Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

13/11/2023

Tư liệu Phủ Giầy : sắc phong 1683 (Chính Hòa 4) ở tháng 11 năm 2023

Đã khoảng nửa năm, tính từ tháng 4 năm 2023 (xem bài ở phần bổ sung), nhóm ông Nguyễn Xuân Diện liên tục lên tiếng trong không gian mạng về tư liệu Phủ Giầy Nam Định. Về mặt học thuật, nhóm này cơ bản là tung hỏa mù để hòng đánh lừa dư luận, những người không có kiến thức chuyên ngành sâu sắc dễ bị tin theo những lời thêu dệt.

Đến ngày 13/11/2023, trên trang Fb của mình, với tư cách học giả, ông Nguyễn Xuân Diện (từ đây viết tắt là NXD) vừa đưa bài có tính học thuật nhất sau nửa năm, mà là phản biện về đạo sắc phong 1683 hiện đang bảo quản tại dòng họ Trần Lê (Phủ Nội thuộc quần thể Phủ Giầy Nam Định). Đầu tiên, tôi đưa toàn văn bài viết đó về lưu trên Giao Blog.

Về mặt học thuật, bài phản biện của NXD thất bại toàn tập. Một bài viết của tôi, trong hệ thống bài đang triển khai nhiều năm qua về tư liệu Phủ Giầy Nam Định - Phủ Giầy Sài Gòn, đăng tải trên tạp chí học thuật và sách học thuật vào thời gian tới đây sẽ cung cấp những căn cứ để cho thấy tất cá luận điện mà NXD đưa ra bị bẻ gãy như thế nào. NXD chỉ biết có 0.1, chưa từng khảo sát trực tiếp (ngôn ngữ bình dân là "sờ tay vào") đạo sắc phong 1683, mà dám nói 100, thì đã biết kết quả ra sao.

Bài viết đó của tôi không phải để trả lời NXD (cho bài NXD đưa lên mạng ngày 13/11/2023), mà là triển khai trong hệ thống bài viết đã định của tôi mà thôi. Khi bài đã đăng tải chính thức, tôi sẽ đưa bản PDF lên Giao Blog như mọi khi (ví dụ như một số bài khác, đã có sẵn PDF trên mạng, thì có thể xem ở đây, ở đây, và ở đây).

Ở đây, như một ghi chép nhanh, khi thấy bài của NXD khả dĩ nhất trong suốt nửa năm qua, đầu tiên, tôi sẽ dẫn lại một số điểm trong bài viết cũ năm 2018 của tôi để bạn đọc hiểu được những nét chính ở thời điểm hiện nay (2023).

Bài viết cũ năm 2018, ở mở đầu có viết rõ như sau:





Và ở phần kết luận, cũng đã viết rõ như sau:


Bây giờ, từ đây trở xuống, như mọi khi, chỉ là lưu tư liệu.

Tháng 11 năm 2023,

Giao Blog




Các ảnh đã công bố trong bài viết năm 2018 của tôi:






(tất cả đều là ảnh tôi tự chụp, hoặc ảnh tập thể thì nhờ người chụp bằng chính máy ảnh của tôi - cũng có khi tôi đặt chế độ tự động chụp)











---


(đang đưa tư liệu lên)

LƯU TƯ LIỆU


Tháng 11 năm 2023

Bài NXD (ghi ở cuối bài là 12/11/2023)

"

