Một sự câu kết mang tính hệ thống để đục khoét, dùng cách nói đó, mới lột tả được sự việc, còn giả như chỉ nói "lợi ích nhóm" thì thấy không rõ được ý.
Mở đầu là bài vừa lên trên Tuổi trẻ.
Các thông tin bổ sung, thông tin cập nhật và bình luận sẽ dán dần ở bên dưới như mọi khi.
Tháng 12 năm 2021,
Giao Blog
Thời điểm tháng 3 năm 2020 |
---
Tổng giám đốc Phan Quốc Việt vừa bị bắt vì 'thổi giá' kit test COVID-19 là ai?
TTO - Là chủ doanh nghiệp được Bộ Y tế cấp phép đăng ký lưu hành kit test COVID-19 "made in Vietnam" đầu tiên, ông Phan Quốc Việt, tổng giám đốc Công ty CP công nghệ Việt Á, lại lợi dụng thị trường khan hiếm để 'thổi giá' kit test COVID-19 trục lợi.
Công ty CP công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á) được thành lập năm 2007, có trụ sở chính tại TP.HCM, với vốn đăng ký thành lập doanh nghiệp chỉ 80 triệu đồng.
Công ty Việt Á là công ty chuyên về lĩnh vực sinh học phân tử và tự giới thiệu có đội ngũ cán bộ chuyên môn có kinh nghiệm hơn 10 năm về lĩnh vực sinh học phân tử.
Đây cũng là một trong những doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng thành công và đưa vào thương mại từ rất sớm các kit sử dụng kỹ thuật Realtime PCR và lai phân tử.
Những năm gần đây, Việt Á được biết tới là "ông lớn" trong ngành dược tại Việt Nam và là doanh nghiệp đầu tiên được Bộ Y tế cấp phép sản xuất đại trà bộ kit test nhanh tại Việt Nam.
Ông Phan Quốc Việt - 41 tuổi, chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc Công ty Việt Á - từng chia sẻ với báo chí ông là một người con ngành y, lại may mắn đi vào chuyên ngành khá "hot", chính là sinh học phân tử Trường đại học Quốc gia Hà Nội.
Và may mắn hơn khi công ty của ông được Học viện Quân y lựa chọn đối tác hơn chục năm qua, đáng kể như việc hợp tác với Học viện Quân y sản xuất thành công kit xét nghiệm COVID-19 "made in Vietnam" vào tháng 3-2020.
Tháng 4-2020, công ty được Bộ Y tế cấp phép đăng ký lưu hành kit test COVID-19 đầu tiên do Việt Nam sản xuất. Tại thời điểm này, ông Phan Quốc Việt cho biết năng lực sản xuất của công ty khoảng 10.000 bộ kit/ngày, khi cần huy động có thể tăng công suất lên 3 lần. Giá mỗi bộ từ 400.000 - 600.000 đồng/test, thấp hơn thế giới nhiều lần.
Trước khi sản xuất thành công bộ kit xét nghiệm COVID-19 "made in Vietnam", Công ty Việt Á cũng được Bộ Y tế cấp phép sản xuất 15 bộ kit thử, trong đó có nhiều tác nhân gây bệnh lao, viêm gan A, viêm gan B, tay - chân - miệng, HPV…
Ngoài kit test, Công ty Việt Á cũng trúng nhiều gói thầu tại các bệnh viện lớn trên cả nước. Một số gói thầu công ty đã trúng bao gồm: gói thầu cung ứng hóa chất năm 2016 - 2017 (thuốc, hóa chất, vật tư y tế) cho Bệnh viện Quân y 175; gói thầu cung cấp hóa chất dung dịch khử khuẩn, dụng cụ xét nghiệm và sinh phẩm xét nghiệm năm 2018 - 2019 cho Bệnh viện Da liễu trung ương.
Tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, công ty này trúng gói thầu cung cấp hóa chất sinh phẩm xét nghiệm chuyên khoa và dung dịch khử khuẩn. Gần đây, Công ty Việt Á trúng gói thầu cung cấp hóa chất vật tư tiêu hao theo máy và vật tư tiêu hao phục vụ hoạt động xét nghiệm tại Bệnh viện Bạch Mai.
Ông Phan Quốc Việt từng nhấn mạnh với báo chí rằng ông không cổ xúy cho việc một số doanh nghiệp lợi dụng tinh thần người Việt dùng hàng Việt để đẩy giá sản phẩm lên cao.
"Quan điểm của tôi là người Việt dùng hàng tốt giá tốt. Doanh nghiệp sản xuất trong nước phục vụ cho chính người dân của mình. Vậy tại sao phải tăng giá lên cắt cổ người dân mình", ông Phan Quốc Việt từng khẳng định.
Tuy nhiên, khác với những gì đã khẳng định trên báo chí, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Phan Quốc Việt để điều tra về những sai phạm trong việc nâng khống giá kit test COVID-19.
Kết quả điều tra bước đầu cho thấy, lợi dụng tính cấp bách về nhu cầu test COVID-19 của các địa phương trên cả nước, sản phẩm này thuộc danh mục được áp dụng hình thức chỉ định thầu rút gọn nên Phan Quốc Việt chủ động cung ứng thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế trước cho các bệnh viện, CDC các tỉnh, thành phố sử dụng.
Sau đó ông Việt thông đồng với lãnh đạo các đơn vị này hợp thức hồ sơ chỉ định thầu bằng cách sử dụng các pháp nhân trong hệ thống lập hồ sơ chào hàng sản phẩm, xác nhận khống các báo giá... cao hơn nhiều so với giá thành sản xuất.
Đồng thời, để được giao cung ứng trước thiết bị, vật tư y tế, tiêu thụ với số lượng lớn, thanh quyết toán theo giá do Công ty Việt Á đề nghị, Phan Quốc Việt còn thỏa thuận, thống nhất, chi cho cán bộ, lãnh đạo các đơn vị mua hàng với số tiền rất lớn.
Để thu lợi nhuận bất chính và chi tiền ngoài hợp đồng, Phan Quốc Việt và nhóm của Công ty Việt Á đã nâng khống giá thiết bị, chi phí nguyên vật liệu đầu vào đưa vào thuyết minh cơ cấu giá, xác định giá bán là 470.000 đồng/kit; thỏa thuận và chi tiền phần trăm hợp đồng cho lãnh đạo bệnh viện, CDC các tỉnh, thành phố trong quá trình cung cấp sản phẩm.
Đến nay, bước đầu Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã làm rõ sai phạm trong việc Công ty Việt Á bán kit xét nghiệm COVID-19 cho CDC Hải Dương thông qua 5 hợp đồng với tổng giá trị 151 tỉ đồng. Việt đã chi tiền phần trăm ngoài hợp đồng cho ông Phạm Duy Tuyến, giám đốc CDC Hải Dương, số tiền gần 30 tỉ đồng.
B. Ngọc
https://tuoitre.vn/tong-giam-doc-phan-quoc-viet-vua-bi-bat-vi-thoi-gia-kit-test-covid-19-la-ai-20211219121553766.htm?fbclid=IwAR13l96GZSSkkju_VEOJKl6Gq9gFv5vt4hjZtLNQjcysqCZ3P1iEdUBJk7c
..
Vụ thông đồng 'thổi giá' kit test COVID-19 của Việt Á: Các địa phương nói gì?
TTO - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, đại diện các sở y tế Long An, Cần Thơ và Quảng Nam đã lên tiếng với báo chí trước thông tin nhiều lãnh đạo y tế địa phương thông đồng Công ty Việt Á để 'thổi giá' kit test COVID-19.
Sự việc Công ty cổ phần công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á) thông đồng với lãnh đạo y tế một số địa phương để "thổi giá" kit test COVID-19 khiến dư luận quan tâm.
Theo Bộ Công an, Công ty Việt Á đã bán kit xét nghiệm cho CDC Hải Dương thông qua 5 hợp đồng với tổng giá trị 151 tỉ đồng. Trong đó, giám đốc CDC Hải Dương Phạm Duy Tuyến được chi tiền phần trăm 30 tỉ đồng.
Theo Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an, đơn vị đã tiến hành khám xét khẩn cấp 16 địa điểm tại 8 địa phương (Hà Nội, TP.HCM, Hải Dương, Thừa Thiên Huế, Bình Dương, Long An, Cần Thơ, Nghệ An) và triệu tập ghi lời khai trên 30 người có liên quan.
Sau khi những sai phạm tại CDC Hải Dương được công bố, câu hỏi mà dư luận đặt ra là tại các địa phương khác có xảy ra tình trạng móc ngoặc để "thổi giá" kit xét nghiệm hay không?
CDC Hà Nội: "Chúng tôi không mua kit test COVID-19 của Công ty Việt Á"
Trưa 20-12, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Trương Quang Việt - phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội - cho biết đơn vị không mua kit test COVID-19 của Công ty Việt Á.
"Chúng tôi không thực hiện mua một gói kit test COVID-19 nào của Công ty Việt Á. Trong năm 2020 - 2021 chủ yếu nhận kit test từ nguồn tài trợ, tuy nhiên trong đó có những nhà tài trợ mua các bộ sinh phẩm của Công ty Việt Á", vị lãnh đạo trên nói.
Ông Việt cũng thông tin thêm, nguồn tài trợ trên thường được thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP Hà Nội, riêng CDC Hà Nội không nhận tài trợ trực tiếp từ Công ty Việt Á.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, một lãnh đạo Thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết tuần tới thanh tra sở sẽ tham gia đoàn liên ngành của TP, kiểm tra việc mua sắm công tại nhiều đơn vị, trong đó có đơn vị thuộc ngành y tế. Việc kiểm tra theo kế hoạch thường niên đã có từ trước.
Riêng CDC Hà Nội, theo thông tin Tuổi Trẻ Online nhận được, từ tháng 3-2020 khi dịch bùng phát (sau ca bệnh thứ 17), CDC có mượn thiết bị xét nghiệm của Công ty Việt Á và có sử dụng kit test xét nghiệm COVID-19 của Việt Á. Tuy nhiên sau khi lãnh đạo CDC Hà Nội bị bắt giam để điều tra việc giá thiết bị xét nghiệm bị nâng, CDC Hà Nội đã trả máy lại cho Việt Á.
Chiều 20-12, Sở Y tế TP Hà Nội phản hồi vụ việc này như sau: Ngày 19-12-2021, qua các phương tiện thông tin đại chúng, Sở Y tế Hà Nội biết được thông tin Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã khởi tố, bắt tạm giam Phan Quốc Việt - tổng giám đốc Công ty cổ phần công nghệ Việt Á - để điều tra về những sai phạm trong việc nâng khống giá bộ xét nghiệm COVID-19.
Về nội dung này, Sở Y tế có thông tin như sau: Năm 2021, Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội) không mua bộ kit test xét nghiệm COVID-19 của Công ty cổ phần công nghệ Việt Á.
Trong năm 2020, CDC Hà Nội được nhận một số bộ kit test xét nghiệm do Công ty Việt Á sản xuất từ các nhà tài trợ thông qua Mặt trận tổ quốc thành phố. Sở Y tế Hà Nội cũng đã có văn bản gửi các đơn vị trong ngành để rà soát, báo cáo, tổng hợp việc mua sắm hóa chất, sinh phẩm xét nghiệm phục vụ công tác phòng, chống dịch.
4 đơn vị Long An mua kit của Việt Á 'theo giá Bộ Y tế thông báo'
Ngày 20-12, ông Huỳnh Minh Phúc - giám đốc Sở Y tế tỉnh Long An - cho biết tỉnh này có 4 đơn vị đã mua kit xét nghiệm PCR từ Công ty cổ phần công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á) là Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Long An (CDC Long An), Bệnh viện Đa khoa Long An, Bệnh viện Đa khoa khu vực Hậu Nghĩa và Bệnh viện Đa khoa khu vực Cần Giuộc.
