Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

11/01/2017

Di tích và rêu mốc : xung quanh sự kiện Văn Miếu (Hà Nội) và bia Quốc học (Huế) đầu năm 2017



Sưu tập từ nhiều nguồn.

Đầu tiên là một bài trên Tuổi trẻ.













---




2.

'Choáng' với Văn Miếu quét vôi mới: hóa ra không cần ầm ĩ!



10/01/2017 14:22 GMT+7
TTO - Nhiều hạng mục công trình trong di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) vừa được phủ lớp áo mới gây tranh cãi trong dư luận.
'Choáng' với Văn Miếu quét vôi mới: hóa ra không cần ầm ĩ!
Khu cổng chính Văn Miếu Quốc Tử Giám đến sáng 10-1 vẫn được giữ nguyên bản, chưa làm mới lại - Ảnh: NAM TRẦN
Du khách đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám đợt này sẽ được thấy nhiều hạng mục công trình ở đây như: các bức tường bao, tường rào, khu vực quanh giếng Thiên Quang, khu vực bia tiến sĩ… đều được phủ lớp áo mới. Sự việc này đã gây nên nhiều luồng ý kiến khen, chê khác nhau trong dư luận, báo chí.
Sáng ngày 10-1, trả lời báo chí xung quanh sự việc này, ông Lê Xuân Kiêu Giám đốc trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám cho biết, đây chỉ là hoạt động chỉnh trang, vệ sinh di tích mang tính định kỳ và bình thường.
... phải làm cho di tích sống động hơn và tạo cảm xúc cho du khách đến đây. Với diện mạo mới như thế này, người hưởng lợi đầu tiên là du khách. Chúng tôi đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ họ...
Ông Lê Xuân Kiêu - GĐ TT hoạt động VH-KH Văn Miếu - Quốc Tử Giám
“Chúng tôi khẳng định hoạt động vệ sinh như chúng tôi vừa thực hiện là nghiệp vụ bình thường, mang tính định kỳ của đơn vị quản lý di tích. Qua thời gian, một số hạng mục của di tích bị bong tróc, bị nấm mốc bao phủ, làm mất mỹ quan và có khả năng làm xuống cấp di tích".
"Nhiều du khách đã phản hồi về việc này, nên chúng tôi đã báo cáo cấp có thẩm quyền, và mời trung tâm kỹ thuật công nghệ bảo tồn di tích (thuộc Viện bảo tồn di tích) đến khảo sát từ tháng 4-2016".
"Chúng tôi chỉ quét vôi những bức tường ngăn, tường rào ven hồ… còn những hạng mục chính của Văn Miếu như cổng chính, Khuê Văn Các, Bái Đường… có tính chất phức tạp nên cần phải có khảo sát, đánh giá ở những dự án quy mô hơn".
"Toàn bộ những hình ảnh trước và trong quá trình làm chúng tôi đều lưu giữ lại để bổ sung vào hồ sơ di tích. Đây là nghiệp vụ chuyên môn và được sự đồng ý của các cấp có thẩm quyền” ông Lê Xuân Kiêu khẳng định.
Ông Kiêu cũng nói rõ, vật liệu được dùng để chỉnh trang lại một số hạng mục là vôi sữa truyền thống. Đây là chất liệu mà các cụ ngày xưa thường sử dụng, nên vẫn giữ được màu gốc của di tích.
“Màu gốc di tích của một số hạng mục với màu hiện nay là giống nhau, chỉ có khác là những chỗ chưa làm lại thì bị nấm mốc còn những chỗ được quét vôi rồi thì sẽ sáng hơn. Với điều kiện khí hậu nhiệt đới của Việt Nam, sau một vài trận mưa, một thời gian sau sẽ lại ngả màu và trở lại như xưa. Đến khi quá bẩn thì chúng tôi lại tiến hành quét vôi lại”.
Sáng cùng ngày, PGS. TS Đặng Văn Bài, phó chủ tịch Hội di sản văn hoá VN đã đến Văn Miếu và cho biết quan điểm: “Việc quét vôi cho di tích này được làm ở những bức tường ngăn, tường rào mà trước đây có xây gạch và trát vữa truyền thống. Đấy là một biện pháp duy tu bảo dưỡng để cho di tích không bị hỏng…
Nếu quan niệm việc quét vôi ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám làm mất đi nét cổ kính của di tích này thì đó là quan điểm sai lầm về mặt khoa học… Về mặt thẩm mỹ, màu vôi mới được quét lại giống với màu của di tích trước đây mà tôi đã thấy”.
Xem bộ ảnh trước và sau khi Văn Miếu được sơn mới: 
'Choáng' với Văn Miếu quét vôi mới: hóa ra không cần ầm ĩ!
Trước khi quét vôi - Ảnh: TT hoạt động VH-KH Văn Miếu - Quốc Tử Giám cung cấp
'Choáng' với Văn Miếu quét vôi mới: hóa ra không cần ầm ĩ!
Sau khi quét vôi - Ảnh: NAM TRẦN
'Choáng' với Văn Miếu quét vôi mới: hóa ra không cần ầm ĩ!
Trước khi quét vôi - Ảnh: TT hoạt động VH-KH Văn Miếu - Quốc Tử Giám cung cấp
'Choáng' với Văn Miếu quét vôi mới: hóa ra không cần ầm ĩ!
Sau khi quét vôi - Ảnh: NAM TRẦN
'Choáng' với Văn Miếu quét vôi mới: hóa ra không cần ầm ĩ!
Trước khi thay quét vôi - Ảnh: TT hoạt động VH-KH Văn Miếu - Quốc Tử Giám cung cấp
'Choáng' với Văn Miếu quét vôi mới: hóa ra không cần ầm ĩ!
Sau khi quét vôi - Ảnh: NAM TRẦN
'Choáng' với Văn Miếu quét vôi mới: hóa ra không cần ầm ĩ!
Trước khi quét vôi - Ảnh: TT hoạt động VH-KH Văn Miếu - Quốc Tử Giám cung cấp
'Choáng' với Văn Miếu quét vôi mới: hóa ra không cần ầm ĩ!
Sau khi quét vôi - Ảnh: NAM TRẦN
'Choáng' với Văn Miếu quét vôi mới: hóa ra không cần ầm ĩ!
Trước khi quét vôi - Ảnh: TT hoạt động VH-KH Văn Miếu - Quốc Tử Giám cung cấp
'Choáng' với Văn Miếu quét vôi mới: hóa ra không cần ầm ĩ!
Sau khi quét vôi - Ảnh: NAM TRẦN
'Choáng' với Văn Miếu quét vôi mới: hóa ra không cần ầm ĩ!
Trước khi quét vôi - Ảnh: TT hoạt động VH-KH Văn Miếu - Quốc Tử Giám cung cấp
'Choáng' với Văn Miếu quét vôi mới: hóa ra không cần ầm ĩ!
Sau khi quét vôi - Ảnh: NAM TRẦN
http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/20170110/choang-voi-van-mieu-son-moi-hoa-ra-khong-can-phai-am-i/1249966.html