Trong nhiều bài viết, Tiến sĩ Chu Xuân Giao rất huyênh hoang tự đắc với phát hiện về đạo sắc phong mà ông này coi là cổ nhất phong cho Liễu Hạnh Công Chúa hiện đang được lưu giữ tại Phủ Nội – tức nhà thờ họ Trần Lê (trước năm 1954 Phủ Tiên Hương do họ Trần Lê làm thủ nhang) nay là di tích thuộc quần thể Di tích Quốc gia Phủ Dày, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
Đạo sắc mà Chu Xuân Giao khẳng định là “nguyên vật” và có niên đại năm 1683 chính là một đạo sắc lưu lạc tại Phủ Dày Sài Gòn, về sau được người thủ từ ở đây trả về nguyên quán ở Nam Định, mà cụ thể là Phủ Nội, thôn Tiên Hương, xã Kim Thái.
Sự thật thì sắc này ở trong tình trạng: rách, mủn nát rất nghiêm trọng (theo nhận định của Bảo tàng Nam Định), không còn nguyên vẹn. Hai vị trí để xác định niên đại là: 1- Hai chữ ghi NIÊN HIỆU trong dòng ghi niên đại ở cuối sắc. 2- Mép tờ giấy ở bên phải của tờ sắc, lật lên sẽ có ghi ĐỊA DANH. Đáng tiếc cả hai vị trí này ở tờ sắc này KHÔNG CÒN (do bị rách mủn, mảnh rách đã rời ra, mất).
Quanh chuyện Sắc Phong Phủ Dày có một số thông tin sau mà tôi muốn thông tin với mọi người:
1.- Hiện chỉ có Phủ Vân Cát (một trong các phủ thuộc Khu Di tích Quốc gia Phủ Dày) là còn NỘI DUNG các Đạo sắc phong được lưu trong sưu tập Thần Sắc (Sắc Phong Thần) tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Phủ Tiên Hương không có Đạo sắc nào lưu tại Viện này.
Kho Thần sắc (ký hiệu kho AD) hiện có 411 tập. Trong đó chép nội dung sắc phong của triều đình phong cho các vị thần thành hoàng qua các thời kỳ lịch sử. Sưu tập này được Viện Viễn Đông bác cổ Pháp thực hiện vào năm 1938.
Bên cạnh việc chép Sắc Phong, Viễn Đông bác cổ Pháp còn thống kê, kê khai tài liệu Thần tích và Sắc phong, và sưu tập đó đang được lưu trữ tại Viện Thông tin Khoa học xã hội, số 1 Liễu Giai, Hà Nội.
Làng Vân Cát có 15 sắc phong chép trong sưu tập này với ký hiệu mã số AD a.16/29. Làng Tiên Hương thì không có gì trong sưu tập này.
Phủ Tiên Hương cũng là một phủ thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh, nhưng không có các bản khai và bản sao Sắc phong nào có liên quan đến Mẫu Liễu Hạnh tại hai Viện nêu trên. Trái lại Phủ Vân Cát kê khai và được lưu trữ đầy đủ.
2- Các bài viết của ông Chu Xuân Giao cho thấy ông đã lục tìm trong kho tư liệu Sắc phong của hai viện nói trên.
3- Khi có trong tay tờ giấy sắc, tạm gọi là 1683, trong tình trạng bị rách bươm, không có thông tin gì để khẳng định một cách chắc chắn niên đại của nó, vì hai vị trí để xác định nó đích thực thời Lê là: 1- Hai chữ ghi NIÊN HIỆU trong dòng ghi niên đại ở cuối sắc. 2- Mép tờ giấy ở bên phải của tờ sắc, lật lên sẽ có ghi ĐỊA DANH. Đáng tiếc cả hai vị trí này ở tờ sắc này KHÔNG CÒN (do bị rách mủn, mảnh rách đã rời ra, mất).
4. Ông Chu Xuân Giao phải dựa vào thống kê và sưu tập của Viện Thông tin KHXH và Viện Nghiên cứu Hán Nôm để xác định được những chữ đã bị rách mất của sắc, và dựa vào niên đại Chính Hòa năm thứ 4 của nội dung sắc phong của Phủ Vân Cát trong hồ sơ của hai viện để khẳng định được tờ sắc tàn khuyết đó chính là đạo sắc có niên đại chính xác là năm 1683.
Việc khẳng định này còn được củng cố một cách chắc chắn: Năm 1683 có hai tháng 6, và sắc phong này được vua ban vào tháng 6 nhuận (tháng sáu thứ hai của năm đó). Chi tiết tháng 6 nhuận (nhuận lục nguyệt) này đã bị các chuyên gia của Bảo tàng Nam Định bỏ qua, nên khẳng định năm ban sắc phong bị chệch so với niên đại thật. Các cán bộ Bảo tàng Nam Định xác định là niên đại Cảnh Hưng năm thứ 4, nhưng năm đó không phải năm nhuận.
Tưởng điều đó chỉ có Chu Xuân Giao phát hiện ra. Ai ngờ nó rành rành trong tài liệu lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm rồi. Có gì đâu mà phải ầm ĩ như phát hiện ra châu Mỹ!
5. Ông Chu Xuân Giao đã đối xử như thế nào với các bản sao sắc phong làng Vân Cát, mà nhờ nó ông đã xác nhận niên đại 1683 cho cái sắc rách đang giữ tại Phủ Nội?
Thì đây, 3 - 4 năm sau ông Giao đã lên án bản chép sắc phong Vân Cát đang lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm là ngụy tạo. Và ông khoe rinh lên: Sắc 1683 là sắc “nguyên vật” cổ nhất về Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
Khi đã phủ nhận bản sao của Vân Cát ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm, tới đây ông đi Đài Loan hội thảo, hoặc các hội thảo khác nữa, khi giới thiệu về sắc rách này thì sẽ lấy căn cứ vào đâu để xác định niên đại? Liệu ông có còn dám nói dựa vào bản sao Viện Nghiên cứu Hán Nôm như công bố trong nước hay không?
6. Vậy vào năm 1683, đạo sắc đó được ban cho phủ nào?
Cho đến nay, không thể khẳng định rằng sắc phong này được ban cho phủ nào trong các đền phủ ở quần thể Di tích Phủ Dày. Vì vị trí ghi địa danh của nơi nhận đã bị rách mất. Không còn lấy gì để khẳng định được nó ban cho phủ nào, nếu không có tài liệu hỗ chiếu đối chứng và xác nhận.
Trong tình hình tư liệu hiện nay, Phủ Tiên Hương, Phủ Nội và các di tích trong quần thể Phủ Dày không có nơi nào có tài liệu đối sánh để chứng minh nó được ban về phủ mình. Chỉ duy nhất Phủ Vân Cát có bản sao sắc này, hiện còn lưu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Việc sao chép này được hội đồng lý dịch làng Vân Cát xác nhận, ký tên và đóng dấu, năm sưu tập là 1938.
7. Những điểm còn nghi ngờ về sắc phong 1683: Điểm nghi vấn trong sắc này là lỗi chính tả "tinh tinh bộ" lặp lại 2 lần (về mặt quan phương một sắc phong của triều đình khó thể có lỗi này) và phong cách chữ "thư pháp" trên sắc không ăn nhập với phòng cách chữ thời Chính Hòa.
8. Nếu chúng ta xác thực sự tồn tại của sắc phong 1683 như Chu Xuân Giao khẳng định, thì chúng ta buộc phải thừa nhận tính xác thực của toàn bộ 15 đạo Sắc phong Phủ Vân Cát đã từng được ban cấp, trong đó các đạo sắc cổ có niên đại Dương Hòa 8 (1642), Cảnh Trị 8 (1670), Chính Hòa 4 (1683), ….
Tôi sẽ trở lại vấn đề Sắc Phong Phủ Dày trong một ngày khác.
12.11.2023
Nguyễn Xuân Diện








"






https://www.facebook.com/nxdien2k15/posts/pfbid025hQPctK5W1ectuocRKX4S6szhtiQC1oF3SARiubbMCQa3zwMPWTBM4PMdteTuGqWl

---



CẬP NHẬT






---


BỔ SUNG

Tháng 11 năm 2003

Tháng 10 năm 2023

Tháng 9 năm 2023


Nguồn:

"

Trần Cường

Lễ kỷ niệm ngày Đản Sinh Thánh Mẫu & Lễ ra mắt câu lạc bộ Đạo Mẫu tỉnh Nam Định"

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid0KYyZoz2ekcUCP14xwctA2pKYH54u2U3ALHH3xJGhz8ZLfMWzfFf7iFvscRk7vaPNl&id=100064211753240






