ai và cũng không ai dọa được Nhà nước...” tại Hội thảo “Điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường ở Việt Nam hiện nay”.

Quan điểm này được ông Vương Đình Huệ tiếp tục áp dụng nhuần nhuyễn trong thời gian giữ chức Phó Thủ tướng, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá của Chính phủ sau này...

25 chức danh lãnh đạo được Quốc hội bầu và phê chuẩn

25 chức danh lãnh đạo được Quốc hội bầu và phê chuẩn

Từ hôm nay 30/3, Quốc hội bắt đầu tiền hành làm công tác nhân sự để kiện toàn 25 chức danh lãnh đạo ....

Hương Quỳnh


https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quoc-hoi/ong-vuong-dinh-hue-duoc-gioi-thieu-bau-chu-tich-quoc-hoi-723460.html





25 chức danh lãnh đạo được Quốc hội bầu và phê chuẩn

Từ hôm nay 30/3, Quốc hội bắt đầu tiền hành làm công tác nhân sự để kiện toàn 25 chức danh lãnh đạo Nhà nước.

25 chức danh được kiện toàn là những vị trí mà nhiều lãnh đạo của nhà nước không tham gia Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII; một số vị trí do Bộ Chính trị phân công nhiệm vụ mới đối với một số Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư và một số Ủy viên Trung ương.

25 chức danh lãnh đạo được Quốc hội bầu và phê chuẩn
Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, lần đầu tiên đương kim Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được giới thiệu để bầu Chủ tịch nước. Ảnh Minh Đạt

Theo Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trong 25 chức danh được kiện toàn tại kỳ họp này, ngoài 3 lãnh đạo chủ chốt Nhà nước là Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, Quốc hội sẽ bầu phó chủ tịch nước, một số Phó Chủ tịch Quốc hội, một số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng kiểm toán Nhà nước.

Đồng thời, Quốc hội cũng tiến hành phê chuẩn bổ nhiệm một số Phó Thủ tướng và một số thành viên Chính phủ. Quy trình là phải miễn các chức danh trước rồi mới bầu nhân sự mới. 

Từ chương trình của kỳ họp, đối chiếu với kết quả bầu cử tại Đại hội XIII cho thấy, ngoài 3 chức danh lãnh đạo chủ chốt là Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, có 22 chức danh còn lại cần kiện toàn.

25 chức danh lãnh đạo được Quốc hội bầu và phê chuẩn
Chuyển giao nhân sự, chuẩn bị cho nhiệm kỳ mới tốt hơn

Trong đó có chức danh Phó Chủ tịch nước, do bà Đặng Thị Ngọc Thịnh không còn tham gia Ban Chấp hành Trung ương khóa mới.

Tương tự, khối Chính phủ sẽ kiện toàn chức danh Phó Thủ tướng do 2 Phó Thủ tướng hiện tại gồm ông: Trương Hòa Bình và Trịnh Đình Dũng không tham gia BCH Trung ương khóa XIII. Tuy nhiên vẫn có khả năng có trường hợp được kéo dài đến kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa XV.

Trong các thành viên Chính phủ còn lại cần kiện toàn có 7 chức danh do các bộ trưởng đương nhiệm không tham gia khóa mới gồm: Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Nội vụ, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ trưởng Xây dựng, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Một nguồn tin của VietNamNet cho biết, ngoài ra còn có 5 chức danh trong thành viên Chính phủ dù tái cử Ban Chấp hành Trung ương khóa mới nhưng vẫn nằm trong phương án kiện toàn do nhân sự hiện tại được phân công nhiệm vụ mới như: Bộ trưởng Công thương, Tổng Thanh Tra Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Tài chính, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.

Ở khối Quốc hội, chức danh Phó Chủ tịch Quốc hội hiện cả 4 đều hết tuổi tái cử Ban Chấp hành Trung ương khóa mới cần được kiện toàn. Tuy nhiên, chỉ kiện toàn 3, còn vị trí Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ hiện nhân sự dự kiện để giới thiệu Quốc hội bầu chưa là ĐBQH nên vị trí này được kéo dài đến đầu Quốc hội khóa XV.

Các vị trí còn lại cần kiện toàn do nhân sự hiện tại không tái cử vào Trung ương khóa mới gồm có: Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường, Chủ nhiệm Ủy ban Giáo dục Văn hóa Thanh thiếu niên và Nhi đồng, Trưởng ban Công tác Đại biểu.