Ông Phúc cho biết thêm, là một trong những địa phương xảy ra dịch bùng phát sớm, phức tạp từ cuối tháng 5, đầu tháng 6, do đó các đơn vị được giao chủ động mua kit test COVID-19 bằng hình thức chỉ định thầu rút gọn, đảm bảo quy định mua sắm trong tình huống khẩn cấp.
"Việc mua sắm đều phải được thông qua Sở Tài chính thẩm định, UBND tỉnh phê duyệt. Hiện tại, tỉnh cũng đã giao cho một số đơn vị liên ngành kiểm tra lại các hồ sơ chi tiết về quá trình mua vật tư phòng chống dịch", ông Phúc nói thêm.
Bên cạnh đó, ông Phúc khẳng định trên địa bàn tỉnh Long An không hề có cơ sở, chi nhánh nào của Công ty Việt Á.
"Theo quy định, tất cả các cơ sở liên quan đến ngành y tế trên địa bàn tỉnh đều do Sở Y tế quản lý, cấp phép trước khi hoạt động. Về thông tin Cơ quan điều tra Bộ Công an khám xét cơ sở của Công ty Việt Á tại Long An, xin đính chính lại đây chỉ là việc xác minh, kiểm tra nhà của nhân viên công ty này. Người này làm việc ở TP.HCM nhưng có nhà tại Long An", ông Phúc nói thêm.
Trong khi đó, ông Huỳnh Hữu Dũng - giám đốc CDC Long An, đơn vị mua nhiều kit nhất tại tỉnh này - cho biết thời điểm mua kit từ Công ty Việt Á là đầu tháng 6-2021.
"Việt Á là đơn vị cung cấp kit gần như độc quyền tại Việt Nam, nên đơn vị nào có máy PCR lúc đó cũng mua kit của công ty này. Lúc đó, Long An đang rất cần kit xét nghiệm PCR nên mua kit của Việt Á theo đúng mức giá mà Bộ Y tế có thông tin trên cổng thông tin của bộ. Chúng tôi cũng đăng ký mua theo đúng quy định chứ không phải được Công ty Việt Á chào mời gì cả", ông Dũng thông tin.
Theo ông Dũng, tổng cộng CDC Long An mua 10.000 bộ kit xét nghiệm của Công ty Việt Á, theo mức giá mà Bộ Y tế cập nhật thông báo vào thời điểm đó. "Ban đầu khoảng hơn 400.000 đồng, sau đó có thời điểm lên hơn 500.000 đồng. Nói chung lúc đó kit này gần như độc quyền, lại cần gấp mà bộ đã đưa ra thông tin vậy thì CDC Long An mua theo đúng quy định thôi. Sau này có đơn vị cung cấp kit giá rẻ hơn thì chúng tôi không còn mua của Việt Á nữa", ông Dũng nói thêm.
Tương tự, ông Nguyễn Văn Hoàng - giám đốc Bệnh viện Đa khoa Long An, 1 trong 4 đơn vị mua kit xét nghiệm từ Công ty Việt Á - cũng thông tin: "Bệnh viện làm theo đúng quy trình về chỉ định thầu, mua vật tư y tế. Còn mức giá thì lúc đó Bộ Y tế đưa ra sao mình tham khảo mua như vậy. Hiện bệnh viện đang làm báo cáo chi tiết về quy trình này để gửi Sở Y tế".
Trước đó, trao đổi với Tuổi Trẻ ngay khi có thông tin về việc Công ty Việt Á nâng giá kit xét nghiệm COVID-19, ông Nguyễn Văn Được - bí thư Tỉnh ủy Long An - cho biết Thường trực Tỉnh ủy đã có chỉ đạo kiểm tra lại toàn bộ việc mua sắm trang thiết bị, sinh phẩm y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh.
Theo chỉ đạo này, UBND tỉnh Long An đã giao các sở, ngành liên quan thực hiện rà soát lại tất cả các hồ sơ liên quan đến việc đầu tư, mua sắm vật tư, sinh phẩm, trang thiết bị phục vụ phòng, chống dịch trong năm 2021 (đặc biệt là kit test, sinh phẩm xét nghiệm) để kiểm tra, đánh giá từng hồ sơ có đảm bảo đúng quy định hay không.
"Quan điểm của tỉnh nếu phát hiện các trường hợp sai phạm sẽ xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, bước đầu kiểm tra thì không có việc Bộ Công an khám xét cơ sở nào trên địa bàn tỉnh", ông Được thông tin.
Cần Thơ khẳng định không mua kit test của Công ty Việt Á
Ngày 20-12, ông Phạm Phú Trường Giang - phó giám đốc phụ trách Sở Y tế TP Cần Thơ - cho hay tất cả các gói thầu liên quan phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19 tại thành phố, trong đó có kit test xét nghiệm đều do các đơn vị trực tiếp sử dụng mua, không thông qua đấu thầu chung của Sở Y tế.
"Qua rà soát các đơn vị trực thuộc, bước đầu chúng tôi khẳng định không liên quan đến công ty Việt Á, trụ sở chi nhánh ở đâu sở cũng không nắm. Các đơn vị làm hồ sơ đấu thầu hay chỉ định thầu các loại thiết bị, dụng cụ bảo hộ phòng chống dịch đều tuân thủ theo trình tự thủ tục quy định. Tất cả phục vụ mục tiêu phòng chống dịch đang cấp bách theo chủ trương chung của thành phố", ông Giang nói.
Lãnh đạo các đơn vị như: CDC Cần Thơ, Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ cũng khẳng định không mua và không sử dụng kit test của Việt Á.
Ông Huỳnh Minh Trúc - giám đốc CDC Cần Thơ - nói: Thời điểm mới bùng dịch khoảng tháng 8,9 chủ trương của thành phố về việc test cộng đồng là để sàng lọc phát hiện sớm F0, hạn chế lây lan. CDC cũng như các đơn vị có xét nghiệm COVID-19 lúc đó có nhu cầu sử dụng kit tesr rất lớn, lãnh đạo TP Cần Thơ cho chủ trương chỉ định thầu để mua sử dụng, đáp ứng được yêu cầu đặt ra, kinh phí từ ngân sách TP.
Tuy nhiên chúng tôi cũng lựa chọn công ty cung cấp có giá hợp lý, thực hiện đúng hồ sơ thủ tục quy định, còn giá mua lúc đó bao nhiêu tôi không nhớ rõ, đang cho khoa dược rà soát lại.
Tại Cần Thơ, có đơn vị mua và sử dụng bộ kit test của Công ty Việt Á là Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Theo thông tin từ bệnh viện, đơn vị này có mua 15 bộ (mỗi bộ 96 test) của Công ty CP công nghệ Việt Á. Thời điểm ký kết hợp đồng mua là tháng 9-2021, với giá 367.500 đồng/test (tương đương 35.280.000 đồng/bộ 96 test). Đến thời điểm hiện tại bệnh viện đã sử dụng 5 bộ kit test của công ty này.
Ngoài Công ty Việt Á, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết còn đấu thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước, lựa chọn nhà thầu nhiều mặt hàng khác liên quan đến các mặt hàng, sản phẩm phòng chống dịch, không riêng sản phẩm của công ty Việt Á.
Theo thông tin từ hệ thống của Công ty CP công nghệ Việt Á, chi nhánh của công ty tại TP Cần Thơ có địa chỉ tại số B57, đường số 57, khu dân cư 586, phường Phú Thứ, quận Cái Răng. Tuy nhiên tại địa chỉ này không có bảng hiệu, cửa đóng then cài nhiều tháng nay.
Một số người dân ở gần đó cho hay công ty có dời về căn nhà cách đó 2 căn, tuy nhiên tại địa chỉ này hiện tại cũng không có bảng hiệu hay tên công ty. Người dân nói trước đó công ty Việt Á có dời qua đây thuê nhà nhưng cũng không thấy có nhân viên lui tới làm việc, thường xuyên đóng cửa.
Về thông tin mua bộ kit test phục vụ cho xét nghiệm COVID-19, theo thông tin Tuổi Trẻ Online có được, tuy lãnh đạo CDC Cần Thơ cho biết không mua kit test của Việt Á. Nhưng có một hợp đồng mua bộ trang thiết bị chẩn đoán SARS-CoV-2 của Công ty TNHH Khoa học Hợp Nhất (địa chỉ đường Bạch Đằng, phường 2, quận Tân Bình, TP HCM). Gói thầu thực hiện vào tháng 10- 2021, giá chỉ định thầu là 367.500 đồng/test, tổng khối lượng mua 19.968 bộ. Trong phần xuất xứ, nhãn mác sản phẩm của phụ lục hợp đồng, ghi tên xuất xứ: Việt Á - Việt Nam.
Quảng Nam không mua kit test của Công ty Việt Á
Sáng 20-12, Sở Y tế Quảng Nam cho biết hoàn toàn không liên quan đến việc mua kit test xét nghiệm, trang thiết bị phục vụ phòng chống dịch COVID-19 của Công ty cổ phần công nghệ Việt Á.
Được biết, công ty này vừa bị cơ quan công an điều tra về những sai phạm trong việc nâng khống giá bộ xét nghiệm COVID-19 (bộ kit test PCR) cao hơn nhiều lần so với giá thành sản xuất.
Sở Y tế cho hay Quảng Nam hoàn toàn không liên quan đến việc mua sinh phẩm, kit test của công ty này.
Thời điểm bùng dịch tháng 7-2020, Công ty Việt Á có cho Quảng Nam mượn 3 máy xét nghiệm Realtime PCR tự động đặt tại CDC Quảng Nam, có mượn sinh phẩm, một số vật tư của công ty và được sự cho phép của UBND tỉnh, sau đó sẽ thực hiện mua sắm để trả lại.
Lãnh đạo Sở Y tế khẳng định toàn bộ là máy nhờ hỗ trợ, không có mua bán, không đặt máy để tính toán kinh doanh, đơn thuần mượn máy và hết dịch trả lại. Sau đó, vào đầu tháng 2-2021, tỉnh này đã hoàn trả 3 hệ thống máy này cho Công ty Việt Á.
Ông Trần Văn Kiệm - giám đốc CDC Quảng Nam - cho biết trong thời gian qua, trung tâm này không mua vật phẩm y tế cũng như kit test của Công ty Việt Á mà chủ yếu các nhà tài trợ, doanh nghiệp tài trợ và Bộ Y tế cấp cho tỉnh.
Một lãnh đạo Sở Y tế Quảng Nam cho biết thời gian đầu năm 2020 có mượn máy xét nghiệm của Công ty Việt Á nhưng sau này không mua kit test của công ty này.
Thời gian qua, một số sinh phẩm, vật tư y tế phục vụ phòng, chống dịch mà tỉnh mua thông qua việc đấu thầu rộng rãi. Vị lãnh đạo này cho hay giá kit test của Công ty Việt Á bán trên thị trường như vậy là quá cao so với những doanh nghiệp khác.
https://tuoitre.vn/vu-thong-dong-thoi-gia-kit-test-covid-19-cua-viet-a-cac-dia-phuong-noi-gi-20211220121601712.htm
..
---
CẬP NHẬT
17.
https://www.facebook.com/Osinhuyduc/posts/4540494135985732
16.
Thứ năm, 20/1/2022, 20:45 (GMT+7
Việt Á nhập test nhanh Covid-19 từ Trung Quốc giá 21.500 đồng mỗi bộ
Trong bốn tháng cuối năm 2021, Công ty Việt Á đã nhập 3 triệu que test nhanh kháng nguyên Covid-19 từ Trung Quốc, giá 0,995 USD/test (21.560 đồng/que test).
Ngày 20/1, Tổng cục Hải quan cho biết từ tháng 9 đến 12/2021, Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á đã nhập que test nhanh xét nghiệm Covid-19, chủng loại Novel Coronavirus 2019-nCoV Antigen Test (Colloidal Gold) từ Trung Quốc. Tổng giá trị của 3 triệu que test nhanh là 64,68 tỷ đồng.