1.





authorAn Sơn Thứ Ba, ngày 10/01/2017 15:55 PM (GMT+7)

(Dân Việt) Dư luận tại Huế bức xúc trước việc bia Quốc học- công trình kiến trúc chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, văn hóa ở TP.Huế trở nên lòe loẹt vì trùng tu.


   

Theo ghi nhận của PV Dân Việt, đến hôm nay (10.1), việc trùng tu bia Quốc học đã cơ bản hoàn thành những công đoạn cơ bản. Công trình này đã được khoác lên một màu sắc hoàn toàn mới, trong đó màu vàng là màu chủ đạo. Điều này khiến công trình không còn nét rêu phong cổ kính như trước khi được trùng tu.


 bia quoc hoc hue sau trung tu bi sai lech, loe loet phan cam? hinh anh 1
Nhà bia Quốc học Huế trước khi trùng tu

Ông Nguyễn Văn Tuấn (ngụ TP.Huế) cho biết, bia Quốc học trước khi được trùng tu trông rất cổ kính, như một biểu tượng của văn hóa truyền thống Huế, văn hóa Việt. Nhưng sau khi được trùng tu, công trình có màu sắc khác thường, không còn giống với màu sắc nguyên bản. “Màu sắc bia Quốc học hiện quá lòe loẹt, phản cảm, không còn nét cổ kính đã trở thành biểu tượng của văn hóa Huế. Tôi đã giật mình khi thấy bia được trát lên màu sắc khác thường này”- ông Tuấn nói.

