Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

27/07/2023

Địa phương Trà Lũ - qua "Trà Lũ xã chí" và di văn hiện còn (1)

Cụ cử nhân Lê Văn Nhưng có để lại một ghi chép quan trọng bằng Hán văn là Trà Lũ xã chí. Tài liệu này đã được biết đến rộng rãi. Những tài liệu độc đáo dạng như thế này của làng xã Bắc Bộ đã được chúng tôi đọc luân phiên trong các nhóm đọc sử liệu địa phương được tổ chức từ cuối thể kỉ XX, mà là tại Tokyo. Đến khi tôi rời Tokyo đi làm điều tra điền dã dài hạn ở tỉnh xa Tokyo, thì không tham gia được nữa.

Mở một số entry trên Giao Blog để lưu những bài viết mới hiện nay liên quan đến Trà Lũ xã chí và các di văn hiện còn.

Mở đầu là bài của bác Đỗ Trác (Đỗ Hữu Trác). Các bổ sung và cập nhật sẽ dán dần lên ở bên dưới như thường khi. 

Tháng 7 năm 2023,

Giao Blog


---



Gần đây, có những thông tin sai lệch về các vị Thiền Sư chùa Linh Quang Trà Lũ Trung (1), là một Phật tử sinh ra và lớn lên ở đất Trà Lũ, tôi mạo muội đăng trình chư đạo hữu một số thông tin, hiểu biết của mình về các vị Thiền Sư xưa ở chùa Linh Quang - Trà Lũ Trung, ngôi chùa toạ lạc ở vị trí cách nhà tôi xưa chừng 1 km.
A. – Về các Thiền Sư ở chùa Linh Quang – Trà Lũ Trung, sách “Trà Lũ Xã Chí” của Cử nhân Lê Văn Nhưng (2), trang 142 (chữ Hán), trang 102 (chữ Việt), viết:
“Đào Canh hiệu Vô Vi, người Đa Cốc, 8 tuổi đi tu, 14 tuổi lấy vợ, sinh con là Đào Phú. Vợ mất lại đi tu. Vào kinh đô lập đàn được cấp văn bằng độ điệp, về tu ở chùa Thôn Trung. Năm Gia Long thứ 14, đại tu chùa chiền bằng gạch, gỗ hoành tráng. Thọ 85 tuổi, có tạc tượng thờ tại chùa.
Đào Phú tuổi trẻ xuống tóc đi tu, theo thầy đến Hà Nội thi khoa tăng, trúng cách, được ban phong “Tăng Chính” trong “Tăng lục ty”(Tăng lục ty như là một dạng danh sách những nhà sư đỗ đạt một bằng cấp nhất định, được Triều đình công nhận, bảo trợ). Sau lấy vợ là người thuộc đạo tràng trong chùa (theo học khóa tu tại chùa), sinh con là Kế.
Kế theo họ Trần (có lẽ là họ người mẹ - là vợ của sư Đào Phú – Đ.H.T), nửa đời xuất gia lấy hiệu là Phổ Liên, trước ở chùa Liêu Đông, mãi sau này về tu ở chùa thôn Trung. Cực kỳ thông tuệ, ghi danh tính nhà người ta cả trăm mà nhớ không quên một. Lễ Nhương tinh, Thượng nguyên (15 tháng Giêng) phần nhiều các lá sớ, các sao ghi trên lịch… đều do ông đọc thuộc lòng chi tiết. Thọ hơn 70 tuổi, có vẽ chân dung để lại. Con cháu ông ở thôn Trung đều là sư hoặc đạo sĩ. Nay chắt là sư Trần Quyết hiện đang trụ trì chùa thôn Trung.”
B. – Tại tấm bia đá do Sư Phổ Liên – Hư Tâm Khất Sĩ tự Thông Hinh khắc dựng năm 1867 (hiện còn lưu giữ ở chùa Linh Quang), viết:
2.1. – Chữ Hán:
靈光寺功德碑記
夫有功德者必有報僥倖者安得興於
佛後者哉眷惟春長府膠水縣茶縷社中村靈光寺住持舊黎朝僧籙司僧正字無為道
人字寬平協與本村色目太老共謀度而諮諏管茸寺宇因其舊而新之前堂上殿鍾閣
祖堂左右行廊四十間零四圍磚墻上覆以瓦又鑄銅像二座銅鍾一顆已黎朝乙巳年起工至
皇朝嘉隆二年癸亥歲工竣梵宮壯麗日臨自在之天宝相輝煌月印真如之地菩提樹下
舊水泱泱核越林間今葩灼灼千年之基址不改舊觀一簇之樓臺增光前古清風佳致
其亦依然一太極樂也歟玆本村念其功德刻石碑之又造傳像置祖堂于以表功德之
如在耳是以記
僧公尸解於戊寅年六月二十四日壽八十有五
道公尸解於庚辰年九月初六日壽四十有二
所有香齋田土列碑後靣
皇朝嗣德二拾年季春月上澣日
本寺嗣孫虛心乞士字普蓮心地字通馨奉寫
2.1. – Dịch nghĩa:
“BIA GHI CÔNG ĐỨC CHÙA LINH QUANG – CHÙA TRUNG LÀNG TRÀ LŨ.
Có công đức ắt được báo đáp. Với các vị Phật hậu cũng vậy. Đây nói về công đức của trụ trì chùa Linh Quang, thôn Trung, xã Trà Lũ, huyện Giao Thuỷ, Phủ Xuân Trường là nhà sư Vô Vi (được triều nhà Lê phong tặng Tăng Chính trong Tăng Lục Ty), và đạo sĩ Khoan Bình đã cùng với sắc mục, hương lão trong làng bàn bạc thống nhất kiến thiết, tu bổ chùa, xây dựng tiền đường, thượng điện, nhà Tổ, gác chuông, hành lang tả hữu hơn 40 gian. Bốn bề tường bao, mái lợp ngói chắc chắn. Lại đúc hai toà tượng đồng, chuông lớn một quả. Khởi công từ năm Ất Tỵ triều Lê (1785), đến năm Quý Hợi triều Gia Long (1803) thì hoàn thành. Thật là: 
“Điện đài tráng lệ, trời như đang giữa ban trưa
Cung thất huy hoàng, đất như có trăng in dấu
Dưới tán lá xanh, hồ xưa lấp loáng
Bên lùm cây rậm, hoa nở rung rinh
Ngàn năm chẳng thể đổi được nền xưa
Một toà lâu đài sáng trên dấu cũ
Gió mát trăng trong, thực là một cõi Cực Lạc vậy !”
Tôi cùng toàn thôn ghi lại như vậy, rồi tạc tượng các Ngài, tôn thờ trong nhà Tổ chùa để ghi nhớ công đức ấy (3).
- Nhà sư Vô Vi viên tịch ngày 24 tháng 6 năm Mậu Dần (1818), thọ 85 tuổi.
- Đạo sĩ Khoan Bình hoá ngày 06 tháng 9 năm Canh Thìn (1820), thọ 42 tuổi.
Tài sản đất ruộng của chùa ghi ở mặt sau bia này.
Năm thứ 20 triều Tự Đức (1867).
Cháu nối dõi ở chùa là Hư Tâm Khất Sĩ tự Phổ Liên viết văn bia này.”
Kết hợp các tư liệu nói ở phần A, B, cùng với bút tích của cụ Trần Quang Tiến (từng ở chùa, cháu gọi Tổ Sư Quyết – Thích Phúc Đức là “cậu ruột”), tôi liệt kê lai lịch, hành trạng của các vị Thiền Sư từ khi chưa lập chùa như sau: (xem phần C). 
C. – LAI LỊCH – HÀNH TRẠNG CỦA CÁC THIỀN SƯ CHÙA LINH QUANG - TRÀ LŨ TRUNG:
I. - Đào Canh. Ông nội của Đào Canh là Đào Ích. Bố của Đào Canh là Đào Thạnh.
Đào Canh (陶庚), sinh năm 1734, là con của thầy phù thuỷ Đào Thạnh. Cụ Đào Thạnh là con trai của cụ Đào Ích, người quê Nguyệt Giám – Kiến Xương – Thái Bình. Cụ Đào Ích chuyển cư xuống ở Đa Cốc – Kiến Xương – Thái Bình, sinh ra cụ Đào Thạnh. Sau khi sinh cụ Đào Canh một thời gian thì cụ Đào Thạnh chuyển gia đình đến ở thôn Trung, Xã Trà Lũ, huyện Giao Thuỷ, Phủ Thiên Trường, mua đất xây nhà và lập am tu, hành nghề phù thuỷ, thầy cúng ở khoảnh đất nằm giữa xóm Bắc Hà và xóm Bắc Tỉnh thôn Trung, nay là chùa Linh Quang (chùa Trà Lũ Trung).
8 tuổi Đào Canh xuất gia, là pháp tử (chú tiểu) của Tổ chùa Bằng (Bằng Vọng – Thường Tín – Hà Đông). Có năm trời làm đại hạn (khi đó tổ Canh 15 tuổi), vua Lê triệu Tổ Bằng vào kinh đô lập đàn đảo vũ, Đào Canh thị giả. Khi vào tuần cúng, Vua có ra câu đối:
Nhất đại vi thiên, thiên vũ thiên hưng, hưng vũ địa.
(Chữ nhất ghép với chữ đại thành chữ thiên là trời, trời mưa thuận gió hoà thì cây cối trên mặt đất đều tốt tươi hưng thịnh).
Đào Canh ứng khẩu đối:
Tam vương vi thánh, thánh linh thánh giáng, giáng linh thần.
(Ghép ba chữ vương thành chữ Thánh, đã là Thánh thần thì thường linh thiêng giáng phúc trừ tai).
Đến khi đọc sớ, Vua ra vế đối:
Sư cụ Bằng, ở chùa Bằng, Bằng thân độc chúc.
Đào Canh lại ứng khẩu đối:
Đức chúa Thượng, ngồi toà thượng, thượng hưởng phần hương.
Vua Lê lại ra vế đối:
Chiếu hai hàng trải dọc.
Đào Canh lại đối:
Độ một thổ chấm ngang.
15 tuổi Đào Canh về quê Trà Lũ lấy vợ, hành nghề phù thuỷ, thầy cúng, làm thuốc và dạy học chữ Hán cho con em trong làng.
46 tuổi, năm 1779, Đào Canh sinh con là Đào Phú, rồi sau lại tu tiếp, từ năm 1885 Đào Canh chủ trì xây dựng chùa Linh Quang to đẹp hơn 40 gian, cho đến tận năm 1803 mới cơ bản hoàn thành.
Đào Canh mất năm 1818, thọ 85 tuổi.
II. - Đào Phú (陶富), sinh năm 1779, xuất gia sớm, theo thầy ở thiền phái Tào Động, pháp danh đứng vào hàng chữ KHOAN, (Khoan Bình). Được Vua Lê ban phong “Tăng Chính” trong Tăng lục ty, tước Nam. Lấy vợ họ Trần, năm 1800 sinh con là Trần Đào Kế - chính là sư Phổ Liên – Hư Tâm Khất Sĩ lừng danh sau này. Đào Phú mất năm 1820, thọ 42 tuổi (mất sau bố đẻ là Đào Canh 2 năm).
III. - Trần Đào Kế (陳陶計): Sự nghiệp của Tổ Trần Đào công huý Kế - Hồi Quang tháp Hư Tâm khất sĩ hiệu Phổ Liên:
Sinh giờ Hợi, ngày 12 tháng 6, năm 1800. Viên tịch ngày 01/4/1874.
1. - Năm 1820, 21 tuổi, kế tục sự nghiệp của cha ông, dạy học, làm thuốc tại gia (chùa), lấy vợ, sinh con.
2. - Năm 1841, 42 tuổi, thế phát xuất gia, quy y thụ giáo Giác Viên thiền sư tại chùa Linh Quang – Phường Báo Thiên – Huyện Thọ Xương, Phủ Hoài Đức – Hà Nội. “Nhất dạ đăng tam đàn” (Một đêm thụ 3 đàn: Tam quy ngũ giới, Thập giới, Cụ túc giới).
3. - Năm 1844, 45 tuổi. Trụ trì chùa xã Quan Xuyên, Đông An, Phủ Khoái Châu, Hưng Yên, mở trường dạy học cho tăng ni, sĩ tử, học trò con em nhân dân địa phương.
4. - Năm 1845, 46 tuổi, trụ trì chùa Linh Quang xã Liêu Đông, tổng Cát Xuyên, Huyện Giao Thuỷ, Phủ Xuân Trường, sáng lập xây dựng chùa: tiền đường, nội điện, hậu cung, gác chuông, nhà phòng phía sau chùa, lợp ngói, trang hoàng thánh tượng, đối liên. Đúc một quả chuông đồng rộng 1 thước 6 tấc, đúc cúng vào Đền xã Liêu Đông quả chuông đồng 8 tấc. Học trò, đệ tử xây tháp để tri ân.
5. - Năm 1846, 47 tuổi, trụ trì chùa Linh Quang xã An Cư, Tổng Thuỷ Nhai, Huyện Giao Thuỷ, Phủ Xuân Trường. Dạy học cho tăng ni, sĩ tử 3 năm.
6. - Mục Đền Miếu, sách Trà Lũ Xã Chí viết: ”Thời Thiệu Trị (1841 – 1847), sư chùa thôn Trung bàn tính cùng hương mục xây miếu ở đông và tây chùa. Bên Đông thờ Đại Giác thiền sư Không Lộ tôn thần (大覺禪師空路尊神). Bên Tây thờ Đế Thích Tiên Đình Liễu Hạnh Công Chúa tôn thần (帝釋仙庭柳杏公主尊神).”. Đây chính là công trình của Tổ Phổ Liên.
