Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn người-việt-bốn-phương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người-việt-bốn-phương. Hiển thị tất cả bài đăng

01/04/2019

Làm trong công ty đa quốc gia của Nhật Bản : nhật kí mở của em Trung

Trung là một cựu học sinh ở Thái Nguyên, vốn dân kĩ thuật, rồi đến với tiếng Nhật và có một thời gian du học tại Nhật Bản. Một thời Fb của Trung là "Trung Thần Thông", rồi thì đã trở về với tên chính "Nguyễn Hoàng Trung".

Bây giờ, Trung đã vào làm việc chính thức trong một công ty đa quốc gia của Nhật Bản - trụ sở chính tại Tokyo.

Từ vài năm trước, vẫn thấy Trung kể nhanh về công việc đi làm thông dịch của em (có khi là song ngữ Anh - Nhật). Những mẩu chuyện  vui vui, thú vị. 

Còn từ khoảng một năm nay, tức là từ khi vào công ty Nhật Bản, em lại hay kể về công việc trong công ty. Lại những mẩu chuyện vui vui và thú vị nữa.

02/03/2019

Tính nấu cháo hai con vịt bắt lên từ dòng sông Ê-đô ở Tokyo

Edo (đọc là Ê-đô) cùng với Kanda (đọc là Kan-đa) là những con sông chính yếu của thủ đô Tokyo.

Edo chính là tên gọi cũ của Tokyo. Có dòng sông Edo với nhiều nhánh, và cũng có riêng một quận mang tên Edo (gọi đúng là "quận Sông Edo", tức "Edo-gawa ku").

Đọc nhanh về dòng sông Kanda ở đây (tháng 8/2014) hay ở đây.

28/01/2019

Công Táo lên giời 2019 : hết năm Tuất chuẩn bị sang năm Hợi

Ngày cụ Công cụ Táo lên trời, vào ngày 23 tháng Chạp, thì các năm trước, có thể đọc lại ở đây (năm 2015) hay ở đây (năm 2016), ở đây (năm 2017).

Bây giờ là cập nhật năm 2019. Tháng 1 năm 2019, ngày Cúng Táo nhằm vào đúng Thứ Hai 28/1, vì vậy có nhiều gia đình đã làm sớm một ngày (tức vào Chủ Nhật ngày 27/1).

Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thì thực hiện nghi thức thả cá chép xuống Hồ Gươm rất sớm, từ ngày 26/1.

21/01/2019

Có một dịch giả như Nguyễn Tiến Văn : quanh quẩn đời viết bên khám Chí Hòa

Cuộc đời ông phản chiếu bức tranh hiện thực của một Việt Nam bị chia cắt, li tán, rồi thống nhất, và hiện đang đổi mới. Ông là bạn của Nguyễn Hiến Lê hồi trước 1975, và cũng là bạn của nhóm Bùi Chát - Lí Đợi, cũng như Trần Nguyên Anh trong những năm đầu thế kỉ XXI.

Năm nay, ông đã bước vào tuổi 80.

14/01/2019

Giáo dục kĩ năng sống ở trường học : một ví dụ từ Mĩ (bài Đỗ Hoàng Diệu)

Một số trường Việt Nam đang cho chạy chương trình Kĩ năng sống. Nhưng sau nhiều năm với chương trình ấy, vẫn chưa thấy bọn trẻ biết xếp hàng. Vẫn là kiểu giáo dục hết sức mung lung và giáo điều. Mà không phải là những thứ thiết thực như là chào hỏi người lớn, chào hỏi nhau, xếp hàng, trật tự, xử lí rác, may vá thêu thùa,...

Về giáo dục liên quan đến ma túy, thì hình như, gần đây một trung tâm được mở bởi nhà ngoại cảm Lê Trung Tuấn đang hợp tác với nhiều nhà trường (ví dụ xem lại ở đây). Trung tâm có một cố vấn khoa học là nhà tâm lí giáo dục học Mạc Văn Trang.

Còn ở dưới là một mẩu của Đỗ Hoàng Diệu - đang làm dâu ở Mĩ - kể về giáo dục ma túy trong trường học bên đó.

11/01/2019

17/12/2018

Đặng Văn Lâm (thủ môn sinh năm 1993) : thể thao đỉnh cao và mối tình Việt - Nga

Trong đội hình tuyển Việt Nam dự và đoạt cúp vô địch AFF 2018 này, mình ấn tượng nhất với thủ môn Đặng Văn Lâm.

Lâm được gọi dân dã là "Lâm Tây", bởi anh có bố Việt và mẹ Nga. Một mối tình Việt - Nga. Gắn với thể thao đỉnh cao của quê cha.

Anh là một Yashin Việt Nam. Lâm sinh năm 1993 tại Mạc Tư Khoa, được đào tạo trong các lò bóng đá lớn của Nga. 

