Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

06/08/2019

Hiếu học Đại Việt và những làng khoa bảng : tâm sự 2019 của một hậu duệ họ Phạm ở Đông Ngạc

Đây là tâm sự của một nữ tiến sĩ có quê cha ở làng Đông Ngạc - một ngôi làng khoa bảng nổi tiếng, vào ngày hôm nay (6/8/2019).

Quê nội ở Đông Ngạc, còn phía nhà ngoại chính là nhà báo nhà biên khảo độc đáo Tôn Thất Dương Kỵ (đã nói nhanh ở đây).

Từ đây trở xuống là chép nguyên về từ Fb PQA.



---

"
Hai câu danh ngôn về Đông ngạc - Kẻ Vẽ quê tôi.
"Đất Kẻ Giàn. quan Kẻ Vẽ" . có nghĩa Kẻ Giàn - tên Nôm của Xuân Đỉnh hồng xiêm bây giờ, lắm đất , ruộng, còn Kẻ Vẽ nhiều người lầm quan, Kẻ Vé là tên Nôm của Đông ngạc quê nội mình, trong đó họ Phạm có 9/25 Tiến sĩ và làm quan thời phong kiến vì thời đó chỉ đỗ Tiến sĩ mới được làm quan từ tri huyện trở lên, TS họ Phạm Đông ngạc đầu tiên là cụ Phạm Lân Đính, đỗ TS năm 1514. TS Phạm Gia Khiêm là TS có chức vụ cao nhất trong các Tiến sĩ của họ Phạm Đông ngạc từ trước đến nay - Phó Thủ tướng cao hơn Thượng thư - Bộ trưởng, Còn cụ Tổ Tiến sĩ Phạm Quang Trạch quan to nhất thời trước 1945.
Tuy nhiên cho đến nay người làng mình vẫn ít quan tâm chức vụ mà chủ yếu quan tâm học thật và bằng Tiến sĩ thật, xịn, Cách đây vài năm đinh ra mắt quyển sách về những người Đông ngạc ưu tú, tiêu chí chỉ 2 : có bằng Tiến sĩ hoặc nhá giáo nhân dân, nhầ giáo ưu tú, Bộ, Thứ trưởng, Tướng, Chủ tich, Phó Chủ tịch tỉnh kiên quyết không ....xét 🤣😂😃😄. Đương kim Thứ trưởng, PGS TS Y tế Phạm Lê Tuấn, trước khi lên Bộ là Giám đốc Sở Y tế Hà nội đên xã phường nào ở Hà nội cũng có tháp tùng và được trọng vọng hơn. Nhưng sáng mùng 4 Tết hàng năm về giỗ Tổ họ Phạm ở Đông ngạc cũng xắn tay áo bày các măm ( >100 măm), thậm chí khiêng bàn ghế như 1 thành viên bình thường, Không ai biết là Thứ trưởng trừ Ban liên lạc. Mà cố biết cũng chẳng ai đến chào hỏi riêng, càng không vồ vập, xoắn xuýt như nhiều làng. họ khác, Nhưng Thứ trưởng vẫn vui vẻ vì là hậu duệ được về tham gia giỗ Tổ đầu năm mới,
Thế mới biêt văn hóa trí thức bình đẳng đã luôn chảy trong huyết quản của người quê Đông ngac 6 thế kỉ qua nên rất mạnh. Thế mới hiểu truyền thống văn hóa của 1 lầng cổ điển hinh của Hà nội và dòng họ khoa bảng 600 năm mạnh mẽ, độc lập với chính trị nên trường tồn đến thê nào, Và cả linh thiêng nữa, Khi học TS ở Úc mình gặp 2 khó khăn rất llớn ở đầu và cuối,
Giai đoạn đàu là tuổi cao đã 41 nên trí nhớ máy móc học thuộc giảm rất nhiều nhưng phải + tự nguyện học và thi các môm bổ sung kiên thưc, môn cơ sở và cơ bản, Phải ngồi cùng lớp với các cháu 17-19 tuôi học đại học các môn Thống kê, Kinh tế lượng cơ bản, Đến Kinh tế lượng nâng cao mơi được học dùng với NCS và vài giảng viên, Nhưng chình nhờ sự kiên trì, chiụ khó, không sĩ diện "học thầy không tầy học bạn" ,thậm chí học cả các cháu, học cả sinh viên cũ mà mình có kiến thức Kinh tế lượng khá sâu rộng so với cả một số TS trẻ tốt nghiệp tại Úc và Nhật, Và đó là 1 trong những cơ sở chính - phường pháp nghiên cứu mạnh nên Luận án Tiến sĩ được các GS TS hàng đầu trên thế giơi về lĩnh vực nghiên cứu của LA đánh giá khá cao, Rồi sau đó mới sớm và liên tục được tài trợ nghiên cứu ở cấp - trung cao. Không phải nhờ quan hệ như một số TS suy bụng ta ra bụng người,