Riêng chức danh Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh tuy Chủ nhiệm hiện tại là ông Võ Trọng Việt không tái cử khóa mới nhưng vì nhân sự dự kiến để giới thiệu Quốc hội bầu thay thế ông Việt chưa phải là ĐBQH. Vì vậy chức danh này cũng được kéo dài đến kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa mới.

Ngoài ra, theo chương trình của kỳ họp, chức danh Tổng Kiểm toán Nhà nước cũng được kiện.

Như vậy, dự kiến Quốc hội sẽ tiến hành bầu về phê chuẩn 25 chức danh cụ thể như sau: khối Chủ tịch nước có 2 chức danh; khối Chính phủ 14 chức danh; khối Quốc hội 8 chức danh và chức danh Tổng kiểm toán nhà nước.

Miễn nhiệm Thủ tướng trước, bầu Chủ tịch nước sau

Dự kiến hôm nay 30/3, Quốc hội sẽ miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội và giới thiệu nhân sự bầu để sáng mai bầu tân Chủ tịch Quốc hội.

Quốc hội thực hiện các bước bầu một số Phó Chủ tịch Quốc hội trong sáng ngày 1/4. Chiều cùng ngày, Quốc hội tiến hành quy trình để sáng 2/4 miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ.

Quốc hội tiến hành miễn nhiệm Chủ tịch nước và giới thiệu nhân sự để ngày 5/4 bầu tân Chủ tịch nước. Sau đó, Tân Chủ tịch nước trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Thủ tướng Chính phủ vào chiều cùng ngày.

Quốc hội tiến hành miễn nhiệm Phó Chủ tịch nước, một số ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm một số Ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Tổng kiểm toán Nhà nước vào sáng ngày 6/4. Sau đó, Quốc hội thực hiện quy trình bầu các chức danh này trong chiều cùng ngày và sáng 7/4.

Cũng trong sáng 7/4, Quốc hội phê chuẩn việc miễn nhiệm một số Phó Thủ tướng Chính phủ, một số Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ. Các chức danh này được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm trong sáng 8/4.

Thu Hằng

Ông Phạm Minh Chính được giới thiệu ứng cử Đại biểu Quốc hội khối Chính phủ

Ông Phạm Minh Chính được giới thiệu ứng cử Đại biểu Quốc hội khối Chính phủ


https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/quoc-hoi-bau-va-phe-chuan-25-chuc-danh-lanh-dao-nao-723470.html#inner-article



7.

Giới thiệu nhân sự ứng cử lãnh đạo chủ chốt với số phiếu tập trung cao

Trung ương đã bỏ phiếu giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội với số phiếu tập trung cao.

Phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII vào sáng 9/3, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: "Trung ương đã bỏ phiếu giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội là những chức danh lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước ta với số phiếu tập trung cao".

Giới thiệu nhân sự ứng cử lãnh đạo chủ chốt với số phiếu tập trung cao
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TTXVN

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho biết, trên cơ sở quán triệt và thực hiện nhất quán Phương hướng công tác nhân sự do Đại hội XII của Đảng thông qua; căn cứ vào thực tế đội ngũ cán bộ hiện có và yêu cầu về nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức bộ máy các cơ quan nhà nước, kết hợp yêu cầu trước mắt với việc chuẩn bị cho các khoá tiếp theo, bảo đảm tính kế thừa và phát triển.

Ban Chấp hành Trung ương đã dân chủ thảo luận, xem xét kỹ lưỡng, lựa chọn phương án hợp lý nhất trong điều kiện có thể và đã đạt được sự nhất trí rất cao.

Ban Chấp hành Trung ương khẳng định, cần sớm kiện toàn, sắp xếp lại các chức danh lãnh đạo cơ quan nhà nước một cách đồng bộ, đáp ứng kịp thời yêu cầu triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Trung ương nhất trí cho thực hiện việc kiện toàn các chức danh lãnh đạo các cơ quan nhà nước tại Kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá XIV theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Giới thiệu nhân sự ứng cử lãnh đạo chủ chốt với số phiếu tập trung cao
Các ủy viên Trung ương dự Hội nghị Trung ương 2