Nhiều người dân ở TP.Huế cho biết, ngoài khiến bia Quốc học có màu sắc lòe loẹt, việc trùng tu cũng đã làm biến dạng công trình này. Cụ thể, đơn vị thực hiện trùng tu đã cạo hết những hoa văn trang trí vốn được làm rất tinh tế trên bia. “Cái hồn của công trình này là ở những họa tiết  đặc sắc đó, nhưng nay người ta đã cạo sạch. Không biết họ sẽ vẽ gì vào đó, nhưng như vậy là đã làm mất đi cái hồn cốt của công trình”- một cán bộ hưu trí ở TP.Huế cho hay.


 bia quoc hoc hue sau trung tu bi sai lech, loe loet phan cam? hinh anh 2
Nhà bia Quốc học Huế đang được trùng tu

Ông Lê Văn Quảng- Phó Giám đốc phụ trách Phân viện Khoa học công nghệ xây dựng miền Trung, thành viên tư vấn thiết kế trùng tu, cải tạo bia Quốc học cho biết: Do mang giá trị kiến trúc, nghệ thuật, văn hóa tiêu biểu của Huế nên bia Quốc học đang được đối xử như một di tích. Vì vậy, tất cả các quy trình trùng tu công trình này đều được thực hiện đúng quy định. “Không có một sự thay đổi nào về mặt hình thức kiến trúc hoặc biến dạng công trình”- ông Quảng khẳng định.

Theo ông Quảng, các họa tiết trang trí của công trình sẽ được làm lại như nguyên gốc. Về màu sơn được cho là lòe loẹt của bia Quốc học, ông Quảng nói việc sơn lại dựa trên màu sơn gốc của công trình, được chụp lại trước khi trùng tu. “Màu sơn mới vì mới làm, mới phục hồi thì không có cách gì làm cho nó cũ được, nhưng một thời gian sau nó sẽ trầm lại màu và không mới nữa”- ông Quảng nói.

Bia Quốc học còn được gọi là Đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong, tọa lạc trước mặt Trường THPT Chuyên Quốc học Huế, thuộc bờ Nam sông Hương. Công trình được xây dựng vào năm 1920 nhằm tưởng niệm 31 người Pháp từng sống ở Huế năm 1914 và 78 người Việt miền Trung đã vong thân trong Thế chiến I. Những năm gần đây, công trình này xuống cấp trầm trọng. Dự án trùng tu công trình này do Trung tâm Công viên cây xanh Huế làm chủ đầu tư.

http://danviet.vn/van-hoa/bia-quoc-hoc-hue-sau-trung-tu-bi-sai-lech-loe-loet-phan-cam-737507.html






authorAn Sơn Thứ Tư, ngày 11/01/2017 06:30 AM (GMT+7)

(Dân Việt) TS Trần Đình Hằng cho rằng, vấn đề nghiêm trọng không phải ở màu sắc lòe loẹt mà là việc người ta đã cạo sạch những hoa văn trang trí trên công trình.


   
 trung tu bien dang nha bia quoc hoc: ho da cao sach hoa van tren do hinh anh 1
Bia Quốc học trước và sau khi được trùng tu.

Liên quan đến việc dư luận ở Huế cho rằng việc trùng tu bia Quốc học đã khiến công trình này trở nên lòe loẹt và biến dạng, PV Dân Việt trao đổi với TS Trần Đình Hằng- Phân Viện trưởng Phân Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam tại Huế.

TS Hằng cho biết, sau khi phát hiện tình trạng trên, ông đã gọi điện phản ánh với ông Nguyễn Văn Thành- Chủ tịch UBND TP.Huế và ông Lê Văn Quảng- Phó Giám đốc phụ trách Phân viện Khoa học công nghệ xây dựng miền Trung (thành viên tư vấn thiết kế trùng tu, cải tạo bia Quốc học). Trong đó, ông Quảng đã gặp và trao đổi với ông Hằng nửa giờ đồng hồ.