7. - Năm 1857, 58 tuổi, khi đang kiêm trụ trì chùa Linh Quang Liêu Đông (Xã Xuân Tân – Huyện Xuân Trường – Tỉnh Nam Định), trực tiếp khắc tấm bia ở chùa Kim Sa – Lãng Lăng – Xuân Đài – Xuân Trường – Nam Định. Bài văn bia này do Tú tài Phạm Thức người làng Liêu Đông soạn. Trong bài văn bia này, Ngài xưng pháp hiệu “Hư Tâm Khất Sĩ THANH Liên = 虛心乞士青蓮”
8. - Năm 1858, 59 tuổi, trụ trì chùa Phúc Khê ở xã Chuỳ Khê, huyện Giao Thuỷ, Phủ Xuân Trường (nay là ở thôn Chuỳ Khê, xã Xuân Đài, Huyện Xuân Trường), sáng lập, xây dựng chùa: tiền đường, thượng điện, hậu cung với hơn 10 gian xây mới lợp ngói. Địa phương tạc tượng, truyền thần, xây tháp để tri ân.
9. – Năm 1859 – Kỷ Mùi – Tự Đức 12, 60 tuổi, trở về chùa Linh Quang Trà Lũ Trung, tu bổ thượng điện, hành lang chùa, soạn khắc dựng tấm bia “靈光寺碑記 = Linh Quang tự bi ký”, hiện – 2022 - vẫn còn được lưu giữ ở chùa. (Bia này có nói lại về những việc xây miếu thờ Không Lộ và Liễu Hạnh nêu ở mục 6 trên đây.)
10. - Năm 1862, 63 tuổi, trụ trì tại chùa Linh Quang Trà Lũ Trung, trang hoàng các toà thánh tượng, dựng 2 cỗ kiệu cáng, 2 cỗ long đình, 2 cỗ khám gian, đúc quả chuông đồng 8 tấc, tự soạn văn, viết, dựng câu đối nghi môn, hoành phi với các đồ thờ tự (4). Tạc tượng Tổ Đào Canh (Tổ Vô Vi), cúng vào chùa 1 mẫu 8 sào ruộng tư điền, 1 sào 4 miếng thổ cư, xây cầu bến đá ở bờ sông trước cửa chùa, cúng vào Đền Thần Trà Lũ Trung một quả chuông đồng 8 tấc và một giải phướn vải đỏ dài 16 thước, rộng 9 thước 5 tấc. Học trò trong thiền gia tạc tượng, truyền thần, xây bảo tháp để tri ân.
11. - Năm 1863, 64 tuổi, trụ trì chùa Linh Quang xã An Đạo, tổng Cát Xuyên, huyện Giao Thuỷ, Phủ Xuân Trường, (nay thuộc thôn An Đạo, xã Xuân Tân, Huyện Xuân Trường) tạc thánh tượng 7 pho bằng gỗ tiến cúng vào chùa, sửa dựng lại 2 nhà phía sau chùa.
12. - Năm 1867, 68 tuổi, dựng bia công đức Tổ Đào Canh, Tổ Đào Phú. (Bia Tự Đức 20). Trên tấm bia này Ngài xưng danh là “Bản tự tự tôn Hư Tâm Khất Sĩ tự PHỔ Liên = 本寺嗣孫虛心乞士字普蓮 = Cháu nối dõi ở chùa này là Hư Tâm Khất Sĩ tự Phổ Liên”. Trong tấm bia này, Ngài gọi Tổ Đào Canh (ông nội – Vô Vi) là “Tăng – Sư”, gọi Tổ Đào Phú (cha đẻ - Khoan Bình) là “Đạo công – Đạo Sĩ”.
13. - Năm 1869, 70 tuổi, hỗ trợ chùa Kiến Phú xã Từ Châu, huyện Thư Trì, Tỉnh Thái Bình, trang hoàng tu tạo thánh tượng cũ, mới là 16 pho, đúc 1 quả chuông đồng rộng 1 thước 1 tấc, lợp lại chùa. Kiêm trụ trì chùa Tiên Quang thôn Trà Lũ Đông, xã Trà Lũ, huyện Giao Thuỷ, Phủ Xuân trường, đúc cúng 1 pho tượng Di Đà, trang hoàng lại thánh tượng, xây 4 bệ bằng gạch, dựng đại tự, câu đối, hoành phi, nghi môn, hương án, bàn ghế và các đồ thờ phụng, đúc 1 quả chuông đồng rộng 8 tấc, xây dựng 1 toà nhà sau chùa, xây một toà Linh Am, xây 1 bảo tháp, xây tường 3 mặt chùa, cúng vào Đền Trà Lũ Đông 1 quả chuông đồng rộng 8 tấc.
14. - Năm 1870, 71 tuổi, Hội Thiện tín ở thôn Trà Lũ Đông tạc tượng thần để tri ân. Tháng 9 năm Canh Ngọ (1870) hỗ trợ chùa Mãn Phúc Tự, thôn Liên Trì, Tổng Hoành Nha, huyện Giao Thuỷ xây tiền đường, thượng điện chùa gồm 6 gian lợp ngói.
15. - Năm 1874, 75 tuổi, Mua tảng đá quý chở bằng bè từ Thanh Hoá ra, chủ trì việc chế tạc chiếc khánh báu (hiện nay có thể coi là “bảo vật quốc gia”, là “pháp bảo” của Chùa Linh Quang – Trà Lũ Trung và Phật giáo Việt Nam nói chung). (Về bài minh khắc trên Khánh quý này, có ghi rõ là mua, chế năm 1874, hoàn thành bài minh khắc trên khánh là vào năm 1880, có lẽ người hoàn thành khắc bài minh này là Ni Quang Tuệ, và chủ ý của bài minh là của chính Tổ Trần Đào Kế - Hư Tâm Khất Sĩ – Thích Phổ Liên. Vấn đề này đành tạm để tồn nghi vậy !) (5)
16. – Trong suốt cuộc đời tu học, làm thuốc, dạy học, làm thầy pháp, thầy địa lý….đa năng của mình, Sư Phổ Liên với tài năng, đức cao vọng trọng, uyên thâm đạo pháp đã thu hút được rất nhiều tín đồ đến với chùa, đạo, quyên cúng được rất nhiều người mộ đạo tham gia công đức, xây dựng chùa, gửi giỗ hậu…Sư lại khéo tay, có tài điêu khắc, hội hoạ nên đã tạc thờ ở chùa hai pho tượng chân dung Tổ Đào Canh – Vô Vi và Tổ Đào Phú - Khoan Bình, cũng như rất nhiều tượng đá các Ưu bà tắc, Ưu bà di hậu Phật khác. (Ngắm “hành lang tượng HẬU” ở chùa (ảnh kèm theo), ai cũng có thể cảm nhận được điều đó).
(Về năm mất của Sư Phổ Liên, sách Trà Lũ Xã Chí viết: ông thọ hơn 70 tuổi, trong khi tài liệu của con cháu ông lại ghi là thọ 75 tuổi. Đây là vấn đề còn tồn nghi !) (6)
IV. Trần Đào Sản.
V. Trần Đào Xuyến.
VI. Trần Đào Minh - Trần Đào Quyết.(1889 - 1954) (7)
TỔ SƯ TRẦN ĐÀO QUYẾT (1889 - 1954) CHÙA LINH QUANG – TRÀ LŨ TRUNG.
Tổ Trần Đào Quyết – Thích Thanh Quyết – Thích Phúc Đức: Là đệ tử sơ tâm của Ni Quang Tuệ, là Pháp tử (chú tiểu) của Tổ sư Hoằng Nhẫn Luật Sư chùa Lãng Lăng (Thôn Lãng Lăng – Xã Xuân Đài – Xuân Trường – Nam Định, nay gọi là chùa Kim Sa – Đ.H.T).
Tổ Thanh Quyết trước ở chùa Nguyệt Lâm, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Sau khi Ni Quang Tuệ viên tịch, Tổ về kế tục trụ trì chùa Trà Lũ Trung. Tổ tu hành khổ hạnh, ăn chay trường, rất khoẻ mạnh. Loại sắt phi 12 mm Tổ chỉ dùng tay uốn, không cần đe búa. Sức đề kháng của Tổ rất tốt, suốt đời không thấy ốm đau.
Về y phục, thường xuyên chỉ thấy Tổ mặc bộ quần áo vải mộc nhuộm sồng, mùa rét dùng thêm một bao tải khoác bên ngoài, suốt đời không thấy nằm màn, không dùng chăn bông gối đệm, chỉ trải chiếu nằm trên sàn gác.
Tổ thường ngủ từ sáng sớm đến trưa, ban đêm thức tụng kinh niệm Phật hoặc xây chùa. Tổ thường ăn cơm gạo hẩm với tương, cà, vừng, lạc, không dùng cao lương mỹ vị, thường nói: “Ăn để mà sống, sống để tu hành, làm việc có ích cho xã hội. Sống để mà ăn thì con người ta chỉ là cái giá áo túi cơm”.
Có một hôm, ông Lãnh Quảng (Lãnh binh Quảng, nhà quê ở xóm 4 xã Xuân Bắc, có xây cái “biệt thự” to đẹp rộng lớn kiểu Pháp ở xóm 4 xã Xuân Bắc, sau này người ta dùng làm Trạm Y tế xã Xuân Bắc – Đ.H.T chú) đưa một đoàn khách Tây, ta ăn mặc sang trọng đến tham quan, viếng cảnh chùa Linh Quang, Tổ Quyết ra tiếp khách, trong khi nói chuyện có người khách Tây hỏi: “Sao Tổ không ăn mặc chỉnh tề mà để quần áo lôi thôi, rách rưới thế?”. Tổ trả lời: “Bẩm ngài, con ăn mặc thế này (miệng nói, tay chỉ vào quần áo của mình), nhưng con làm thầy được nó!”. Nói xong, Tổ ngồi bệt xuống đất cho khách xem. Khách ngượng quá, lảng chuyện. Sau buổi tham quan, chính người khách Tây đó đã tặng Tổ 5 chữ “Nam Hải Dị Thường Nhân = 南海異常人” (nghĩa là “Một con người kỳ lạ nước Nam”).
Tổ Quyết rất thông minh, học vấn uyên bác, thông thuộc Kinh, Luật, Luận. Công đức tu hành của Tổ rất lớn nên các vị tăng, ni trong ngoài sơn môn, hàng ngũ trí thức, tín đồ thập phương khắp Trung, Nam, Bắc đều nghe tiếng, thường xuyên đi lại, lễ bái quy y, cung kính mến phục.
Tổ rất giỏi việc đúc đồng (chuông, tượng) và xây dựng:
+ Tổ chủ trì lên khuôn, đúc tượng Đại Di Đà bằng đồng ngồi trên toà sen. Tổ lên khuôn ở sân ngoài cạnh tam quan chùa về phía tây, sau khi khuôn ổn, Tổ cùng một hiệp thợ nấu đúc rót đồng. Sau khi hoàn thành, tượng rất lớn, nặng, Tổ cho tạm phá hè, ngưỡng cửa chùa, các bệ thờ gian giữa chùa, sau đó làm con đường dốc thoải từ bệ đá ra đến chỗ đúc tượng, hai bên đường đó ghép tre, gỗ có đóng cọc kè ghìm giữ, trên nền đường đổ đá đầm kỹ rồi lát mặt bằng phiến gỗ lim, tượng đồng đặt trên bệ có bánh xe, buộc dây vào bệ, tời dần tượng lên bệ đá, yên vị cho đến tận….bây giờ. Đó là vào năm 1928 thời vua Bảo Đại.
+ Tổ trực tiếp xây chùa rất nhiều. Tổ đảm nhận gần như toàn bộ các khâu: vẽ mẫu thiết kế, quy hoạch, thi công, trực tiếp trộn vôi vữa và….xây ! Một vài “bí quyết” xây chùa bền vững trong điều kiện ít sắt thép, không có….xi măng của Tổ:
- Chân móng: Thường đào rộng 5 lần so với thân tường hoặc bổ cột. Móng thường đào sâu 2 - 3 mét tuỳ làm nhà 1, 2 hay 3 tầng. Dùng “mói” nện bằng “vồ sàm” để đóng lỗ, nhồi gạch vỡ, vữa cũ, cát biển, đổ nước cho có nền móng thật chắc. Sau 2, 3 lớp “đóng móng” như thế mới bắt đầu đặt gạch xây.
- Gạch: Chỉ dùng gạch già (da chum), tất cả các viên gạch chưa chín già (gọi là “da vải”, “nước đôi”….loại ra).
- Vôi: Vôi tôi no nước để “chín” hàng năm mới đem dùng.
- Cát: Hoàn toàn dùng cát biển (nước mặn).
- Mật mía.
- Đánh vữa: Vôi lấy lên khỏi lò, nghiền thật nát, cho cát vào đánh đều, cho nước vừa sệt, đánh tiếp, cho mật vào đánh đều rồi cho thêm nước cho vữa thật dẻo, loãng.
