Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

01/11/2018

Sư ông Làng Mai trở lại chốn tổ, tĩnh dưỡng những ngày tháng còn lại

Mãi đến khoảng năm 2000, mình mới bắt đầu đọc sách của sư ông Làng Mai một cách có hệ thống. Hồi thập niên 1990, trong kí túc xá Mễ Trì, thì chủ yếu đọc chơi chơi, không mấy để tâm, quanh đi quẩn lại với "đường mây" hay Nguyễn Lang.

Mà quyển đọc chăm chú đầu tiên, lại là một cuốn sách dịch. Sư ông viết bằng tiếng Anh, và bản dịch ấy là tiếng Nhật.

Mình phát hiện ra nhóm sách Thích Nhật Hạnh toàn bằng tiếng Nhật ở trong chùa. Người Nhật đã dịch sách của sư ông Làng Mai một cách chu đáo, như cách làm theo phong cách thường thấy của học giới xứ Dâu.

Rồi sau này, mới đọc các sách ấy bằng tiếng Việt.

Nhưng, cũng chỉ được một ít thời gian mà thôi. 

Quãng các năm 2009 - 2010, những lần đi du lãng xứ Thanh với một bác là cựu lãnh đạo của Ban Tôn giáo Chính phủ, trong lúc trò chuyện chỉ hai người, ông có nói khá kĩ về sư ông Thích Nhật Hạnh cùng bầu đoàn đệ tử mấy lần về thăm Việt Nam. Vị lãnh đạo đó vốn là Phó Chủ tịch hay Chủ tịch của một tỉnh ở đồng bằng sông Hồng, được đôn lên lãnh đạo Ban Tôn giáo. Vị ấy không có thiện cảm với sư ông lắm. Mình chỉ nghe để biết vậy thôi. Chắc ở cự li gần thì nhìn mọi thứ cụ thể hơn bình thường. Không rõ là quan điểm cá nhân của vị đó, hay là của chung chính giới.

Bây giờ, tháng 10 năm 2018, sư ông Làng Mai đã về nhà. Cụ đã vượt các đường mây, trở về với tổ đình Từ Hiếu ở Huế.

Cập nhật dần tin tức sau loạt tin chính đầu tiên.








---



TIN CHÍNH




Bùi Ngọc Long

Trong lá thư gửi huynh đệ môn phái và chư tôn đức Phật giáo Huế, Thiền sư Thích Nhất Hạnh bày tỏ mong muốn được trở về để viên tịch ở tổ đình Từ Hiếu.



THiền sư Thích Nhất Hạnh trở về Tổ đình Từ Hiếu (TP.Huế, THừa Thiên- Huế) chiều 28.10.2018 /// Bùi Ngọc Long
THiền sư Thích Nhất Hạnh trở về Tổ đình Từ Hiếu (TP.Huế, THừa Thiên- Huế) chiều 
28.10.2018
BÙI NGỌC LONG


Ngày 30.10, Ni sư Thích nữ Như Minh, đệ tử của Thiền sư Thích Nhất Hạnh cho biết, đợt trở về lần này, Thiền sư sẽ ở lại tịnh dưỡng lâu dài cho đến cuối đời tại Tổ đình Từ Hiếu (TP.Huế, Thừa Thiên- Huế).