Ngoài ra, Công ty Việt Á có tổng kim ngạch nhập khẩu trong 5 năm (2017-2021) là 286 tỷ đồng. Trong đó, que test nhanh thành phẩm, hóa chất, chất thử, chất chuẩn dùng trong phòng thí nghiệm là 162 tỷ đồng, gồm: 64,68 tỷ đồng que thử thành phẩm; 74 tỷ đồng hóa chất, chất thử, chất chuẩn dùng trong phòng thí nghiệm; 23 tỷ đồng dụng cụ dùng trong phòng thí nghiệm. 123 tỷ đồng là máy móc, thiết bị các loại phục vụ việc xét nghiệm, nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.
Tổng cục Hải quan đang phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh 7 công ty có liên quan đến Việt Á.
Trước đó ngày 17/12/2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C03, Bộ Công an) khởi tố vụ án Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty Việt Á, CDC Hải Dương, các đơn vị liên quan và khởi tố 7 bị can. Trong đó có Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Việt Á Phan Quốc Việt cùng ba thuộc cấp và ông Phạm Duy Tuyến (Giám đốc CDC tỉnh Hải Dương), Nguyễn Mạnh Cường (nguyên kế toán trưởng CDC Hải Dương).
Liên quan vụ án Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á Phan Quốc Việt nâng khống giá kit xét nghiệm Covid-19 lên khoảng 45%, chi "hoa hồng" gần 800 tỷ đồng, Bộ Công an đã khởi tố 19 bị can về hàng loạt tội danh: Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Đưa và Nhận hối lộ.
Liên quan đến vụ Việt Á, tại cuộc họp báo thông tin kết quả phiên họp thứ 21 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực chiều 20/1, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương Trần Quốc Cường khẳng định, việc điều tra sẽ không dừng lại ở cấp vụ. Bất cứ cấp nào nếu có liên quan, khi điều tra ra thì "không có vùng cấm".
Ngày 18/1, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thiếu tướng Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Công an, cho biết Bộ Công an đang mở rộng vụ án "vì xét thấy người liên quan rất nhiều". Trong số 19 người bị khởi tố liên quan đến Việt Á, ông Nguyễn Nam Liên (Vụ trưởng Kế hoạch Tài chính), Nguyễn Minh Tuấn (cựu Vụ trưởng Trang thiết bị và Công trình y tế, Bộ Y tế) bị khởi tố về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Viết Tuân - Phạm Chiểu - Hoàng Thùyhttps://vnexpress.net/viet-a-nhap-test-nhanh-covid-19-tu-trung-quoc-gia-21-500-dong-moi-bo-4418941.html?fbclid=IwAR1MwEGqfld_RzqxKCg3rJ-5t-c8K0DhW-8uXrMb81BZqUMMx5h0sNmZIWg
15. Ngày 4/1/2022
https://www.facebook.com/dohoa.tinhhoaquantri/posts/10164876453573504
14.
https://www.facebook.com/vandaiht/posts/2619473144851909
Thứ bảy, 25/12/2021, 09:37 (GMT+7)
Bộ sinh phẩm xét nghiệm nCoV của Việt Nam có độ chính xác cao, là kết quả, kinh nghiệm tích lũy nhiều năm của các nhà khoa học, PGS. TS Hồ Anh Sơn, Học viện Quân y, trả lời VnExpress.
Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, chế tạo bộ sinh phẩm xét nghiệm nCoV đầu tiên của Việt Nam có sự tham gia của Công ty cổ phần công nghệ Việt Á, PGS.TS Hồ Anh Sơn, đại diện nhóm nghiên cứu cho biết: quy trình nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm tuân thủ các quy trình, đảm bảo chất lượng, được đánh giá bởi hội đồng độc lập, khách quan.
- Thưa ông, đề tài nghiên cứu bộ sinh phẩm xét nghiệm nCoV được hình thành khi nào?
- Tháng 12/2019, khi Covid-19 bắt đầu xuất hiện ở Vũ Hán (Trung Quốc) các nhà dịch tễ học đánh giá chắc chắn virus sẽ xâm nhập Việt Nam. Ngày 20/1/2020 Ban giám đốc Học viện Quân y đã triệu tập các nhóm nghiên cứu, yêu cầu tìm hiểu về dịch bệnh này, chuẩn bị các thông tin liên quan, đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ phục vụ phòng chống dịch.
Ngày 30/1/2020, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức họp, mời các chuyên gia hiến kế ứng phó với dịch bệnh. Thông tin chia sẻ tại cuộc họp cho thấy, để xác định được một người nhiễm bệnh phải có sinh phẩm, kit chẩn đoán. Thế giới lúc đó sinh phẩm rất khan hiếm. WHO cấp cho Việt Nam chỉ vài chục test. Vì vậy, nghiên cứu chế tạo kit là một trong những yêu cầu cấp bách hàng đầu.
Học viện Quân y đã đề xuất nhiệm vụ nghiên cứu bộ sinh phẩm xét nghiệm nCoV. Ngày 3/2/2020, nhiệm vụ được Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ phê duyệt với yêu cầu, sau một tháng phải có sản phẩm kit xét nghiệm phục vụ chống dịch.
- Quá trình nghiên cứu diễn ra như thế nào?
- Bắt tay vào nhiệm vụ, chúng tôi khẩn trương tổ chức các nhóm trao đổi thông tin với chuyên gia trong và ngoài nước, thiết kế các thí nghiệm, tìm kiếm nguồn nguyên liệu, hóa chất, liên hệ các cơ quan để lấy mẫu bệnh phẩm...
Gần 80 người tham gia nhóm nghiên cứu, trong đó 17 thành viên chính là các giáo sư, tiến sĩ và chuyên gia đầu ngành lĩnh vực y sinh, hô hấp, truyền nhiễm... Số còn lại là các bác sĩ, kỹ thuật viên, nhân viên đảm nhiệm việc thu thập mẫu, xét nghiệm, phân tích...
Sau một tháng, nhóm đã hoàn thiện quy trình và có những sản phẩm kit đầu tiên, phát hiện chính xác nCoV trong mẫu bệnh phẩm với độ nhạy, độ đặc hiệu tương đương kit của Đức và kit của CDC Mỹ sử dụng thời điểm đó. Gọi là một tháng, nhưng thực tế chúng tôi đã vào cuộc từ trước khi có quyết định giao nhiệm vụ khá lâu. Chúng tôi từng có kinh nghiệm nghiên cứu thành công kit real-time RT-PCR xác định nhanh virus Ebola năm 2013. Kinh nghiệm này thực sự vô cùng quý báu và được áp dụng khá nhiều khi nghiên cứu xây dựng quy trình chế tạo bộ sinh phẩm xét nghiệm nCoV.
Tôi khẳng định, đây là kết quả sáng tạo, kết hợp kinh nghiệm, kiến thức được tích lũy nhiều năm của các nhà khoa học của Học viện Quân y nói riêng và Việt Nam nói chung.
- Vì sao có sự tham gia của Công ty cổ phần công nghệ Việt Á vào nhiệm vụ nghiên cứu này?
- Thông thường, nhiệm vụ khoa học sẽ được tách làm hai giai đoạn. Giai đoạn nghiên cứu ở quy mô phòng thí nghiệm, sau khi nghiệm thu sẽ triển khai sản xuất thử nghiệm. Giai đoạn I, các nhà khoa học đảm nhiệm chế tạo sản xuất quy mô ở phòng thí nghiệm. Giai đoạn II do doanh nghiệp chủ trì.
Công ty Việt Á tham gia cùng nhóm từ những ngày đầu nghiên cứu là bởi tính cấp bách. Hai giai đoạn được tích hợp làm một. Việc chuyển giao gần như đồng thời giữa nhóm nghiên cứu và đơn vị sản xuất để cùng nhau thẩm định kết quả, kịp cho việc sản xuất kit phục vụ phòng chống dịch. Bởi chuyển giao từ quy mô phòng thí nghiệm sang sản xuất mở rộng cần được nghiên cứu, tối ưu tiếp tại cơ sở sản xuất.
Đây cũng là đơn vị được Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ đề xuất lựa chọn là đối tác nghiên cứu phát triển sản phẩm. Tại thời điểm đó, Công ty Việt Á là đơn vị có năng lực sản xuất test kit. Họ đã có một số bộ test kit được Bộ Y tế cấp phép sử dụng trước đó. Cơ sở sản xuất của họ đạt chứng chỉ ISO 13485/2016.
- Bản chất công nghệ của loại kit test này là gì, phải chăng là pha chế các loại hoá chất?
- Nói nôm na thì có thể hiểu như vậy, nhưng bản chất của công nghệ này chính là nằm ở việc thiết kế trình tự các cặp mồi và chuỗi dò khóa. Các cặp mồi được phối trộn với một số sinh phẩm hóa chất khác theo một công thức riêng đã được tối ưu, cái này có thể coi là bí kíp công nghệ quan trọng nhất, quyết định đến đặc tính của sản phẩm sau này.
- Kit sau khi nghiên cứu thành công, đơn vị nào kiểm định, đánh giá chất lượng?
- Trong quá trình nghiên cứu cho đến sản xuất thử nghiệm, cấp phép, bộ kit được nhiều cơ quan thẩm định chất lượng. Trong đó Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (NIHE) là đơn vị kiểm định và đánh giá độc lập.
NIHE kiểm định, đánh giá độ nhạy (khả năng phát hiện nCoV của kit), độ đặc hiệu (phát hiện chính xác nCoV trong bệnh phẩm), độ ổn định trên mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân, với 5 loại thiết bị phổ biến ở các cơ sở y tế. Kết quả cho thấy, kit phát hiện chính xác 100% nCoV trong mẫu thử nghiệm và ổn định trên tất cả các lần thử nghiệm. NIHE đã có văn bản khẳng định, bộ sinh phẩm được khuyến cáo sử dụng để phát hiện nCoV.
Ngày 3/3/2020, Hội đồng đánh giá, nghiệm thu giai đoạn I do Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập đã nghiệm thu kết quả, đề nghị Bộ Y tế cấp phép sử dụng bộ sinh phẩm này.
Ngày 4/3/2020, Bộ Y tế đã có Quyết định số 774/QĐ-BYT cấp phép tạm thời cho phép sử dụng bộ kit do Học viện Quân y nghiên cứu và Công ty Việt Á sản xuất để phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19.
- Sau khi bàn giao cho doanh nghiệp để sản xuất, các nhà khoa học tiếp tục giám sát chất lượng bộ test kit như thế nào?
- Đề tài Bộ Khoa học và Công nghệ giao sau một tháng phải có kit để phục vụ chống dịch, với tổng số 20.000 bộ (RT-PCR và realtime RT-PCR) đạt tiêu chuẩn cơ sở; sau 18 tháng tiếp tục hoàn thiện toàn bộ các quy trình, đánh giá độ nhạy (khả năng phát hiện nCoV), độ đặc hiệu (phát hiện chính xác nCoV trong bệnh phẩm), độ ổn định và tiêu chuẩn cơ sở.
Nghĩa là sau khi bàn giao cho doanh nghiệp, Học viện Quân y vẫn tiếp tục tự đánh giá với các mẫu bệnh phẩm lấy tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, Đà Nẵng và Bắc Giang. Kết quả cho thấy sản phẩm đạt độ chính xác 100%, phát hiện được cả biến thể Delta của nCoV (kết quả này đã được đăng trên Tạp chí Truyền nhiễm và gửi Tạp chí Journal of Clinical Laboratory Analysis).
- Kit như thế nào thì được gọi là tốt, thưa ông?
- Đó là kit có thể phát hiện đúng nCoV trong mẫu bệnh phẩm và thực hiện ít thao tác.