- Xây, cuốn tường: Đặt gạch xây theo dây, đủ hàng thì đem vữa loãng dẻo (múc bằng bát) đổ lên cho vữa chảy ngấm chặt khít hết các khe, sau đó đợi tường khô ráo lại xây hàng gạch tiếp. Tường xây xong không dùng ngay mà để trơ gạch, vữa ra dưới mưa nắng một thời gian cho phong hoá rồi mới….trát vôi áo.
Tổ Quyết xây chùa theo một nguyên tắc khắt khe như thế nên rất ít thợ nề chịu nhận làm việc xây chùa giúp Tổ vì họ ngại vôi vữa loãng ăn mòn da tay chân. Thế là việc xây chùa hầu như toàn do…Tổ Quyết tự làm. (1949 Pháp chiếm vùng quê, Tổ Quyết chạy loạn, đến 6/6/1954 Tổ viên tịch, nhiều bức tường của Tổ xây khi xưa vẫn còn trơ gạch, vữa, chưa được vào vôi áo và….lợp mái, lên tầng. Những năm 1965 – 1970 lũ học trò quê chúng tôi vẫn còn được chứng kiến nhiều bức tường như vậy ở phía sau chùa. Lại nghe có lời đồn nữa là “ở những gian nhà sau chùa đó còn có hai con rắn to như TRĂN, lại ….có mào” rất ly kỳ, tụi trẻ chúng tôi rất hay vào đó…xem có đúng thế không, và sợ hãi với khung cảnh hoang liêu rậm rạp, đầy những cây “lá han”, những bụi cây “xích đồng nam” – hoa rụng rốn !).
+ Năm 1938, Tổ Thích Thanh Quyết sáng lập nên chùa Tùng Lâm ở vào vị trí gần sát Nghĩa trang liệt sĩ hai xã Xuân Phương – Xuân Trung ngày nay và giao cho sư thầy Hoan trông coi. Sau Hoà bình lập lại năm 1954, UBND xã Xuân Trung đề nghị giải phóng khu đất này để xây dựng Nghĩa trang Liệt sỹ hai xã và lấy thêm ruộng phục vụ sản xuất. Hoà thượng Thích Thanh Hiền lúc đó trụ trì chùa Linh Quang - Trà Lũ Trung, đã đồng ý, đồng thời cho di chuyển tượng pháp về thờ phụng ở chùa Vạn Linh (cũng do Tổ Quyết sáng lập năm 1947 – 1948) cách đó chừng 500 mét. Gạch dỡ từ chùa Tùng Lâm, UBND xã Xuân Trung đã mang về xây nên Trường học Cấp I xã Xuân Trung.
+ Năm 1947 – 1948, Tổ Quyết sáng lập nên chùa Vạn Linh ở gần cạnh nghĩa địa công giáo Kính Danh, vận động một số thiện tín (như bà Trùm Thông ở xóm Đông Kiều) mua tiểu sành về cúng để Tổ và các sư, Phật tử đi gom hài cốt bà con quê hương Trà Lũ chết đói năm 1945, xếp đặt hương khói ở hai mé tả hữu chùa. Hai đợt, tổng cộng Tổ đã cho quy tập được hơn 3.000 ngôi mộ vô thừa nhận. (Số hài cốt này, tôi trộm nghĩ rằng có một phần không nhỏ là những nạn nhân của cuộc thảm sát 16/2/1827 khi triều đình Minh Mạng dẹp loạn Phan Bá Vành! – Đ.H.T)
+ Cũng khoảng thời gian ấy, thôn Phú Nhai mở chợ ở trên khu đất có nhiều mồ mả ở sát mé sông trước cổng Nghĩa địa công giáo Phú Nhai, Tổ Quyết đã quyên cúng rất nhiều tiểu sành để quy tập hài cốt vô thừa nhận đi chỗ khác, lấy đất “lành sạch” để mở chợ Cầu. (Chợ này xưa, những năm 1960 – 1975, vẫn họp vào các buổi chiều, nay….không còn là chợ nữa mà đã dùng vào việc gì khác, tôi cũng không rõ – Đ.H.T).
Những tư liệu trên về Tổ Sư Quyết, là do tôi chép lại theo văn bản của cụ Trần Quang Tiến – cháu gọi Tổ Trần Đào Quyết là “cậu ruột”.
Chép lại, và đăng lên đây để biết thêm về một “kỳ tăng – dị sĩ” của quê hương Trà Lũ.
Tổ Sư Thích Thanh Quyết viên tịch, sư chùa Linh Quang Trà Lũ Trung đời sau dựng tháp với tháp hiệu:
“ 南無中央塔摩訶比丘法諱字清玦釋福德化身菩薩禪座下
元命己丑年眛月日時受生享清齡六十六歲
謝世于甲午年六月初六日良牌順寂西歸
Nam vô Trung Ương Tháp Ma Ha Tì Kheo pháp huý tự Thanh Quyết Thích Phúc Đức hoá thân bồ tát thiền toạ hạ.
Nguyên mệnh Kỷ Sửu niên (1889) muội nguyệt nhật thời thụ sinh, hưởng thanh linh lục thập lục tuế.
Tạ thế vu Giáp Ngọ niên (1954) lục nguyệt sơ lục nhật lương bài thuận tịch Tây quy.(06/6/1954)”
Đến năm 1958, nhà chùa soạn khắc bia ghi tiểu sử của Tổ Sư Quyết như sau:
“TIỂU SỬ BI KÝ
小史碑記
銘曰
陳陶芳譜
縷榖粉鄉
衣鉢真傳
源流道統
靈光勝景
入道童眞
閬苑依師
登亶進具
月臨梵宇
偉丈興緣
寳刹茶江
鎔鐘鑄像
神通妙用
德厚無邊
廣作陰功
河沙等福
清珠錢海
佛寺興隆
膠水堅行
伽藍創造
高超無量
福菓因緣
永誌石碑
流芳千載
越南民主共和戊戌年仲秋中幹日
TIỂU SỬ BI KÝ
Minh viết:
Trần Đào phương phổ (a)
Lũ Cốc phấn hương (b)
Y bát chân truyền
Nguyên lưu đạo thống
Linh Quang thắng cảnh (c)
Nhập đạo đồng chân
Lãng Uyển y sư (d)
Đăng đàn tiến cụ
Nguyệt Lâm phạn vũ (e)
Vĩ trượng hưng duyên
Bảo sát Trà Giang (g)
Dung chung chú tượng
Thần thông diệu dụng
Đức hậu vô biên
Quảng tác âm công
Hà sa đẳng phúc
Thanh Châu Tiền Hải (h)
Phật tự hưng long
Giao Thuỷ Kiên Hành (i)
Già lam sáng tạo
Cao siêu vô lượng
Phúc quả nhân duyên
Vĩnh chí thạch bi
Lưu phương thiên tải
Việt Nam dân chủ cộng hoà Mậu Tuất niên trọng thu trung cán nhật. (8/1958)
-----------------------
CHÚ THÍCH BIA TIỂU SỬ TRÊN THÁP:
(a).- “Trần Đào” là họ của Tổ sư Quyết: Trần Đào Quyết, bắt đầu chi họ này là từ Tổ “Trần Đào Kế - Thích Phổ Liên”.
(b).- Lũ Cốc: Ghép hai quê xưa – nay của Tổ Sư Quyết: Đa CỐC – Trà LŨ.
(c).- Linh Quang : Tên chùa Linh Quang – Trà Lũ Trung do Tổ Sư Quyết nhập đạo, đi tu từ thuở bé và về sau trụ trì chính.
(d).- Lãng Uyển: Chùa làng LÃNG Lăng, nơi có ngôi chùa Kim Sa, thầy Hoằng Nhẫn của Tổ Sư Thanh Quyết trụ trì, nơi Tổ Sư Quyết thụ giới tì kheo.
(e).- Nguyệt Lâm: Tên làng (quê gốc của Phan Bá Vành) , tên chùa ở Kiến Xương – Thái Bình: Nơi Tổ Sư Quyết từng trụ trì.
(g).- Bảo sát Trà Giang: Ngôi chùa báu ở làng Trà Lũ: Chính là nói về ngôi chùa Linh Quang – Trà Lũ Trung.
(h).- Ngôi chùa Thanh Châu ở huyện Tiền Hải – Thái Bình do Tổ Sư Quyết trụ trì và trực tiếp xây dựng to lớn.
(i).- Làng Kiên Hành – huyện Giao Thuỷ (nay thuộc xã Giao Hải) là nơi có ngôi chùa do Tổ Sư Quyết xây dựng mới.
D. – VỀ TÔNG MÔN PHÁP PHÁI CHÙA LINH QUANG – TRÀ LŨ TRUNG:
Chúng tôi không phải chuyên nghiên cứu về Phật giáo, cũng không hiểu rõ lắm về việc phân biệt các tông môn, pháp phái, sơn môn Phật giáo trong mấy trăm năm qua ở Việt Nam. Chỉ xin trích dẫn một số tư liệu, thông tin liên quan về lịch sử truyền đăng ở chùa Linh Quang Trà Lũ Trung để chư đạo hữu suy ngẫm và nhận định:
1. – Tổ Đào Canh hiệu Vô Vi (1734 - 1818) là người khai sáng ra ngôi chùa Linh Quang – Trà Lũ Trung. Ông nội, thân phụ Ngài cũng là những người theo nghề pháp sư, tu tam giáo từ cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18. Các cụ lại cùng quê với các Tổ đời đầu của Tông Tào Động Nam truyền (Phủ Kiến Xương – Tỉnh Nam Định). Tổ Đào Canh lại có thời gian tu học ở chùa Bằng Vọng là nơi có Tổ Tính Chúc Đạo Chu trụ trì, nên rất có thể Ngài cũng là đệ tử theo phái Tào Động.
2. – Tổ Đào Phú – Khoan Bình (1779 - 1820): Chắc chắn là tu theo hệ phái Tào Động, đứng vào hàng chữ KHOAN. Có lẽ Tổ Khoan Bình cũng tu học ở chùa Bằng Vọng là nơi thân phụ Đào Canh – Vô Vi đã từng tu học. Tổ Đào Phú thông tuệ, qua khảo tăng khi còn rất trẻ mà đã được phong “TĂNG CHÍNH”, tước NAM (男) trong “Tăng Lục ty” của triều đình Lê mạt và Quang Trung – Quang Toản. (
😎
3. – Tổ Trần Đào Kế - Hư Tâm Khất Sĩ Phổ Liên (1800 – 1874?), tu bán thế (“bán thế xuất gia - 半世出家”), “nửa đời xuất gia” khi đã 42 tuổi, có vợ con, đắc pháp với Tổ Sư GIÁC Viên tại chùa Linh Quang – Phường Báo Thiên – Huyện Thọ Xương, Phủ Hoài Đức – Hà Nội (còn gọi là chùa Bà Đá).. “Nhất dạ đăng tam đàn” (Một đêm thụ 3 đàn: Tam quy ngũ giới, Thập giới, Cụ túc giới). Tôi nghĩ Tổ Sư Giác Viên cũng là một Thiền sư thuộc phái Tào Động – truyền thừa ở vào hàng chữ GIÁC. Không hiểu vì lý do gì mà Tổ Phổ Liên không có pháp hiệu truyền thừa theo mạch Tào Động (!?).
4. – Ni QUANG Tuệ: Về vị Ni sư này, sách “Trà Lũ Xã Chí” viết: “ Ni Quang Tuệ, người Cát Chử, khi còn nhỏ theo thầy Phổ Liên, học được tâm quyết, về tu ở chùa thôn Trung. Tô vẽ tượng, sửa gác chuông, phòng ốc rất to đẹp, khiến người theo lễ chùa rất đông. Thọ hơn 70 tuổi, là một bậc chân tu.” (9). Là học trò sơ tâm của Tổ Phổ Liên, nhưng Ni Quang Tuệ lại đứng vào hàng chữ QUANG trong truyền thừa phái Tào Động.(có lẽ đây là một trong số rất ít NI theo phái Tào Động, truyền thừa ở hàng chữ QUANG)
5. – Tổ Sư Quyết: (1889 - 1954): Ban đầu là tu sơ tâm với Ni Quang Tuệ, về sau theo thầy là Tổ Hoằng Nhẫn Luật Sư ở chùa Lãng Lăng và thụ giới ở đó.
6. – Từ cuối thế kỷ 18, qua thế kỷ 19, sang đầu thế kỷ 20, ở vùng Xuân Trường – Nam Định có một số ngôi chùa mà thực hành Phật sự - Pháp sự trong đó là các Thầy cúng – Pháp sư – Địa lý (10)- Thiền sư như: chùa Keo (Hành Thiện), chùa Đĩnh Lan (Hành Thiện), chùa Cổ Trà Lũ, chùa Linh Quang Trà Lũ Trung.
---------------------------
CHÚ THÍCH:
(1). 1.1. - Luận văn Thạc sĩ của Trương Văn Hưởng (Đại đức Thích Giác Hưởng) do PGS.TS Nguyễn Hồng Dương Viện Nghiên cứu Tôn giáo và Thượng toạ Thích Thanh Giác – Trưởng ban điều hành Sơn môn Phật giáo Linh Quang – Trà Lũ Trung hướng dẫn, thực hiện năm 2017 tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại Học Quốc Gia Hà Nội, viết:
