Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

06/12/2018

"Người lạ quen biết" vừa trở thành Di sản Văn hóa Phi vật thể UNESCO

Tên chính thức bây giờ được sử dụng là "Thần tới thăm" (lai phỏng thần来訪神, raiho-shin). UNESCO cũng sử dụng cách gọi Raiho-shin. Và tên đầy đủ là: Raiho-shin, ritual visits of deities in masks and costumes (xem ở đây).

Một quan tâm chung của ngành Văn hóa Dân gian Nhật Bản (tức học hội Văn hóa Dân gian Nhật Bản, và những nhà nghiên cứu về folklore Nhật Bản).

Ngày trước, trong nhóm, chúng tôi cũng đã kí âm là "raiho-shin", tức là sử dụng cách dễ hiểu là thêm một gạch nối (-) để phân tách từ. Nhưng một anh bạn có bằng giảng dạy tiếng Nhật quốc tế (phải học và tham dự kì thi để lấy bằng) thì cứ khăng khăng là không nên làm thế, cần có cách kí âm khác (tôi quên tịt phương án của anh ấy, nhưng đại khái là rắc rối). 

Nhưng bây giờ, UNESCO đã sử dụng cách kí âm giản dị như vậy. Vấn đề là cần phải "giản dị hóa" cách làm.

Học giả Orikuchi là người đầu tiên trong học giới Nhật Bản đi sâu vào nghiên cứu Raiho-shin. Ông đưa ra thuyết nổi tiếng gọi là "mare-bito" (người lạ nhưng quen biết) từ đầu thời Chiêu Hòa - chính xác là Chiêu Hòa 4, tức năm 1929.

Orikuchi được xem là một cao đệ của Yanagita Kunio - ông tổ của ngành Văn hóa Dân gian Nhật Bản. Thuyết Mare-bito của người cao đệ là một phát triển mới cho thuyết về "linh hồn tổ tiên" của thầy.

Có thể xem Orikuchi là lứa đàn anh một chút so với Shibusawa. Cả hai người, một vị là Thống đốc Ngân hàng Trung ương và Bộ trưởng Tài chính, còn một người văn nhân (Giáo sư đại học, nhà thơ), đều bái Yanagita Kunio làm sư phụ. Còn sư phụ đang làm việc trong chính phủ thì xin nghỉ luôn, về nhà lập ra một trường phái mới cho học thuật.

Một ít tin tức từ các nơi.

Tháng 12 năm 2018,
Giao Blog














---

TIN TỨC


1.





Japan

Inscribed in 2018 (13.COM) on the Representative List of the Intangible Cultural Heritage of Humanity










© Agency for Cultural Affairs (Japan), 2017
Raiho-shin rituals take place annually in various regions of Japan – especially in the Tohoku, Hokuriku, Kyushu and Okinawa regions – on days that mark the beginning of the year or when the seasons change. Such rituals stem from folk beliefs that deities from the outer world – the Raiho-shin – visit communities and usher in the new year or new season with happiness and good luck. During the rituals, local people dressed as deities in outlandish costumes and frightening masks visit houses, admonishing laziness and teaching children good behaviour. The head of the household treats the deities to a special meal to conclude the visit, and in some communities the rituals take place in the streets. In some communities, men of a certain age become the Raiho-shin, while in others women play such roles. Because the rituals have developed in regions with different social and historical contexts, they take diverse forms, reflecting different regional characteristics. By performing the rituals, local people – notably children – have their identities moulded, develop a sense of affiliation to their community, and strengthen ties among themselves. In accordance with their ancestors’ teachings, community members share responsibilities and cooperate in preparing and performing the rituals, acting as the practitioners responsible for transmitting the related knowledge.

https://ich.unesco.org/en/RL/raiho-shin-ritual-visits-of-deities-in-masks-and-costumes-01271


2.

ユネスコ無形文化遺産にナマハゲなど8県の「来訪神」

2018.11.29 16:50












 インド洋・モーリシャスで開催中の国連教育科学文化機関(ユネスコ)の政府間委員会は29日、無形文化遺産に「男鹿(おが)のナマハゲ」(秋田県)など8県の10行事で構成される「来訪神(らいほうしん) 仮面・仮装の神々」を登録することを決定した。
 平成21年に単独で登録された「甑島(こしきじま)のトシドン」(鹿児島県)に、新たに9行事を加えて1つの遺産として申請していた。日本国内の無形文化遺産は21件で変わらない。











来訪神は、季節の変わり目に異世界からの神に扮(ふん)した住民が家々を巡り、災厄を払う民俗行事。集落全体で伝承し、地域の絆を強める役割を果たす。起源は分かっておらず、何世代も受け継ぐ間に鬼のイメージが定着した地域もある。
 10行事はいずれも国の重要無形民俗文化財に指定され、保護が図られてきた。アワビの殻を吊(つ)り下げた「吉浜(よしはま)のスネカ」(岩手県)や渦巻き模様の耳を持つ「薩摩硫黄島のメンドン」(鹿児島県)など多様な姿をとり、地域の素材で神の姿を可視化する豊かな創造性が評価された。
 ナマハゲは、芸術家の故岡本太郎が紹介するなど昭和30年代にマスコミを通じて広く知られた。80超の町内会で継承され、観光振興に役立っている。平成23年に単独での登録を目指したが、トシドンとの類似性を指摘され、見送られたため、政府はトシドンを含むグループとして提案。評価機関が今年10月、登録を勧告していた。
 ナマハゲ以外は数カ所の集落だけで行われている。少子高齢化と過疎化で継承が難しくなる中、登録は地域の魅力を発信する機会として期待されている。文化庁の調査官は「変化の激しい現代に同じ行事を繰り返すのは難しく、続いていること自体に大きな価値がある」と指摘している。











 登録される行事はこのほか「米川(よねかわ)の水かぶり」(宮城県)「遊佐(ゆざ)の小正月行事」(山形県)「能登のアマメハギ」(石川県)「見島(みしま)のカセドリ」(佐賀県)「悪石島(あくせきじま)のボゼ」(鹿児島県)「宮古島のパーントゥ」(沖縄県)-の6つ。
https://www.sankei.com/life/news/181129/lif1811290028-n1.html
.

2 nhận xét:

  1. Không ngờ rằng nước Nhật hiện đại phát triển là vậy nhưng vẫn còn giữ đươc những phong tục tập quán đến tận ngày hôm nay, đó là niềm tự hào của nước Nhật, quay lại xem với Việt Nam thì chúng ta cần phải quý trọng hơn nữa những gì ông cha để lại, đó là những gì còn giữ lại được, vậy mà nhiều người đang thờ ơ với nó quá.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng thế bạn ạ. Văn minh và hiện đại hàng đầu thế giới, nhưng vẫn rất truyền thống.

      Một phần là do tính cách bẩm sinh của người Nhật.

      Một phần là bởi chuyên ngành Văn hóa Dân gian đã làm việc rất tuyệt trong một thế kỉ qua tại nước này.

      Xóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.