Bộ kit này được tích hợp chỉ cần một phép thử, giảm thao tác nhưng vẫn đảm bảo kết quả chính xác. Sự tích hợp này giúp rút ngắn thời gian, ít bước xét nghiệm. Chúng tôi có trách nhiệm đảm bảo chất lượng bộ kit trong toàn bộ quá trình nghiên cứu, với số lượng 20.000 test để kiểm định và phục vụ công tác phòng chống dịch.
- Về nghi vấn sai phạm khiến lãnh đạo Công ty Việt Á bị khởi tố, ông có suy nghĩ gì?
- Tôi rất buồn và bức xúc. Tôi mong muốn cơ quan điều tra làm rõ sai phạm, đúng người, đúng việc, tránh để dư luận hiểu sai, ảnh hưởng đến uy tín của các nhà khoa học, những người ngày đêm theo đuổi để nghiên cứu thành công kit xét nghiệm. Những sai phạm mà cơ quan điều tra đề cập không liên quan quy trình nghiên cứu.
Các nhà khoa học của Học viện Quân y đã thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ là nghiên cứu thành công quy trình chế tạo bộ sinh phẩm RT-PCR sàng lọc và realtime RT-PCR phát hiện chủng 2019-nCoV tại phòng thí nghiệm và đánh giá hiệu quả bộ sinh phẩm trên thử nghiệm lâm sàng. Học viện Quân y không có chức năng sản xuất cũng như phân phối thương mại sản phẩm.
leminhofficeTại sao Việt Á được tham gia mà không phải là các cty dược khác.
13.
12:08 - 28/12/2021
Thu Hằng
Theo Bộ KH-CN, Công ty Việt Á là một trong những đơn vị sản xuất kit test Covid-19 tại Việt Nam, và các nhà khoa học của Học viện Quân y đã đề xuất cho tham gia vào nghiên cứu khoa học cấp quốc gia.
Thông tin trên vừa được Thứ trưởng Bộ KH-CN Phạm Công Tạc chia sẻ với báo chí sáng nay 28.12.
Thứ trưởng Bộ KH-CN Phạm Công Tạc T.HẰNG |
Theo ông Phạm Công Tạc, đầu năm 2020, khi chưa có dịch ở Việt Nam, các nhà khoa học trong nước đã cùng các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu về kit test.
“Khi đó trên thế giới gọi là bệnh lạ, chưa biết lây truyền theo kiểu gì, chưa biết bản chất như thế nào, cách chữa trị ra làm sao... Về sau, các nhà khoa học mới công bố chủng Corona. Ngày mùng 6 tết (tức ngày 30.1 dương lịch), chúng tôi có mời lãnh đạo Trường ĐH Bách khoa, Học viện Quân Y, Viện vệ sinh dịch tễ… họp khẩn xem Việt Nam làm gì trong dịch này. Lúc đấy còn tương đối mơ hồ, các nhà khoa học hàng đầu khuyến cáo việc đầu tiên phải có kit test để xác định ai có bệnh, để tránh lây nhiễm sang người khác thì mới có thể chữa trị được”, ông Tạc cho hay.
Sau buổi họp kể trên, Bộ trưởng Bộ KH-CN khi đó là ông Chu Ngọc Anh đã ký quyết định thực hiện 3 nhiệm vụ KH-CN cấp quốc gia đột xuất về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona, trong đó có 2 nhiệm vụ liên quan đến kit test và 1 nhiệm vụ liên quan đến dịch tễ.
Hai nhiệm vụ liên quan đến kit test được giao cho Học viện Quân y chủ trì, phối hợp với Công ty Việt Á; và giao cho Công ty TNHH một thành viên sinh hóa Phù Sa - Biochem chủ trì, phối hợp với Viện Pasteur TP HCM và Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH-CN (Sở KH-CN Cần Thơ) thực hiện. Trong đó, nhiệm vụ khoa học giao Học viện Quân y chủ trì được “bơm” khoảng hơn 18 tỉ đồng.
Trả lời câu hỏi tại sao chọn Việt Á, ông Tạc cho hay trước khi giao nhiệm vụ cho Học viện Quân y, nhiều người khuyến cáo ở Việt Nam lựa chọn công ty nào có thể sản xuất được kit test lên tới hàng triệu cái. “Công ty Việt Á là một trong những đơn vị sản xuất kit test và các nhà khoa học Học viện Quân y đã đề xuất Việt Á tham gia”, ông Tạc nói.
Covid-19 sáng 28.12: Cả nước 1.666.545 ca | Hà Nội “nối dài kỷ lục” dịch bệnh |
"Bộ tổng hợp thông tin đưa lên là có vấn đề, có lỗi và tạo ra cái không hay”
Giải thích lý do vì sao kit test của Việt Á được cấp phép “thần tốc”, Thứ trưởng Bộ KH-CN cho biết thời điểm tháng 3.2020, Việt Nam vô cùng thiếu kit test, trong kho của Bộ Y tế có lúc còn 50 cái.
“Thiếu như thế nhưng muốn đặt mua không mua được; các nhà khoa học về dịch tễ yêu cầu Bộ KH-CN cho nghiệm thu ngay. Chúng tôi họp nghiệm thu và sau đó hội đồng này đã có biên bản gửi Bộ Y tế đề nghị cấp phép khẩn cấp cho bộ kit test do Học viện Quân y phối hợp với Việt Á sản xuất”, theo ông Tạc.
Thứ trưởng Bộ KH-CN cũng cho biết kinh phí hơn 18 tỉ cho Học viện Quân y, trong đó có 20.000 kit test, hoàn toàn là tiền ngân sách nhà nước để thử nghiệm ở tất cả các tỉnh thành; 500 cái gửi cho CHDCND Lào và tặng cho Indonesia, Hungary.
Liên quan đến việc trang web của Bộ KH-CN thông tin bộ kit xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam sản xuất được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chấp thuận, Thứ trưởng Bộ KH-CN lý giải: “Trên trang của Bộ công bố xong gỡ xuống thực ra là do WHO không liên quan đến việc cấp phép, 2 cái này hoàn toàn khác nhau. Bộ tổng hợp thông tin đưa lên là có vấn đề, có lỗi và tạo ra cái không hay”.
Bộ KH-CN đính chính thông tin kit test của Việt Á được WHO chấp thuận ẢNH CHỤP MÀN HÌNH |
Ông Tạc cũng cho biết thêm, Bộ Y tế gần đây đã có công bố WHO mới công nhận cho 28 loại kit test để xét nghiệm SARS-CoV-2, nhưng ở châu Âu có gần 600 loại đang được các nước cho phép lưu hành sử dụng; riêng Mỹ có hơn 200 loại đang được lưu hành sử dụng. Toàn thế giới thì WHO chỉ mới công nhận 28 loại. Mục tiêu đưa vào danh mục WHO là để có thể đặt hàng cung ứng.
Cũng theo lãnh đạo Bộ KH-CN, sau khi kết thúc nhiệm vụ, Bộ KH-CN sẽ làm việc với Học viện Quân y, đơn vị nhận tiền ngân sách Chính phủ để đánh giá và nghiệm thu nhiệm vụ cấp quốc gia. Còn bước sau đó, cơ quan thẩm quyền cấp phép sử dụng, sản xuất kit test ở quy mô lớn và Công ty Việt Á sản xuất ra bán các tỉnh thì không thuộc thẩm quyền của Bộ KH-CN.
Trước đó, trong tối 27.12, Bộ KH-CN đã đăng tải đính chính thông tin về việc “Bộ kit xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam sản xuất được WHO chấp thuận”.
Bộ này cho rằng, lý do đăng tải thông tin trên là do trong các ngày từ 25 - 26.4.2020, một số cơ quan báo chí chính thống đã đăng tải bộ kit xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam sản xuất vừa được WHO chấp thuận. Sau khi kiểm tra lại và nhận thấy có sự sai sót trong quá trình tổng hợp, biên tập, kiểm chứng thông tin và cung cấp thông tin để đăng trên Cổng thông tin của Bộ KH-CN nên đã gỡ xuống.
TIN LIÊN QUAN
https://thanhnien.vn/lanh-dao-bo-kh-cn-ly-giai-vi-sao-viet-a-duoc-chon-san-xuat-kit-test-post1415913.html?fbclid=IwAR0Y_Wjd0ylvRimYaUiJOVcOr3gInB4X1PigJhigOcOqETcaGBPzuqEpAVA
12.
Các đơn vị chức năng có liên quan đã kiểm tra lại và nhận thấy có sự sai sót trong quá trình tổng hợp, biên tập, kiểm chứng thông tin và cung cấp thông tin để đăng trên Cổng thông tin của Bộ KH&CN.
Nội dung thông tin xin được đính chính như sau: “Ngày 24/4/2020, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chấp thuận yêu cầu xin đánh giá sử dụng khẩn cấp (EUL) cho bộ kit “LightPower iVA SAR-CoV-2 1st RT-rPCR Kit” của Công ty cổ phần công nghệ Việt Á”.
Bộ Khoa học và công nghệ: Thông tin sai 'WHO chấp thuận kit xét nghiệm của Việt Á' là do... báo chí
TTO - Bộ Khoa học và công nghệ vừa đăng tải đính chính thông tin 'Bộ KIT xét nghiệm COVID-19 của Việt Nam sản xuất vừa được Tổ chức Y tế thế giới chấp thuận' lên Cổng thông tin điện tử của bộ.
Với tiêu đề "Đính chính thông tin "Bộ KIT xét nghiệm COVID-19 của Việt Nam sản xuất vừa được Tổ chức Y tế thế giới chấp thuận", đây là lần đầu tiên Bộ Khoa học và công nghệ (KH&CN) chính thức lên tiếng về sự việc này và đăng tải lên Cổng thông tin điện tử của bộ.
Tuy nhiên, nội dung đầy đủ của thông tin đính chính được Bộ KH&CN đăng tải lý giải việc bộ công bố tin Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chấp thuận bộ kit xét nghiệm COVID-19 của Việt Nam (do Công ty cổ phần công nghệ Việt Á sản xuất) là do tổng hợp thông tin từ... báo chí.
Cụ thể, Bộ KH&CN đính chính với nội dung như sau:
"Trong khoảng thời gian từ ngày 25, 26-4-2020, một số cơ quan báo chí chính thống đã đăng tải bộ kit xét nghiệm COVID-19 của Việt Nam sản xuất vừa được Tổ chức Y tế thế giới chấp thuận.
Trên cơ sở tổng hợp nguồn tin từ các cơ quan báo chí chính thống, vào lúc 15h36 ngày 26-4-2020, bản tin "Bộ KIT xét nghiệm COVID-19 của Việt Nam sản xuất vừa được Tổ chức Y tế thế giới chấp thuận" đã được đăng tải trên Cổng thông tin của Bộ KH&CN (www.most.gov.vn) và bản tin này đã được gửi tới một số phóng viên theo dõi lĩnh vực KH&CN tham khảo như thông lệ khi ngành KH&CN có sự kiện hoặc thành tựu nổi bật.
Sau khi phát hiện có sai sót, để có thời gian xem xét, đánh giá lại toàn bộ quá trình, bản tin đã được tạm gỡ trên Cổng thông tin của Bộ KH&CN.
Các đơn vị chức năng có liên quan đã kiểm tra lại và nhận thấy có sự sai sót trong quá trình tổng hợp, biên tập, kiểm chứng thông tin và cung cấp thông tin để đăng trên Cổng thông tin của Bộ KH&CN.
Nội dung thông tin xin được đính chính như sau: "Ngày 24-4-2020, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chấp thuận yêu cầu xin đánh giá sử dụng khẩn cấp (EUL) cho bộ kit "LightPower iVA SAR-CoV-2 1st RT-rPCR Kit" của Công ty cổ phần công nghệ Việt Á".