Theo TS Hằng, màu sắc hiện tại của bia Quốc học giống như “màu cải lương, tuồng chèo”, nhìn rất chói mắt. “Tôi có nguyên bộ ảnh chụp bia Quốc học từ khi khánh thành vào năm 1920. Giờ người ta bao biện hồi đó ảnh chụp là ảnh trắng đen cho nên không biết màu lúc đó nó thế nào”- ông Hằng nói.

Cũng theo ông Hằng, bất kể trước đây màu sắc của bia Quốc học là màu gì thì cũng không thể là màu vàng khè như hiện tại. “Vì những hoa văn trang trí trên đó nó phải có màu tương ứng với nó, bình phong không thể màu vàng khè như thế”- ông Hằng phân tích.



 trung tu bien dang nha bia quoc hoc: ho da cao sach hoa van tren do hinh anh 2
Nhà bia Quốc học Huế hiện nay, ảnh chụp ngày 10.1

Ông Hằng cho rằng, vấn đề nghiêm trọng ở đây chưa phải là màu sắc lòe loẹt mà là việc người ta đã cạo sạch những hoa văn trang trí trên công trình. Ông Hằng nói, giá trị nhất của công trình này là thống hoa văn trang trí có tính biểu tượng chung cho văn hóa truyền thống Việt, cụ thể là Huế, mà họa sĩ đã lấy tinh thần từ bình phong Huế, kiến trúc Huế để đưa vào.

“Bây giờ họ muốn làm cho khỏe, họ cạo hết, nạo hết, làm phẳng hết. Họ cạo đi cái đó mới là cái nguy hiểm. Hoa văn trang trí nó tinh tế như vậy mà bị cạo sạch”- ông Hằng bức xúc bày tỏ.

Ông Hằng cho biết thêm, các cơ quan liên quan đã dựa vào lý do công trình này chưa được công nhận di tích để làm việc tùy tiện. “Đầu tư tiền tỷ để làm việc đó là vô bổ. Chỉ cần dùng tiền đó xử lý, gia cố cái móng cho nó chắc để không sập là được rồi”- ông Hằng cho hay.

Theo nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử khác ở Huế, trước khi trùng tu bia Quốc học, UBND TP. Huế đáng ra cần tổ chức hội đàm khoa học để tiếp thu ý kiến của giới nghiên cứu và một số đơn vị liên quan để giúp đơn vị thi công làm tốt hơn.

http://danviet.vn/van-hoa/trung-tu-bien-dang-nha-bia-quoc-hoc-ho-da-cao-sach-hoa-van-tren-do-737620.html



0.