Nguồn: 

Chúc mừng Chi Hội - Đạo Mẫu Nam Định được thành lập thật ý nghĩa nhân ngày Đức Thần Chủ Giáng Sinh .

https://www.facebook.com/story.php?story_fbid=pfbid02yNDMvetnCDisJY8UoPXx2L6XETigbzrXGSTwo2D2SCZLL6c8vHQbvMvrTgeoMsPNl&id=100004452631826&mibextid=Nif5oz




Tháng 8 năm 2023



Tháng 7 năm 2023













https://www.facebook.com/groups/chuaViet/posts/1994700790880844


Tháng 6 năm 2023 (cuối tháng)

Thứ Sáu 30/06/2023 | 09:30 GMT+7


VHO-  Chúng tôi đã tiến hành thiêu hủy các giấy tờ được gọi là sắc phong chứ nó không phải là sắc phong. Đã làm xong rồi”, ông Trần Khắc Thiềng, Chủ tịch UBND xã Kim Thái (Vụ Bản, Nam Định) trả lời như vậy qua điện thoại khi được hỏi “có đúng chính quyền xã phối hợp với các phòng, ban chức năng của huyện tổ chức thiêu hủy cái gọi là “18 đạo sắc phong” tại di tích Phủ Vân Cát, thuộc khu di tích quốc gia Phủ Dầy”.





http://baovanhoa.vn/van-hoa/di-san/artmid/488/articleid/66116/ha-buc-man-%E2%80%9C18-dao-sac-phong%E2%80%9D-tai-di-tich-phu-van-cat





Tháng 6 năm 2023 (đầu tháng)



"

Mấy chục năm nay vì cái danh “Phủ Chính” mà tình hình ở đây rất phức tạp, các con của Mẫu kéo nhau kiện tụng om sòm, tranh cãi, chửi mắng nhau rất dữ dội. Ông Thứ trưởng và Bà Cục trưởng đừng nói là không biết! Làm chính trị là phải nhạy bén chứ, phải yên dân chứ! Cứ kích động như thế thì được gì?!

Công văn của Thứ trưởng và Cục trưởng hoàn toàn không đúng với tinh thần của Bằng Di tích do hai đời Bộ trưởng ký. Ngay cả Sở VH TT DL tỉnh Nam Định và UBND huyện Vụ Bản cũng phản đối công văn của Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương và Cục trưởng Cục Di sản Lê Thị Thu Hiền.

https://www.facebook.com/story.php?story_fbid=pfbid02ptJCxhY3TEwAKfavJX6bpLywUjMH1veTnE8VN5oUPbP6yfK6t1ZEXjMBc9SjoR8wl&id=100008789401804&mibextid=Nif5oz

"

..


Tháng 4 năm 2023


https://www.youtube.com/watch?v=DeKOqN30x9U&t=3122s


139 lượt xem 3 thg 4, 2023

tpdoeSrnsoh80l0g6c 05h6gun9t0m06884taatg 1á9u41tt93c9g1fc220 

..

Tháng 1 năm 2023





Tháng 7 năm 2022








Tháng 2 năm 2022







Tháng 1 năm 2022









Năm  2021


Ngày 6/11/2021



https://www.facebook.com/story.php?story_fbid=pfbid0neA4z8JNWZuxe81zRWWoY9qX83fQRgc1zw5inf31T8UToPHCTuzmXpxVisf25DEQl&id=100064211753240&mibextid=Nif5oz


Trần Cường

Kính thưa : Toàn thể mọi người trên cộng đồng mạng. tôi trần văn cường, thủ nhang phủ dầy vân cát.( nơi thánh mẫu giáng sinh ) . Xin kính chào toàn thể các quý vị .

Được sự quan tâm của mọi người trên cộng đồng mạng, phản ánh về việc gần đây Phủ Tiên Hương thuộc quần thể Phủ dầy, có đăng lên trên mạng cuốn sách có tiêu đề nói về ( sự tích hội Phủ Dầy) . Và có đề nghi, yêu cầu tôi giải thích, vì vậy tôi phải có trách nhiệm nói lên sự thật của Lich sử và đồng thời phân tích, phản biện lại một số nội dung trong cuốn sách đó, bởi vì cuốn sách đó tác giả ( dấu không có tên tuổi) .Chỉ là một người đi trẩy hội hàng năm như bao người khác chứ không phải là một Nhà văn, Thi sĩ đích thực, chính nghĩa , có tầm ảnh hưởng lớn đến Lịch sử cũng như Cộng đồng lúc bấy giờ. Và chỉ được một số người Bản địa cung cấp cho thông tin, không mang đầy đủ những tính chất của lịch sử, mang tính phiến diện nhiều hơn, cũng như không có sự khách quan, tạo lên hư cấu của sự việc mà Lịch sử thì không phải như vậy. Nói một cách khách quan thì nó chỉ mang tính chất Văn học mà thôi chứ không thể so sánh với tư liệu Lịch sử, hoặc Dã sử, cũng như thần tích, thần sắc được . Vậy tôi xin đi vào nội dung vấn đề như sau .