Tuy nhiên, không chỉ là "tổng hợp" đăng tin trên Cổng thông tin điện tử của bộ, trên thực tế, ngày 26-4, Bộ KH&CN đã gửi thông tin chính thức đến các cơ quan báo chí với thông tin đầy đủ khẳng định việc "bộ kit xét nghiệm COVID-19 của Việt Nam sản xuất vừa được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chấp thuận".
https://tuoitre.vn/bo-khoa-hoc-va-cong-nghe-thong-tin-sai-who-chap-thuan-kit-xet-nghiem-cua-viet-a-la-do-bao-chi-20211227223707109.htm
11. Ngày 28/12/2021
"
Thứ Ba, 28 tháng 12, 2021
Đôi điều về tấm huân chương của Việt Á.
"
http://nguoibuongio1972.blogspot.com/2021/12/oi-ieu-ve-tam-huan-chuong-cua-viet-a.html
"
"
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1421200874962006&id=100012163200431
10.
Bộ Khoa học Công nghệ xác nhận kit xét nghiệm COVID-19 liên quan Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á là nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp quốc gia với kinh phí từ Ngân sách Nhà nước gần 19 tỉ đồng.
Bộ Khoa học - công nghệ: Kit xét nghiệm Việt Á được nhận gần 19 tỉ đồng kinh phí nghiên cứu
TTO - Ngày 26-12, Bộ Khoa học và công nghệ công bố thông tin liên quan đến kit xét nghiệm COVID-19 là sản phẩm của một nhiệm vụ nghiên cứu khoa học - công nghệ cấp quốc gia, do Học viện Quân y phối hợp với Công ty cổ phần công nghệ Việt Á.
Theo thông tin được Bộ Khoa học và công nghệ (KH-CN) vừa đăng tải trên cổng thông tin của bộ, kit xét nghiệm COVID-19 do Học viện Quân y phối hợp với Công ty cổ phần công nghệ Việt Á nghiên cứu sản xuất là sản phẩm của một nhiệm vụ KH-CN cấp quốc gia.
Nhiệm vụ KH-CN cấp quốc gia này có tên đầy đủ là: "Nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm RT-PCR và real-time RT-PCR phát hiện chủng virus corona mới 2019 (2019-nCoV)", mã số ĐTĐL.CN.29/20.
Được cấp 18,98 tỉ đồng kinh phí nghiên cứu
Tổng kinh phí chi từ ngân sách cho nhiệm vụ này là 18,98 tỉ đồng. Thời gian thực hiện theo hợp đồng đã ký kết từ tháng 2-2020 đến tháng 7-2021. Thời gian thực tế thực hiện từ tháng 2-2020 đến tháng 10-2021 (sau khi được gia hạn thêm đến tháng 10-2021).
Tổ chức chủ trì nhiệm vụ nghiên cứu này là Học viện Quân y do PGS-TS Hồ Anh Sơn làm chủ nhiệm nhiệm vụ.
Tham gia nhiệm vụ có 16 thành viên khác thuộc nhóm nghiên cứu, trong đó có bốn thành viên thuộc Công ty cổ phần công nghệ Việt Á.
Ông Phan Quốc Việt - chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc Công ty cổ phần công nghệ Việt Á, người vừa bị khởi tố hình sự về hành vi vi phạm các quy định đấu thầu - là thành viên nghiên cứu chính tham gia thực hiện nhiệm vụ này.
Cũng theo thông tin của Bộ KH-CN, bộ này sẽ tổ chức đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ nói trên trong tháng 12-2021. Tuy nhiên đến nay chưa thấy có thông tin gì về việc Bộ KH-CN sẽ tổ chức triển khai việc đánh giá, nghiệm thu.
Còn theo báo cáo kết quả tự đánh giá của nhóm nghiên cứu về bộ sinh phẩm đối với hiệu quả xã hội được Bộ KH-CN đăng tải, sản phẩm khoa học của nhiệm vụ nghiên cứu đã đạt về cả số lượng, khối lượng và chất lượng.
Cụ thể, "sản phẩm của đề tài là bộ sinh phẩm đã được tối ưu hóa các thành phần, đóng gói thành kit test dưới dạng "super mix" sẵn sàng sử dụng, thuận tiện cho các cơ sở chẩn đoán - là các trung tâm y tế dự phòng, các bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh có trang bị chẩn đoán phân tử có thể tiến hành đơn giản theo hướng dẫn sử dụng của bộ kit".
"Bộ sinh phẩm tạo ra đạt trình độ cao về sinh học phân tử, có khả năng phát hiện sớm và đáp ứng nhanh trong trường hợp khi có dịch xảy ra và đạt đỉnh dịch với số lượng người nhiễm lớn trên phạm vi cả nước", báo cáo tự đánh giá viết.
Đơn vị nào chịu trách nhiệm ứng dụng?
Tuy nhiên, trong báo cáo này cũng ghi rõ sản phẩm khoa học đã được ứng dụng là kit xét nghiệm RT-PCR phát hiện chủng 2019-nCoV đã được ứng dụng từ tháng 3-2020 đến nay do cơ quan ứng dụng là Học viện Quân y và các đơn vị xét nghiệm SARS-CoV-2 trên toàn quốc, mà không có tên Công ty Việt Á.
Tương tự, ở phần danh mục sản phẩm khoa học dự kiến ứng dụng - chuyển giao (nếu có) là bộ sinh phẩm RT-PCR sàng lọc chủng 2019-nCoV với thời gian dự kiến ứng dụng từ tháng 9-2021 đến tháng 9-2022 cũng chỉ ghi tên đơn vị dự kiến ứng dụng là Viện Nghiên cứu y dược học quân sự, Học viện Quân y.
Trước đó, trả lời trên VnExpress, PGS.TS Hồ Anh Sơn, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, lại khẳng định sai phạm của Công ty Việt Á không liên quan đến nghiên cứu kit xét nghiệm. Theo PGS Sơn, giai đoạn 1 các nhà khoa học đảm nhiệm chế tạo sản xuất quy mô phòng thí nghiệm, giai đoạn 2 doanh nghiệp (tức Công ty Việt Á) chủ trì.
Người của Công ty Việt Á tham gia nhóm nghiên cứu từ những ngày đầu triển khai nhiệm vụ nghiên cứu là bởi tính cấp bách, hai giai đoạn được tích hợp vào làm một.
Chính vì vậy, một câu hỏi lớn đang được dư luận đặt ra là từ sản phẩm của nhiệm vụ KH-CN cấp quốc gia, được nhận gần 19 tỉ đồng từ ngân sách nhà nước cấp cho đơn vị chủ trì là Học viện Quân y, sau khi bộ xét nghiệm được Công ty Việt Á bán hàng triệu sản phẩm với giá 470.000 đồng thì lợi nhuận sẽ được hạch toán như thế nào, vào đâu?
Ngày 26-4-2020, cũng trên Cổng thông tin điện tử của Bộ KH-CN đã công bố đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Bộ Y tế Anh cấp chứng nhận đạt chuẩn châu Âu cho kit xét nghiệm của Công ty cổ phần công nghệ Việt Á.
Theo đó, Bộ KH-CN đã công bố thông tin "Bộ KIT xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam sản xuất vừa được Tổ chức Y tế thế giới chấp thuận". Trong đó nêu rõ: "Ngày 24-4, Tổ chức Y tế thế giới đã chấp thuận bộ KIT xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam do Bộ Khoa học - Công nghệ giao cho Học viện Quân y và Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á phối hợp nghiên cứu và sản xuất. WHO đã đánh giá bộ kit theo quy trình danh sách khẩn cấp (EUL) và cấp mã số EUL 0524-210-00".
Trong khi đó, ngày 20-10-2020, WHO công bố báo cáo công khai về đánh giá sử dụng khẩn cấp của WHO thẩm định bộ xét nghiệm COVID-19 của Việt Á là: Not Accepted - Không được chấp nhận.
Đến ngày 20-12-2021, sau khi Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án, bắt tạm giam tổng giám đốc Công ty cổ phần công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á) Phan Quốc Việt, thông tin trên đã bị gỡ bỏ khỏi website của Bộ KH-CN.
https://tuoitre.vn/bo-khoa-hoc-cong-nghe-kit-xet-nghiem-viet-a-duoc-nhan-gan-19-ti-dong-kinh-phi-nghien-cuu-20211226152701509.htm
9. Ngày 25/12/2021
8.
Từ người rơm bơm thổi thành Thánh Gióng: Bốn câu hỏi cần được giải đáp về vụ Việt Á
Không chỉ là chuyện nâng khống giá sản phẩm.
Published 2 hours ago
on 22/12/2021
By YÊN KHẮC CHÍNH
Tháng 3/2020, truyền thông trong nước loan tin về sự ra đời của một sản phẩm hoàn toàn “made in Vietnam”: bộ xét nghiệm (test kit) phát hiện virus SARS-CoV-2 do “Học viện Quân y chủ trì, phối hợp với Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á thực hiện”. [1]
Nó được giới thiệu là có hiệu suất, công suất gấp 4 lần, trong khi giá thành dự kiến chỉ bằng 1/4 so với bộ xét nghiệm tương tự của nước ngoài. [2]
Một năm sau, tháng 3/2021, Công ty Việt Á được trao tặng Huân chương Lao động hạng 3 do có “thành tích xuất sắc trong việc nghiên cứu, chế tạo và ứng dụng sinh phẩm Real-time RT-PCR phát hiện virus SARS-CoV-2”. [3]
Từ một cái tên gần như vô danh, Việt Á lột xác trở thành “Thánh Gióng” không chỉ trong ngành y tế mà còn đại diện cho niềm tự hào dân tộc. Thông tin trên báo Nhân Dân đưa ra vào thời điểm tháng 3/2020 cho biết với thành quả này, Việt Nam là một trong năm quốc gia hiếm hoi có thể tự sản xuất bộ xét nghiệm SARS-CoV-2 (bên cạnh Nhật Bản, Đức, Trung Quốc và Mỹ). [4]
Tuy nhiên, vào ngày 18/12/2021 vừa qua, mọi thứ sụp đổ khi ông Phan Quốc Việt, tổng giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á bị bắt để điều tra về những sai phạm trong việc nâng khống giá bộ xét nghiệm dùng để chống dịch COVID-19. [5]
Kể từ đó, hàng loạt thông tin về hoạt động của công ty này được báo chí phanh phui khiến nhiều người ngỡ ngàng và để lại không ít câu hỏi cần được giải đáp.
Nguồn gốc những bộ xét nghiệm của Việt Á là từ đâu?
Ngày 5/3/2020, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức họp báo giới thiệu bộ xét nghiệm. [6] Bộ cho biết đây là sản phẩm hợp tác giữa các chuyên gia của Học viện Quân y và Công ty Việt Á, và là bộ xét nghiệm dùng cho COVID-19 đầu tiên được Bộ Y tế cấp phép sản xuất đại trà tại Việt Nam.
Trong bài viết đề ngày 17/3/2020 đăng trên trang web của Bộ Khoa học và Công nghệ, quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm này được tường thuật chi tiết. [7] Những người được nhắc tên trong đó đều là các chuyên gia thuộc Học viện Quân y. Công ty Việt Á được đề cập với tư cách là đơn vị “phối hợp phát triển, sản xuất” nhưng không có nhân vật cụ thể nào của công ty này xuất hiện trong bài. Cuối bài viết, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc được trích lời ghi nhận “công sức rất lớn của tập thể các nhà khoa học và cán bộ Công ty Việt Á”.
Kể từ khi được công bố và cấp phép sản xuất, Việt Á đã bán hàng triệu bộ xét nghiệm cho 62 tỉnh, thành trên cả nước với doanh thu gần 4.000 tỷ đồng. [8]
Tuy vậy, các thông tin về “nhà xưởng” của công ty này được báo Tuổi Trẻ đăng tải mới đây khiến người khác phải nghi ngờ việc họ có đủ năng lực sản xuất hàng triệu sản phẩm như đã công bố. [9]
Như vậy, các sản phẩm mà Việt Á đã bán trong thời gian qua rốt cuộc có nguồn gốc từ đâu?