10/01/2017 23:10 GMT+7
TTO -  "Tôi đi Hàn, Nhật, Trung là ba nước đồng văn với Việt Nam thì chả ai để rêu mọc trên di tích, màu sắc xuống cấp dù những di tích đó đa phần lâu đời hơn những di tích ở VN" - một bạn đọc Tuổi Trẻ khẳng định. 
Từ chuyện quét vôi Văn Miếu, di tích là phải mốc rêu, bám bụi?
Văn Miếu sau khi quét vôi đã bị phản ứng - Ảnh: NAM TRẦN
PGS. TS Đỗ Văn Trụ, Phó Chủ tịch thường trực, Tổng thư ký Hội di sản văn hoá Việt Nam cũng nêu quan điểm của mình về những luồng ý kiến khác nhau của dư luận về việc Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội) được quét vôi mới: "“Chúng ta không nên quan niệm cứ phải rêu phong phủ lên mới là những giá trị cổ kính của di tích”.
Theo PGS. TS Đỗ Văn Trụ, không có cái gì có thể trường tồn mãi với thời gian được mà sẽ xuống cấp, hư hỏng. Nên việc trùng tu, sửa sang là điều tất yếu đối với bất cứ di tích nào. Nếu để di tích bị rêu, mốc bám thì sẽ phản cảm.
“Chúng ta không nên quan niệm cứ phải rêu phong phủ lên mới là những giá trị cổ kính của di tích. Trùng tu di tích là công việc khoa học, đòi hỏi phải nghiên cứu nhiều vấn đề liên quan như chất liệu, màu sắc, hoa văn, cấu kiện…
Phải nghiên cứu xem quy trình việc trùng tu như thế nào, phương pháp làm ra sao, thực thi trên thực địa có đúng quy trình không...
Dư luận cũng cần tìm hiểu kỹ thông tin sự việc trước khi đưa ra những quan điểm của mình. Nhiều người khi xem hình ảnh Văn Miếu - Quốc Tử Giám được quét vôi mới thì thấy ngỡ ngàng, hoặc cảm thấy di tích này mất đi vẻ đẹp cổ kính của nó. Thậm chí có người còn cho rằng Văn Miếu không còn là Văn Miếu nữa. Nhưng tôi không rõ từ lâu nay, họ có thường qua Văn Miếu để biết được hình ảnh từ trước khi quét vôi lại hay không?” ông Trụ bày tỏ.
Ông nói tiếp: “Di tích cũng như ngôi nhà mà chúng ta ở, qua thời gian, khi bị rêu mốc, bụi bẩn bám thì chúng ta phải vệ sinh, quét sơn, quét vôi lại để sạch sẽ hơn. Và khi quét lại vôi mới thì không thể đòi hỏi màu sắc công trình phải y nguyên như trước đây được”.
Sau khi Tuổi Trẻ Online đăng tải bài viết Choáng với Văn Miếu quét vôi mới: hoá ra không cần ầm ĩ cùng hình ảnh đối chiếu giữa Văn Miếu trước và sau khi quét vôi mới, đã có nhiều bạn đọc bày tỏ quan điểm không phải cứ rêu mốc, bụi bám mới là vẻ đẹp cổ kính của di tích.
Một bạn đọc bình luận, sự việc quét vôi mới ở văn miếu lùm xùm lên là bởi “tư duy của chúng ta cứ nghĩ là phải mái ngói rêu phong cổ kính, nhuốm màu thời gian thì mới có hồn”.
Bạn Hoàng Nguyễn cũng đồng tình: “Di tích lịch sử đẹp là do nguồn gốc, do kiến trúc và do các vật liệu xây dựng đời xưa chứ đâu phải đẹp do rong rêu?!”
Nptthanh cho rằng, việc bảo vệ di tích không phải là bảo vệ rong rêu: “Rong rêu không phải là một phần của di tích thì tại sao lại phải giữ gìn nó. Bạn sợ người khác không thấy rong rêu cũ kĩ thì không phải là di tích à? 
Người ta xem kiến trúc chứ không ai xem bức tường đó rong rêu thế nào, mục rữa ra làm sao đâu”.
Bạn Nguyễn Quốc Thịnh lấy thêm dẫn chứng: “Mấy ngày nghe báo chí lẫn dân mạng bàn tán về vụ sơn mới tu bổ Văn miếu, Quốc Tử Giám (Hà Nội), bia Quốc học (Huế). Thiệt là...


Tôi từng đi Hàn, Nhật, Trung là ba nước đồng văn với Việt Nam thì ngoài Việt Nam ra chả ai lại ủng hộ việc để rêu mọc trên di tích, màu sắc xuống cấp để cho nó lên màu cổ kính uy nghiêm, dù những di tích đó đa phần lâu đời hơn những di tích ở VN.
Nhìn sang Cố cung của Trung Hoa, chùa Todaiji ở Nhật Bản hay điện Cần Chánh (Gyeongbokgung) của Hàn Quốc xem lúc nào cũng tươi mới cả.
Thử để rêu mốc thêm vài chục năm nữa xem nó thành phế tích chứ di tích cái gì”.
* Ý kiến của bạn thế nào về việc bảo tồn các kiến trúc cổ xưa: thường xuyên chăm sóc, vệ sinh, làm mới bằng những nguyên vật liệu cha ông sử dụng khi xây dựng hay cứ để nguyên trạng xưa cũ theo thời gian?
Thân mời bạn có ý kiến ở phần bình luận dưới bài?

http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/20170110/di-tich-cu-phai-la-moc-reu-bam-bui/1250176.html








