Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn di-sản-văn-hóa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn di-sản-văn-hóa. Hiển thị tất cả bài đăng

12/08/2017

Khu vực ga Con Đỉa thời là mỏ than thịnh vượng, phát triển đế quốc

Đế quốc châu Á được xây dựng trên nền tảng công nghiệp hiện đại. Đầu tiên là thua kém xa phương Tây, rồi nhanh chóng để bằng, rồi cũng nhanh chóng vượt qua. 

Các vùng công nghiệp của thời kì cất cánh từ một xứ nông nghiệp nghèo nàn lên một nước châu Á duy nhất bắt kịp phương Tây về kĩ thuật công nghiệp (1850-1910), gần đây, đã được UNESCO công nhận. Đã nói nhanh ở đây (tháng 10/2016).

Các tỉnh miền Tây là vựa sắt và vựa than của đế quốc. Bắt đầu tìm ra mỏ than là thời Minh Trị, khai thác mạnh mẽ thời Đại Chính và mấy chục năm đầu thời Chiêu Hòa.

14/06/2017

Hồi ức về thời hầu thánh từ "cấm đoán" bắt đầu được "tự do" (ghi chép của một người làm điện ảnh)

Đó là khoảng giữa những năm 1980. Tính vào giai đoạn đêm trước của Đổi Mới, như đã luận bàn nhiều năm nay trên blog này.

Tác giả chỉ ghi theo trí nhớ, nên có thể một số điểm chi tiết là chưa chính xác hoàn toàn.

14/05/2017

Di sản đối diện nỗi lo bị biến tướng, trục lợi


Hiện tượng đáng báo động: tháo bỏ, thay mới, trao đổi hoành phi câu đối ở các di tích

Gần đây, đi các nơi, thấy có hiện tượng đáng báo động là: do có tiền (vài chỗ là có rất nhiều tiền), người ta đang tự ý tháo bỏ, thay mới, hay trao đổi hoành phi - câu đối - đại tự của các di tích đã được công nhận.

Nhiều chỗ làm việc này rất ngang nhiên. Cần phải có tiếng nói từ nhiều góc nhìn khác nhau, mà điểm tựa pháp lí chính là Luật Di sản.

10/05/2017

Minh Thệ ở Hải Phòng 2017 : ​Hội thề không tham nhũng thành di sản quốc gia

Về hội cắt máu ăn thề này, mình công bố bài viết học thuật chính thức năm 2012 (khi tiện thì sẽ cho bản chụp lên blog này), trước đó thì có những mẩu ngắn trên báo chí phổ thông. Bản rút gọn bằng tiếng Nhật và tiếng Trung thì đã đăng ở cuốn sách sau (in năm 2014). Bài năm 2012 thì được phía tạp chí đề nghị đổi tên (tên do tạp chí đưa ra), còn bản tiếng Nhật và tiếng Trung thì giữ nguyên tên ban đầu.

14/04/2017

Chuông lớn Đà Quận ở Cao Bằng : bài mới trên Nghiên cứu Lịch sử

Ít hôm trước, ba chúng tôi đã dự tính đi thăm đôi chuông Đà Quận (ở đây, ngày 9/4).

Sau đó, là cùng nhau đi (ở đây, ngày 12/4).

Hôm nay, nhận tin một bài mới của mình về chuông Đà Quận vừa xuất hiện trên tạp chí chuyên nghành Nghiên cứu Lịch sử (số 2 năm 2017).

01/04/2017

Phủ Giày và Phủ Nấp dịp tháng Ba tiệc Mẫu năm 2017

Tin chính thức đã đi ở đây (28/3/2017). Tháng Ba tiệc Mẫu là tháng 3 âm lịch.

Phủ Giày Tiên Hương và Phủ Giày Vân Cát thì được biết đến rộng rãi từ lâu.

Còn Phủ Nấp, tức Phủ Quảng Nạp, hay Phủ Quảng Cung thì mới được biết đến từ khoảng 10 năm nay. Như một phát hiện của giới chuyên môn. Sau đó, phía cơ quan Bộ Văn hóa đã nhanh chóng công nhận (cũng là siêu tốc).

Trong thời gian hồ sơ của Việt Nam đi thế giới, người của Phủ Giày Tiên Hương và Phủ Nấp đã song hành cùng đoàn công tác của phía Việt Nam (đã đi entry ở đây, tháng 12/2016).

18/01/2017

Tiếp câu chuyện làm gì với hai cái Tết, dương lịch và âm lịch (thời điểm 2017)

Chủ đề hai cái Tết đã bàn nhiều năm qua trên blog này.

Từ thập niên 1960, đã có đề án bỏ âm lịch và Tết Nguyên đán, của nhóm Nguyễn Xiển (đăng lên blog từ 2010, đăng lại năm 2014, ở đây). Đề án Nguyễn Xiển đã được trình lên. Nhưng Hồ Chủ tịch đã bác.

Sau năm 2000, câu chuyện được bàn lại. Mấy năm nay lại có phần sôi động hơn (ví dụ xem các me giận dữ với bác Võ Tòng Xuân hồi các năm 2005-2009, ở đây).

12/01/2017

23/12/2016

Đôi chuông Đà Quận ở Cao Bằng vừa được công nhận là bảo vật quốc gia

Chúng tôi đã theo bước chân của các lớp đàn anh đi trước, nghiên cứu đôi chuông này trong nhiều năm qua. Một đôi, nhưng có một chiếc có khắc chữ, và một chiếc không có chữ (không có bất cứ chữ gì).

Kết quả nghiên cứu về chiếc chuông thực sự đúc năm Càn Thống 19 (1611), tức quả chuông có chữ trong hai chuông Đà Quận, thì đang tiếp tục công bố trên các tạp chí học thuật: Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển (xem lại ở đây, và ở đây), Tạp chí Hán Nôm (xem ở đây), và Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (đang chờ bổ sung).