Tại Hội nghị lần này, theo Quy chế làm việc, Trung ương đã bỏ phiếu giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội là những chức danh lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước ta với số phiếu tập trung cao, đồng thời Bộ Chính trị đã báo cáo xin ý kiến Trung ương trước khi Bộ Chính trị chính thức giới thiệu nhân sự đối với các chức danh khác để Quốc hội xem xét, bầu hoặc phê chuẩn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Căn cứ kết quả biểu quyết và giới thiệu nhân sự của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp thu ý kiến của Trung ương, hoàn chỉnh phương án giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh lãnh đạo các cơ quan nhà nước để chuẩn bị trình Quốc hội, vừa bảo đảm nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý cán bộ trong hệ thống chính trị, vừa đúng với các quy định của Hiến pháp và pháp luật về tổ chức của các cơ quan nhà nước.

"Có thể nói, đây là một bước quan trọng trong việc bố trí, sắp xếp, kiện toàn đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị trong nhiệm kỳ này và cho chúng ta thêm kinh nghiệm để tiến hành các bước tiếp theo", Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nói.

Thu Hằng

Giới thiệu nhân sự ứng cử Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội

Giới thiệu nhân sự ứng cử Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội

Bộ Chính trị xin trình Trung ương quyết định việc giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh Chủ tịch nước, 


https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/bo-phieu-gioi-thieu-nhan-su-ung-cu-chu-tich-nuoc-thu-tuong-chu-tich-qh-718189.html



6.