- Trang 9 “Từ khi sơn môn Linh Quang Trà Lũ Trung ra đời ở tỉnh Nam Định đầu thế kỷ 19 (1815) đến nay.”
- Trang 36 : “Chùa ba thôn đều có chính điện tiền đường, hành lang và gác chuông. Chùa Cảnh Linh gác chuông cũ lợp gianh, xây 3 tầng, cao hai trượng, làm bằng gỗ thiết. Năm Thành Thái Quý Mão – 1863 bị bão huỷ hoại, nay xây lại bằng gạch. Xứ Cựu Cốt, Bắc Biên là còn chùa cổ”
- Trang 38 – 39 : ““Vai trò của cụ Trần Đào Canh là một trong những người đầu tiên cho sự khởi nguồn của sơn môn Phật giáo LQ-TLT”
Năm 14 tuổi cụ Đào Văn Canh lấy vợ, sinh ra Đào Phú. Sau khi vợ mất cụ mang theo con trai di cư sang Phủ Thiên Trường làm thuê nghề dệt tơ chăn tằm cho một người họ Trần ở Tổng Trà Lũ, sau xin làm con nuôi của gia đình này. Cụ mua lại một xưởng mộc của một người công giáo để làm ăn sinh sống. Cụ hướng Phật lập một cái am để tu, thường lên chùa Bắc để được Tổ Giác Đạo chỉ dạy….Tổ Giác Đạo quy y và thụ giới bồ tát cho cả hai cha con. Nhờ sự dạy bảo chu đáo và phúc ấm tổ tiên, người con trai của cụ là Trần Đào Phú thi đỗ khoa bảng văn Đại học sĩ, dưới thời Vua Quang Trung (1789). Ông được triều đình mời ra làm quan nhưng không màng công danh, từ chối về quê lập gia đình.…
Năm 1770 do Tổ Giác Đạo chỉ dạy, từ cái tĩnh, cụ dựng 5 gian nhà tranh làm nơi thờ Phật. Chính thức “cải gia vi tự” lập nên chùa Trà Lũ Trung.
“Vào năm Canh Tý (1770), đời vua Lê Dụ Tông, niên hiệu Bảo Thái nguyên niên, được cự chỉ bảo tận tình của Tổ sư Giác Đạo, từ cái tĩnh Cụ Trần Đào Canh dựng lên 5 gian nhà tranh làm nơi thờ Phật (từ đây Cụ Trần Đào Canh chính thức “cải gia vi tự”) nên gọi là chùa Trà Lũ Trung””
- Trang 54: ““Sơn môn Phật giáo LQ-TLT ra đời vào cuối TK XIX (1880).” (Trang 39 nói Sơn môn ra đời năm 1815 ???)”
(Những chữ đậm là do tôi nhấn mạnh và trỏ những thông tin, nhận định sai lệch – Đỗ Hữu Trác)
1.2. – Trên Website của bộ môn Tôn giáo học của trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội ( https://frs.ussh.vnu.edu.vn/.../dong-gop-cho-dao-phap-va... ) có bài của Đại đức Thích Giác Hưởng, viết : ” Sơn môn Phật giáo Linh Quang – Trà Lũ Trung tỉnh Nam Định[1] được Hòa thượng Thích Phổ Liên[2] sáng lập năm 1880. Đến nay Sơn môn có tuổi đời 136 năm, truyền thừa và phát triển với 11 thế hệ. So với nhiều Sơn môn Phật giáo ở Nam Định nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng đang là một Sơn môn có tuổi đời còn khá trẻ. Song kể từ khi ra đời đến nay, các thế hệ truyền thừa của Sơn môn với tinh thần từ bi, trí tuệ, lục hòa cộng trụ, rèn luyện không ngừng nên xuất hiện nhiều vị cao Tăng thạc đức có những đóng góp to lớn trong Đạo pháp và Dân tộc.
[1]Chùa Linh Quang hiện tọa lạc ở xã Xuân Bắc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.
[2] Hòa thượng Thích Phổ Liên là cháu Cụ Trần Đào Canh (hiệu Vô Vi), người làng Nguyệt Giám, Kiến Xương, Thái Bình, Cụ lập một gian nhà nhỏ (được gọi là tĩnh thờ Phật). Năm Canh Tý (1770) Cụ Đào Canh trên cơ sở gian nhà nhỏ, dựng 5 gian nhà tranh làm nơi thờ Phật, gọi là chùa Trà Lũ Trung, tên hiệu là Linh Quang. Khi Cụ qua đời, người con trai là Trần Đào Phú, một người học hành đỗ đạt thời Quang Trung (1789), nhưng không ra làm quan về quê lập gia thất, dạy học giúp dân nghèo, cùng với nhân dân địa phương trùng tu, tô tượng, đúc chuông. Hòa thượng Thích Phổ Liên là con trai Cụ Trần Đào Phú, có thế danh là Trần Đào Kế. Khi đến tuổi trưởng thành được cha cho xuất gia làm đệ tử và đắc pháp với Tổ Sư Giác Viên, chùa Bảo Thiên, Sơn môn Bằng Sở.”
(Những chữ đậm là do tôi nhấn mạnh và trỏ những thông tin, nhận định sai lệch – Đỗ Hữu Trác)
(2). – Trà Lũ Xã Chí, Nhĩ Khê Lê Văn Nhưng, Đỗ Hữu Trác dịch, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2019.
(3). - Như vậy, xưa ở nhà Tổ chùa Linh Quang có tượng Tổ Vô Vi và Tổ Khoan Bình. Không biết ngày nay có còn không?
(4). – Xem ảnh chụp hoành phi, câu đối hiện vẫn còn được lưu giữ ở chùa.
(5). - Bài minh trên khánh báu chùa Trung:
- Chữ Hán:
靈光寺磬
蓋聞五聲角最難和八音石爲至貴。玆膠水縣茶縷社中村靈光寺一壺勝槩萬像森羅月夜霜晨法音宣奏同所以鳴佛戒而悟禪思惟天地自然之音響會未得聞焉。甲戌之夏清華寳石駕水而來悅道等人慈心鼓動遂不計費磨琢施功夔拊聲成安於本寺其與泗津之浮磬虞陛之天球何異哉。將見時時玉振聲通兠率諸天如山如阜如岡如陵永錫無窮之慶矣。嗣德三十三年孟春
- Phiên âm:
LINH QUANG TỰ KHÁNH.
Cái văn, ngũ thanh giốc tối nan hoà, bát âm thạch vi chí quý. Tư Giao Thuỷ huyện, Trà Lũ xã, Trung thôn, Linh Quang tự, nhất hồ thắng khái, vạn tượng sâm la, nguyệt dạ sương thần, pháp âm tuyên tấu, đồng sở dĩ minh Phật giới nhi ngộ thiền tư, duy thiên địa tự nhiên chi âm hưởng, hội vị đắc văn yên. Giáp Tuất (1874) chi hạ, Thanh Hoa bảo thạch, giá thuỷ nhi lai, duyệt đạo đẳng nhân, từ tâm cổ động, toại bất kế phí, ma trác thí công, quỳ phủ thanh thành, an ư bản tự, kỳ dữ TỨ TÂN chi phù khánh, NGU BỆ chi thiên cầu hà dị tai. Tương kiến thời thời, ngọc chấn thanh thông Đâu Suất chư thiên, như sơn như phụ, như cương như lăng, vĩnh tích vô cùng chi khánh hỹ.
Tự Đức tam thập tam niên mạnh xuân.(1/1880)
- Dịch nghĩa và chú:
KHÁNH CHÙA LINH QUANG.
Thường nghe, trong 5 thanh (a): cung, thương, giốc, chuỷ, vũ thì thanh GIỐC rất khó hoà, trong tám âm (b): cách, bầu, trúc, mộc, ti, thổ, kim, thạch thì âm của ĐÁ là sang quý nhất. Đây nói về chùa Linh Quang, thôn Trung, xã Trà Lũ, huyện Giao Thuỷ, Phủ Xuân Trường. Một bầu thắng cảnh, vùng đất tốt tươi đông đúc, khi trăng đêm sương sớm, tuyên tấu pháp âm, khắp chốn đều nghe. Tín đồ được giảng câu kinh lời kệ mà giác ngộ đạo Thiền, minh tâm kiến tính. Duy chỉ có tiếng tự nhiên của đất trời là chưa được nghe vậy.
Mùa hạ năm Giáp Tuất (1874), mua được tảng đá Thanh Hoá quý chở đường biển tới, mọi người trong làng hào hứng cổ vũ, bất kể tốn phí, ngày đêm mài đẽo trau chuốt cho đạt tiếng kêu, đặt tại chùa ta. Ôi ! Lung linh đẹp đẽ, so với khánh ngọc bến Tứ Tân (c), cầu ngọc “thềm vua Thuấn” (d) cũng chẳng kém gì !
Từ đó, ngày ngày tiếng khánh ngọc vang lên, thông đến tận cõi trời Đâu Suất (e), khiến cho người vật chốn này được :“Thịnh xương như núi như non,
Như gò như đống, khó mòn khó lay.
Như sông cuồn cuộn đêm ngày,
Phúc người ngày một cứ dầy cứ tăng.” (g). Vui mừng lắm thay !
Tự Đức năm thứ 33 tháng đầu Xuân. (1/1880) (h)
Chú thích:
(a): Ngũ thanh: cung, thương, GIỐC, chuỷ, vũ : 5 nốt nhạc cổ, tương ứng với các nốt: Fa, Sol, La, Đô, Rê trong âm nhạc hiện đại.
(b): Bát âm: 1. Cách (da – trống), 2. Bầu (sênh), 3. Trúc (sáo, tiêu), 4. Mộc (gỗ), 5. Ti (đàn giây tơ: cầm, sắt, tì bà…), 6. Thổ (đất), 7. Kim (kim loại – chuông, chiêng, não bạt…), 8. Thạch (đá – khánh đá, đàn đá…)
(c): Tứ Tân: Một bến sông bên Trung Quốc có loại đá tốt có thể làm khánh tiếng rất hay.
(d): Ngu Bệ: Trỏ thềm cung điện Vua Thuấn.
(e): Đâu Suất: Cõi Phật.
(g): Bản dịch bài thơ Thiên bảo 3天保, trong Tiểu nhã, Kinh Thi của Nguyễn Văn Thọ. (dịch từ câu: “như sơn như phụ, như cương như lăng”)
(h): Bản diễn ý này của tôi dựa nhiều vào sự hỗ trợ phiên đọc và tra cứu của Khổng Thanh Diện (FB Dien Thanh)
Đá để tạc ra Khánh này chắc cũng ở Núi Nhồi – Thanh Hoá, là ngọn núi có đá quý làm Khánh tiếng rất hay, đã từng được Lý Thường Kiệt (1019 - 1105) thời Lý, Nguyễn Quý Đức (1648 - 1720) thời Lê dùng tạc Khánh.
Đọc bài minh khắc trên Khánh báu này, tôi cứ nghĩ đó là lời văn của chính Thiền sư Hư Tâm Khất Sĩ Phổ Liên, mặc dù rằng thời điểm làm bài minh này ghi trên khánh là năm 1880 (!).
(6). - Con cháu của Tổ Phổ Liên đầu Thế kỷ 20 vẫn còn có tư liệu chi tiết, chính xác về hành trạng của Tổ. Có lẽ ở đâu đó trong Chùa vẫn còn lưu giữ Khoa cúng Tổ. Tôi thầm ước ao, một ngày đẹp trời nào đó, Khoa cúng Tổ phát lộ, cho hậu thế biết thêm được những trang sử lẫy lừng về Tổ và sơn môn Linh Quang – Trà Lũ Trung.
(7). – Các ông : Trần Đào Sản, Trần Đào Xuyến, Trần Đào Minh đều là pháp sư – thày cúng ở làng.
(
😎
. – Thời Lê có “Tăng Lục Ty” như là một tổ chức quản lý Nhà nước về tăng già, tập hợp các nhà sư đã qua khảo tăng trúng cách gồm các bậc: tăng thống, tăng cương (cang), tăng chính. Nhiều vị tăng có những cống hiến lớn với Phật giáo và cung Vua phủ Chúa còn được ban tặng tước (bá tước, nam tước). Vào đầu thế kỷ 17, ở các chùa Viên Quang, Thần Quang (Nam Định) có nhiều vị được phong “tăng thống”, “tăng thống thống tri”…
(9). – Sách “Trà Lũ Xã Chí” trang 141 (chữ Hán) và trang 102 (chữ Việt).
(10). – Chính Tổ sư Phổ Liên cũng từng tìm chọn huyệt mộ cho nhiều gia đình quyền quý ở đất Trà Lũ.