12/12/2018

Hai người Việt nhận huân chương từ Hoàng gia Nhật Bản

Ông Trần Ngọc Phúc (Chủ tịch Hội Người Việt Nam tại Nhật Bản) và ông Trần Văn Thọ (Giáo sư Đại học Waseda).

Về huân chương do nhà vua Nhật Bản đại diện Hoàng gia ban tặng cho công dân Nhật Bản và ngoại quốc, thì có thể tham khảo thêm ở đây hay ở đây.

09/12/2018

Trên quê hương của bác sĩ Asaba, có thêm nhiều quán ăn Việt Nam

Câu chuyện cứ phải tính bằng cả thế kỉ, tức là gắn với năm 1918 khi cụ Phan Bội Châu trở lại thị trấn Asaba để dựng bia tưởng niệm bác sĩ Asaba.

Những năm 2010s này, sau một trăm năm, có rất nhiều quán ăn Việt Nam trên quê hương bác sĩ Asaba. Lần trước đã nói về một quán mới khai trương (ở đây, hồi tháng 11 năm 2017, quán Bún Chả Hà Nội).

Bây giờ là thêm một số thông tin. Giá như bây giờ, năm 2018, thì chắc cụ Phan Bội Châu có thể mời cụ Asaba tới các quán ăn Việt Nam để chiêu đãi và đàm đạo.

07/11/2018

Bầu cử giữa kì ở xứ Đồ Nam Trump và tiếng Việt

Tiếng Việt được ghi bằng quốc ngữ hiện nay, thời điểm các năm 2014-2018, đang có xu hướng quốc tế hóa mạnh. Đi và ngó nghiêng nhiều nơi trên thế giới, cả Đông cả Tây, đã thấy bảng hiệu hay ghi chú bằng tiếng Việt bên cạnh các tiếng khác (Anh, Pháp, Trung Quốc, Nhật, Thái,...).

Các di tích liên quan đến người Việt trên thế giới, gần đầy cũng đã có bảng giới thiệu hay chỉ dẫn nhanh bằng tiếng Việt, ví dụ với công chúa thời chúa Nguyễn đi làm dâu nước Phù Tang thì đọc ở đây (năm 2017).

Bây giờ là về mùa bầu cử đang diễn ra tại Mĩ. Tâm điểm là chàng Đồ Nam Trump. Liếc nhanh, thấy tiếng Việt.

01/11/2018

Sư ông Làng Mai trở lại chốn tổ, tĩnh dưỡng những ngày tháng còn lại

Mãi đến khoảng năm 2000, mình mới bắt đầu đọc sách của sư ông Làng Mai một cách có hệ thống. Hồi thập niên 1990, trong kí túc xá Mễ Trì, thì chủ yếu đọc chơi chơi, không mấy để tâm, quanh đi quẩn lại với "đường mây" hay Nguyễn Lang.

Mà quyển đọc chăm chú đầu tiên, lại là một cuốn sách dịch. Sư ông viết bằng tiếng Anh, và bản dịch ấy là tiếng Nhật.

15/10/2018

Bỏ mình nơi đất khách quê người : Lưu học sinh tại Nhật Bản liên tiếp tử vong

110 năm trước, cụ Trần Đông Phong đã nằm lại đất Nhật Bản giữa cuộc Đông Du tìm đường cứu nước dưới ngọn cờ của các lãnh tụ Phan Bội Châu - Cường Để (đọc ở đây, hay ở đây).

Khoảng 10 năm nay, tức là sau câu chuyện của cụ Phong khoảng 100 năm, thì lượng lưu học sinh Việt Nam (gồm học sinh, thực tập sinh, nghiên cứu sinh,...) đến Nhật Bản tăng vọt. Có rất nhiều thanh niên đã đột tử vì cuộc sống mưu sinh khắc nghiệt nơi đất khách.

13/10/2018

Liếc nhanh nước Mĩ, với người Việt và người Hoa, cùng bác Long

Bác Long là học giả Ngô Vĩnh Long.

Làm một chuyến "du lịch liếc nhanh qua Fb" với bác.

Đang là trung tuần tháng 10. Nước Mĩ cũng vừa vào mùa lá đỏ. Fb quả tiện lợi, giúp chúng ta có thể liếc cả mùa thu ở một nơi rất xa với cách nhàn nhã nhất.

14/09/2018

Bia đá năm 1918 tưởng niệm bác sĩ Asaba : đính chính một chi tiết nhỏ (năm 2018)

Mới nhận được văn bản ấn hành năm 2018 của ngôi trường danh tiếng Quốc Học Huế. Một tập hợp các bài viết đóng chung, với tên Giai phẩm xuân 2018.

