Trước năm 1964 (mở rộng đến trước năm 1975 - năm được quyết định xếp hạng của Bộ Văn hóa), tên chính thức của ngôi đền là "Phủ Chính" ("Phủ"đi trước, "Chính" đi sau, dù viết bằng chữ Hán hay chữ quốc ngữ, chữ Pháp,..).
Chưa từng có tên gọi "Phủ Tiên Hương" ("Phủ" đi trước, "Tiên Hương" đi sau)
Bây giờ, đưa các đoạn viết đã đưa lên về riêng một chỗ này, để không lẫn lộn. 1. Tôi đã đưa một nhận định cụ thể như sau về Phủ Chính (tức Phủ Giầy) tọa lạc ở xã Tiên Hương thời Nguyễn (nay là thôn Tiên Hương):
"Trước năm 1964, ngôi đền đó là "Phủ Chính" hay "Phủ Giầy". Ngôi đền mang tên là "Phủ Chính" hay "Phủ Giầy". Tên chữ Hán có thể là "Phủ Chính linh từ" (đền thiêng mang tên Phủ Chính) hay "Tiên Hương Phủ Chính linh từ" (đền thiêng mang tên "Phủ Chính" ở Tiên Hương).
Trước năm 1964, không bao giờ có tên gọi "Phủ Tiên Hương". Cả trong văn nói và văn viết, đều không có tên gọi "Phủ Tiên Hương".
Ai tìm được tên "Phủ Tiên Hương" (hoàn toàn trùng khớp là "Phủ Tiên Hương") trước năm 1964 thì hãy cho biết.".
2. Tôi có viết rằng, "ai tìm được tên "Phủ Tiên Hương" (hoàn toàn trùng khớp là "Phủ Tiên Hương") trước năm 1964 thì hãy cho biết".
Còn mở ngoặc nói rõ là: "hoàn toàn trùng khớp là Phủ Tiên Hương". Có nghĩa là phải trùng khớp hoàn toàn với tên "Phủ Tiên Hương" vốn được Bộ Văn hóa chính thức hóa từ năm 1975 bằng bằng di tích (xem ảnh).
Chủ trương của tôi rất rõ, từ căn cứ là trữ lượng tư liệu liền mạch, là:
- "Phủ Tiên Hương" là cái tên mới chỉ được tạo ra bởi chính Bộ Văn hóa bằng quyết định năm 1975 (trước đó là tư liệu của năm 1964).
- Cái tên đó, tức "Phủ Tiên Hương" được qui định bởi nhà nước ở thời điểm năm 1975, nên khoảng 50 năm nay (1975-2025), dân chúng nói chung cứ tưởng là tên đúng từ xa xưa, tức "Phủ Tiên Hương".
Người ta cứ tưởng "Phủ Tiên Hương" là tên đúng với lịch sử và tín ngưỡng, là tên từ xa xưa của ngôi đền.
Nhưng không phải như vậy.
Thực chất "Phủ Tiên Hương" là tên từ trên định xuống, do nhà nước định ra, mà chưa phải là tên đúng với lịch sử và tín ngưỡng mấy trăm năm của nhân dân địa phương (cho đến năm 1975).
3. Từ trữ lượng tư liệu rõ ràng và liền mạch về ngôi đền này, thấy rất rõ: cho đến trước năm 1964, chỉ có tên là "Phủ Giầy" hoặc "Phủ Chính". Tên từ xa xưa của ngôi đền là vậy.
Tên chữ Hán của ngôi đền được ghi rõ từ cuối thế kỉ 19 (thập niên 1890) là:
-"Tiên Hương Phủ Chính linh từ" (có nghĩa là "đền thiêng mang tên Phủ Chính ở Tiên Hương".
- "Phủ Chính linh từ" (có nghĩa là "đền thiêng mang tên Phủ Chính").
- "Tiên Hương Phủ Chính" (có nghĩa là "Phủ Chính ở Tiên Hương").
- "Phủ Chính từ" (có nghĩa là "đền mang tên Phủ Chính").
Từ thập niên 1890, cái tên chính thức đó đã được ghi lên nhiều bia đá, ghi lên chuông đồng, ghi vào sách vở, in trên báo chí,...
"Phủ Chính" là tên riêng của "từ" (ngôi đền). Ngôi đền ("từ") có tên riêng là "Phủ Chính". Chữ "Phủ" đi trước chữ "Chính", để thành tên riêng rất rõ là "Phủ Chính".
Chìa khóa ở đây là ngữ pháp. "Phủ" đi trước, "Chính" đi sau. Không phải là "Chính Phủ" !
Không có tên chữ Hán nào là "Phủ Tiên Hương". Không có tên nào mà "Phủ" đi trước và "Tiên Hương" đi sau, để trở thành tên riêng là "Phủ Tiên Hương".
Cũng không có tên bằng chữ quốc ngữ (hay chữ Pháp, chữ Đức, chữ Anh,...) nào trước năm 1964 ghi là "Phủ Tiên Hương". Trước năm 1964, không có tên nào mà "Phủ" đi trước và "Tiên Hương" đi sau, để trở thành tên riêng là "Phủ Tiên Hương".
4. Như tư liệu chính qui 100 năm trước của nhà nước, tức năm 1925 đã đưa trên Giao Blog vừa rồi (chỉ đưa 1925 với ý nghĩa tròn 100 năm vào năm 2025 này), thì "làng Tiên Hương" (xã Tiên Hương thời Nguyễn) là nơi tọa lạc của "Phủ Giầy". Phủ Giầy là gắn với làng Tiền Hương.