1) Theo quyển thiên bản vân cát lê gia ngọc phả như sau : Kinh chép đời thứ nhất của nhà họ Lê là Ông ( Lê Tư Vĩnh ) .Ông là dòng dõi – vua Lê Thái Tông, con thứ 5 của Vua Nhân Tông , cháu đời 6 của Lê Tư Cung . Khi ấy vận nhà Lê suy , nhà Mạc lên cướp ngôi, con cháu nhà Vua chốn tránh mỗi ngời 1 nơi và Ông Lê Tư Vĩnh ( Ông nội của Mẫu ). đã lưu dời vào Thôn Vân Cát, Xã An Thái, Huyện Thiên Bản, Trấn Sơn Nam Hạ, ở đậu nơi nhà Ông về phái triều nhà trần, sau này Ông lập gia thất tại Làng Vân Cát với bà Trần Thị Thục, người làng Vân Cát . Năm 34 tuổi sinh đc một con trai tên là : Lê Tư Thắng (Thân Phụ ) . Lập gia thất với bà Trần Thị Tự ( Thân Mẫu) . Đến năm 41 tuổi sinh được người con trai . Đến năm Đinh tị 1557 lúc đó Ông 45 tuổi vào đêm răm tháng 8 , ông bà sinh ra người con gái và đặt tên là giáng Tiên . khi đó người con trai sinh trước đã qua đời, vì vậy lo sợ việc nuôi con là việc khó khăn, nên đem gửi cho ở với bạn đồng chi là nhà họ Trần để làm con nuôi . Sau này đến năm 18 tuổi kết duyên cùng với ông Đào Lang ở Thôn Vân Đình ( tức làng Tiên Hương) và chung sống với nhau đến năm 21 tuổi, hết hạn phải về Trời ( Ngài là người Trời, Tiên, Thánh nên là hóa chứ không có chết) . Và ông Lê Tư Vĩnh không phải là dòng dõi họ nhà Trần, vì gặp loạn mà thay đổi từ họ Lê sang họ Trần là không đúng với Lịch sử . Vì làng Vân Cát chúng tôi độc nhất chỉ có họ Trần hết mà thôi . Và Mẫu làm con nuôi người họ Trần nên mới có câu hát văn là : Vân Cát thôn Quê đất Phủ Giầy, giáng sinh và cửa nhà Lê cải Trần là vì vậy . Còn vấn đề 2 ngôi mộ của Thân Phu, Thân Mẫu của Đức Thánh Mẫu lại là nằm trên đất của Vân Cát xưa chứ không phải nằm trên đất của Tiên Hương, mà cứ nhận là mộ Tổ họ Trần Lê ở đó vả lại nhà ông bà Lê Thái Công, có còn ai nối dõi hương hỏa nữa đâu mà nói là đời thứ 16 , hoặc đời nọ, đời kia của họ tộc Trần Lê …v v.

2) Theo như cuốn sách mà tác giả dấu tên nói là : Xưa kia Huyện Vụ bản gọi là Huyện Thiên bản, Xã Tiên Hương gọi là làng ( Kẻ Giầy ), là nơi chính thờ Đức Mẫu Phủ Giầy, còn gọi là Phủ Chính . Mãi đến năm 1557 Triều Vua Lê Anh Tông, xã (Kẻ Giầy) mới đổi tên là xã An Thái gồm có 4 thôn : Vân Cát , Vân Đinh, Vân Cầu, Nham Miếu . Về đời nhà Lê 2 Ông Tiến Sĩ là : Ông Trần Kỳ và Ông Trần Bích Hoành, cùng ở xã An Thái, bất bình với nhau về chức Tiên Chỉ , bèn chia xã an thái ra làm 2 xã lấy tên là Tiên Hương và xã Vân Cát, phủ chính Tiên Hương được xây dựng to như bây giờ từ năm 1913, phủ Vân Cát xây dựng từ năm 1899 ( Thành Thái thứ 2) . Vậy tôi xin thưa rằng sự thật Lịch sử như sau : Từ thời hậu Lê 1557 trở về trước tôi khảng định không có một tên xã nào là xã (Kẻ Giầy) nằm ở xã Tiên Hương cả vì các Địa dư Chính, các thần sắc, thư tịch, pháp chế đại diện cho chế độ của các Triều đại lúc bấy giờ không thấy xuất hiện các tên địa danh ( Kẻ Giầy ) . mà chỉ có tên là xã An Thái gồm 4 thôn như trên và một điểm nữa là cụ Trần Bích Hoành là người làng Vân Cát thi đỗ tiến sĩ với chức thám hoa vào năm 1478 lúc đó cụ 27 tuổi . còn cụ Trần kỳ ở thôn Nham Miếu thuộc xóm 4 Tiên Hương đỗ sau cụ Trần Bích Hoành là 9 năm tức 1487. Và theo tôi đc biết tại Quốc Tử Giám, có bia ký, cùng với sắc phong của Triều Đại lúc bấy giờ đều ghi tên 2 cụ ở Nghĩa Hưng Phủ, Thiên Bản Huyện, An Thái xã , Chứ có ghi tên xã (Kẻ Giầy) đâu mà là xã (An Thái)…? vả lại cụ Trần Bích Hoành thôn Vân Cát sinh trước Mẫu là 97 năm vậy thì làm sao có chuyện là xã Kẻ Giầy được và 2 ông đều làm quan trong Triều làm sao mà phải về làng để tranh cái chức tiên chỉ . Để rồi phải tách ra làm 2 xã Vân Cát và Tiên Hương… .?