23/5/2021 được ấn định là ngày bầu cử ĐBQH khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Số lượng ĐBQH dự kiến 500 người, trong đó 293 từ các tỉnh thành và số còn lại là TW [với khoảng 95 thành viên Bộ Chính trị, Ban bí thư và BCH TW]. Cơ cấu cho người ngoài đảng tham gia chừng 25 - 50 đại biểu!
Số lượng phân bổ ĐBQH năm nay cho Tp.HCM nhiều nhất (30), Hà Nội (29) và Thanh Hóa (14), Nghệ An (13) chỉ xếp thua sau.
--------
Theo kế hoạch của Hội đồng bầu cử Quốc gia, thì ngày 4/3 tức trước 80 ngày; các tỉnh thành đã phải công bố số lượng ĐBQH được chọn. Điểm sơ sơ một ít tình hình!
Số ĐBQH của Tp.HCM cao nhất, ban đầu TW giới thiệu xuống 15 nhưng sau rút hết 8, số còn lại có 10 người tái cử. Như vậy, danh sách ứng cử ĐBQH chính thức sẽ còn 50, bầu lấy 30.
.
Nghe có ông Phan Anh Minh, cựu P. Giám đốc CATP, được HĐND vận động ra tự ứng cử. Tướng Minh về hưu 2019 để lại nhiều uy tín sau 43 năm công tác; đặc biệt là người ngay thẳng có gì nói đó không ngại va chạm. Cựu bí thư Nguyễn Thiện Nhân cũng có tên trong danh sách. Nếu vô QH thì đây có lẽ là trường hợp trước nay chưa có với thành viên BCT vừa hết nhiệm kỳ; theo qui định 105-QĐ/TW thì ca này ứng cử phải có ý kiến của Bộ chính trị ^-^
-
Giai đoạn dịch bệnh nên cũng là thời của các bác sĩ, P.Giám đốc Sở Y tế Ts-Bs Tăng Chí Thượng nhiệm kỳ trước trượt Đại biểu HĐND Tp.HCM nay cũng ghi tên UCQH. Các bệnh viện Nguyễn Trãi, 115, Hùng Vương và Chợ Rẫy cũng có đại diện ghi danh ứng cử.
Đặc biệt có Thầy thuốc ưu tú, TS-BS CK2 Nguyễn Tri Thức, GĐ Chợ Rẫy gần đây nổi tiếng với ca cứu phi công người Anh nhiễm nặng. Ts-Bs Thức từng là 1 trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu Việt Nam 2007!
-
Các sở, ban ngành có Trần Anh Tuấn (1974) P. Giám đốc Sở KH&ĐT; Hứa Quốc Hưng (1982) Ban Quản lý các KCX&CN Tp.HCM; PGS –Ts. Vũ Hải Quân, GĐ Đại học Quốc gia Tp.HCM. Các DN thành đạt cũng ra UCQH, có anh Lê Viết Hải (CEO tập đoàn XD Hòa Bình); Vưu Khải Thành Biti’s; luật sư Nguyễn Văn Hậu (tự ứng cử)...vv.
-----------
.
Còn ở nhóm tự UCQH đã không còn sôi động như hồi 2016.
Những người tự UC làm thành cả một phong trào thể hiện quyền công dân ngày đó như ông Nguyễn Quang A, nhà báo Trần Đăng Tuấn, ca sĩ Mai Khôi, Ls. Võ An Đôn, Ts-Ls. Châu Huy Quang, nhà hoạt động Hoàng Dũng, Nguyễn Chí Tuyến, Thái Văn Đường, Nguyễn Trang Nhung, Lâm Ngân Mai, DN Hùng cửu long...vv. trong đó có mấy người đang phải tị nạn Mỹ, Thái Lan.
.
Tới kỳ bầu cử Quốc Hội khóa XV này, hiện thấy có một vài người tự ra UC. Như phía Bắc có anh Lê Dũng Vova nổi tiếng với kênh CHTV và Lê Trọng Hùng; trong miền Nam có đại úy bị tước quân tịch CAND Lê Chí Thành, anh này từng công tác ở trại giam Thủ Đức – Z30D. Chiều ngày 7/3 còn có tin Gs. Nguyễn Đình Cống (84 tuổi) làm hồ sơ tự ứng cử QH. Nhóm này khó hy vọng qua được vòng hiệp thương địa phương!
===
.
P/s: Cập nhật tình hình…ghế ngồi ở trển. Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ sớm thay anh Nhạ; Nguyễn Hoàng Anh trước đó có tin làm BT Bộ tài chính thì sẽ trở về quê Hải Phòng thay ông Thành; Nguyễn Hồng Diên qua Bộ Công Thương; Nguyễn Hải Ninh người cũ của Daklak sẽ trở về thay ông Cường ra quốc hội. Còn Trần Lưu Quang đang được đồn đoán xuống Đồng Nai thay ông Cường! Trần Văn Sơn P.Chủ nhiệm TT Văn phòng CP thay Mai Tiến Dũng. Đoàn Hồng Phong làm TTCP.
-----
[cập nhật tới chiều 8/3] tại Tp.HCM; đã điều chỉnh còn 41.
Tướng Phan Anh Minh rút, Vưu Khải Thành, Tăng Chí Thượng, Nguyễn Văn Hậu không tham gia. Dự kiến thay thế Tăng Phước Lộc (P. ban dân tộc Tp.HCM); Trịnh Chí Cường (công ty Đại Đồng Tiến); Ung Thị Xuân Hương (tự ứng cử); Trương Trọng Nghĩa (tự ứng cử).
Ở bảng ứng cử HĐND có mặt nhiều nghệ sĩ: Trịnh Kim Chi, Lê Tứ, Hạnh Thúy ; Luật sư Hải Hà; Nguyễn Đức Lệnh (ngân hàng nhà nước); Tô Đình Tuân TBT báo NLĐ; Nguyễn Văn Phước (CT Hiệp hội KHKT)...v

https://www.facebook.com/lenguyenhuongtra.de/posts/10215731534676064



5. Ngày 04/3/2021

"