https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid0RWnCSzpvvZPVkJh8fGSJN3DhEqhsfbAz1HGypjKHD14XvkccGPQjcg3wNtmQFBNDl&id=100009199521805


---


CẬP NHẬT



2.

Cuộc đời tu hành của Ngài là tâm gương sáng chói trong công phu tu tập và hoá độ chúng sinh. Có rất nhiều giai thoại huyền bí về việc xây dựng chùa Lũ Trung: chuà Trà Lũ Trung do tổ Quyết xây dựng theo lối kiến trúc huyền hoặc; tương truyền, bà con nhân dân ban ngày ra chuyển gạch, đánh vữa và thuyền bè chở gỗ về đậu tại bến sông trước chùa, đêm xuống Tổ Quyết hô âm binh thiên tướng xây chùa và kéo gỗ lm mộc dựng cột chùa. Sáng hôm sau dân làng ra thì hồ vữa, gạch đã lên tường, gỗ đã đc đúc thành cột kèo xà rui nong cốt đã đc đặt lên mái chùa .
Câu truyện quả chuông thánh đường Phú Nhai tự nhiên bị câm đánh không lên tiếng mà vị linh mục phải sang nhờ Tổ Sư đọc thần chú, hôm sau chuông lại kêu vang như ban đầu
Còn rất nhiều câu chuyện huyền hoặc về cuộc đời và sự nghiệp của tổ—-> còn tiếp

























https://www.facebook.com/Thientho.vn/posts/pfbid02H2TgAcrx5WafseBX2iemohpgmwo1Lvgo6VS58XzwjBBgyjYJQx9wqvg2VkE7nUpAl



1.