3) Về vấn đề chữ Phủ Giầy tôi khảng định chữ Phủ Giầy là xuất phát ban đầu từ Phủ Vân Cát là vì Phủ Vân Cát là nơi ( Mẫu Giáng Sinh ) Là nơi Phát Tích . Theo như trong sách Truyền kỳ tân phả của Thi sĩ Đoàn Thị Điểm có ghi chép trận Sòng Sơn đấu chiến, khi được Phật bà Quan Âm đã giải nguy và quy phục ngài, và sau đó Ngài bay lên trời lúc đó hiện ra 5 màu sắc kết lại thành chữ ( Thánh Thọ Vô Cương) vậy mới có Sòng Sơn Hiển Thánh từ đó . Và tặng luôn cho nhà vua đôi Giầy, khi vua ghé về Quê Hương Ngài vậy từ đó mới có ( Hội Phủ Giầy ) và hiện bây giờ các Thư Tịch và Thần Phả Bia Ký, chỉ có Phủ Vân Cát mới có 2 chữ là tục hiệu (Phủ Giầy) . sau khi được Phật Bà Quan Âm quy phục, giải cứu , hàng ngày Ngài nghe kinh, tuân pháp, từ bi . Vì vậy sau này mới có lễ hội Phủ Giầy, rước Mẫu thỉnh Kinh ( cung nghinh Mẫu lên Chùa để xin Kinh về tụng cầu Quốc Thái Dân An ) . Ngày mồng 5 tháng 3 Âm lịch hàng năm phủ Vân Cát được rước Mẫu thỉnh Kinh trước và rước lên chùa Đần. ngày hôm sau 6 tháng 3 phủ Tiên Hương rước sau và lên chùa gôi .Còn việc kéo xếp chữ ( ngả chữ) tôi cũng xin khảng định là bắt nguồn từ Vân Cát . theo Lịch sử để lại thì trước đây, có từ việc vị thái phi PhùngThị Đài, thời Chúa Trịnh, là Vua thời Lê Trung Hưng có lễ cầu xin ở phủ Vân Cát, sau có ứng nghiệm như điều nguyện ước, và được Chúa Trịnh sau này đưa về làm Á Phi , nên tâu lên trên miễn cho dân huyện Thiên Bản việc đắp đe khơi nước ở Hà Thành , dân huyện nhớ ơn ấy hàng năm vào ngày mồng 7 tháng 3 âm lịch tiệc Mẫu, dùng các cây gậy quấn các màu sắc, rồi kết thành các chữ ( Tiên nhân cựu Quán, Đản sinh cố Trạch, Mẫu Nghi Thiên Hạ, Quốc Thái Dân An …vv) để tạ ơn Mẫu, giúp bà . Khoảng năm Vua Tự Đức, Vân Cát ít dân đinh, thưa ít lo việc không nổi bèn đem nguyên lệ này giao cho Tiên Hương, mất đến 60 năm . Sau vào năm Khải Định 1916, do Chánh Tổng, Nghị viên Bắc Kỳ Trần Khắc Kiệm, thương lượng với chức sắc, kỳ dịch xã Tiên Hương, Chánh Phó Tổng của cả huyện xin việc kẽo chữ chở lại cho xã Vân Cát . Từ đó Vân Cát vẫn giữa nguyên lệ là ngày 7 tháng 3 , còn Tiên Hương ngày 8 tháng 3 .

4) Cuối cùng theo quan điểm của tôi, cùng mọi người và đặc biệt là các Nhà sử học, các Nhà nghiên cứu khoa học như ông Trần Quốc Vượng cũng cho đây là một vấn nạn . Còn từ xưa đến nay Lịch sử để lại cũng như gần đây nhất UNESCO cũng chỉ có công nhận là : phủ Vân Cát và phủ Tiên Hương,và Phủ Vân Cát ( nơi sinh ) . Phủ Tiên Hương (nơi hóa ) chứ không có Chính và Phụ ở đây. Và nếu Tiên Hương là Chính thì sao các hoạt động trong lễ hội có 2 hoạt động chính trong lễ hội đó là Rước Mẫu Thỉnh Kinh và Kéo chữ thì Vân Cát đều được trước, sau mới đến Tiên Hương … là sao .? . Vậy tôi thiết nghĩ trên đất nước Việt Nam của chúng ta ở đâu cũng có quyền được kính cẩn thờ Mẫu, cũng như ai hợp cảnh ở đâu thì lễ ở đó ,đều có sự linh ứng của Ngài như nhau cả ,không nên phân biệt đâu là chính, đâu là phụ, vi vậy không lẽ gì mà các Triều đại Lịch sử phong tặng cho Mẫu là : Mẫu Nghi Thiên Hạ ( mẹ của muôn dân) .

Xin chân thành cảm ơn các Quý vị .

Vân Cát ngày 6 tháng 11 năm 2021.



https://www.facebook.com/story.php?story_fbid=pfbid0neA4z8JNWZuxe81zRWWoY9qX83fQRgc1zw5inf31T8UToPHCTuzmXpxVisf25DEQl&id=100064211753240&mibextid=Nif5oz




Năm 2020




06/12/2020

https://giaovn.blogspot.com/2020/12/e-dep-uoc-van-e-lam-gia-phuc-che-sac.html

Xin các admin giữ lại để rộng đường chia sẻ
Khi xem bộ phim tài liệu “Theo dấu tiền nhân” chúng tôi nhận thấy một nhân vật nhà nghiên cứu nghiệp dư tên là THEO DẤU TIỀN NHÂN có link:
Chúng tôi thấy nhiều điểm bất thường về người được gọi là nhà nghiên cứu Hán Nôm Nguyễn Hữu Mạnh với nét chữ Hán nguệch ngoạc viết trên sắc phong cho các làng ( trong phim không đề cập kinh phí)
Tuy nhiên đã có nhiều ý kiến phải hồi ngay tại post và inbox trong ngày cảnh bảo “nhà nghiên cứu” này là một tay lừa đảo chính hiệu với phương thức hoạt động vừa tinh vi vừa thất đức.
Hiện tại người này đang sử dụng Facebook ảo với tên Lý Văn Đức có địa chỉ
Theo như các bác Tâm An, đã chia sẻ , với chiêu bài có trong tay bản khai gốc thời Tự Đức. Mạnh thường lên các trang về Hán Nôm, Đình làng Việt, Hội mê sắc phong.... để lân la gạ gẫm ai muốn tìm lại thần tích của làng mình đã thất lạc.
Đánh được tâm lý đau đáu muốn có bản gốc thần tích mà nhiều làng không quản giá cả kể cả làng nghèo.
Do đó Mạnh thường hét giá rất cao với lý do bản quyền. Còn bàn quyền ở đâu thì không rõ. Hỏi cơ quan nào nhất đinh không chia sẻ
Nhiều làng do mất sắc phong chỉ thông báo đã có sắc phong phục chế (khẳng định sao ý bản chính). Tuy nhiên qua phân tích của một vài thành viên giỏi chuyên môn như Hán Nôm Kinh Kỳ (Phạm Vũ Lộc, Hoàng Thế Cường) lật tẩy nội dung viết trên sắc phong đều cẩu thả cóp nhặt tên thần và mỹ tự thành sắc phong .
Một số các nhân đã chia sẻ thông tin làm giá với những người đi tìm thàn tích cho làng. Có người mất hơn chục triệu nhưng y đã nuốt lời với lý do hủy hợp đồng.
Chúng tôi mong những ai biết thông tin, hay là nạn nhân tiếp tục thông tin và rộng đường chia sẻ để
Với những trường hợp đã nhận tiền phải để nghị đối tượng giả tiền ngay tức khắc. Đồng thời hoàn thiện hồ sơ ra pháp luật