    • 4 xe ôm 23:29 10/01/2017
      Theo riêng cá nhân tui, trùng tu là trùng tu, quét vôi là quét vôi, không lập lờ như vậy được, trùng tu là phải có những chuyên gia về kiến trúc, quét vôi thì ai quét cũng được, đã gọi là di tích thì đâu thể quét vôi lên rồi gọi là trùng tu,
    • Phuong Vu 01:25 11/01/2017
      Mình đi du lịch nhiều nước châu Âu, thấy kiến trúc của họ đa phần cổ từ mấy thế kỉ trước, nhưng nhìn vẫn không cảm thấy xuống cấp. Cũng có những toà nhà bị dơ bẩn do nước mưa và rêu bám, nhưng họ đều quây rào lại, sơn sửa, làm cho nó sạch sẽ và bảo quản rất tốt. Họ trùng tu theo thời kì, nhìn vẫn như mới, nhưng không phải mới tinh tươm như mới xây như Việt Nam sơn sửa lại, làm hỏng hết dấu ấn. Cũng có thể những công trình ở Việt Nam, người quản lý để cho nó quá lâu, quá cũ tới mức quen mắt rồi, mãi tới khi nó xuống cấp quá mới bắt đầu vớt vát lại bằng xây đắp, sơn mới, nên ai nhìn vào cũng lạ, đâm ra phản cảm.
    • Văn Minh 01:26 11/01/2017
      Nhiều người học hành chưa tới nơi tới chốn, cứ tưởng VN quét vôi làm mới là so ngang với Nhật, Mỹ, Hàn trùng tu di tích, trùng tu dễ thế thì cần gì học làm gì, bảo anh thợ quét vôi ra quét là xong.
    • Nguyễn Phước 01:38 11/01/2017
      Đến di tích để xem di tích như xưa hay xem bị tàn dần cho đến nay? Thích rêu phong cổ kính thì xem tàn tích, phế tích chứ mất công gì mà phải trùng tu như các cụ ta xưa. Tự hào về di tích hay vì tàn ... [xem thêm]
    • Nguyễn Mây Mây 01:23 11/01/2017
      Người ta hay dùng rêu phong cổ kính đi với nhau nên khiến mọi người hiểu nhầm. Cổ kính là từ thường dùng để miêu tả các công trình kiến trúc xưa mà nay ta hay gọi là di tích. Di tích phải có giá trị cao về mặt tinh thần, văn hoá. Phải được cha ông ta gìn giữ lâu đời, trân trọng và giữ nét trang nghiêm.

      Trở lại chuyện trùng tu bảo tồn, nhìn Văn Miếu trước và sau tu sửa, mình không thấy được vẻ trang nghiêm, không còn thấy được cái đẹp của Văn Miếu ngày trước. Nhìn Văn Miếu bây giờ, mình không cảm được gì. Nếu mình là du khách, mình phải nhìn, cảm, thấy đẹp, thấy khâm phục mình mới tò mò mà tìm hiểu thêm nữa về di tích.

      Mình tự hỏi, nếu mình bắt chước xây 1 Văn Miếu khác, mới hoàn toàn, bắt chước từ kiến trúc đến màu sắc của Văn Miếu hiện nay, du khách có nhận ra sự khác biệt hay không?

      Mình ủng hộ hoàn toàn việc trùng tu di tích nhưng mình phản đối khi nó mất cái hồn. Mình từng đi Hàn, đã thấy cung điện được trùng tu của Hàn. Cung điện mới nhưng cái hồn trang nghiêm, không khí thiêng liêng của nó vẫn còn. Và đặc biệt màu sắc rất hài hoà với cảnh quan.

      Rất hi vọng đợt trùng tu này kết quả vẹn tròn.
    • Park 23:37 10/01/2017
      Các nước đó độ ẩm thấp làm gì có rêu phong? Muốn học hỏi từ nước ngoài cũng cần hiểu cái gốc, cái cốt lõi của vấn đề. Tại sao hoa văn họa tiết trang trí của Hàn, Nhật chỉ cần vẽ bằng sơn còn của Việt nam bắt buộc phải là chạm khắc?
      • Tuan Vo 01:14 11/01/2017
        Mời bạn qua Hàn, Nhật, TQ để so sánh kĩ thuật chạm khắc của nước bạn và nước ta xem mức độ tinh xảo như nào nhé




    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét

    Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

    LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

    Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.