Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn giao-blog. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn giao-blog. Hiển thị tất cả bài đăng

06/03/2020

Thế mà đã 12 năm, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp lại nhập viện cấp cứu

12 năm ! Nhanh thật. Vèo một cái, mà một vòng thập nhị chi của hoa giáp đã kịp xoay.

Đúng 12 năm trước, khi đưa người nhà vào cấp cứu bệnh tim mạch tại Bệnh viện Bạch Mai, thì tôi đã bất ngờ gặp nhà văn Nguyễn Huy Thiệp cũng vào đúng Viện Tim mạch. Ông cũng bị tim mạch. Lúc ấy, hình như báo chí đang rộ lên chuyện ông không có Bảo hiểm Y tế (xác nhận lại việc này sau).

Ấn tượng rõ nhất là, lúc ấy, năm 2008, Nguyễn Huy Thiệp chỉ có một mình ở trong bệnh viện. Ông cầm trong tay một mảnh chăn chiên của bệnh viện và đi lại không mấy dễ dàng ở khu vực hành chính. Y tá trưởng (hay Điều dưỡng trưởng) là một bạn nữ sắc sảo và khá xinh. Còn điều dưỡng đưa Nguyễn Huy Thiệp vào phòng, thì trước đó cũng phụ trách người nhà tôi, là một bạn nam có gương mặt và giọng nói khá ấn tượng.

Chúng tôi nói chuyện qua mấy ngày ấy, đã kể dần dần trên Giao Blog từ các năm 2008 - 2009 (ví dụ xem dần ở đây, hay ở đây). Một trong những người vào bình luận lúc ấy là nhà phê bình quen biết Vũ Nho (chủ nhân Vũ Nho Ninh Bình Blog).

18/02/2020

Bài mới trong sách mới vừa ra lò : về Lã Văn Lô với dân tộc học Nga - Xô

Thật ra bài đã có từ 2017 (đọc lại ở đây).

Bây giờ thì sách mới ra, sau một quá trình hoàn thiện bản thảo tới mấy năm.

Hiện sách đang còn trên đường phát nhanh đến chỗ mình. Đến tối ngày 18/2 mới nhận được biên lai bưu điện gửi tới từ chủ biên qua e-mail.

Bởi vậy, tạm thời sử dụng mấy tấm ảnh đi mượn về để sử dụng ở mục 2.

01/01/2020

09/11/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : một ngày cuối tuần không bị làm phiền

Đúng vậy. Tiết trời cuối thu có hơi se lạnh những giờ đầu buổi sáng, rồi dần ấm lên, vẫn mặc sơ mi cộc tay vô tư nhưng phải mang thêm áo khoác mỏng dự phòng. Nắng nhè nhẹ, nhưng đứng lâu chỗ dại nắng thì thấy khá gay gắt.

Lâu lâu mới có một buổi sáng và buổi chiều ngày cuối tuần không bị làm phiền.

05/10/2019

Chặn hệ thống blog năm 2019 là vô dụng, và đi ngược lại với quốc sách về cách mạng 4.0

Từ tháng 7 năm 2019, hệ thống blog ở Việt Nam liên tục bị chặn. Đặc biệt, những ngày cuối tháng 9 và đầu tháng 10 này thì càng xiết mạnh. Khoảng nửa tháng nay, như đã nói ở đây hay ở đây, bản thân chủ nhân Giao Blog không vào ra nhà mình được một cách chính thường.

Muốn ra vào nhà mình hàng ngày hàng giờ một cách chính thường, không có gì khác, là một yêu cầu giản dị và hoàn toàn chính đáng của công dân.

Chúng tôi muốn sự chính thường với tư cách người viết. Chúng tôi cũng muốn một sự chính thường với tư cách bạn đọc.

Còn về mặt kĩ thuật, thì sự ngăn chặn hệ thống blog như hiện nay là hoàn toàn vô dụng. Khi không chính thường, chúng tôi vẫn ra vào nhà mình một cách bình thường. Vẫn viết, vẫn xem, vẫn làm mọi thứ, như không có gì xảy ra.