Khó khăn lớn thứ 2 ở giai đoạn cuối: gia hạn học tập nhưng không được gia hạn học bổng sau 3 năm nghiên cứu sinh theo "chủ trường" của tổ chức cấp học bổng - chính phủ Việt nam,mà cơ quan quản lý trực tiếp là Bộ Giáo dục Đào tạo, cấp Thứ trưởng, trái với thông lệ quốc tế, Trong khi Qui chế do Bộ trưởng kí có cho gia hạn học bổng cho một số trường hơp, Và mình cũng thuộc diện đó nhưng tất nhiên không được nhận học bổng, thay vào đó thậm chí nhận sự đàn áp, gây khó khăn, bất lợi trực tiếp và gián tiếp đến tận giờ phút nay, Mình không tiếc tiền nhưng thấy buồn, thậm chí phân nộ vì văn hóa hỗ trợ công dân - đạo đức công vụ của số không nhỏ công chức Việt nam rất yếu kém so với Thái lan và mấy nước trong khu vực mà mình đã biết, Chưa cần so với quốc tế tiên tiến, Không hỗ trợ thì ít nhất không lầm hại, Thậm chí phải khen thưởng NCS đã tìm được nguồn tài trợ khác để hoàn thành khóa học, tiết kiêm được chi phi đầu tư từ ngân sách nhà nước 3 nặm đầu cho mỗi NCS., Đằng này tìm mọi cách cấu kết để trục lợi và đàn áp nhân quyền tối thiểu của Nghiên cứu sinh, giảng viên, Thủ hỏi trách nhiệm, lương tậm tối thiểu của các người ở đâu ? chắc chưa bị Kiểm toán Nhà nước hay Ủy ban Kiểm tra TW Đảng cho vào tầm ngắm gần nên vân hoành hành ngang ngược, Đây là 1 trong vài nguyên nhân cơ bản làm cho Việt nam đang tụt hậu tương đối.
95 % nghiên cứu sinh nói chung và Việt nam nói riêng phải gia hạn sau 3 nặm, 99 % các tổ chức cấp học bổng trên thế giới gia hạn học bổng cho các NCS này trừ VN mà không phải do thiếu tiến, Vậy một nghiên cứu sinh vốn là giảng viên ĐH ở một nước nghèo như Việt nam khii đó lấy kinh phí ở đâu để trả học phi rất cao và sinh hoạt phí cũng cao trong thời kì gia hạn học tập ,nhằm đảm bảo chất lượng theo chuẩn quốc tế tiên tiến, Một sô phải về nước không bằng. một số vết sạch tiền làm thêm trươc đó + gia đình đi vay ngân hàng gửi sang, Một số trong đó có mình đã vượt qua được nhờ nội lực là chính, nhờ học được và trên cơ sở đó + 1 phần khách quan may mắn: Trung tâm mình học TS có quĩ nghiên cứu lớn do đầu thầu được, nên trich ra trả toàn bộ học phi và 1 phần sinh hoạt phí cho mình - tổng cộng xấp xỉ 1 tỷ đồng Việt nam theo tỷ gía thời kì đó.. Mình vẫn giữ các giấy tờ xác nhận việc này nhử các kỉ niệm tốt đẹp và để tư vấn chính sách giáo dục, Hoàn toàn không phải để kiện cáo gì. Mình nghĩ chắc các cụ Tổ Tiên sĩ phù hộ mình để người quê Đông ngạc dã học Tiến sĩ thì khó khăn đến mấy, vạn sự khởi đâu nan" đến mấy cũng sẽ đỗ TS vẻ vang.
Câu danh ngôn thứ 2 về quê nội " Chời với dân Kẻ Vẽ cai bắt mẻ cũng không còn". Ý là dân Kẻ Vẽ không bắt nạt được mà có khi bị ngược lại, Hình như cũng đúng. Hai mươi năm trước, bạn thân của em trai mình đã nói với mẹ mình "hai chị em nó chẳng ai bắt nạt được' . Lí do chính là lúc đó minh chuẩn bị xây nhà đang ở bây giờ nên nhờ cậu này là Kĩ sư xây dựng đọc phản biện bản vẽ của 1 cậu bạn khác của em trai cùng nghê. Rồi ước tính kinh phí, Nếu ổn mình sẽ thuê cậu ấy xây, Nhưng sau đó mình không đồng ý kết quả và chỉ ra những điều cụ thể cả trong bản vẽ và dự toán, lí do tại sao khiến cậu này dù cứng về cả lí thuyết và thực tế xây dựng phải tâm phục, khẩu phục,
Mình tự hào truyền thống cả 2 dòng họ nội ngoại, Họ nội hiếu học,khoa bảng, góp phần cơ bản cho Đông ngạc là làng có nhiều Tiến sĩ nhất nhì trong các làng Việt nam thời phong kiến, Đọc tên cấc cụ Tổ Tiến sĩ trong 500 năm đã thấy rất đep và tự hào vì chỉ dòng họ khoa bảng mới đặt tên con lạ nhưng sang trọng và ý nghĩa tốt như vậy, Còn họ ngoại cả ông và bà đều yêu nước và cách mạng. Tuy không có bằng và bằng không cao vì phải nuôi con đông và/hoặc hoạt động cach mạng nhưng tự học nhiều và rất giỏi , uyên thâm, về kiến thức, kĩ năng chuyên môn tự học. Ông ngoại mình xứng đáng có 6 bằng Tiến sĩ: Chính trị, Sử, Báo chí, Văn, Ngôn ngữ và văn hóa Pháp, Ngôn ngư và văn hóa Trung quóc.