https://www.facebook.com/hannom88/posts/517340092557480

https://giaovn.blogspot.com/2020/12/e-dep-uoc-van-e-lam-gia-phuc-che-sac.html


Năm 2019


04/02/2019



Thứ Tư 30/01/2019 | 10:52 GMT+7

VHO- Liên quan đến vụ việc đặt biển chỉ dẫn sai tên di tích Phủ Dầy (xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) mà Báo Văn Hóa đã đăng tải bài viết “Sao vẫn chưa trả lại tên cho... di tích?”, ngày 29.1.2019, Sở VHTTDL tỉnh Nam Định đã ban hành văn bản số 80/SVHTTDL – TTr gửi Thanh tra Bộ VHTTDL về việc trả lời đơn của đại diện dòng họ Trần Lê (thôn Tiên Hương, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định).


Cần sớm xử lý việc tự ý đặt tên và làm rõ 18 đạo sắc phong ở phủ Vân Cát

Thứ Sáu, 01/02/2019, 07:48:24

NDĐT - Thời gian qua, Nhân Dân điện tử nhận được đơn của đại diện dòng họ Trần Lê ở thôn Tiên Hương, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản (Nam Định) phản ánh việc phủ Vân Cát thuộc quần thể di tích Phủ Dầy (cùng trên địa bàn) tự ý đặt các biển, bảng, băng-rôn không đúng với tên trong xếp hạng di tích; đồng thời kiến nghị làm rõ 18 đạo sắc phong ở phủ Vân Cát được cho là “mới”, không đúng lịch sử, thần phả của các triều đại ban tặng cho Thánh Mẫu Liễu Hạnh.





Năm 2018-2019
















..



Năm 2018 (cuối năm)

27/12/2018

https://giaovn.blogspot.com/2018/12/lai-cau-chuyen-liem-chinh-hoc-thuat-o.html


'Đạo văn' từ trang thivien.net để in sách 'Đường thi quốc âm cổ bản'?

28/12/2018, 08:39 (GMT+7)

TS Nguyễn Phúc Anh (Trường Đại học KHXH&NV - ĐHQG Hà Nội) đánh giá: “Ông Nguyễn Xuân Diện đã ăn trộm thành quả nghiên cứu của người khác, gian lận khoa học ở nhiều cấp độ”.
https://nongnghiep.vn/dao-van-tu-trang-thiviennet-de-in-sach-duong-thi-quoc-am-co-ban-post233826.html?fbclid=IwAR0dyx1tTOWQJQUeF92UTNXlGHxREBjtEbs-QCZHeG6Lb94jAPBGFX7qKck



Năm 2018 (giữa năm)

05/07/2018

Lại nghi án đạo văn : phát giác của nhóm Nguyễn Phúc Anh, đối với Nguyễn Xuân Diện








https://giaovn.blogspot.com/2018/07/lai-nghi-ao-van-phat-giac-cua-nhom.html


..

Năm 2013-2017

(ảnh sắc phong nhái ở đây là sử dụng bản do Fb Hoài Cổ đã đưa lên mạng)





















https://www.facebook.com/hannom88/posts/pfbid02geVqyCtqkvURZLcL6uyFJKrAKLnh6uGahf5rftiRnvJanGE65pdcQTXBLrEtQJyXl



..

Năm 2012

Cuộc “bầu cử” độc đáo phân xử vụ việc cả làng giành nhau chức thủ từ

Chẳng cần hô hào vận động, một ngày đầu tháng 7/2012 vừa qua, người dân làng Vân Cát (xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) nô nức kéo nhau về chật kín Hội trường UBND xã đông như đi hội. Cứ tưởng địa phương có liên hoan văn nghệ đặc sắc hay cuộc bỏ phiếu tín nhiệm quan chức xã, ai ngờ cuộc họp đặc biệt này lại là cuộc bỏ phiếu phân xử vụ việc hai người dân giành nhau chiếc “ghế nóng”: Chức thủ từ.