Trong tập Giai phẩm này, có một bài nói về tấm bia đá do cụ Phan Bội Châu dựng năm 1918 để tưởng niệm cụ Asaba. Có một chi tiết nhỏ về vấn đề dịch thuật trong bài đó cần đính chính nhanh một chút, vì bây giờ đã là 2018 rồi.

Đó là: tác giả trong Giai phẩm có lẽ dựa theo tư liệu cũ nào đó, ghi là tôi dịch bài văn bia từ tiếng Nhật sang tiếng Việt. Đại khái là trùng dịch: ông Goto người Nhật dịch từ Hán văn ra Nhật văn, rồi ông Giao lại dịch từ Nhật văn ra Việt văn (tức là dịch qua bản trung gian là Nhật văn của Goto).

02/09/2018

Quốc khánh 2018 : lễ Vu Lan tại ngôi chùa Việt ở cảng Tokyo

Đúng ngày 2/9 năm 2018, lễ Vu Lan được cử hành tại ngôi chùa Việt Nam ở khu cảng Tokyo (Nhật Bản). Còn ở vùng tỉnh Fukuoka (tỉnh thủ phủ của miền Tây Nhật Bản, đã có đường bay thẳng về Việt Nam từ hơn chục năm trước), thì đã điểm tin ở đây.

Khu cảng Tokyo là một vùng khá hấp dẫn với tôi ngày trước, bởi nhiều thứ. Lúc đó, người Việt ở Tokyo còn chưa nhiều, và không thấy ai bảo là đang ở khu cảng. Mùa thu năm 1999, tôi đã bắt đầu du lãng ra đó.

Một mùa hè, tôi lên phòng thầy Daniel - giáo viên hướng dẫn - để hỏi ý kiến ông rằng, tôi muốn chuyển nhà ra khu cảng để ở trong khoảng nửa năm. Ông đưa ra nhiều giải pháp, và kết luận chung lại là: tôi không ra cảng nữa, cứ tiếp tục ở khu vực Odai cho lành ! Ông kí vào giấy để tôi xin nhà trường cho ở lại Odai. Về Odai thì đã kể chút xíu ở đây và ở đây (tháng 11 năm 2013).

29/08/2018

Sát bến tàu Cường Để rời bỏ nước Nhật ngày trước : giờ sắp có lễ Vu Lan của đạo tràng người Việt

Ít thời gian trước, tôi đã du lãng tới bến tàu mà cụ Cường Để phải rời bỏ nước Nhật khi phong trào Đông Du thất bại. Các cụ Phan Bội Châu và Cường Để bị nhà đương cục Nhật Bản trục xuất.

Khu vực bến tàu ấy, tôi đã kể ở đâyở đây, ở đây (năm 2016). Hồi ấy du lãng tới MoriShimo-ga-seki (hiện là Shimo-no-seki).

Hơn 100 năm trước, khu vực ấy hoàn toàn xa lạ với người Việt.

Nhưng bây giờ, sau hơn 100 năm, người Việt đã tập trung về đó khá đông, để học tập, làm việc và cư trú (một số là cư trú tạm, một số là định cư). Một đạo tràng Phật giáo Việt Nam đã được xây dựng, và sắp tới sẽ có lễ Vu Lan Báo Hiếu được tổ chức.

27/08/2018

mùa Vu Lan với người Việt hải ngoại : tháng 8 và 9 ở Nhật Bản

Hiện nay, ở thời điểm 2010s, đã có khá nhiều ngôi chùa Việt trên đất Nhật Bản. Ví dụ, đợt trước đã giới thiệu về chùa Việt Nam tại tỉnh Kanagawa - bên cạnh thủ đô Tokyo (xem lại ở đây).

Phật giáo Việt Nam đang phát triển trên đất Nhật. Khác hẳn với tình hình các thập niên 1990, 2000. Nhưng cũng chính là kết quả của quá trình chuẩn bị từ thập niên 1990 đến nay.

Đi lướt nhanh một chút về mùa Vu Lan theo phong cách Phật giáo Việt Nam trên đất Nhật năm 2018 (tháng 8 và tháng 9 dương lịch).

17/08/2018

Lướt xem nơi hoạt động thời 1670s của cha Pierre Lambert tại Nam Định (bài của Tuyết Trần)

Một ghi chép nhanh về một chuyến đi nhanh về quê nội Nam Định của Tuyết Trần. Sẽ thấy hình ảnh của nhà thờ và những nơi chốn gắn với cha Pierre Lambert (người đã hoạt động tích cực ở Việt Nam thời 1670s). Sẽ thấy nhà thờ đổ Hải Lý, nhà thờ Phú Nhai, nhà thờ Kiên Lao,... và thú vị nhất là những suy tưởng về quê hương của chị Tuyết Trần.

Chị đi về quê cùng chồng người Pháp. Được các sơ ở Nam Định thết đãi bằng nước chanh và chuối ngự cùng bánh thánh vụn.