Chất lượng những bộ xét nghiệm của Việt Á như thế nào?
Cuối tháng 4/2020, trang web của Bộ Khoa học và Công nghệ đăng tải thông tin bộ xét nghiệm của Học viện Quân y và Công ty Việt Á đã “được Tổ chức Y tế Thế giới chấp thuận”. [10] Ngoài ra, bài viết còn khẳng định sản phẩm được Bộ Y tế của Vương quốc Anh “cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn châu Âu”.
Sau khi báo chí trong nước đưa tin xác nhận rằng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không chấp nhận sản phẩm này, bài viết trên trang của Bộ Khoa học và Công nghệ đã bị gỡ xuống.
Trao đổi với phóng viên VOV, một quan chức của Bộ Khoa học và Công nghệ khẳng định “việc WHO chấp nhận hay không chấp nhận độc lập với quyết định cấp phép sử dụng của Bộ Y tế”. [11] Theo đó, sản phẩm này là kết quả của đề tài nghiên cứu cấp quốc gia, đã được nghiệm thu và thông qua, “đủ điều kiện để các cơ sở y tế sử dụng trong nước phục vụ công tác phòng chống dịch”.
Một bài viết đăng ngày 21/12/2021 trên báo Công an Nhân dân cũng dẫn lời một “chuyên gia về test kit phân tử ở TP. Hồ Chí Minh” (không nêu tên) khẳng định “không nhất thiết phải được WHO cấp phép mới được đưa ra sử dụng” mà chỉ cần “đạt các tiêu chuẩn kiểm định của Bộ Y tế là có thể được cấp phép sử dụng trong nước”. [12]
Tuy nhiên, người dân có cơ sở để nghi ngờ chất lượng các bộ xét nghiệm này. Thứ nhất, chưa ai biết được các sản phẩm của Việt Á bán ra có nguồn gốc thật sự từ đâu. Thứ hai, một khi Việt Á đã khai gian về các chứng nhận chất lượng thì có gì đảm bảo họ không gian dối về những điều khác? Và điều thứ ba, nếu không chấp nhận tiêu chuẩn chất lượng từ Tổ chức Y tế Thế giới đối với sản phẩm này – vẫn sử dụng khi họ đã loại bỏ – liệu chúng ta có chấp nhận những tiêu chuẩn chất lượng khác của WHO không, đơn cử như đối với vaccine?
Ai là người đứng sau bơm thổi cho “Thánh Gióng” Việt Á?
Công ty Việt Á được thành lập vào năm 2007 với số vốn ít ỏi 80 triệu đồng. [13] Mười năm sau, công ty này thay đổi thông tin doanh nghiệp với vốn điều lệ lên tới 1.000 tỷ đồng, nhưng thông tin về nguồn vốn không rõ ràng khi ba cổ đông sáng lập chỉ nắm giữ 20% cổ phần. [14] Năm 2019, công ty còn báo lỗ 3,9 tỷ đồng. “Trụ sở” của công ty này là một biển hiệu đặt nhờ suốt 10 năm qua tại một ngôi nhà ở TP. Hồ Chí Minh mà không có nhân viên nào. [15]
Những thông tin trên khiến người dân phải đặt câu hỏi vì sao Việt Á lại được chọn làm đối tác để “phối hợp phát triển, sản xuất” bộ xét nghiệm dành cho COVID-19 đầu tiên của Việt Nam?
Ngoài bộ sản phẩm xét nghiệm, tính từ tháng 1/2020 đến nay, công ty này còn trúng hơn 200 gói thầu cung cấp nhiều sản phẩm y tế khác nhau ở các bệnh viện lớn và các trung tâm kiểm soát bệnh tật trên khắp nước. [16]
Từ một công ty người rơm, chỉ trong hơn một năm dịch bệnh, Việt Á được thổi bùng thành “Thánh Gióng” với doanh thu ngàn tỷ, được Bộ Khoa học và Công nghệ quảng bá, được Bộ Y tế đưa vào đứng đầu danh sách các sản phẩm giới thiệu cho các địa phương, và còn được chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng 3. [17]
Những ai và quy trình nào đã tiếp tay bơm thổi cho người rơm Việt Á?
Vì sao phải gỡ bỏ các thông tin?
Các tờ báo trong nước đã chỉ ra việc Bộ Khoa học và Công nghệ âm thầm gỡ thông tin sai về việc WHO chứng nhận cho sản phẩm của Việt Á. [18]
Tuy nhiên, Bộ không chỉ gỡ thông tin đó, và không chỉ có trang của Bộ mới xóa thông tin.
Bài viết kể chi tiết về quá trình nghiên cứu, phát triển và sản xuất ra bộ xét nghiệm đầu tiên “made in Vietnam” đăng trên trang của Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 17/3/2020 đã biến mất, chỉ còn lại bản lưu trữ. [19]
Thông tin về việc trao Huân chương Lao động hạng 3 cho Việt Á cũng không còn xuất hiện trên các trang báo. Tờ Zing News đã chỉnh sửa thông tin bài viết ban đầu, bỏ đi nội dung liên quan đến Việt Á. [20] [21] Quyết định số 264/QĐ-CTN được ký vào ngày 10/03/2021 về việc tặng thưởng huân chương không thể được tìm thấy trên trang thông tin điện tử của Văn phòng Chủ tịch nước (cùng với toàn bộ các quyết định trong tháng 3/2021). [22] [23]
Đây tất nhiên không phải là lần đầu những bài viết trên các trang báo nhà nước và cơ quan chính quyền bị gỡ bỏ.
Việc âm thầm xóa bỏ thông tin mà không có một lời giải thích vừa gây khó khăn cho công luận trong việc giám sát các hoạt động của chính quyền, vừa khiến người dân nghi ngờ những khuất tất đằng sau.
https://www.luatkhoa.org/2021/12/tu-nguoi-rom-bom-thoi-thanh-thanh-giong-bon-cau-hoi-can-duoc-giai-dap-ve-vu-viet-a/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=tu-nguoi-rom-bom-thoi-thanh-thanh-giong-bon-cau-hoi-can-duoc-giai-dap-ve-vu-viet-a
7. Ngày 22/12/2021
"
"
https://www.facebook.com/procontra.asia/posts/10226893121530851
"
"
https://www.facebook.com/tuan.dao.9828/posts/4765230680166143
6.
5.
(VTC News) -
Kit test xét nghiệm của Việt Á được Bộ Y tế cấp phép vào ngày 4/3/2020 thông qua kiến nghị của Bộ Khoa học và Công nghệ (Bộ KH&CN). Ngày 3/3, Hội đồng KH&CN cấp quốc gia do Bộ trưởng Bộ KH&CN thành lập đã họp, đánh giá kết quả nghiên cứu chế tạo bộ kit real-time RT-PCR one step của Học viện Quân y và Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á phối hợp nghiên cứu, sản xuất.
Sau khi xem xét, 8 thành viên của Hội đồng thống nhất thông qua và chuyển hồ sơ kiến nghị Bộ Y tế cấp phép sử dụng đối với bộ kit test trên.
Trên cơ sở đó, ngày 4/3/2020, Bộ Y tế ban hành quyết định 774 về ban hành danh mục 2 sinh phẩm chẩn đoán in vitro xét nghiệm virus corona (SARS-CoV-2) được cấp số đăng ký do Học viện Quân y và Công ty cổ phần công nghệ Việt Á sản xuất để phục vụ kịp thời công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19.
Theo Bộ Y tế, quyết định trên được căn cứ vào ý kiến của Hội đồng đánh giá, nghiệm thu giai đoạn một nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia và kết quả đánh giá của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Chỉ sau đó 1 ngày, tức ngày 5/4/2020, Bộ KH&CN đã tổ chức họp báo công bố kết quả nghiên cứu trên.
Thời điểm đó, đại diện nhóm nghiên cứu cho biết, thời gian, nghiên cứu để hoàn thiện quy trình bộ kit test được diễn ra rất nghiêm ngặt qua nhiều công đoạn. Thậm chí, bộ sản phẩm còn được được sản xuất trên dây chuyền đạt tiêu chuẩn ISO 13485, phòng thí nghiệm (labo) thực hiện nghiên cứu đạt tiêu chuẩn ISO Class 8. Bộ kit được kiểm định các tiêu chí độ nhạy, độ đặc hiệu, độ chính xác, độ lặp lại tại Labo chuẩn thức của Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á và Học viện Quân y. Kết quả cho thấy các tiêu chí tương đương bộ sinh phẩm do US CDC và WHO sản xuất.
Không chỉ vậy, quá trình kiểm định độc lập tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, khi đánh giá trên các mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân, bộ kit test cũng cho kết quả chính xác tin cậy. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương khẳng định rằng, bộ kit test trên của Học viện Quân y và Công ty Việt Á được khuyến cáo sử dụng để phát hiện SARS-CoV-2.
Không đạt chuẩn WHO vẫn được cấp phép?
Theo báo cáo công khai về đánh giá sử dụng khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về thiết bị chẩn đoán dịch COVID-19 hôm 20/10/2020, kết quả thẩm định của tổ chức này với bộ kit xét nghiệm COVID-19 của Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á là "Không được chấp nhận".
WHO cho biết bộ kit tên LightPower iVASARS-CoV-2 1stRT-rPCR Kit của Công ty Việt Á - địa chỉ tại phường 9, quận Phú Nhuận, TP.HCM “không đủ điều kiện để vào chương trình mua sắm của WHO". Tổ chức này trước đó đã yêu cầu Việt Á cung cấp thông tin cập nhật về tình trạng hệ thống quản lý chất lượng của họ. Tuy nhiên, các thông tin mà công ty nộp lại được đánh giá không phải là bằng chứng đầy đủ cho thấy bộ sản phẩm của họ đáp ứng tiêu chuẩn ISO 13485: 2016 đối với thiết bị y tế.
Về vấn đề này, đại diện Bộ Y tế cho biết, tiêu chuẩn của WHO đưa ra danh sách về một số sản phẩm của họ tham khảo và mua sắm trong trường hợp khẩn cấp để phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19, chứ không liên quan gì đến tiêu chuẩn cấp phép hay chất lượng của sản phẩm.
Với sản xuất thiết bị y tế trong nước, gồm cả kit test chẩn đoán thì từ ngày 1/1/2020, các sản phẩm này phải đạt tiêu chuẩn ISO 13485. Sản phẩm kit test của Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á) đạt tiêu chuẩn này khi sản xuất. Do vậy bộ kit test COVID-19 của Việt Á đạt tiêu chuẩn trong nước dù không được WHO chấp nhận.
Tnh đến ngày 20/12/2021, Bộ Y tế đã cấp phép 146 sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2, trong đó 46 sinh phẩm xét nghiệm vật liệu di truyền (PCR, LAMP) tương tự như sản phẩm của Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á và Công ty cổ phần Sao Thái Dương (bao gồm 7 sinh phẩm sản xuất trong nước và 39 sinh phẩm nhập khẩu).
Bộ Y tế khẳng định, tất cả các sản phẩm cấp phép đều đã được đánh giá đạt yêu cầu, đáp ứng tiêu chuẩn, chất lượng của Việt Nam và đảm bảo đúng theo các quy định hiện hành. Các sản phẩm sau khi được cấp phép đều được theo dõi chất lượng và tính ổn định.