Chẳng cần hô hào vận động, một ngày đầu tháng 7/2012 vừa qua, người dân làng Vân Cát (xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) nô nức kéo nhau về chật kín Hội trường UBND xã đông như đi hội. Cứ tưởng địa phương có liên hoan văn nghệ đặc sắc hay cuộc bỏ phiếu tín nhiệm quan chức xã, ai ngờ cuộc họp đặc biệt này lại là cuộc bỏ phiếu phân xử vụ việc hai người dân giành nhau chiếc “ghế nóng”: Chức thủ từ. 
Phủ Vân Cát
Phủ Vân Cát
Giành nhau chức vụ “cha truyền con nối”
Phủ Vân Cát thuộc quần thể khu di tích Phủ Giầy tại địa phương do cụ Trần Văn Bái (80 tuổi) từ 20 năm qua liên tiếp giữ chức thủ nhang. Với lý do tuổi cao sức yếu, một thời gian trước đây cụ đã làm đơn gửi làng xin trả lại chức thủ nhang. Nhớ lại những công sức đóng góp của cụ đã có nhiều năm quản lý, trông coi và tôn tạo khu di tích từng bị chiến tranh, thời gian tàn phá thành một khu di tích có quy mô “hoành tráng”, người dân trong làng đều mong muốn cụ tiếp tục giữ “chức vụ” nhưng ông lão nhất mực từ chối.
Ông Trần Văn Cường (SN 1969, người con trai út ông Bái) cho biết sau khi mẹ mất năm 2007, sức khỏe ông Bái ngày một giảm sút, từng họp nội bộ gia đình mong muốn một người trong số bốn người con trai tiếp tục làm thủ nhang của phủ theo truyền thống địa phương “cha truyền con nối”. Sau khi xem xét chọn lựa, cụ nhận thấy người con trai út làm thủ nhang là hợp hơn cả bởi đã từng nhiều năm theo cha phục vụ các công việc tại phủ; thông thạo các nghi lễ trong những ngày diễn ra lễ hội; hoặc tế lễ vào những ngày sóc vọng.
Tuy nhiên khi nghe ý định của cha, những người con trai lớn của ông thủ từ không đồng ý vì cho rằng “quyền huynh thế phụ”, chức thủ từ nếu không đến lượt anh con trai cả thì cũng phải là anh thứ hai, thứ ba; còn đứa em út thì không có lý gì lại được giao công việc “cha truyền con nối”. Vì những quan niệm này mà mâu thuẫn giữa anh em, cha con xuất hiện; trong gia đình lúc nào cũng nặng nề. “Có những lần mấy anh em con ông thủ từ còn kéo nhau ra cả phủ, nơi tôn nghiêm mà mắng mỏ nhau, thật chẳng ra làm sao”, một người dân trong làng nhớ lại. 
Ông lão cũng bất lực khi tìm cách phân xử cho đúng vì đây là công việc của làng, của xã; không phải là tài sản của cụ mà có thể phân chia hay viết di chúc thừa kế cho con này, con kia. Người con mà cụ chọn lựa để kế nghiệp thì các con lớn không đồng ý, mà những người anh lại không có đủ những tiêu chí làm thủ nhang. Sau nhiều ngày suy nghĩ, ông lão quyết định trả lại chức thủ nhang lại cho làng. Trong đơn, ông thủ từ tha thiết đề nghị: “Tôi tuổi đã cao, sức khỏe yếu; nay các con đã khôn lớn, trưởng thành chẳng còn thiếu thứ gì, tôi xin trao trả lại công việc thủ nhang lại cho làng để tìm người thay thế”. Không chỉ người dân trong làng mà ngay chính các con cụ cũng khá bất ngờ trước quyết định của cụ. Tuy nhiên lời nói của cụ “chắc như đinh đóng cột”, ai can gián thế nào cụ cũng không thay đổi.
Lá đơn xin thôi giữ công việc thủ nhang của cụ Bái làm không chỉ chính quyền thôn mà ngay cả UBND xã cũng khá lúng túng trong cách giải quyết để chọn lựa người vào vị trí này. Nhiều cuộc họp được tổ chức, từ họp bô lão, họp đoàn thể, họp chính quyền địa phương nhưng vẫn chưa có lời giải thỏa đáng. Nguyên tắc đưa ra là trong bất cứ giải pháp nào, người được chọn lựa làm thủ nhang phải kế thừa và phát huy được những công việc của người thủ nhang trước đây. Bao nhiêu cuộc họp là bấy nhiêu lần tranh luận nảy lửa, thậm chí có những cuộc họp suýt xảy ra ẩu đả nếu không có sự can thiệp kịp thời của Ban an ninh thôn.
Cuộc “bầu cử” có một không hai
Nhận thấy tình hình ngày càng phức tạp, vượt ra khỏi khuôn khổ quản lý và điều hành của thôn, UBND xã Kim Thái đã phải vào cuộc. Đầu tiên, chính quyền xã xin ý kiến chỉ đạo của huyện, rồi tuyên truyền, vận động nhân dân đóng góp ý kiến thông qua chính quyền thôn, qua các tổ chức, phường hội. Mọi người thống nhất thành lập Quy chế điều hành của Hội đồng bầu cử “chức” thủ nhang; quyết định lựa chọn người hương khói cho di tích qua phương thức tự ứng cử và bầu cử; xây dựng 6 tiêu chí để mọi người trong làng nghiên cứu tham gia giới thiệu hoặc tự ứng cử vào “chức” thủ nhang nếu xét thấy mình đủ điều kiện. 
Vị thủ từ mới được dân làng lựa chọn sau cuộc “bầu cử’ đặc biệt
Vị thủ từ mới được dân làng lựa chọn sau cuộc “bầu cử’ đặc biệt
Từ hôm ấy, cứ mỗi ngày đủ 3 lần sáng – trưa - tối, hệ thống loa truyền thanh của thôn Vân Cát lại ra rả phát thông báo: “Mọi công dân đủ 18 tuổi, là người đăng ký thường trú tại địa phương, có phẩm chất đạo đức tốt, không vi phạm pháp luật, am hiểu Luật Di sản văn hóa và phong tục thờ cúng địa phương, thông thạo các nghi lễ trong việc tổ chức lễ hội, tế lễ đều có thể ứng cử vào chức thủ nhang của phủ”. Hội đồng bầu cử xét duyệt của làng không ngờ số “ứng cử viên” đạt mức kỉ lục: Gần 100 lá đơn từ 3 đội sản xuất. Qua vòng sơ tuyển, danh sách được chốt lại còn 7 người. Tiếp đó là qua cuộc bầu cử lần thứ nhất, 3 người bị loại và bốn người lọt vào vòng trong.

Phủ Vân Cát nằm ở phía tây bắc thôn Vân Cát, thuộc quần thể khu di tích lịch sử văn hóa Phủ Giầy, tọa lạc trên khu đất rộng 2 mẫu 3 sào Bắc Bộ, theo sử sách được xây dựng từ năm 1663 và đã qua nhiều lần tôn tạo. Phủ nằm giữa đền làng và chùa Long Vân, tạo thành một quần thể kiến trúc thờ Mẫu - Thần - Phật có quy mô lớn. Lễ hội được tổ chức vào dịp tháng ba âm lịch hàng năm, gắn liền với sự tích về Thánh Mẫu Liễu Hạnh và để tôn vinh Thánh Mẫu -  một bậc thiên hạ mẫu nghi, vị thần chủ của tín ngưỡng thờ Mẫu, một vị thánh trong “Tứ bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Trước vòng đấu “chung kết”, hai trong số bốn “thí sinh” còn lại nhận thấy khả năng của mình không thể thắng trong cuộc bỏ phiếu sắp tới nên đã tự nguyện xin rút. Vậy là chỉ còn lại hai người tham gia “cuộc đấu” trong “trận chung kết’. “Những người trong Ban kiểm phiếu khi đó đã chịu những áp lực không ngờ. Trong thời gian bầu cử, một số đối tượng quá kích còn ném những thứ rác bẩn vào trong nhà “khủng bố tinh thần” vì cho rằng có sự gian lận phiếu bầu, làm cho tình hình anh ninh, trật tự tại địa phương bỗng phức tạp”, một thành viên trong Ban kiểm phiếu cho biết.