02/10/2019

Sang đầu tháng 10/2019, vẫn chưa vào Giao Blog được một cách chính thường

Từ cuối tháng 9, vẫn kéo dài tình trạng này.

Bản thân chủ nhân không tự vào đọc blog của mình một cách chính thường. Cứ phải đi tắt vào bằng cách khác.

Thực chất thì bắt đầu khó truy cập từ tháng 7 năm 2019

27/09/2019

Bây giờ (8h sáng ngày 27/9/2019): chủ nhân Giao Blog vẫn chưa xem được blog của chính mình

Đã mấy ngày liền, hệ thống blog bị lỗi hay bị chặn gì đó, mà bản thân chủ blog cũng không tự xem được blog của chính mình !

Viết và post thì vẫn túc tắc được.

Nhưng lại không xem được chính những gì mình vừa viết một cách bình thường.

Muốn xem chính mình, thì lại phải vượt tường, ví dụ như sau:


25/09/2019

Lúc này, chủ nhân Giao Blog đang không vào được chính blog của mình

Bây giờ là 22h02, ngày 25/9/2019, truy cập vào Giao Blog không được.

Bài này, mình viết được, và đưa lên được. Nhưng bản thân mình thì hiện tại không thấy được.

Truy cập vào chính blog của mình, thì chỉ thấy chạy ra là:

06/07/2019

Thượng tuần tháng 7 năm 2019 : nhiều lúc không tự vào được blog của chính mình

Đó là tình trạng đang diễn ra.

Việc truy cập vào Giao Blog mấy ngày qua, với bản thân chủ nhân cũng khó vào. Lúc được lúc mất. Bây giờ, là hơn 11 sáng ngày 6/7/2019 (Thứ Bảy) thì vào được, nhưng trước đó khoảng nửa tiếng thì không thể.

25/05/2019

Bồ Tùng Linh với các bản dịch tiếng Việt : Cuộc tháo thân khỏi địa ngục (bản Nguyễn Văn Huyền)

Cuộc tháo thân khỏi địa ngục là bản dịch của chủ nhân Giao Blog vào năm 1994 cho truyện vốn có tiêu đề Nhiếp Tiểu Thiến (tên nhân vật chính) trong bộ Liêu Trai Chí Dị. Đã đi ở đâyở đây. Tức là đã có một chút chỉnh lí: dịch giả đặt lại tên cho truyện.

Cũng với truyện đó, cụ Nguyễn Văn Huyền ở Nam Định dịch thành Nghĩa khí cải hóa hồn ma. Cũng tức là: dịch giả đã chủ động đặt lại tên truyện.

Cụ Nguyễn Văn Huyền là một nhà Hán học uy tín ở vùng Sơn Nam Hạ (các tỉnh Nam Định - Thái Bình), có tiếng nghiêm cẩn và uyên bác. Hồi tôi còn học ở Đại học Tổng hợp Hà Nội, đi đọc sách các nơi, thì đều gặp cụ (Thư viện Quốc gia, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Thư viện Viện Thông tin Khoa học Xã hội,...). Cụ cơm nắm cơm đùm từ Nam Định lên đọc tư liệu ở thủ đô, tuổi chắc đã khoảng ngoài bảy mươi rồi, nhưng còn rất tráng kiện. Lúc ấy, cụ đang đọc và viết về Phạm Văn Nghị, Ngô Quang Bích. 

22/05/2019

Bồ Tùng Linh bản dịch 1994 (in lại 2006) : Cuộc tháo thân khỏi địa ngục

Bản dịch năm 1994 và in lần đầu năm 1995, thì đã nói nhanh ở đây. Đó là bản dịch đã được chuyên gia Vương Kim Địa điểm nhanh trong một bài viết học thuật đã xuất bản năm 1995 ở Trung Quốc (kỉ niệm 280 năm ngày mất của Bồ Tùng Linh).

Bản in lần đầu năm 1995 là trên tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam. Đó là khoảng thời gian chúng tôi có điều kiện thi thoảng gặp cụ Cù Huy Cận ở nhà 51 Trần Hưng Đạo - Hà Nội (đã kể nhanh về việc gặp nhà thơ chuyên đi xe mi-ni nữ ở đây, tháng 12/2014).