Về danh mục các sinh phẩm do WHO công bố và đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL), các công ty mong muốn sản phẩm của mình được đưa vào danh sách của WHO thì nộp hồ sơ đề nghị WHO xem xét. Tuy nhiên, Bộ Y tế khẳng định, mỗi quốc gia, tổ chức đều xây dựng tiêu chí và yêu cầu về hồ sơ, sản phẩm khác nhau về việc chấp thuận lưu hành sinh phẩm. Các công ty có nhu cầu lưu hành, sử dụng tại quốc gia và tổ chức nào sẽ nộp hồ sơ theo quy định của từng tổ chức, quốc gia đó.
Do vậy, việc cấp phép của Bộ Y tế đối với sản phẩm của Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á và các nhà sản xuất khác không phụ thuộc vào danh sách do WHO công bố.
Theo điều tra, Công ty Việt Á do Phan Quốc Việt thành lập. Tháng 3/2020, sau khi Hội đồng Khoa học và Công nghệ quốc gia thông qua, Bộ Y tế đã cấp phép đăng ký lưu hành cho sản phẩm kit xét nghiệm SARS-CoV-2 của Công ty Việt Á.
Phan Quốc Việt và thuộc cấp khai lợi dụng tính cấp bách về nhu cầu thiết bị xét nghiệm SARS-CoV-2 của các địa phương trên cả nước, trong đó có tỉnh Hải Dương. Việt và ông Phạm Duy Tuyến (Giám đốc CDC Hải Dương) thỏa thuận để Công ty Việt Á cung cấp sản phẩm cho CDC Hải Dương sử dụng trước, sau đó mới hợp thức thủ tục đấu thầu theo hình thức chỉ định thầu rút gọn.
Bộ Công an cho rằng Công ty Việt Á đã bán kit xét nghiệm cho CDC Hải Dương thông qua 5 hợp đồng với tổng giá trị 151 tỷ đồng. Trong đó, bị can Việt đã chi tiền phần trăm ngoài hợp đồng cho ông Tuyến gần 30 tỷ đồng. Cơ quan điều tra Bộ Công an tiếp tục mở rộng vụ án đối với các cá nhân, đơn vị liên quan để đảm bảo thu hồi tài sản cho Nhà nước.
https://vtc.vn/co-so-nao-bo-y-te-cap-phep-cho-kit-test-covid-19-cua-viet-a-ar653096.html
4. Ngày 21/12/2021
"
"
https://www.facebook.com/dohoa.tinhhoaquantri/posts/10164841571573504
"
"
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1290851154671493&id=100012398619433
3.
TTO - Những thông tin đăng tải trên website của Bộ Khoa học - công nghệ công bố thông tin 'đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới' và 'Bộ Y tế Anh cấp chứng nhận đạt chuẩn châu Âu' cho bộ kit test của Công ty Việt Á đã bị gỡ.
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, chiều 20-12, tuy vẫn tồn tại đường link trên công cụ tìm kiếm nhưng khi mở ra, những thông tin liên quan đến các chủ đề "Bộ Y tế Anh cấp chứng nhận đạt chuẩn châu Âu", "Bộ KIT xét nghiệm COVID-19 của Việt Nam sản xuất vừa được Tổ chức Y tế thế giới đánh giá... " liên quan đến bộ test kit của công ty Việt Á đã không còn tồn tại trên trang web của bộ.
Ngày 26-4-2020, Bộ Khoa học - công nghệ đã công bố trên website của bộ với tiêu đề: "Bộ KIT xét nghiệm COVID-19 của Việt Nam sản xuất vừa được Tổ chức Y tế thế giới chấp thuận".
Cụ thể, bộ đưa tin: "Ngày 26-4, Tổ chức Y tế thế giới đã chấp thuận bộ KIT xét nghiệm COVID-19 của Việt Nam do Bộ Khoa học - công nghệ giao cho Học viện Quân y và Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á phối hợp nghiên cứu và sản xuất".
Trên thực tế, tháng 4-2020, Bộ Khoa học - công nghệ đã từng gửi thông cáo báo chí chính thức, thông tin chính thức, phát ngôn chính thức tại các cuộc họp về bộ kit xét nghiệm COVID-19 của Việt Nam sản xuất được Tổ chức Y tế thế giới chấp thuận với thông tin chi tiết "WHO đã đánh giá bộ kit do Công ty Việt Á sản xuất theo quy trình danh sách khẩn cấp (EUL) và cấp mã số EUL 0524-210-00".
Trả lời về việc đột ngột gỡ bỏ trên website chính thức của bộ tại địa chỉ www.most.gov.vn những thông tin đã từng xác lập "chất lượng quốc tế", "được quốc tế công nhận" cho bộ test kit của Công ty cổ phần công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á) với tên gọi KIT LightPower iVA SARS-CoV-2 1sst RT-rPCR, đại diện Bộ Khoa học - công nghệ nói "cũng không rõ" về việc gỡ bỏ thông tin, cũng như thời điểm gỡ bỏ.
Đại diện Bộ Khoa học - công nghệ cũng từ chối bình luận về vấn đề này cũng như lý do của việc gỡ bỏ thông tin liệu có liên quan đến việc có những thông tin sai lệch, cố tình thổi phồng, thậm chí thông tin hoàn toàn không chính xác về việc WHO công nhận bộ test kit này.
"Bây giờ mọi việc liên quan bộ test kit này là do cơ quan điều tra kết luận", đại diện bộ nói.
Hiện tuy bị xóa trên trang web của bộ nhưng những thông tin này vẫn được đăng tải trên website một số địa phương cũng như nhiều cơ quan báo chí.
Trong khi đó, theo danh sách "SARS‐CoV‐2 IVDs: sản phẩm không được chấp thuận cho EUL" đăng tải trên website chính thức của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cập nhật ngày 10-12, có tên kit test của Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á.
Cụ thể, sản phẩm này nằm trong mục "Các ứng dụng đã được đánh giá và không đáp ứng được các bằng chứng, tài liệu cần thiết về độ an toàn, hiệu suất và/hoặc hệ thống quản lý chất lượng - xét nghiệm axit nucleic SARS-CoV-2".
https://tuoitre.vn/bo-khoa-hoc-cong-nghe-go-tin-bo-kit-test-covid-19-cua-viet-nam-duoc-who-chap-thuan-20211220151132514.htm?fbclid=IwAR1qubCFe0bdNY9XcoJXAIwV6LK5mqLc_M1tlDu7gK_nCF5kCKugmtHnSGg
2.
Nơi sản xuất kit test Covid-19 của Công ty Việt Á: Vài tủ cấp đông, máy tách chiết cũ
Theo VTV, thực tế phòng sản xuất của Công ty Việt Á chỉ có 10 người, hệ thống thiết bị máy móc là vài chiếc tủ cấp đông và vài máy tách chiết cũ.
Mới đây, VTV đã đăng tải phóng sự cận cảnh về một nơi sản xuất kit xét nghiệm Covid-19 của Công ty Công ty CP Công nghệ Việt Á (gọi tắt là Công ty Việt Á), với nhiều thông tin bất ngờ.
Cụ thể, theo thuật lại của VTV, tại xưởng sản xuất kit xét nghiệm của Công ty Việt Á, trong căn phòng rộng khoảng hơn 10m2 là nơi mà các kỹ thuật viên làm công tác pha chế, phối trộn sinh phẩm tạo ra bộ kit test.
Các nhân viên tại đây cho biết, mỗi ngày họ pha chế được 30.000 bộ kit xét nghiệm Covid-19 để cung cấp ra thị trường.
Một nữ nhân viên phòng sản xuất kể, nguyên liệu đầu vào do Tổng Giám đốc công ty phụ trách. Trong 1 test bao gồm nhiều thành phần còn nhân viên chỉ pha trộn theo công thức cho sẵn. "Còn các nguyên liệu ban đầu, trình tự như thế nào thì tụi em hoàn toàn không được biết", nữ nhân viên nói.
Một nam nhân viên cho biết, anh được công ty nhận vào làm thời vụ ở bộ phận đóng gói sản phẩm kit xét nghiệm Covid-19, không có bằng cấp gì. Người này được trả mỗi tháng là 6 triệu lương cứng.
Đáng nói, theo VTV, Công ty Việt Á trong phần tự giới thiệu nêu, họ có vốn điều lệ khoảng 1.000 tỷ đồng, cùng hàng ngàn nhân viên. Thế nhưng, thực tế phòng sản xuất của công ty chỉ có 10 người, còn lại là hơn 100 người gồm nhân viên kế toán, bán hàng, tiếp thị vùng. Hệ thống thiết bị máy móc là vài chiếc tủ cấp đông và vài máy tách chiết cũ.
Liên quan vụ Phan Quốc Việt (SN 1980, người sáng lập, đồng thời là tổng giám đốc Công ty Cổ phần công nghệ Việt Á) nâng khống giá kit test Covi-19, cơ quan công an đã khám xét 16 địa điểm tại 8 tỉnh, thành phố. Gồm: Hà Nội, TP.HCM, Hải Dương, Thừa Thiên-Huế, Bình Dương, Long An, Cần Thơ, Nghệ An.
Theo VTV Lao động, Công ty Việt Á có địa chỉ đăng ký kinh doanh với cơ quan chức năng là 372A/8 Hồ Văn Huê, phường 9, quận Phú Nhuận (TPHCM). Tuy nhiên, một người từng giữ chức vụ tại công ty nói, địa chỉ này chỉ đặt nhờ tại một nhà dân. Người này cho hay, Công ty Việt Á không hoạt động ở địa chỉ TP.HCM mà hoạt động tại địa chỉ 1/9A Quốc lộ 1A, Bình Đường 2, Dĩ An, tỉnh Bình Dương).
VTV cũng cho hay, khu vực sản xuất và kiểm tra chất lượng bộ kit test Covid-19 của chi nhánh công ty này tại 1/9A Quốc lộ 1A, Bình Đường 2, TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
(Tổng hợp theo VTV)
https://soha.vn/noi-san-xuat-kit-test-covid-19-cua-cong-ty-viet-a-vai-tu-cap-dong-may-tach-chiet-cu-20211220104114473.htm?fbclid=IwAR2fktRRbgImpgLKKkRDO9ssVrRbTAPHFQCDY5-YQuO6PYtL88wC6FPmZ2w
1. Ngày 20/12/2021
Đàn Chim Việt
Việt Á sản xuất kit test từ một cơ sở không bằng cái quán phở mà tại sao được duyệt cấp số đăng ký? Với tư cách một dược sĩ, đã từng đi sản xuất thuốc, tôi suy nghĩ suốt mấy ngày nay mà không thể nào hiểu nổi, tại sao họ cấp số đăng ký cho sản phẩm này lưu hành, cho phép tham gia vào việc xét nghiệm chống dịch?
Bộ kit test của Việt Á bắt đầu từ một cái gọi công trình khoa học do Bộ KHCN họp hôm mùng 6 tết (17/2/2020) ban ra. Lúc đó bộ trưởng là Chu Ngọc Anh, ký phê duyệt đề tài và giao cho Học viện Quân y cùng Công ty Việt Á thực hiện. Còn nhiều cơ quan, trường, viện, hội đồng nọ kia…nhúng mũi vào vụ này nữa. Rồi đây sẽ phải bạch hóa hết.
Rất mau chóng, ngày 3/3/2020 Bộ KHCN đã nghiệm thu đề tài sản phẩm chuyển sang đề nghị Bộ Y tế cấp phép lưu hành.
Và cũng rất mau mắn, ngày 4/3/2020 Bộ Y tế đã cấp phép.
Cơ quan gác cổng cuối cùng để cho sản phẩm có số đăng ký, tham gia vào xét nghiệm chống dịch chính là Bộ Y tế: họ là nơi xét duyệt cấp số đăng ký cho sản phẩm. Tại sao họ lại khinh suất đến thế?
Không có chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng ISO.