Ngày phân xử cuối cùng đã đến. Trong cuộc bầu cử của Hội nghị họp dân thôn Vân Cát 3/7 vừa qua, chính ông Trần Văn Cường là con trai út của cụ thủ từ cũ đã trúng cử với số phiếu bầu 287/421, đạt gần 70%. Từ kết quả của cuộc bầu cử, chính quyền xã Kim Thái đã ra quyết định công nhận ông Cường là người quản lý di tích (thủ nhang) phủ Vân Cát.
Phần lớn người dân làng Vân Cát đều hài lòng với kết quả cuộc bầu cử “chức” thủ nhang “có một không hai” này dù kết quả của cuộc bầu cử sau nhiều ngày lòng vòng đã lại “châu về hợp phố”; kết quả bầu cử phù hợp với truyền thống làm thủ nhang của phủ ở địa phương là “cha truyền con nối”. “Sẽ chẳng ai có thể đảm nhận chức thủ nhang của phủ tốt hơn bố con cụ Bái, một người đã được cả làng kính trọng, trong 20 năm làm thủ nhang đã góp công lớn tôn tạo, tu sửa khu phủ được như ngày hôm nay”, một người dân đánh giá.
Còn ông Trần Văn Vụ, Trưởng thôn Vân Cát thì lại có một niềm vui riêng khác: “Chính quyền cũng thở phào khi phải giải quyết hợp tình hợp lý một sự việc chưa hề có tiền lệ tại địa phương, mà cũng chưa có luật nào quy định”.
Doãn Kiên

https://baophapluat.vn/cuoc-bau-cu-doc-dao-phan-xu-vu-viec-ca-lang-gianh-nhau-chuc-thu-tu-post88440.html


..

Năm 2011



..

1996

..

1992

..

1976


..

1975


..

1960


..

1942


..

1939


Năm 1938

..


Năm 1928















BẢN SAO SẮC PHONG NĂM 1928 CỦA HIỂN ỨNG ĐIỆN TỪ PHỦ VÂN CÁT
Chúng tôi vô cùng bất ngờ và xúc động khi nhận được thông tin từ thủ nhang Hiển Ứng Điện gửi thông tin về bản sao sắc phong được lưu tại điện thờ do các cụ đời trên đã không quản xa xôi về tận Phủ Vân Cát xin sao lại sắc phong của Phủ Vân Cát vào năm Bảo Đại thứ 3 (1928). Kèm theo những lời gửi tới Trang LỊCH SỬ PHỦ DÀY NHƯ SAU
“Là 1 người con của đạo Mẫu, tôi cũng chân thành cảm ơn các bác đã dành thời gian nghiên cứu rất rõ về thần tích Thánh Mẫu, đem lại những tư liệu chính thống nhất để chúng tôi những người con của Mẫu được tiếp cận và am hiểu hơn. Tôi xin gửi bản sao của mà các cụ đã về Vân Cát chép lại sắc phong tại Vân Cát năm 1928”
Thật bất ngờ trong nội dung sách phong đã có nội dung của những đạo sắc ở Phủ Vân Cát với nội dung tương đồng bản lưu tại Viện Hán Nôm, đặc biệt có một số sắc phong đời Lê được gia thêm địa danh đời Nguyễn tại phần cuối cùng của sắc rằng:
CHUẨN HỨA NAM ĐỊNH TỈNH, NGHĨA HƯNG PHỦ,THIÊN BẢN HUYỆN, ĐỒNG ĐỘI TỔNG, AN THÁI XÃ, VÂN CÁT THÔN Y CỰU PHỤNG SỰ- KHÂM TAI!
Điều đó có nghĩa là từ những năm trước khi Viện Viễn Đông Bác Cổ ra quyết định sưu tầm, tại Vân Cát đã từng tồn tại với nội dung như trên để phụng thờ tại phủ. Từ đó ta có nhiều kết luận quan trọng như sau:
-Giả thuyết sắc phong gốc đã chuyển từ Vân Cát sang Tiên Hương là có cơ sở.
- Bên Vân Cát đã lưu lại nội dung sắc phong của đời Lê vào sách, một số sắc có kèm theo địa danh để thể hiện thêm sự chính danh của Vân Cát được phụng thờ.
- Các địa phương có phủ thờ Mẫu thường về Phủ Dày chép sắc phong gốc
- Không có việc ngụy tạo cấu kết của phái viên Bác cổ và một NHÓM NGƯỜI là lý dịch của Vân Cát như TS CHU XUÂN GIAO quy kết.
Việc kết luận của TS Chu Xuân Giao là sai lầm nghiêm trọng nhất, đã làm sự đánh giá về lịch sử Phủ Dày có những hậu quả không thể khắc phục được do tác động của truyền thông.
Rất mong cơ quan quản lý TS Chu Xuân Giao, Viện Nghiên cứu văn hóa cần có những báo cáo kịp thời về sự việc trên nhằm trả lại danh dự cho nhân dân Vân Cát, đặc biệt những người đã khuất bị quy kết.

https://www.facebook.com/lichsuphuday/posts/pfbid02ims132ds4aQ4yx7r7SHQyStDzqA54mdKMCdVs4eN9htWUXfEssxnB2vehbDXCoLcl







..


1924


..

1910

..

1909

..


1900


..

1880

..

1853


..

1848


..

1830

..

1821

..

1810

..


..

1805


..


1752

..


..

1744

..

1739

..


1734



..

1700


..

1683


..

1600


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.