Dưới là bản in lại vào năm 2006 trên báo Đại biểu Nhân dân.

Cũng lần đầu tiên, đến hôm nay, tôi biết bản in lại này.

Biết muộn sau 25 năm : cô Vương đã đọc và điểm bình bản dịch năm 1994 của tôi

Cô Vương là một chuyên gia về Việt Nam của Trung Quốc, tên đầy đủ là Vương Kim Địa. Cô vốn là sinh viên khoa tiếng Việt của Đại học Bắc Kinh thời 1965-1970. Sau này, nhiều năm làm việc tại Thư viện Quốc gia (Bắc Kinh), chuyên mảng tư liệu Việt Nam.

Năm 1995, ở tuổi 50 (vì sinh năm 1945), cô Vương đã có khoảng 6 tháng sống và làm việc tại Việt Nam. 

Bây giờ, sau khoảng 25 năm (1995 - 2019), mới biết: trong thời gian sống ở Việt Nam năm đó, cô Vương đã tìm đọc các bản dịch Liêu Trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh sang tiếng Việt. Các bản dịch tiếng Việt tính đến thời điểm năm 1995, được cô điểm, thì có nhiều. Trong đó, có bản dịch của Tản Đà, bản dịch của nhóm Cao Xuân Huy - Nguyễn Huệ Chi,...

05/05/2019

Giao Blog : từ ngày 5 tháng 5 năm 2019 (thêm hai dòng chữ Hán trang trí)

Từ hôm nay, Giao Blog về mặt trang trí sẽ có thêm hai dòng chữ Hán.

Chính thức từ hôm nay, hai dòng chữ Hán này mới được đưa vào Giao Blog.



Cụ thể là:

1). Thêm chữ Hán cho dòng âm Hán Việt đã đặt từ năm 2013 (với hệ thống blogspot) và từ năm 2008 (với hệ thống blog của Yahoo) là "Canh độc nhàn trung tạp lục". Có sáu âm Hán Việt, tương ứng sẽ có sáu chữ Hán 耕讀閑中雑録.

Nghĩa của dòng này, chính là: Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách


2). Sau dòng "Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách", đưa thêm bốn chữ Hán 晴耕雨讀 (âm Hán Việt là "tình canh vũ độc" - về nghĩa thì tương đương với dòng tiếng Việt ở trước đó). Dòng tiếng Việt cũng đã được đặt từ năm 2013 (và trước đó là năm 2008).

30/04/2019

Du lãng vùng Tân Bồi vào cuối tháng 4 năm 2019

Từ An Bồi, chúng tôi đi Tân Bồi.

Câu chuyện về khu vực Tân Bồi ngày trước, một lúc nào đó, tôi đã điểm nhanh trên Giao Blog. Ví dụ ở đây hay ở đây. Đó là hồi 1938 - 1939, tức 80 năm về trước. Lúc ấy, chính quyền địa phương lấy 1500 mẫu đất bãi ven biển của 13 xã thuộc tổng Tân Bồi (huyện Thái Ninh cũ, huyện Thái Thụy ngày nay) đem giao cho tư nhân để lập đồn điền.

Bây giờ, chúng tôi đang du lãng ở chính cái vùng Tân Bồi ấy.

Khung cảnh của thôn Tân Bồi hiện ra. Lúc đầu, hơi ngỡ ngàng một chút.

20/04/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : "phở Hà Nội" đầu thế kỉ 21, và chúng ta đang ăn gì ?

Gần đây, không hẹn mà ngẫu nhiên gặp em G. ở khu nhà cũ ngày xửa xưa, hỏi thăm gánh hàng phở ở gầm cầu thang của cô Đ. (mẹ của G.), thì được biết là vẫn đông khách lắm, vẫn là nguồn kinh tế chủ lực của gia đình như gần hai mươi năm trước.