Kỳ họp Quốc Hội cuối cùng của khóa XIV dự kiến sẽ diễn ra từ 24/3 đến 7/4, trong đó nội dung được quan tâm nhất có lẽ là việc Quốc hội sẽ kiện toàn một số chức danh Nhà nước. Theo Luật Tổ chức Quốc hội, những chức danh được bầu, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết là có hiệu lực ngay!
---
Trong buổi họp báo hồi đầu tuần, BT Mai Tiến Dũng cho biết, BCT đã giao BCS Đảng đưa phương án giới thiệu nhân sự đủ điều kiện, tiêu chuẩn và tính toán những chỗ khuyết, chỗ nào phải thay đổi. Như vậy, tức một số ông/bà nghỉ hưu, không tái cử hoặc rớt BCH TW khóa mới sẽ có người mới thay ngay đầu tháng 4; và còn lại bổ sung, điều chỉnh… kiện toàn tiếp ^-^
- Cập nhật tình hình dự kiến mới nhất!
Phó TT: Phạm Bình Minh, Lê Minh Khái, Lê Văn Thành (HP)
Bùi Thanh Sơn (Bộ Ngoại Giao)
Đinh Tiến Dũng (Hà Nội)
Hồ Đức Phớc (Bộ Tài Chính)
Trần Sỹ Thanh (Tổng Kiểm Toán NN)
Trương Thị Mai (Ban Tổ Chức TW)
Lê Hoài Trung (Ban đối ngoại TW)
Bùi Thị Minh Hoài (Ban Dân Vận)
Hầu A Lềnh (BT, Chủ nhiệm UBDT)
Đỗ Văn Chiến (CT. MTTQ)
Võ Thị Ánh Xuân (Phó CTN)
Phạm Thị Thanh Trà (Bộ Nội Vụ)
Đoàn Hồng Phong (Thanh Tra CP)
Trần Thanh Mẫn (P. chủ tịch QH)
Nguyễn Thanh Nghị (BT Bộ Xây Dựng)
Bùi Văn Cường (CN VPQH)
Phùng Xuân Nhạ tạm ở lại…chờ, khả năng đến khai giảng.
--- sơ sơ vậy, tính tiếp!
P/s: Chuyện ứng cử Quốc Hội, tại Tp.HCM có tiêu chuẩn 30 người, trong đó hết 15 người do TW giới thiệu xuống và 15 người còn lại thì có tới 10 ông/bà tái cử. Nghe đâu có 02 người tự ứng cử, tuy nhiên ai cũng hiểu chỉ... cho vui ^-^

"

https://www.facebook.com/lenguyenhuongtra.de/posts/10215717334921079



4. Ngày 03/3/2021

"

6 giờ 
Trong cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều tối 2/3, theo qui trình thì sắp sửa thay đổi lãnh đạo Chính phủ, Bộ ngành không tái cử Trung ương khóa XIII.
Có 08 thành viên chính phủ hết tuổi và không tham gia khóa mới là ông Trương Hòa Bình, Trịnh Đình Dũng, Ngô Xuân Lịch, Nguyễn Xuân Cường, Lê Vĩnh Tân, Phạm Hồng Hà, Nguyễn Ngọc Thiện, Mai Tiến Dũng. Và, một ông còn tuổi tái cử nhưng lại bị rớt TW.XIII là Phùng Xuân Nhạ.
Cũng trên tinh thần này, tức nhiệm kỳ của TT Nguyễn Xuân Phúc sắp kết thúc và chuyển qua vị trí khác. Khả năng là 24/3 đến 7/4, kỳ họp cuối của Quốc Hội - nơi có thẩm quyền xem xét, quyết định vấn đề nhân sự và có hiệu lực, điều hành công việc ngay; Việt Nam sẽ có tân chủ tịch nước và thủ tướng mới!
---
Khác với người tiền nhiệm, TT Phúc không thể tái cử ở vị trí cũ do hết tuổi và trường hợp đặc biệt được xem như vé để được ngồi thêm một nhiệm kỳ nữa. Từ trước HNTW.14 tháng 12/2020, BCT đã có quyết định những ông/bà được xét suất đặc biệt chỉ có thể ngồi ở 02 ghế là TBT và CTN. Như vậy, có thể biết được hộ khẩu mới của TT Phúc!

Đánh giá v/v TT Phúc sẽ qua làm Chủ tịch nước, Giáo sư Carl Thayer - nhà quan sát chính trị Việt Nam kỳ cựu, cho rằng đó là do thành tích xuất sắc TT Phúc đã đạt được trong nhiệm kỳ qua. Riêng cá nhân giáo sư thì thích ông Phúc được tái bổ nhiệm làm thủ tướng nhiệm kỳ thứ hai hơn! ©BBC. Nhiều đánh giá khác về TT Phúc, gắn liền với việc được cho là dẫn dắt đất nước vượt qua đại dịch coronavirus đã đẩy nền kinh tế toàn cầu vào suy thoái.

"

https://www.facebook.com/lenguyenhuongtra.de/posts/10215710019178190



3.

Hình ảnh Bộ Chính trị gặp mặt thân mật các nguyên lãnh đạo không tái cử khóa XIII

Sáng 27/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức gặp mặt thân mật các nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư và nguyên Ủy viện Trung ương Đảng khóa XII không tái cử khóa XIII.

