Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn họ-Trần-Lê. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn họ-Trần-Lê. Hiển thị tất cả bài đăng

29/03/2025

Kính mừng "Tiên Hương đại hội" 2025 - đọc lại thơ Nôm miêu tả Hội Phủ Giầy năm 1910

Hôm nay là ngày 1 tháng Ba năm Ất Tị (nhằm ngày 29/3/2025), mở đầu những ngày tiệc Mẫu tháng Ba trong toàn cõi Việt Nam.

"Tiên Hương đại hội" là thơ bằng chữ Nôm, viết năm 1910, của học giả Kiều Oánh Mậu. Viết năm 1910 và được in khắc gỗ ngay trong cùng năm đó.

"Tiên Hương đại hội" là đoạn thứ 23 trong toàn bộ 25 đoạn trong tác phẩm Nôm "Tiên Phả dịch lục" của Kiều Oánh Mậu.

Tiên Phả dịch lục (TPDL) có nghĩa là: dịch (diễn Nôm) và chép lại tác phẩm Tiên từ phả kí. Diễn Nôm "Tiên từ phả kí" (diễn từ chữ Hán ra thơ Nôm) và chép lại "Tiên từ phả kí" (chép nguyên bản Hán văn) là 2 nội dung chính yếu của TPDL (các nội dung khác là phụ thêm vào).

08/03/2025

Giải đáp về ngắt câu trong Hán văn : chỉ có "TIÊN HƯƠNG, PHỦ CHÍNH từ", mà không có "TIÊN HƯƠNG phủ, CHÍNH từ"

Trong bài "Quá trình điều chỉnh lại tên gọi của di tích, cho đúng lịch sử và tín ngưỡng : PHỦ CHÍNH" (lên trang ngày 25/2/2025), tôi có viết:

"3. Từ trữ lượng tư liệu rõ ràng và liền mạch về ngôi đền này, thấy rất rõ: cho đến trước năm 1964, chỉ có tên là "Phủ Giầy" hoặc "Phủ Chính". Tên từ xa xưa của ngôi đền là vậy.

Tên chữ Hán của ngôi đền được ghi rõ từ cuối thế kỉ 19 (thập niên 1890) là:
-"Tiên Hương Phủ Chính linh từ" (có nghĩa là "đền thiêng mang tên Phủ Chính ở Tiên Hương".
- "Phủ Chính linh từ" (có nghĩa là "đền thiêng mang tên Phủ Chính").
- "Tiên Hương Phủ Chính" (có nghĩa là "Phủ Chính ở Tiên Hương").
- "Phủ Chính từ" (có nghĩa là "đền mang tên Phủ Chính").
Từ thập niên 1890, cái tên chính thức đó đã được ghi lên nhiều bia đá, ghi lên chuông đồng, ghi vào sách vở, in trên báo chí,...
"Phủ Chính" là tên riêng của "từ" (ngôi đền). Ngôi đền ("từ") có tên riêng là "Phủ Chính". Chữ "Phủ" đi trước chữ "Chính", để thành tên riêng rất rõ là "Phủ Chính".
Chìa khóa ở đây là ngữ pháp. "Phủ" đi trước, "Chính" đi sau. Không phải là "Chính Phủ" !
Không có tên chữ Hán nào là "Phủ Tiên Hương". Không có tên nào mà "Phủ" đi trước và "Tiên Hương" đi sau, để trở thành tên riêng là "Phủ Tiên Hương".
Cũng không có tên bằng chữ quốc ngữ (hay chữ Pháp, chữ Đức, chữ Anh,...) nào trước năm 1964 ghi là "Phủ Tiên Hương". Trước năm 1964, không có tên nào mà "Phủ" đi trước và "Tiên Hương" đi sau, để trở thành tên riêng là "Phủ Tiên Hương"."

19/02/2025

Liếc nhanh qua ảnh (1910s - 2010s) : Điện Mẫu trong Văn Miếu (Hà Nội) và mối quan hệ với Phủ Chính (tức Phủ Giầy) ở Nam Định

Mấy hôm trước, trong nhóm "Văn hóa tín ngưỡng Hệ thần Liễu Hạnh công chúa", tôi có dẫn lại một bài viêt nhanh (cơ bản là ảnh chụp cập nhật vào đầu năm 2025) của bạn Nguyễn Đình Minh về Điện Mẫu trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Xem ở đây.

Đây là Điện Mẫu thờ Tam vị Thánh Mẫu Phủ Giầy, mà ngôi trung tâm là Liễu Hạnh công chúa với nơi thờ chính là tại Phủ Chính, cũng chính là Phủ Giầy ở "xã Tiên Hương" thuộc huyện Thiên Bản hay Vụ Bản  (thời nhà Nguyễn). Ngày nay, là Phủ Chính ở thôn Tiên Hương - xã Kim Thái - huyện Vụ Bản - tỉnh Nam Định. Chỉ có văn bản từ sau năm 1964 (rồi quyết định của Bộ Văn hóa năm 1975) đã gọi không đúng là "Phủ Tiên Hương".

"Phủ Tiên Hương" thì sao ? Chưa từng có tên gọi này, tức chưa từng có tên gọi "Phủ Tiên Hương" trước năm 1964.

Trước năm 1964, ngôi đền đó là "Phủ Chính" hay "Phủ Giầy". Ngôi đền mang tên là "Phủ Chính" hay "Phủ Giầy". Tên chữ Hán có thể là "Phủ Chính linh từ" (đền thiêng mang tên Phủ Chính) hay "Tiên Hương Phủ Chính linh từ" (đền thiêng mang tên "Phủ Chính" ở Tiên Hương). 

26/01/2025

"Lăng Mẫu Liễu Hạnh" đầu năm 2025 - bài 3 (bình phong và câu đối phía sau bình phong)

Tòa lăng đá, tức Lăng Mẫu Liễu Hạnh bằng đá Thanh Hóa (đá xanh, đá hồng), được hoàn thành năm 1938, có 4 cửa/cổng mở ra 4 hướng. Mỗi cổng có một bình phong theo phong cách thời Nguyễn.

Đây là ảnh toàn cảnh lăng đá được chúng tôi chụp đầu năm 2024.