Từng ấy năm về trước, một buổi sáng sớm tinh mơ, mấy anh em ăn nhanh bát phở gầm cầu thang, vẫn ngàn ngạt nhớ mùi nước dùng quyện với mùi than tổ ong, để sau đó thì mình khởi hành. Chú em họ tới tiễn, chủ ý chọn quán phở cô Đ. là vì: quán ấy xem như ngon nhất cả cái phường này, mà lại ngay sát nhà, và rất tiện cho tắc-xi vào ra ! Trong khoảng năm bảy năm tính đến lúc đó, hai anh em có mươi lần hẹn nhau ra ăn phở ở đầu phố (chỗ ấy bây giờ đã bị dẹp vì mở đường), nhưng ông em bảo: quán ấy tuy rình ràng, nhưng chất lượng thì thua quán gầm cầu thang chỗ anh !

15/04/2019

Choáng, thậm chí mê man, giữa trời nắng gắt của U80 và U70 là bình thường

Một mùa hè của nhiều năm về trước, hồi mới U30 (dưới tuổi 30), dù đã luôn luôn được nhắc nhở về "trúng nắng" hay "bệnh trúng nắng", mà người Nhật gọi là Netsu-chu-sho (nhiệt trúng chứng 熱中症), mình đã bị đổ gục trong thư viện trường. 

1. Đang ngồi ở tầng 2, mà quáng đờ, rồi mê man, và lăn luôn ra sàn gỗ. Rồi nôn ! Chỉ nhớ rõ đến đoạn đó. Sau đó thì láng máng thấy mấy anh chị thủ thư quen quen ở dưới tầng 1 chạy lên, rồi lại láng máng thấy bà bác sĩ của trường.

13/04/2019

Khoa học Việt Nam trong lòng nước Pháp thời 1930s : vở ghi chép bài giảng của sinh viên Nguyễn Văn Huyên

Mấy năm nay, trên không gian mạng xuất hiện trang Fb về Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên. Nguyễn Văn Huyên là học giả Việt Nam thời thuộc Pháp, nhà dân tộc học thời kì đầu tiên, sau này là Bộ trưởng Bộ Giáo dục trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa suốt một thời gian rất dài.

Có thể xem trang đó như là một trang riêng của người con trai cụ Huyên - là học giả Nguyễn Văn Huy (cũng là một nhà dân tộc học, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam).

11/03/2019

Đại học Việt Nhật (VJU) : nhìn từ 1908 - 1918, đến hiện nay

Hồi năm 1908, du học sinh Việt Nam là Trần Đông Phong đã tự sát tại khuôn viên một ngôi chùa ở Tokyo. Một cái kết bi thảm cho phong trào Đông Du được khởi xướng bởi Phan Bội Châu - Cường Để.

Mộ phần của cụ Phong ở một công viên nghĩa trang tại Tokyo hiện nay là một điểm đến thăm viếng của nhiều người Việt. Chúng tôi đã viết rằng, cụ đang trở thành một vị phúc thần cho người Việt ở Nhật Bản (xem lại ở đây, tháng 8/2017).

Liên quan đến mộ phần cụ Trần Đông Phong ở Tokyo, thì là câu chuyện gần đây vào năm 2018, về gia đình thầy giáo Nguyễn Thiện Nam (cựu lưu học sinh Đại học Ngoại ngữ Tokyo thời cuối thập niên 1990, cựu giảng viên tiếng Việt tại Đại học Ngoại ngữ Tokyo hồi đầu những năm 2000), đọc ở đây.

Năm 2019 (năm học thứ 3 của Đại học Việt Nhật - VJU), con trai thầy Nguyễn Thiện Nam (thanh niên điển trai Nam Anh) có phát biểu về VJU trong video mới đây (Nam Anh đã có hai kỉ niệm đáng ghi nhớ trong thăm viếng mộ phần cụ Trần Đông Phong ở Tokyo):

09/03/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : mươi phút cuối tuần dưới gốc cây đa phố Hàng Trống

Gốc đa nổi tiếng ở số 71 Hàng Trống. Gắn bó với Hồ Gươm, với Hà Nội. Trong đó, có gắn bó với nhiều lớp cựu sinh viên dân Tổng hợp Hà Nội đã và đang.

Mươi phút trò chuyện.

Và nhập vào bản chính thức chỉ mươi giây. Nói về ma thuật (trong quan hệ ma thuật, khoa học, tôn giáo) và giáo dục gia đình trước sự đe dọa của ma thuật thời đại số toàn cầu.