Đây gọi là vụ lừa đảo tập thể khủng khiếp! Đầu trò, dĩ nhiên là PHAN QUỐC VIỆT, chủ công ty VIỆT Á. Đồng phạm tiếp tay là một dây chuyền quan chức, từ Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Y tế, CDC các nơi… đã mờ mắt vì tiền mà tham gia vào. Họ cùng nhau móc tiền ngân sách, bóp nặn nhân dân. Và nguy hiểm hơn nữa, nó bóp méo số liệu chống dịch dẫn đến ở tầm vĩ mô thì đường lối đã sai lại càng sai lầm tiếp. Tầm vi mô là các cơ sở điều trị sẽ đưa ra các y lệnh sai lạc. Kết quả đổ hết lên đầu nhân dân: thảm họa đã diễn ra như ta vừa phải chứng kiến.
Lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước cần phải chỉ thị làm đến nơi đến chốn vụ này. Cần phải bóc tách, phơi ra dưới ánh sáng mặt trời tất cả những con sâu bọ đang hàng ngày hàng giờ hút máu nhân dân, bất kể chúng là ai, ở cương vị nào!
PS: trong văn bản của WHO trả lời về kit của Việt Á, ngay đầu trang họ đề rõ, OUTCOME: NOT ACCEPTED! Ai không biết tiếng Anh, vào google dịch, họ dịch cho là, KHÔNG ĐƯỢC CHẤP NHẬN!
Hai giáo sư đầu ngành Long- Anh, có biết dùng google dịch không nhỉ?
Trần Thanh Cảnh
http://www.danchimviet.info/hai-bo-truong-nguyen-thanh-long-va-chu-ngoc-anh-phai-chiu-trach-nhiem-ve-vu-kit-test-covid-rom-viet-a/12/2021/24780/
https://www.facebook.com/Chumonglong/posts/5388257587855107
https://www.facebook.com/Chumonglong/posts/5393435587337307
https://www.facebook.com/Chumonglong/posts/5392719314075601
---
BỔ SUNG
2.
Thứ Ba, 17-03-2020, 18:22
Bộ công cụ thử nhanh phát hiện Covid-19 của Việt Nam.
NDĐT – Ngày 17-3, ông Phan Quốc Việt, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á cho biết, có 20 quốc gia đang đàm phán mua bộ sinh phẩm kít xét nghiệm virus corona chủng mới của Việt Nam.
Trước mắt công ty sẽ xuất khẩu sang Iran, Phần Lan, Malaysia, Ukraine. Trong số này Iran đặt 200.000 test (4.000 bộ), Ukraine đặt 15.000 test (300 bộ) nhưng trước mắt chuyển 100 test thử nghiệm.
Trong nước, Thành phố Hà Nội cũng đặt 200.000 test để sử dụng cho nhu cầu của Hà Nội và xuất khẩu tặng Italy, một trong những ổ dịch lớn nhất ở châu Âu.
Với Đề tài nghiên cứu sản xuất bộ sinh phẩm chẩn đoán xét nghiệm chủng virus corona mới (SARS-CoV-2) do Học viện Quân y chủ trì, phối hợp với Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á thực hiện, Việt Nam đã trở thành một trong số ít quốc gia trên thế giới phát triển được các bộ kít xét nghiệm phát hiện Covid-19.
Hiện mỗi ngày Việt Nam có thể sản xuất được hàng chục nghìn bộ kít với mức giá khoảng 500.000 đồng cho một lần xét nghiệm, trong đó đã bao gồm tất cả các vật tư, thiết bị đi kèm. Nhờ vậy, trong trường hợp xấu khi chẳng may dịch bùng phát, Việt Nam hoàn toàn có khả năng tự chủ động cung ứng về nguồn kít xét nghiệm.
Nhóm nghiên cứu đang tập huấn kỹ thuật xét nghiệm tại nhiều cơ sở trong nước như: CDC Đà Nẵng, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, CDC Bắc Giang, Bệnh viện Bạch Mai...
Báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, "Kit real-time RT-PCR của Việt Nam có nhiều ưu điểm hơn (cho kết quả nhanh hơn, dễ sử dụng hơn so với Kit của CDC Mỹ và WHO đang sử dụng) nên các đơn vị sử dụng phản hồi tốt về chất lượng kít".
Không chỉ có Học viện Quân y, các nhà khoa học khác của Việt Nam cũng đang tiếp tục phát triển nhiều bộ kít test nhằm xét nghiệm Covid-19.
Trước đó, nhóm nghiên cứu của PGS, TS Đồng Văn Quyền và PGS, TS Đinh Duy Kháng (Viện Công nghệ sinh học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cũng từng tuyên bố về việc đã chế tạo thành công bộ kít phát hiện virus SARS-CoV-2.
Ngoài ra, Đại học Bách khoa Hà Nội cũng đã phát triển thành công bộ công cụ phát hiện nhanh chủng virus corona mới cho kết quả trong vòng 70 phút. Khác với các bộ kít trước đó, bộ kít đẳng nhiệt của Đại học Bách khoa Hà Nội không cần đến các máy Real-time PCR, thay vào đó, nó sử dụng các block nhiệt hết sức đơn giản với giá thành chưa đến 2 triệu đồng.
Hiện Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đang tiến hành hỗ trợ Đại học Bách khoa trong việc đánh giá và cung cấp các bằng chứng khoa học để nhóm nghiên cứu có thể hoàn thiện kết quả nghiên cứu.
* Việt Nam tìm ra cách thử nhanh virus corona trong vòng 70 phút
* Việt Nam công bố có thể sản xuất 10.000 bộ kít phát hiện nCoV/ngày
Thảo Lê
1.
(Chinhphu.vn) - Chúng ta đi sau so với thế giới khoảng vài tuần nên đã tận dụng được lợi thế này để tối ưu hóa bộ kit xét nghiệm virus SARS-CoV-2, nâng hiệu suất, công suất lên gấp 4 lần, giá thành mỗi bộ kít dự kiến bằng 1/4 giá thành một bộ kit tương tự của nước ngoài.
Đại diện nhóm nghiên cứu sản phẩm xét nghiệm phát hiện virus SARS-CoV-2. |
Ngày 4/3, Bộ Y tế đã có Quyết định số 774/QĐ-BTY về việc ban hành danh mục 02 sinh phẩm chẩn đoán invitro xét nghiệm virus Corona (SARS-CoV-2) được cấp số đăng ký do Học viện Quân y và Công ty cổ phần công nghệ Việt Á sản xuất để phục vụ kịp thời công tác phòng chống dịch bệnh COVID 19. Trên cơ sở đó, Việt Nam đã tiến hành sản xuất hàng loạt bộ test-kit xét nghiệm virus SARS-CoV-2.
Theo Trung tướng Đỗ Quyết, Giám đốc Học viện Quân Y, báo Sức khỏe đời sống cho biết: đề tài nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm Real-time RT-PCR one step phát hiện COVID-19 là đề tài khoa học và công nghệ độc lập cấp quốc gia. Thành công của đề tài đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa lớn trong tình hình dịch COVID-19 đang là mối lo ngại và nguy hiểm trên toàn cầu.
Đến thời điểm này, có thể khẳng định thành công của đề tài chính là lần đầu tiên Việt Nam đã có bộ kit do chính Việt Nam sản xuất với số lượng lớn, chất lượng tốt tương đương với chất lượng bộ kit Việt Nam đang sử dụng của thế giới.
Bên cạnh đó, bộ kit được sản xuất theo quy trình hết sức nghiêm ngặt, đạt tiêu chuẩn với một số ưu việt như kỹ thuật được tích hợp của các thử nghiệm nên tránh được những thao tác không chính xác; thời gian bộ kit cho kết quả xét nghiệm sẽ rút ngắn hơn, vì vậy giá thành của bộ kit cũng giảm hơn.
Thượng tá Hồ Anh Sơn, Phó Giám đốc Viện nghiên cứu Y dược học Quân sự, Học viện Quân Y, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu cho biết thêm, quá trình nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ sản xuất theo quy trình hết sức nghiêm ngặt, bộ kit được sản xuất trên dây chuyền đạt tiêu chuẩn ISO 13485, phòng thí nghiệm (Labo) thực hiện nghiên cứu đạt tiêu chuẩn ISO Class 8.
Bộ kit được kiểm định các tiêu chí độ nhạy, độ đặc hiệu, độ chính xác, độ lặp lại. Kết quả cho thấy các tiêu chí tương đương bộ sinh phẩm do US CDC và WHO sản xuất.
Các tiêu chí này được kiểm định độc lập tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, đặc biệt bộ kit được đánh giá trên các mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân, với 5 loại thiết bị phổ biến ở các cơ sở y tế đều cho kết quả chính xác tin cậy tại tất cả các thiết bị và tất cả các lần thử nghiệm.
Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã khẳng định, bộ sinh phẩm được khuyến cáo sử dụng để phát hiện COVID-19
Thượng tá Sơn cũng chia sẻ thêm: Vì chúng ta là những người đi sau so với thế giới (khoảng vài tuần) nên nhóm nghiên cứu cũng đã tận dụng được lợi thế này để tối ưu hóa bộ kit. Nếu như bộ kit của CDC Hoa Kỳ cung cấp giai đoạn đầu thì họ làm 4 phản ứng nên tối đa trong 1 lần chạy là 24 mẫu còn chúng ta đã tối ưu hóa nên chỉ còn 1 phản ứng nên hiệu suất, công suất là gấp 4 lần – nghĩa là 1 lần chạy được tối đa 96 mẫu. Thời gian chạy là hơn 1 tiếng.
Giá thành mỗi bộ kít dự kiến bằng 1/4 giá thành một bộ kit tương tự của nước ngoài.
“Đây mới chỉ là thành công giai đoạn đầu bởi để một sản phẩm khẳng định được chất lượng hơn thì cần thêm một thời gian nữa thì tiếp tục tối ưu tốt hơn. Đề tài này chúng tôi được giao nhiệm vụ trong 18 tháng”- Thượng tá Sơn nhấn mạnh.
Hiện Bộ Y tế đã cấp phép tạm thời, đưa vào sản xuất đại trà bộ Kit này trong 6 tháng. Cơ quan nghiên cứu vẫn trong quá trình thực hiện xét nghiệm sàng lọc, sản xuất sinh phẩm chẩn đoán invitro (trong ống nghiệm) phải tiếp tục phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đánh giá hiệu quả của sản phẩm trên lâm sàng và kiểm tra với sản phẩm đối chứng. Nhóm nghiên cứu cũng tiếp tục hoàn thiện sản phẩm và hồ sơ để được xem xét cấp số đăng ký lưu hành theo quy định.
"Chúng tôi tuân thủ nghiêm ngặt quy định của Bộ Y tế và tiếp tục các thử nghiệm tiếp theo, phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương kiểm chứng, nâng cao độ chính xác, hiệu quả của kỹ thuật. Chúng tôi sẽ có báo cáo Bộ Y tế hàng tháng. Sau 6 tháng với kết quả các ca thử nghiệm lâm sàng sẽ rà soát lại để trình Bộ Y tế cấp phép sử dụng tiếp theo", Trung tướng Đỗ Quyết nói./.
http://baochinhphu.vn/Suc-khoe/Uu-diem-vuot-troi-cua-bo-kit-xet-nghiem-SARSCov2-made-in-VietNam/389213.vgp
..
2.
Trả lờiXóa20 nước đặt mua kít phát hiện Covid-19 của Việt Nam
Thứ Ba, 17-03-2020, 18:22
10.
Trả lờiXóaBộ Khoa học - công nghệ: Kit xét nghiệm Việt Á được nhận gần 19 tỉ đồng kinh phí nghiên cứu
26/12/2021 15:52 GMT+7
TTO - Ngày 26-12, Bộ Khoa học và công nghệ công bố thông tin liên quan đến kit xét nghiệm COVID-19 là sản phẩm của một nhiệm vụ nghiên cứu khoa học - công nghệ cấp quốc gia, do Học viện Quân y phối hợp với Công ty cổ phần công nghệ Việt Á.