CÁC VỊ THIỀN SƯ CHÙA LINH QUANG – TRÀ LŨ TRUNG.
Gần đây, có những thông tin sai lệch về các vị Thiền Sư chùa Linh Quang Trà Lũ Trung (1), là một Phật tử sinh ra và lớn lên ở đất Trà Lũ, tôi mạo muội đăng trình chư đạo hữu một số thông tin, hiểu biết của mình về các vị Thiền Sư xưa ở chùa Linh Quang - Trà Lũ Trung, ngôi chùa toạ lạc ở vị trí cách nhà tôi xưa chừng 1 km.
A. – Về các Thiền Sư ở chùa Linh Quang – Trà Lũ Trung, sách “Trà Lũ Xã Chí” của Cử nhân Lê Văn Nhưng (2), trang 142 (chữ Hán), trang 102 (chữ Việt), viết:
“Đào Canh hiệu Vô Vi, người Đa Cốc, 8 tuổi đi tu, 14 tuổi lấy vợ, sinh con là Đào Phú. Vợ mất lại đi tu. Vào kinh đô lập đàn được cấp văn bằng độ điệp, về tu ở chùa Thôn Trung. Năm Gia Long thứ 14, đại tu chùa chiền bằng gạch, gỗ hoành tráng. Thọ 85 tuổi, có tạc tượng thờ tại chùa.
Đào Phú tuổi trẻ xuống tóc đi tu, theo thầy đến Hà Nội thi khoa tăng, trúng cách, được ban phong “Tăng Chính” trong “Tăng lục ty”(Tăng lục ty như là một dạng danh sách những nhà sư đỗ đạt một bằng cấp nhất định, được Triều đình công nhận, bảo trợ). Sau lấy vợ là người thuộc đạo tràng trong chùa (theo học khóa tu tại chùa), sinh con là Kế.
Kế theo họ Trần (có lẽ là họ người mẹ - là vợ của sư Đào Phú – Đ.H.T), nửa đời xuất gia lấy hiệu là Phổ Liên, trước ở chùa Liêu Đông, mãi sau này về tu ở chùa thôn Trung. Cực kỳ thông tuệ, ghi danh tính nhà người ta cả trăm mà nhớ không quên một. Lễ Nhương tinh, Thượng nguyên (15 tháng Giêng) phần nhiều các lá sớ, các sao ghi trên lịch… đều do ông đọc thuộc lòng chi tiết. Thọ hơn 70 tuổi, có vẽ chân dung để lại. Con cháu ông ở thôn Trung đều là sư hoặc đạo sĩ. Nay chắt là sư Trần Quyết hiện đang trụ trì chùa thôn Trung.”
B. – Tại tấm bia đá do Sư Phổ Liên – Hư Tâm Khất Sĩ tự Thông Hinh khắc dựng năm 1867 (hiện còn lưu giữ ở chùa Linh Quang), viết:
2.1. – Chữ Hán:
靈光寺功德碑記
夫有功德者必有報僥倖者安得興於
佛後者哉眷惟春長府膠水縣茶縷社中村靈光寺住持舊黎朝僧籙司僧正字無為道
人字寬平協與本村色目太老共謀度而諮諏管茸寺宇因其舊而新之前堂上殿鍾閣
祖堂左右行廊四十間零四圍磚墻上覆以瓦又鑄銅像二座銅鍾一顆已黎朝乙巳年起工至
皇朝嘉隆二年癸亥歲工竣梵宮壯麗日臨自在之天宝相輝煌月印真如之地菩提樹下
舊水泱泱核越林間今葩灼灼千年之基址不改舊觀一簇之樓臺增光前古清風佳致
其亦依然一太極樂也歟玆本村念其功德刻石碑之又造傳像置祖堂于以表功德之
如在耳是以記
僧公尸解於戊寅年六月二十四日壽八十有五
道公尸解於庚辰年九月初六日壽四十有二
所有香齋田土列碑後靣
皇朝嗣德二拾年季春月上澣日
本寺嗣孫虛心乞士字普蓮心地字通馨奉寫
2.1. – Dịch nghĩa:
“BIA GHI CÔNG ĐỨC CHÙA LINH QUANG – CHÙA TRUNG LÀNG TRÀ LŨ.
Có công đức ắt được báo đáp. Với các vị Phật hậu cũng vậy. Đây nói về công đức của trụ trì chùa Linh Quang, thôn Trung, xã Trà Lũ, huyện Giao Thuỷ, Phủ Xuân Trường là nhà sư Vô Vi (được triều nhà Lê phong tặng Tăng Chính trong Tăng Lục Ty), và đạo sĩ Khoan Bình đã cùng với sắc mục, hương lão trong làng bàn bạc thống nhất kiến thiết, tu bổ chùa, xây dựng tiền đường, thượng điện, nhà Tổ, gác chuông, hành lang tả hữu hơn 40 gian. Bốn bề tường bao, mái lợp ngói chắc chắn. Lại đúc hai toà tượng đồng, chuông lớn một quả. Khởi công từ năm Ất Tỵ triều Lê (1785), đến năm Quý Hợi triều Gia Long (1803) thì hoàn thành. Thật là:
“Điện đài tráng lệ, trời như đang giữa ban trưa
Cung thất huy hoàng, đất như có trăng in dấu
Dưới tán lá xanh, hồ xưa lấp loáng
Bên lùm cây rậm, hoa nở rung rinh
Ngàn năm chẳng thể đổi được nền xưa
Một toà lâu đài sáng trên dấu cũ
Gió mát trăng trong, thực là một cõi Cực Lạc vậy !”
Tôi cùng toàn thôn ghi lại như vậy, rồi tạc tượng các Ngài, tôn thờ trong nhà Tổ chùa để ghi nhớ công đức ấy (3).
- Nhà sư Vô Vi viên tịch ngày 24 tháng 6 năm Mậu Dần (1818), thọ 85 tuổi.
- Đạo sĩ Khoan Bình hoá ngày 06 tháng 9 năm Canh Thìn (1820), thọ 42 tuổi.
Tài sản đất ruộng của chùa ghi ở mặt sau bia này.
Năm thứ 20 triều Tự Đức (1867).
Cháu nối dõi ở chùa là Hư Tâm Khất Sĩ tự Phổ Liên viết văn bia này.”
Kết hợp các tư liệu nói ở phần A, B, cùng với bút tích của cụ Trần Quang Tiến (từng ở chùa, cháu gọi Tổ Sư Quyết – Thích Phúc Đức là “cậu ruột”), tôi liệt kê lai lịch, hành trạng của các vị Thiền Sư từ khi chưa lập chùa như sau: (xem phần C).
C. – LAI LỊCH – HÀNH TRẠNG CỦA CÁC THIỀN SƯ CHÙA LINH QUANG - TRÀ LŨ TRUNG:
I. - Đào Canh. Ông nội của Đào Canh là Đào Ích. Bố của Đào Canh là Đào Thạnh.
Đào Canh (陶庚), sinh năm 1734, là con của thầy phù thuỷ Đào Thạnh. Cụ Đào Thạnh là con trai của cụ Đào Ích, người quê Nguyệt Giám – Kiến Xương – Thái Bình. Cụ Đào Ích chuyển cư xuống ở Đa Cốc – Kiến Xương – Thái Bình, sinh ra cụ Đào Thạnh. Sau khi sinh cụ Đào Canh một thời gian thì cụ Đào Thạnh chuyển gia đình đến ở thôn Trung, Xã Trà Lũ, huyện Giao Thuỷ, Phủ Thiên Trường, mua đất xây nhà và lập am tu, hành nghề phù thuỷ, thầy cúng ở khoảnh đất nằm giữa xóm Bắc Hà và xóm Bắc Tỉnh thôn Trung, nay là chùa Linh Quang (chùa Trà Lũ Trung).
8 tuổi Đào Canh xuất gia, là pháp tử (chú tiểu) của Tổ chùa Bằng (Bằng Vọng – Thường Tín – Hà Đông). Có năm trời làm đại hạn (khi đó tổ Canh 15 tuổi), vua Lê triệu Tổ Bằng vào kinh đô lập đàn đảo vũ, Đào Canh thị giả. Khi vào tuần cúng, Vua có ra câu đối:
Nhất đại vi thiên, thiên vũ thiên hưng, hưng vũ địa.
(Chữ nhất ghép với chữ đại thành chữ thiên là trời, trời mưa thuận gió hoà thì cây cối trên mặt đất đều tốt tươi hưng thịnh).
Đào Canh ứng khẩu đối:
Tam vương vi thánh, thánh linh thánh giáng, giáng linh thần.
(Ghép ba chữ vương thành chữ Thánh, đã là Thánh thần thì thường linh thiêng giáng phúc trừ tai).
Đến khi đọc sớ, Vua ra vế đối:
Sư cụ Bằng, ở chùa Bằng, Bằng thân độc chúc.
Đào Canh lại ứng khẩu đối:
Đức chúa Thượng, ngồi toà thượng, thượng hưởng phần hương.
Vua Lê lại ra vế đối:
Chiếu hai hàng trải dọc.
Đào Canh lại đối:
Độ một thổ chấm ngang.
15 tuổi Đào Canh về quê Trà Lũ lấy vợ, hành nghề phù thuỷ, thầy cúng, làm thuốc và dạy học chữ Hán cho con em trong làng.
46 tuổi, năm 1779, Đào Canh sinh con là Đào Phú, rồi sau lại tu tiếp, từ năm 1885 Đào Canh chủ trì xây dựng chùa Linh Quang to đẹp hơn 40 gian, cho đến tận năm 1803 mới cơ bản hoàn thành.
Đào Canh mất năm 1818, thọ 85 tuổi.
II. - Đào Phú(陶富), sinh năm 1779, xuất gia sớm, theo thầy ở thiền phái Tào Động, pháp danh đứng vào hàng chữ KHOAN, (Khoan Bình). Được Vua Lê ban phong “Tăng Chính” trong Tăng lục ty, tước Nam. Lấy vợ họ Trần, năm 1800sinh con là Trần Đào Kế - chính là sư Phổ Liên – Hư Tâm Khất Sĩ lừng danh sau này. Đào Phú mất năm 1820, thọ 42 tuổi (mất sau bố đẻ là Đào Canh 2 năm).
III. - Trần Đào Kế (陳陶計): Sự nghiệp của Tổ Trần Đào công huý Kế - Hồi Quang tháp Hư Tâm khất sĩ hiệu Phổ Liên:
Sinh giờ Hợi, ngày 12 tháng 6, năm 1800. Viên tịch ngày 01/4/1874.
1. - Năm 1820, 21 tuổi, kế tục sự nghiệp của cha ông, dạy học, làm thuốc tại gia (chùa), lấy vợ, sinh con.
2. - Năm 1841, 42 tuổi, thế phát xuất gia, quy y thụ giáo Giác Viên thiền sư tại chùa Linh Quang – Phường Báo Thiên – Huyện Thọ Xương, Phủ Hoài Đức – Hà Nội. “Nhất dạ đăng tam đàn” (Một đêm thụ 3 đàn: Tam quy ngũ giới, Thập giới, Cụ túc giới).
3. - Năm 1844, 45 tuổi. Trụ trì chùa xã Quan Xuyên, Đông An, Phủ Khoái Châu, Hưng Yên, mở trường dạy học cho tăng ni, sĩ tử, học trò con em nhân dân địa phương.
4. - Năm 1845, 46 tuổi, trụ trì chùa Linh Quang xã Liêu Đông, tổng Cát Xuyên, Huyện Giao Thuỷ, Phủ Xuân Trường, sáng lập xây dựng chùa: tiền đường, nội điện, hậu cung, gác chuông, nhà phòng phía sau chùa, lợp ngói, trang hoàng thánh tượng, đối liên. Đúc một quả chuông đồng rộng 1 thước 6 tấc, đúc cúng vào Đền xã Liêu Đông quả chuông đồng 8 tấc. Học trò, đệ tử xây tháp để tri ân.
5. - Năm 1846, 47 tuổi, trụ trì chùa Linh Quang xã An Cư, Tổng Thuỷ Nhai, Huyện Giao Thuỷ, Phủ Xuân Trường. Dạy học cho tăng ni, sĩ tử 3 năm.
6. - Mục Đền Miếu, sách Trà Lũ Xã Chíviết: ”Thời Thiệu Trị (1841 – 1847), sư chùa thôn Trung bàn tính cùng hương mục xây miếu ở đông và tây chùa. Bên Đông thờ Đại Giác thiền sư Không Lộ tôn thần (大覺禪師空路尊神). Bên Tây thờ Đế Thích Tiên Đình Liễu Hạnh Công Chúa tôn thần (帝釋仙庭柳杏公主尊神).”. Đây chính là công trình của Tổ Phổ Liên.
7. - Năm 1857, 58 tuổi, khi đang kiêm trụ trì chùa Linh Quang Liêu Đông (Xã Xuân Tân – Huyện Xuân Trường – Tỉnh Nam Định), trực tiếp khắc tấm bia ở chùa Kim Sa – Lãng Lăng – Xuân Đài – Xuân Trường – Nam Định. Bài văn bia này do Tú tài Phạm Thức người làng Liêu Đông soạn. Trong bài văn bia này, Ngài xưng pháp hiệu “Hư Tâm Khất Sĩ THANH Liên 虛心乞士青蓮
8. - Năm 1858, 59 tuổi, trụ trì chùa Phúc Khê ở xã Chuỳ Khê, huyện Giao Thuỷ, Phủ Xuân Trường (nay là ở thôn Chuỳ Khê, xã Xuân Đài, Huyện Xuân Trường), sáng lập, xây dựng chùa: tiền đường, thượng điện, hậu cung với hơn 10 gian xây mới lợp ngói. Địa phương tạc tượng, truyền thần, xây tháp để tri ân.
9. – Năm 1859 – Kỷ Mùi – Tự Đức 12, 60 tuổi, trở về chùa Linh Quang Trà Lũ Trung, tu bổ thượng điện, hành lang chùa, soạn khắc dựng tấm bia “靈光寺碑記 = Linh Quang tự bi ký”, hiện – 2022 - vẫn còn được lưu giữ ở chùa. (Bia này có nói lại về những việc xây miếu thờ Không Lộ và Liễu Hạnh nêu ở mục 6 trên đây.)
10. - Năm 1862, 63 tuổi, trụ trì tại chùa Linh Quang Trà Lũ Trung, trang hoàng các toà thánh tượng, dựng 2 cỗ kiệu cáng, 2 cỗ long đình, 2 cỗ khám gian, đúc quả chuông đồng 8 tấc, tự soạn văn, viết, dựng câu đối nghi môn, hoành phi với các đồ thờ tự (4). Tạc tượng Tổ Đào Canh (Tổ Vô Vi), cúng vào chùa 1 mẫu 8 sào ruộng tư điền, 1 sào 4 miếng thổ cư, xây cầu bến đá ở bờ sông trước cửa chùa, cúng vào Đền Thần Trà Lũ Trung một quả chuông đồng 8 tấc và một giải phướn vải đỏ dài 16 thước, rộng 9 thước 5 tấc. Học trò trong thiền gia tạc tượng, truyền thần, xây bảo tháp để tri ân.
11. - Năm 1863, 64 tuổi, trụ trì chùa Linh Quang xã An Đạo, tổng Cát Xuyên, huyện Giao Thuỷ, Phủ Xuân Trường, (nay thuộc thôn An Đạo, xã Xuân Tân, Huyện Xuân Trường) tạc thánh tượng 7 pho bằng gỗ tiến cúng vào chùa, sửa dựng lại 2 nhà phía sau chùa.
12. - Năm 1867, 68 tuổi, dựng bia công đức Tổ Đào Canh, Tổ Đào Phú. (Bia Tự Đức 20). Trên tấm bia này Ngài xưng danh là “Bản tự tự tôn Hư Tâm Khất Sĩ tự PHỔ Liên = 本寺嗣孫虛心乞士字普蓮 = Cháu nối dõi ở chùa này là Hư Tâm Khất Sĩ tự Phổ Liên”. Trong tấm bia này, Ngài gọi Tổ Đào Canh (ông nội – Vô Vi) là “Tăng – Sư”, gọi Tổ Đào Phú (cha đẻ - Khoan Bình) là “Đạo công – Đạo Sĩ”.
13. - Năm 1869, 70 tuổi, hỗ trợ chùa Kiến Phú xã Từ Châu, huyện Thư Trì, Tỉnh Thái Bình, trang hoàng tu tạo thánh tượng cũ, mới là 16 pho, đúc 1 quả chuông đồng rộng 1 thước 1 tấc, lợp lại chùa. Kiêm trụ trì chùa Tiên Quang thôn Trà Lũ Đông, xã Trà Lũ, huyện Giao Thuỷ, Phủ Xuân trường, đúc cúng 1 pho tượng Di Đà, trang hoàng lại thánh tượng, xây 4 bệ bằng gạch, dựng đại tự, câu đối, hoành phi, nghi môn, hương án, bàn ghế và các đồ thờ phụng, đúc 1 quả chuông đồng rộng 8 tấc, xây dựng 1 toà nhà sau chùa, xây một toà Linh Am, xây 1 bảo tháp, xây tường 3 mặt chùa, cúng vào Đền Trà Lũ Đông 1 quả chuông đồng rộng 8 tấc.
14. - Năm 1870, 71 tuổi, Hội Thiện tín ở thôn Trà Lũ Đông tạc tượng thần để tri ân. Tháng 9 năm Canh Ngọ (1870) hỗ trợ chùa Mãn Phúc Tự, thôn Liên Trì, Tổng Hoành Nha, huyện Giao Thuỷ xây tiền đường, thượng điện chùa gồm 6 gian lợp ngói.