Hình ảnh Bộ Chính trị  gặp mặt thân mật các nguyên lãnh đạo không tái cử khóa XIII
Hình ảnh Bộ Chính trị  gặp mặt thân mật các nguyên lãnh đạo không tái cử khóa XIII
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đến dự buổi gặp mặt. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Hình ảnh Bộ Chính trị  gặp mặt thân mật các nguyên lãnh đạo không tái cử khóa XIII
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng cùng các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại buổi gặp mặt. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN
Hình ảnh Bộ Chính trị  gặp mặt thân mật các nguyên lãnh đạo không tái cử khóa XIII
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng
Hình ảnh Bộ Chính trị  gặp mặt thân mật các nguyên lãnh đạo không tái cử khóa XIII
Hình ảnh Bộ Chính trị  gặp mặt thân mật các nguyên lãnh đạo không tái cử khóa XIII
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi gặp mặt. (Ảnh: Trí Dũng - TTXVN)
Bộ Chính trị gặp mặt thân mật các vị nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Trung ương khóa XII

Bộ Chính trị gặp mặt thân mật các vị nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Trung ương khóa XII

Sáng 27/2, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức gặp mặt thân mật các nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí ....

Theo TTXVN

https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/hinh-anh-gap-mat-than-mat-cac-nguyen-lanh-dao-khong-tai-cu-khoa-xiii-715962.html


2. Ngày 19/2/2021

Không như dự đoán, cuối cùng Bộ Chính trị đã bổ nhiệm thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa thay Võ Văn Thưởng làm Trưởng ban Tuyên giáo TW; vị trí này lâu nay phải có chân trong BCT nên khả năng tướng Nghĩa sẽ được bổ sung sau vào ghế số 19!
---
Nguyễn Trọng Nghĩa (1962,Tiền Giang) đã có 42 năm phục vụ trong QĐND. Do đó, rất nhiều bình luận về nhân sự mới nhất này, chủ yếu xoay quanh góc nhìn đơn thuần v/v tư tưởng, chủ trương, quan điểm và chính sách của Đảng trong lĩnh vực tuyên truyền nhiệm kỳ tới là do quân đội nắm giữ.
“Việc bổ nhiệm cho thấy Đảng chỉ ra sức bảo vệ chế độ bằng việc quân sự hóa các chức danh chủ chốt, chứ không phải để phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Việt Nam vẫn duy trì chế độ độc đảng lãnh đạo, luôn lấy lực lượng vũ trang ra để răn đe người dân". ©VOA.
-
Trước Tết, các kết quả nhân sự của Đại hội XIII nằm trong tâm điểm quan tâm của dư luận về vấn đề vùng miền. Do đó, cũng có những phân tích cho rằng, nhân sự miền Nam bị rớt nhiều ở Đại hội XIII là yếu tố khiến tướng Nghĩa được bổ sung vào vị trí này; giúp tương quan vùng cân bằng hơn!
Trong Quân đội, tướng Nghĩa cũng được xem tương đối cởi mở, không nên…căng thẳng chi. Và phải hiểu, kể cả nắm Ban Tuyên Giáo cũng đâu thể nói linh tinh ngoài chủ trương của đảng ^-^
P/s: Có vài dự đoán như tướng Giang nắm BQP; Đắc Vinh thay Nhạ; Cường Daklak về chỗ anh Thể; Hoàng Anh nắm BTC...vv.

https://www.facebook.com/lenguyenhuongtra.de/posts/10215658326685910



1.

Bộ Chính trị phân công Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam giữ chức Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.

Sáng 19/2, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.

Đến dự hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng; Uỷ viên Bộ Chính trị, Đại tướng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam Lương Cường cùng lãnh đạo một số ban, bộ, ngành.

Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa giữ chức Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng trao quyết định và tặng hoa tân Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa (trái)

Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thanh Bình công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc phân công Ủy viên Ban Bí thư.

Theo Quyết định số 06, Bộ Chính trị phân công Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam giữ chức Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.

Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng thay mặt Bộ Chính trị trao quyết định và chúc mừng tân Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.

Theo Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng, ông Nguyễn Trọng Nghĩa được đào tạo căn bản, rèn luyện thử thách trong quân đội, trải qua nhiều nhiệm vụ quan trọng từ cơ sở đến lãnh đạo chủ chốt Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam.