Bao đời nay, khách thập phương nói "đi Phủ Giầy" (hay "đi về Phủ Giầy") là có nghĩa đi về Phủ Giầy ở làng Tiên Hương. Cũng tức là đi về Phủ Chính.
Tình hình chỉ khác đi từ bằng di tích năm 1975 của Bộ Văn hóa. Cách nói "đi Phủ Giầy" vẫn được sử dụng thông dụng sau năm 1975, nhưng đã xuất hiện thêm cách nói "đi Phủ Tiên Hương".
Gần đây, vào năm 2021, Bộ Văn hóa đã có chỉnh lại một cái tên chưa đúng trên bằng di tích (có quyết định từ 1975), là chuyển từ "Lăng Liễu Hạnh" (định tên năm 1975) thành "Lăng Mẫu Liễu Hạnh" cho đúng với lịch sử và tín ngưỡng (tên đúng định lại năm 2021).
Về mặt học thuật, chúng ta thấy, nhà nước cần tiếp tục trả lại tên đúng là "Phủ Chính" (từ xa xưa), thay cho cái tên "Phủ Tiên Hương" được định mới năm 1975.
Gần đây, từ các căn cứ xác thực, phía cơ quan của Bộ Văn hóa đã có văn bản đồng ý với cái tên "Phủ Chính" (vốn từ xưa) của "Phủ Tiên Hương" (tên ghi trên bằng di tích). Tại địa phương, chính quyền các cấp cũng đã thống nhất bằng văn bản với nhà đền về cái tên "Phủ Chính".
 |
Văn bản năm 1964 này ghi rõ: "Hệ thống Phủ Giầy gồm Phủ Chính (phủ Chính), Phủ Vân (phủ Vân), lăng, đền Thượng và một số phủ nhỏ khác". ((tôi nghi nhầm 1962 vào ảnh ! đúng là 1964)) |
 |
"Lăng Liễu Hạnh" trên bằng công nhận di tích năm 1989 (theo quyết định năm 1975). |
 |
Năm 2021, bằng văn bản chính thức, Bộ Văn hóa đã đổi từ tên "Lăng Liễu Hạnh" (có từ năm 1975) thành "Lăng Mẫu Liễu Hạnh" cho đúng với lịch sử và tín ngưỡng. |
 |
Gần đây, từ các căn cứ xác thực, phía cơ quan của Bộ Văn hóa đã có văn bản đồng ý với cái tên "Phủ Chính" (vốn từ xưa) của "Phủ Tiên Hương" (tên ghi trên bằng di tích). Tại địa phương, chính quyền các cấp cũng đã thống nhất bằng văn bản với nhà đền về cái tên "Phủ Chính". |
Em là người đọc lấy hiểu biết, không tranh luận, vì không có kiến thức gì về Phủ cả. Em chỉ có nhận xét ở góc độ mong Bác cho em rõ thôi. Về mặt câu chữ, theo em, có thể ngắt "Tiên Hương Phủ - Chính Linh Từ".
Trả lờiXóaMình đã viết tổng quát rồi. Em cần đọc lại cho kĩ nhé. Đại khái như sau: không ngắt câu thành "Tiên Hương Phủ, Chính linh từ" được. Mà ngắt câu đúng phải là "Tiên Hương, Phủ Chính, linh từ" (hoặc "Tiên Hương, Phủ Chính linh từ"). Cả một hệ thống, rất nhiều lần, chứ không phải đơn lẻ một lần, lại có sự đối ứng giữa cách viết bằng chữ Hán và cách viết bằng quốc ngữ, đều là "Phủ Chính".
XóaTôi lại nhớ đến tác phẩm của Azit Nexin “Secmendi” sinh ngày nào?.
Trả lờiXóaHài hước kiểu "những người thích đùa" cũng ok mà !
XóaEm cảm ơn Bác. Em muốn Bác có vài lời với em về nội dung em nêu sau. Em đọc thấy ý kiến Bác về đạo văn. Tuy nhiên, bởi em toàn đọc nhăng nhít, lởm khởm cho vui nên không hiểu ý đạo văn Bác nêu là gì, thôi đấy là chuyện chuyên môn em không hiểu gì cả. Em chỉ xin Bác có vài lời về ý của em sau đây liên quan đến thư phẩm mà có lời phê của Bác. Đó là, em có hoang mang (vì em kém lắm) khi xem nhanh phần trong thư phẩm nêu trên về các bản Việt văn và các bản Hán văn để chuyển sang các bản Việt văn tương ứng (văn bia trên bia được tôn dựng ở Phủ Vân Cát). Vì theo thiển ý của em, như khả năng nhỏ hẹp em có, việc đọc hiểu các văn bản Hán Nôm là rất nên thận trọng, và nghiêm cẩn.
Trả lờiXóaĐể tập trung cho từng chủ đề một, phần nói về đạo văn, thì bạn bình luận vào những bài nói về đạo văn nhé. Ví dụ, một bài nói về đạo văn gần đây trên Giao Blog, thì bạn đọc và bình luận vào entry này nhé: https://giaovn.blogspot.com/2024/10/phu-van-cat-2024-cua-nhom-nguyen-xuan.html
Xóa