15. - Năm 1874, 75 tuổi, Mua tảng đá quý chở bằng bè từ Thanh Hoá ra, chủ trì việc chế tạc chiếc khánh báu (hiện nay có thể coi là “bảo vật quốc gia”, là “pháp bảo” của Chùa Linh Quang – Trà Lũ Trung và Phật giáo Việt Nam nói chung). (Về bài minh khắc trên Khánh quý này, có ghi rõ là mua, chế năm 1874, hoàn thành bài minh khắc trên khánh là vào năm 1880, có lẽ người hoàn thành khắc bài minh này là Ni Quang Tuệ, và chủ ý của bài minh là của chính Tổ Trần Đào Kế - Hư Tâm Khất Sĩ – Thích Phổ Liên. Vấn đề này đành tạm để tồn nghi vậy !) (5)
16. – Trong suốt cuộc đời tu học, làm thuốc, dạy học, làm thầy pháp, thầy địa lý….đa năng của mình, Sư Phổ Liên với tài năng, đức cao vọng trọng, uyên thâm đạo pháp đã thu hút được rất nhiều tín đồ đến với chùa, đạo, quyên cúng được rất nhiều người mộ đạo tham gia công đức, xây dựng chùa, gửi giỗ hậu…Sư lại khéo tay, có tài điêu khắc, hội hoạ nên đã tạc thờ ở chùa hai pho tượng chân dung Tổ Đào Canh – Vô Vi và Tổ Đào Phú - Khoan Bình, cũng như rất nhiều tượng đá các Ưu bà tắc, Ưu bà di hậu Phật khác. (Ngắm “hành lang tượng HẬU” ở chùa (ảnh kèm theo), ai cũng có thể cảm nhận được điều đó).
(Về năm mất của Sư Phổ Liên, sách Trà Lũ Xã Chí viết: ông thọ hơn 70 tuổi, trong khi tài liệu của con cháu ông lại ghi là thọ 75 tuổi. Đây là vấn đề còn tồn nghi !) (6)
IV. Trần Đào Sản.
V. Trần Đào Xuyến.
VI. Trần Đào Quyết.(1889 - 1954) (7)
TỔ SƯ TRẦN ĐÀO QUYẾT (1889 - 1954CHÙA LINH QUANG – TRÀ LŨ TRUNG.
Tổ Trần Đào Quyết – Thích Thanh Quyết – Thích Phúc Đức: Là đệ tử sơ tâm của Ni Quang Tuệ, là Pháp tử (chú tiểu) của Tổ sư Hoằng Nhẫn Luật Sư chùa Lãng Lăng (Thôn Lãng Lăng – Xã Xuân Đài – Xuân Trường – Nam Định, nay gọi là chùa Kim Sa – Đ.H.T).
Tổ Thanh Quyết trước ở chùa Nguyệt Lâm, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Sau khi Ni Quang Tuệ viên tịch, Tổ về kế tục trụ trì chùa Trà Lũ Trung. Tổ tu hành khổ hạnh, ăn chay trường, rất khoẻ mạnh. Loại sắt phi 12 mm Tổ chỉ dùng tay uốn, không cần đe búa. Sức đề kháng của Tổ rất tốt, suốt đời không thấy ốm đau.
Về y phục, thường xuyên chỉ thấy Tổ mặc bộ quần áo vải mộc nhuộm sồng, mùa rét dùng thêm một bao tải khoác bên ngoài, suốt đời không thấy nằm màn, không dùng chăn bông gối đệm, chỉ trải chiếu nằm trên sàn gác.
Tổ thường ngủ từ sáng sớm đến trưa, ban đêm thức tụng kinh niệm Phật hoặc xây chùa. Tổ thường ăn cơm gạo hẩm với tương, cà, vừng, lạc, không dùng cao lương mỹ vị, thường nói: “Ăn để mà sống, sống để tu hành, làm việc có ích cho xã hội. Sống để mà ăn thì con người ta chỉ là cái giá áo túi cơm”.
Có một hôm, ông Lãnh Quảng (Lãnh binh Quảng, nhà quê ở xóm 4 xã Xuân Bắc, có xây cái “biệt thự” to đẹp rộng lớn kiểu Pháp ở xóm 4 xã Xuân Bắc, sau này người ta dùng làm Trạm Y tế xã Xuân Bắc – Đ.H.T chú) đưa một đoàn khách Tây, ta ăn mặc sang trọng đến tham quan, viếng cảnh chùa Linh Quang, Tổ Quyết ra tiếp khách, trong khi nói chuyện có người khách Tây hỏi: “Sao Tổ không ăn mặc chỉnh tề mà để quần áo lôi thôi, rách rưới thế?”. Tổ trả lời: “Bẩm ngài, con ăn mặc thế này (miệng nói, tay chỉ vào quần áo của mình), nhưng con làm thầy được nó!”. Nói xong, Tổ ngồi bệt xuống đất cho khách xem. Khách ngượng quá, lảng chuyện. Sau buổi tham quan, chính người khách Tây đó đã tặng Tổ 5 chữ “Nam Hải Dị Thường Nhân = 南海異常人” (nghĩa là “Một con người kỳ lạ nước Nam”).
Tổ Quyết rất thông minh, học vấn uyên bác, thông thuộc Kinh, Luật, Luận. Công đức tu hành của Tổ rất lớn nên các vị tăng, ni trong ngoài sơn môn, hàng ngũ trí thức, tín đồ thập phương khắp Trung, Nam, Bắc đều nghe tiếng, thường xuyên đi lại, lễ bái quy y, cung kính mến phục.
Tổ rất giỏi việc đúc đồng (chuông, tượng) và xây dựng:
+ Tổ chủ trì lên khuôn, đúc tượng Đại Di Đà bằng đồng ngồi trên toà sen. Tổ lên khuôn ở sân ngoài cạnh tam quan chùa về phía tây, sau khi khuôn ổn, Tổ cùng một hiệp thợ nấu đúc rót đồng. Sau khi hoàn thành, tượng rất lớn, nặng, Tổ cho tạm phá hè, ngưỡng cửa chùa, các bệ thờ gian giữa chùa, sau đó làm con đường dốc thoải từ bệ đá ra đến chỗ đúc tượng, hai bên đường đó ghép tre, gỗ có đóng cọc kè ghìm giữ, trên nền đường đổ đá đầm kỹ rồi lát mặt bằng phiến gỗ lim, tượng đồng đặt trên bệ có bánh xe, buộc dây vào bệ, tời dần tượng lên bệ đá, yên vị cho đến tận….bây giờ. Đó là vào năm 1928 thời vua Bảo Đại.
+ Tổ trực tiếp xây chùa rất nhiều. Tổ đảm nhận gần như toàn bộ các khâu: vẽ mẫu thiết kế, quy hoạch, thi công, trực tiếp trộn vôi vữa và….xây ! Một vài “bí quyết” xây chùa bền vững trong điều kiện ít sắt thép, không có….xi măng của Tổ:
- Chân móng: Thường đào rộng 5 lần so với thân tường hoặc bổ cột. Móng thường đào sâu 2 - 3 mét tuỳ làm nhà 1, 2 hay 3 tầng. Dùng “mói” nện bằng “vồ sàm” để đóng lỗ, nhồi gạch vỡ, vữa cũ, cát biển, đổ nước cho có nền móng thật chắc. Sau 2, 3 lớp “đóng móng” như thế mới bắt đầu đặt gạch xây.
- Gạch: Chỉ dùng gạch già (da chum), tất cả các viên gạch chưa chín già (gọi là “da vải”, “nước đôi”….loại ra).
- Vôi: Vôi tôi no nước để “chín” hàng năm mới đem dùng.
- Cát: Hoàn toàn dùng cát biển (nước mặn).
- Mật mía.
- Đánh vữa: Vôi lấy lên khỏi lò, nghiền thật nát, cho cát vào đánh đều, cho nước vừa sệt, đánh tiếp, cho mật vào đánh đều rồi cho thêm nước cho vữa thật dẻo, loãng.
- Xây, cuốn tường: Đặt gạch xây theo dây, đủ hàng thì đem vữa loãng dẻo (múc bằng bát) đổ lên cho vữa chảy ngấm chặt khít hết các khe, sau đó đợi tường khô ráo lại xây hàng gạch tiếp. Tường xây xong không dùng ngay mà để trơ gạch, vữa ra dưới mưa nắng một thời gian cho phong hoá rồi mới….trát vôi áo.
Tổ Quyết xây chùa theo một nguyên tắc khắt khe như thế nên rất ít thợ nề chịu nhận làm việc xây chùa giúp Tổ vì họ ngại vôi vữa loãng ăn mòn da tay chân. Thế là việc xây chùa hầu như toàn do…Tổ Quyết tự làm. (1949 Pháp chiếm vùng quê, Tổ Quyết chạy loạn, đến 6/6/1954 Tổ viên tịch, nhiều bức tường của Tổ xây khi xưa vẫn còn trơ gạch, vữa, chưa được vào vôi áo và….lợp mái, lên tầng. Những năm 1965 – 1970 lũ học trò quê chúng tôi vẫn còn được chứng kiến nhiều bức tường như vậy ở phía sau chùa. Lại nghe có lời đồn nữa là “ở những gian nhà sau chùa đó còn có hai con rắn to như TRĂN, lại ….có mào” rất ly kỳ, tụi trẻ chúng tôi rất hay vào đó…xem có đúng thế không, và sợ hãi với khung cảnh hoang liêu rậm rạp, đầy những cây “lá han”, những bụi cây “xích đồng nam” – hoa rụng rốn !).
+ Năm 1938, Tổ Thích Thanh Quyết sáng lập nên chùa Tùng Lâm ở vào vị trí gần sát Nghĩa trang liệt sĩ hai xã Xuân Phương – Xuân Trung ngày nay và giao cho sư thầy Hoan trông coi. Sau Hoà bình lập lại năm 1954, UBND xã Xuân Trung đề nghị giải phóng khu đất này để xây dựng Nghĩa trang Liệt sỹ hai xã và lấy thêm ruộng phục vụ sản xuất. Hoà thượng Thích Thanh Hiền lúc đó trụ trì chùa Linh Quang - Trà Lũ Trung, đã đồng ý, đồng thời cho di chuyển tượng pháp về thờ phụng ở chùa Vạn Linh (cũng do Tổ Quyết sáng lập năm 1947 – 1948) cách đó chừng 500 mét. Gạch dỡ từ chùa Tùng Lâm, UBND xã Xuân Trung đã mang về xây nên Trường học Cấp I xã Xuân Trung.
+ Năm 1947 – 1948, Tổ Quyết sáng lập nên chùa Vạn Linh ở gần cạnh nghĩa địa công giáo Kính Danh, vận động một số thiện tín (như bà Trùm Thông ở xóm Đông Kiều) mua tiểu sành về cúng để Tổ và các sư, Phật tử đi gom hài cốt bà con quê hương Trà Lũ chết đói năm 1945, xếp đặt hương khói ở hai mé tả hữu chùa. Hai đợt, tổng cộng Tổ đã cho quy tập được hơn 3.000 ngôi mộ vô thừa nhận. (Số hài cốt này, tôi trộm nghĩ rằng có một phần không nhỏ là những nạn nhân của cuộc thảm sát 16/2/1827 khi triều đình Minh Mạng dẹp loạn Phan Bá Vành! – Đ.H.T)
+ Cũng khoảng thời gian ấy, thôn Phú Nhai mở chợ ở trên khu đất có nhiều mồ mả ở sát mé sông trước cổng Nghĩa địa công giáo Phú Nhai, Tổ Quyết đã quyên cúng rất nhiều tiểu sành để quy tập hài cốt vô thừa nhận đi chỗ khác, lấy đất “lành sạch” để mở chợ Cầu. (Chợ này xưa, những năm 1960 – 1975, vẫn họp vào các buổi chiều, nay….không còn là chợ nữa mà đã dùng vào việc gì khác, tôi cũng không rõ – Đ.H.T).
Những tư liệu trên về Tổ Sư Quyết, là do tôi chép lại theo văn bản của cụ Trần Quang Tiến – cháu gọi Tổ Trần Đào Quyết là “cậu ruột”.
Chép lại, và đăng lên đây để biết thêm về một “kỳ tăng – dị sĩ” của quê hương Trà Lũ.
Tổ Sư Thích Thanh Quyết viên tịch, sư chùa Linh Quang Trà Lũ Trung đời sau dựng tháp với tháp hiệu:
“ 南無中央塔摩訶比丘法諱字清玦釋福德化身菩薩禪座下
元命己丑年眛月日時受生享清齡六十六歲
謝世于甲午年六月初六日良牌順寂西歸
Nam vô Trung Ương Tháp Ma Ha Tì Kheo pháp huý tự Thanh Quyết Thích Phúc Đức hoá thân bồ tát thiền toạ hạ.
Nguyên mệnh Kỷ Sửu niên (1889) muội nguyệt nhật thời thụ sinh, hưởng thanh linh lục thập lục tuế.
Tạ thế vu Giáp Ngọ niên (1954) lục nguyệt sơ lục nhật lương bài thuận tịch Tây quy.(06/6/1954)”
Đến năm 1958, nhà chùa soạn khắc bia ghi tiểu sử của Tổ Sư Quyết như sau:
“TIỂU SỬ BI KÝ
小史碑記
銘曰
陳陶芳譜
縷榖粉鄉
衣鉢真傳
源流道統
靈光勝景
入道童眞
閬苑依師
登亶進具
月臨梵宇
偉丈興緣
寳刹茶江
鎔鐘鑄像
神通妙用
德厚無邊
廣作陰功
河沙等福
清珠錢海
佛寺興隆
膠水堅行
伽藍創造
高超無量
福菓因緣
永誌石碑
流芳千載
越南民主共和戊戌年仲秋中幹日
TIỂU SỬ BI KÝ
Minh viết:
Trần Đàophương phổ (a)
Lũ Cốc phấn hương (b)
Y bát chân truyền
Nguyên lưu đạo thống
Linh Quangthắng cảnh (c)
Nhập đạo đồng chân
Lãng Uyểny sư (d)
Đăng đàn tiến cụ
Nguyệt Lâmphạn vũ (e)
Vĩ trượng hưng duyên
Bảo sát Trà Giang (g)
Dung chung chú tượng
Thần thông diệu dụng
Đức hậu vô biên
Quảng tác âm công
Hà sa đẳng phúc
Thanh Châu Tiền Hải (h)
Phật tự hưng long
Giao Thuỷ Kiên Hành (i)
Già lam sáng tạo
Cao siêu vô lượng
Phúc quả nhân duyên
Vĩnh chí thạch bi
Lưu phương thiên tải
Việt Nam dân chủ cộng hoà Mậu Tuất niên trọng thu trung cán nhật. (8/1958)
-----------------------
CHÚ THÍCH BIA TIỂU SỬ TRÊN THÁP:
(a).- “Trần Đào” là họ của Tổ sư Quyết: Trần Đào Quyết, bắt đầu chi họ này là từ Tổ “Trần Đào Kế - Thích Phổ Liên”.
(b).- Lũ Cốc: Ghép hai quê xưa – nay của Tổ Sư Quyết: Đa CỐC – Trà .
(c).- Linh Quang : Tên chùa Linh Quang – Trà Lũ Trung do Tổ Sư Quyết nhập đạo, đi tu từ thuở bé và về sau trụ trì chính.
(d).- Lãng Uyển: Chùa làng LÃNG Lăng, nơi có ngôi chùa Kim Sa, thầy Hoằng Nhẫn của Tổ Sư Thanh Quyết trụ trì, nơi Tổ Sư Quyết thụ giới tì kheo.
(e).- Nguyệt Lâm: Tên làng (quê gốc của Phan Bá Vành) , tên chùa ở Kiến Xương – Thái Bình: Nơi Tổ Sư Quyết từng trụ trì.
(g).- Bảo sát Trà Giang: Ngôi chùa báu ở làng Trà Lũ: Chính là nói về ngôi chùa Linh Quang – Trà Lũ Trung.
(h).- Ngôi chùa Thanh Châu ở huyện Tiền Hải – Thái Bình do Tổ Sư Quyết trụ trì và trực tiếp xây dựng to lớn.
(i).- Làng Kiên Hành – huyện Giao Thuỷ (nay thuộc xã Giao Hải) là nơi có ngôi chùa do Tổ Sư Quyết xây dựng mới.
D. – VỀ TÔNG MÔN PHÁP PHÁI CHÙA LINH QUANG – TRÀ LŨ TRUNG:
Chúng tôi không phải chuyên nghiên cứu về Phật giáo, cũng không hiểu rõ lắm về việc phân biệt các tông môn, pháp phái, sơn môn Phật giáo trong mấy trăm năm qua ở Việt Nam. Chỉ xin trích dẫn một số tư liệu, thông tin liên quan về lịch sử truyền đăng ở chùa Linh Quang Trà Lũ Trung để chư đạo hữu suy ngẫm và nhận định:
1. – Tổ Đào Canh hiệu Vô Vi (1734 - 1818) là người khai sáng ra ngôi chùa Linh Quang – Trà Lũ Trung. Ông nội, thân phụ Ngài cũng là những người theo nghề pháp sư, tu tam giáo từ cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18. Các cụ lại cùng quê với các Tổ đời đầu của Tông Tào Động Nam truyền (Phủ Kiến Xương – Tỉnh Nam Định). Tổ Đào Canh lại có thời gian tu học ở chùa Bằng Vọng là nơi có Tổ Tính Chúc Đạo Chu trụ trì, nên rất có thể Ngài cũng là đệ tử theo phái Tào Động.