Thiền sư Thích Nhất Hạnh nguyện vọng được viên tịch tại Tổ đình Từ Hiếu - ảnh 1
Tăng ni, Phật tử Huế đón Thiền sư Thích Nhất Hạnh trở về Tổ đình Từ Hiếu
ẢNH BÙI NGỌC LONG
Ni sư Thích nữ Như Minh cũng cho biết, tâm nguyện đó của Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã được thể hiện trong bức thư mà ngài gửi cho các huynh đệ, con cháu của Tổ đình Từ Hiếu cùng chư tôn đức, Phật tử quê nhà.
Bức thư ghi ngày 26.10.2018, được Thiền sư Thích Nhất Hạnh đóng dấu ấn chứng sau khi thiền sư về tới Đà Nẵng, nêu rõ tâm nguyện của ông: "Sứ mệnh hoằng pháp độ sinh cho cả Đông Tây đã phần nào được thành tựu. Vòng tròn giờ đây đang khép lại, tôi thấy rằng, đã đến lúc tôi cần trở về Tổ đình để chung sống cùng chư huynh đệ trong những năm tháng này. Ao ước được trở về nơi đất Tổ và xây dựng nề nếp tu học tại Tổ đình là thao thức thâm sâu nhất của tôi trong suốt những năm qua. Do đó, tôi đã quyết định trở về Việt Nam, để được sống nơi đất Tổ, có mặt cùng chư huynh đệ và con cháu của Tổ đình cho đến ngày tôi chuyển bỏ hóa thân này. Không những thế, giờ đây chúng ta đã có hàng triệu con cháu của Tổ đình Từ Hiếu từ những quốc gia khác nhau khắp nơi trên thế giới. Vì lòng thương tưởng đàn hậu học, tấm lòng lân mẫn đến những thế hệ tương lai, tôi muốn nhập diệt tại chốn Tổ để con cháu Tổ đình có gốc rễ và nơi chốn quay về nương tựa".
Trong bức thư này, Thiền sư Nhất Hạnh cũng đã nhắc đến tác phẩm Thế giới Phật giáo (The Buddhist World) của  GS.TS Phật học John Powers (một học giả Phật học người Úc) do Nhà xuất bản Routledge Worlds, trong phần Tiểu sử (phần IV) đã chọn 13 vị thầy đã góp phần vào sự hình thành và phát triển của đạo Phật (Bụt) trên toàn thế giới trong suốt quá trình 2.500 năm lịch sử của Phật giáo.
Đây là công trình mang tính hàn lâm, rất quy mô do các vị học giả Phật học nổi tiếng thế giới hiện nay thực hiện. Trong sách này, GS.TS Phật học John Powers đã chọn Đức Phật Thích ca Mâu ni là vị thầy đầu tiên và Thiền sư Thích Nhất Hạnh được chọn là vị thầy thứ 10, kế sau đó 11 là Hòa thượng Ấn Thuận ( Master Yinshun); 12 là Đức Đạt Lai Lạt Ma và 13 là Buddhadãsa Bhikkhu.
Cùng ngày, ông Nguyễn Văn Lập, Trưởng Ban tôn giáo tỉnh Thừa Thiên- Huế, cho biết, Thiền sư Thích Nhất Hạnh trở về Việt Nam theo visa du lịch. Ngài hiện đang mang quốc tịch Pháp và trở về Tổ đình Từ Hiếu cũng như những người con Việt kiều đi xa trở về nhà. Mọi thủ tục sẽ được chính quyền tạo điều kiện theo các quy định đăng ký tạm trú, tạm vắng dành cho công dân nước ngoài về thăm quê hương. Nếu trong thời gian về thăm và ở lại tịnh dưỡng mà ngài viên tịch, các đệ tử, môn phái có trách nhiệm báo với Sở Ngoại vụ tỉnh để Sở Ngoại vụ đề nghị Bộ Ngoại giao có công hàm gửi cho nước mà ngài mang quốc tịch. Thông báo công dân của nước họ đã mất tại Việt Nam để làm các thủ tục pháp lý, báo tử theo luật pháp Việt Nam cũng như pháp luật của nước có công dân mất ở Việt Nam.
Cũng theo ông Lập cho biết, trong đợt về Huế lần này, đoàn của Thiền sư Thích Nhất Hạnh không có đăng ký hoạt động, sinh hoạt tôn giáo nào.
https://thanhnien.vn/doi-song/thien-su-thich-nhat-hanh-nguyen-vong-duoc-vien-tich-tai-to-dinh-tu-hieu-1018463.html



---

BỔ SUNG

..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.