Với kinh nghiệm phong phú được tích lũy từ công tác Đảng, công tác chính trị trong quân đội; với am hiểu về công tác tư tưởng, văn hóa, văn nghệ, báo chí truyền thông và sự gắn kết chặt chẽ của Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa với Ban Tuyên giáo Trung ương trong thời gian qua, Bộ Chính trị tin tưởng tân Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ương, tập thể cán bộ, công chức, viên chức người lao động của Ban đoàn kết, gắn bó, phát huy những kết quả đạt được, không ngừng nỗ lực sáng tạo, quyết tâm cao hoàn thành tốt nhiệm vụ.

"Với tư cách cá nhân, tôi bày tỏ lòng biết ơn và tình cảm quý trọng với các đồng chí lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương đương chức và nguyên chức; đối với tập thể cán bộ, công chức, viên chức người lao động của Ban đã sát cánh cùng tôi để hoàn thành nhiệm vụ nhiệm kỳ nhiều thử thách, đầy ắp sự kiện vất vả và sôi nổi. Tôi mong các đồng chí lượng thứ đối với những điều chưa trọn vẹn", Thường trực Ban Bí thư nói.

Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa giữ chức Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Tân Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa

Phát biểu nhận nhiệm vụ, tân Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa bày tỏ sự xúc động và biết ơn sâu sắc với Đảng, nhân dân, Quân đội, đặc biệt là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương đã thường xuyên quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo để ông được trưởng thành như hôm nay.

Với 42 năm trong quân đội, trưởng thành từ trợ lý tuyên huấn cấp trung đoàn, được Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng giao phụ trách công tác tuyên huấn trong Quân đội, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa cho rằng, được Đảng giao phó nhiệm vụ Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương là vinh dự lớn lao nhưng trách nhiệm rất nặng nề. 

"42 năm trong quân ngũ, tôi luôn ghi nhớ, thực hiện lời thề danh dự của quân nhân là tuyệt đối trung thành với Đảng, nhân dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua”, tân Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương chia sẻ.

Tân Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương hứa sẽ kế thừa sự nghiệp vĩ đại của Đảng, ngành Tuyên giáo, quán triệt sâu sắc hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của ngành tuyên giáo trong thời kỳ mới, rèn luyện hơn nữa tác phong trong công tác để xứng đáng với sự tin tưởng của Đảng, Nhà nước, ngành Tuyên giáo.

Ông khẳng định, muốn hoàn thành nhiệm vụ, trước hết bản thân mình phải nỗ lực, nhưng một nhân tố quan trọng là sự thương yêu, giúp đỡ, chỉ bảo của thế hệ đàn anh, lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và toàn ngành Tuyên giáo.

Tân Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương mong sẽ được tạo điều kiện, giúp đỡ để hoàn thành tốt nhiệm vụ và trọng trách mới.

Tại Đại hội Đảng XIII vừa qua, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa tái đắc cử vào Ban Chấp hành Trung ương khóa mới. Sau đó, tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, ông được bầu vào Ban Bí thư Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2021-2026.

Trước đó, ngày 6/2, Bộ Chính trị đã phân công ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương giữ chức Thường trực Ban Bí thư. Cùng ngày, ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công Thương được phân công làm Trưởng Ban Kinh tế Trung ương. 

Như vậy, đến nay, Bộ Chính trị đã phân công 2 Ủy viên Bộ Chính trị, một Ủy viên Ban Bí thư giữ chức vụ mới gồm: Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh và Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa.

Thu Hằng - Trần Thường

https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/thuong-tuong-nguyen-trong-nghia-giu-chuc-truong-ban-tuyen-giao-trung-uong-713696.html






..

..

4 nhận xét:

  1. 7.

    Giới thiệu nhân sự ứng cử lãnh đạo chủ chốt với số phiếu tập trung cao
    09/03/2021 10:11 GMT+7

    Trung ương đã bỏ phiếu giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội với số phiếu tập trung cao.

    Trả lờiXóa
  2. 8.

    Ông Vương Đình Huệ được giới thiệu bầu Chủ tịch Quốc hội
    30/03/2021 16:02 GMT+7

    Ông Vương Đình Huệ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bầu làm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.

    Trả lờiXóa
  3. 9.

    Ông Vương Đình Huệ đắc cử Chủ tịch Quốc hội
    31/03/2021 09:02 GMT+7

    Sáng nay (31/3), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu ông Vương Đình Huệ làm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia.

    Trả lờiXóa
  4. 12. Tới 5/4/2021, thì đã xong bộ tứ trụ

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.