2. – Tổ Đào Phú – Khoan Bình (1779 - 1820): Chắc chắn là tu theo hệ phái Tào Động, đứng vào hàng chữ KHOAN. Có lẽ Tổ Khoan Bình cũng tu học ở chùa Bằng Vọng là nơi thân phụ Đào Canh – Vô Vi đã từng tu học. Tổ Đào Phú thông tuệ, qua khảo tăng khi còn rất trẻ mà đã được phong “TĂNG CHÍNH”, tước NAM () trong “Tăng Lục ty” của triều đình Lê mạt và Quang Trung – Quang Toản. (
😎
3. – Tổ Trần Đào Kế - Hư Tâm Khất Sĩ Phổ Liên (1800 – 1874?), tu bán thế (“bán thế xuất gia - 半世出家”), “nửa đời xuất gia” khi đã 42 tuổi, có vợ con, đắc pháp với Tổ Sư GIÁC Viên tại chùa Linh Quang – Phường Báo Thiên – Huyện Thọ Xương, Phủ Hoài Đức – Hà Nội (còn gọi là chùa Bà Đá).. “Nhất dạ đăng tam đàn” (Một đêm thụ 3 đàn: Tam quy ngũ giới, Thập giới, Cụ túc giới). Tôi nghĩ Tổ Sư Giác Viên cũng là một Thiền sư thuộc phái Tào Động – truyền thừa ở vào hàng chữ GIÁC. Không hiểu vì lý do gì mà Tổ Phổ Liên không có pháp hiệu truyền thừa theo mạch Tào Động (!?).
4. – Ni QUANG Tuệ: Về vị Ni sư này, sách “Trà Lũ Xã Chí” viết: “ Ni Quang Tuệ, người Cát Chử, khi còn nhỏ theo thầy Phổ Liên, học được tâm quyết, về tu ở chùa thôn Trung. Tô vẽ tượng, sửa gác chuông, phòng ốc rất to đẹp, khiến người theo lễ chùa rất đông. Thọ hơn 70 tuổi, là một bậc chân tu.”(9). Là học trò sơ tâm của Tổ Phổ Liên, nhưng Ni Quang Tuệ lại đứng vào hàng chữ QUANG trong truyền thừa phái Tào Động.(có lẽ đây là một trong số rất ít NI theo phái Tào Động, truyền thừa ở hàng chữ QUANG)
5. – Tổ Sư Quyết: (1889 - 1954): Ban đầu là tu sơ tâm với Ni Quang Tuệ, về sau theo thầy là Tổ Hoằng Nhẫn Luật Sư ở chùa Lãng Lăng và thụ giới ở đó.
6. – Từ cuối thế kỷ 18, qua thế kỷ 19, sang đầu thế kỷ 20, ở vùng Xuân Trường – Nam Định có một số ngôi chùa mà thực hành Phật sự - Pháp sự trong đó là các Thầy cúng – Pháp sư – Địa lý (10)- Thiền sư như: chùa Keo (Hành Thiện), chùa Đĩnh Lan (Hành Thiện), chùa Cổ Trà Lũ, chùa Linh Quang Trà Lũ Trung.
---------------------------
CHÚ THÍCH:
(1). 1.1. - Luận văn Thạc sĩ của Trương Văn Hưởng (Đại đức Thích Giác Hưởng) do PGS.TS Nguyễn Hồng Dương Viện Nghiên cứu Tôn giáo và Thượng toạ Thích Thanh Giác – Trưởng ban điều hành Sơn môn Phật giáo Linh Quang – Trà Lũ Trung hướng dẫn, thực hiện năm 2017 tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại Học Quốc Gia Hà Nội, viết:
- Trang 9 “Từ khi sơn môn Linh Quang Trà Lũ Trung ra đời ở tỉnh Nam Định đầu thế kỷ 19 (1815) đến nay.”
- Trang 36 : “Chùa ba thôn đều có chính điện tiền đường, hành lang và gác chuông. Chùa Cảnh Linh gác chuông cũ lợp gianh, xây 3 tầng, cao hai trượng, làm bằng gỗ thiết. Năm Thành Thái Quý Mão – 1863 bị bão huỷ hoại, nay xây lại bằng gạch. Xứ Cựu Cốt, Bắc Biên là còn chùa cổ
- Trang 38 – 39 : ““Vai trò của cụ Trần Đào Canh là một trong những người đầu tiên cho sự khởi nguồn của sơn môn Phật giáo LQ-TLT”
Năm 14 tuổi cụ Đào Văn Canh lấy vợ, sinh ra Đào Phú. Sau khi vợ mất cụ mang theo con trai di cư sang Phủ Thiên Trường làm thuê nghề dệt tơ chăn tằm cho một người họ Trần ở TổngTrà Lũ, sau xin làm con nuôi của gia đình này. Cụ mua lại một xưởng mộc của một người công giáo để làm ăn sinh sống. Cụ hướng Phật lập một cái am để tu, thường lên chùa Bắc để được Tổ Giác Đạo chỉ dạy….Tổ Giác Đạo quy y và thụ giới bồ tát cho cả hai cha con. Nhờ sự dạy bảo chu đáo và phúc ấm tổ tiên, người con trai của cụ là Trần Đào Phú thi đỗ khoa bảng văn Đại học sĩdưới thời Vua Quang Trung (1789). Ông được triều đình mời ra làm quan nhưng không màng công danh, từ chối về quê lập gia đình.…
Năm 1770 do Tổ Giác Đạo chỉ dạy, từ cái tĩnh, cụ dựng 5 gian nhà tranh làm nơi thờ Phật. Chính thức “cải gia vi tự” lập nên chùa Trà Lũ Trung.
Vào năm Canh Tý (1770), đời vua Lê Dụ Tông, niên hiệu Bảo Thái nguyên niên, được cự chỉ bảo tận tình của Tổ sư Giác Đạo, từ cái tĩnh Cụ Trần Đào Canh dựng lên 5 gian nhà tranh làm nơi thờ Phật (từ đây Cụ Trần Đào Canh chính thức “cải gia vi tự”) nên gọi là chùa Trà Lũ Trung””
- Trang 54: ““Sơn môn Phật giáo LQ-TLT ra đời vào cuối TK XIX (1880).” (Trang 39 nói Sơn môn ra đời năm 1815 ???)
(Những chữ đậm là do tôi nhấn mạnh và trỏ những thông tin, nhận định sai lệch – Đỗ Hữu Trác)
1.2. – Trên Website của bộ môn Tôn giáo học của trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội ( https://frs.ussh.vnu.edu.vn/.../dong-gop-cho-dao-phap-va... ) có bài của Đại đức Thích Giác Hưởng, viết : ” Sơn môn Phật giáo Linh Quang – Trà Lũ Trung tỉnh Nam Định[1] được Hòa thượng Thích Phổ Liên[2] sáng lập năm 1880. Đến nay Sơn môn có tuổi đời 136 năm, truyền thừa và phát triển với 11 thế hệ. So với nhiều Sơn môn Phật giáo ở Nam Định nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng đang là một Sơn môn có tuổi đời còn khá trẻ. Song kể từ khi ra đời đến nay, các thế hệ truyền thừa của Sơn môn với tinh thần từ bi, trí tuệ, lục hòa cộng trụ, rèn luyện không ngừng nên xuất hiện nhiều vị cao Tăng thạc đức có những đóng góp to lớn trong Đạo pháp và Dân tộc.
[1]Chùa Linh Quang hiện tọa lạc ở xã Xuân Bắc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.
[2] Hòa thượng Thích Phổ Liên là cháu Cụ Trần Đào Canh (hiệu Vô Vi), người làng Nguyệt Giám, Kiến Xương, Thái Bình, Cụ lập một gian nhà nhỏ (được gọi là tĩnh thờ Phật). Năm Canh Tý (1770) Cụ Đào Canh trên cơ sở gian nhà nhỏ, dựng 5 gian nhà tranh làm nơi thờ Phật, gọi là chùa Trà Lũ Trung, tên hiệu là Linh Quang. Khi Cụ qua đời, người con trai là Trần Đào Phú, một người học hành đỗ đạt thời Quang Trung (1789), nhưng không ra làm quan về quê lập gia thất, dạy học giúp dân nghèo, cùng với nhân dân địa phương trùng tu, tô tượng, đúc chuông. Hòa thượng Thích Phổ Liên là con trai Cụ Trần Đào Phú, có thế danh là Trần Đào Kế. Khi đến tuổi trưởng thành được cha cho xuất gia làm đệ tử và đắc phápvới Tổ Sư Giác Viên, chùa Bảo Thiên, Sơn môn Bằng Sở.”
(Những chữ đậm là do tôi nhấn mạnh và trỏ những thông tin, nhận định sai lệch – Đỗ Hữu Trác)
(2). – Trà Lũ Xã Chí, Nhĩ Khê Lê Văn Nhưng, Đỗ Hữu Trác dịch, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2019.
(3). - Như vậy, xưa ở nhà Tổ chùa Linh Quang có tượng Tổ Vô Vi và Tổ Khoan Bình. Không biết ngày nay có còn không?
(4). – Xem ảnh chụp hoành phi, câu đối hiện vẫn còn được lưu giữ ở chùa.
(5). - Bài minh trên khánh báu chùa Trung:
Chữ Hán:
靈光寺磬
蓋聞五聲角最難和八音石爲至貴。玆膠水縣茶縷社中村靈光寺一壺勝槩萬像森羅月夜霜晨法音宣奏同所以鳴佛戒而悟禪思惟天地自然之音響會未得聞焉。甲戌之夏清華寳石駕水而來悅道等人慈心鼓動遂不計費磨琢施功夔拊聲成安於本寺其與泗津之浮磬虞陛之天球何異哉。將見時時玉振聲通兠率諸天如山如阜如岡如陵永錫無窮之慶矣。嗣德三十三年孟春
Phiên âm:
LINH QUANG TỰ KHÁNH.
Cái văn, ngũ thanh giốc tối nan hoà, bát âm thạch vi chí quý. Tư Giao Thuỷ huyện, Trà Lũ xã, Trung thôn, Linh Quang tự, nhất hồ thắng khái, vạn tượng sâm la, nguyệt dạ sương thần, pháp âm tuyên tấu, đồng sở dĩ minh Phật giới nhi ngộ thiền tư, duy thiên địa tự nhiên chi âm hưởng, hội vị đắc văn yên. Giáp Tuất (1874) chi hạ, Thanh Hoa bảo thạch, giá thuỷ nhi lai, duyệt đạo đẳng nhân, từ tâm cổ động, toại bất kế phí, ma trác thí công, quỳ phủ thanh thành, an ư bản tự, kỳ dữ TỨ TÂN chi phù khánh, NGU BỆ chi thiên cầu hà dị tai. Tương kiến thời thời, ngọc chấn thanh thông Đâu Suất chư thiên, như sơn như phụ, như cương như lăng, vĩnh tích vô cùng chi khánh hỹ.
Tự Đức tam thập tam niên mạnh xuân.(1/1880)
Dịch nghĩa và chú:
KHÁNH CHÙA LINH QUANG.
Thường nghe, trong 5 thanh (a): cung, thương, giốc, chuỷ, vũ thì thanh GIỐC rất khó hoà, trong tám âm (b): cách, bầu, trúc, mộc, ti, thổ, kim, thạch thì âm của ĐÁ là sang quý nhất. Đây nói về chùa Linh Quang, thôn Trung, xã Trà Lũ, huyện Giao Thuỷ, Phủ Xuân Trường. Một bầu thắng cảnh, vùng đất tốt tươi đông đúc, khi trăng đêm sương sớm, tuyên tấu pháp âm, khắp chốn đều nghe. Tín đồ được giảng câu kinh lời kệ mà giác ngộ đạo Thiền, minh tâm kiến tính. Duy chỉ có tiếng tự nhiên của đất trời là chưa được nghe vậy.
Mùa hạ năm Giáp Tuất (1874), mua được tảng đá Thanh Hoá quý chở đường biển tới, mọi người trong làng hào hứng cổ vũ, bất kể tốn phí, ngày đêm mài đẽo trau chuốt cho đạt tiếng kêu, đặt tại chùa ta. Ôi ! Lung linh đẹp đẽ, so với khánh ngọc bến Tứ Tân (c), cầu ngọc “thềm vua Thuấn” (d) cũng chẳng kém gì !
Từ đó, ngày ngày tiếng khánh ngọc vang lên, thông đến tận cõi trời Đâu Suất (e), khiến cho người vật chốn này được :“Thịnh xương như núi như non,
Như gò như đống, khó mòn khó lay.
Như sông cuồn cuộn đêm ngày,
Phúc người ngày một cứ dầy cứ tăng.” (g). Vui mừng lắm thay !
Tự Đức năm thứ 33 tháng đầu Xuân. (1/1880) (h)
Chú thích:
(a): Ngũ thanh: cung, thương, GIỐC, chuỷ, vũ : 5 nốt nhạc cổ, tương ứng với các nốt: Fa, Sol, La, Đô, Rê trong âm nhạc hiện đại.
(b): Bát âm: 1. Cách (da – trống), 2. Bầu (sênh), 3. Trúc (sáo, tiêu), 4. Mộc (gỗ), 5. Ti (đàn giây tơ: cầm, sắt, tì bà…), 6. Thổ (đất), 7. Kim (kim loại – chuông, chiêng, não bạt…), 8. Thạch (đá – khánh đá, đàn đá…)
(c): Tứ Tân: Một bến sông bên Trung Quốc có loại đá tốt có thể làm khánh tiếng rất hay.
(d): Ngu Bệ: Trỏ thềm cung điện Vua Thuấn.
(e): Đâu Suất: Cõi Phật.
(g): Bản dịch bài thơ Thiên bảo 3天保, trong Tiểu nhã, Kinh Thi của Nguyễn Văn Thọ. (dịch từ câu: “như sơn như phụ, như cương như lăng”)
(h): Bản diễn ý này của tôi dựa nhiều vào sự hỗ trợ phiên đọc và tra cứu của Khổng Thanh Diện (FB Dien Thanh)
Đá để tạc ra Khánh này chắc cũng ở Núi Nhồi – Thanh Hoá, là ngọn núi có đá quý làm Khánh tiếng rất hay, đã từng được Lý Thường Kiệt (1019 - 1105) thời Lý, Nguyễn Quý Đức (1648 - 1720) thời Lê dùng tạc Khánh.
Đọc bài minh khắc trên Khánh báu này, tôi cứ nghĩ đó là lời văn của chính Thiền sư Hư Tâm Khất Sĩ Phổ Liên, mặc dù rằng thời điểm làm bài minh này ghi trên khánh là năm 1880 (!).
(6). - Con cháu của Tổ Phổ Liên đầu Thế kỷ 20 vẫn còn có tư liệu chi tiết, chính xác về hành trạng của Tổ. Có lẽ ở đâu đó trong Chùa vẫn còn lưu giữ Khoa cúng Tổ. Tôi thầm ước ao, một ngày đẹp trời nào đó, Khoa cúng Tổ phát lộ, cho hậu thế biết thêm được những trang sử lẫy lừng về Tổ và sơn môn Linh Quang – Trà Lũ Trung.
(7). – Các ông : Trần Đào Sản, Trần Đào Xuyến, Trần Đào Minh đều là pháp sư – thày cúng ở làng.
(
😎
. – Thời Lê có “Tăng Lục Ty” như là một tổ chức quản lý Nhà nước về tăng già, tập hợp các nhà sư đã qua khảo tăng trúng cách gồm các bậc: tăng thống, tăng cương (cang), tăng chính. Nhiều vị tăng có những cống hiến lớn với Phật giáo và cung Vua phủ Chúa còn được ban tặng tước (bá tước, nam tước). Vào đầu thế kỷ 17, ở các chùa Viên Quang, Thần Quang (Nam Định) có nhiều vị được phong “tăng thống”, “tăng thống thống tri”…
(9). – Sách “Trà Lũ Xã Chí” trang 141 (chữ Hán) và trang 102 (chữ Việt).

(10). – Chính Tổ sư Phổ Liên cũng từng tìm chọn huyệt mộ cho nhiều gia đình quyền quý ở đất Trà Lũ.




https://www.facebook.com/groups/chuaViet/posts/2010653695952220/

..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.