Mình tự hào và may mắn có được gen truyến thống tốt đẹp của cả 2 họ tóm gọn và kết hợp trong 8 chữ: hiều học, khoa bảng, yêu nước và cách mạng. Đời người trí thức phỏng có gì may hơn ?










"

.


---

BỔ SUNG



2.

"
Khi mình đi trên đường phố Kuala Lumpur Malaysia trong 3 ngày ở đó, 5 người Malaysia hỏi minh bằng tiếng Anh thì cả 5 sau khi biết mình từ Việt nam sang đều băt đầu bằng câu đại loại chị sang đấy làm việc ở nhà máy (tức xuất khẩu lao động) hay đi du lịch ? Mình bảo tôi sang đây nhận bằng Tiến sĩ, Họ đều tròn mắt ngạc nhiên không hiểu, Rồi đều nhắc lại câu hỏi trước, Mình nhắc lại câu trả lời họ vẫn không gật, không tin..Lần thứ 3 thì nửa tin, nửa ngờ, ....Mà 2 bên tiếng tiếng Anh đều khá, TA là ngôn ngữ chinh thức thứ 2 của Malaysiia..
Thôi thì dù tin hay không ít nhiều cũng làm cho họ và từ họ tới người Malaysia khác biết thêm một loại phụ nư Việt nam khác, có bằng cấp, - có tri thức cao thậm chí cao hơn rât nhiều người nươc họ, Bằng TS Malaysia còn chưa tin, Nếu bảo bằng TS của Úc, sáng tận Úc học , chỉ sang Kuala Lumpur nhận bằng thì chắc khóc thét lên nhỉ ?!
Ai cũng tưởng chỉ có niềm vui đi nhận bằng TS. Tất nhiên có vui sau các nặm tháng học tập gian khổ vượt qua bao khó khăn nhận bằng từ một trung tâm nghiên cứu mạnh tầm cơ thế giới,, công tác vơi Đại hoc Thanh hoa, MIT, Tổng hơp Madrid.. trong một trường top 2 % thế giới, Niêm vui nữa là mang 1 hình ảnh, hiểu biết mới, trình độ văn hóa cao của phụ nư Việt nạm đến một số người Malaysia,Nhưng quả thật niềm vui không át được nỗi buôn, Vì bất ngiờ thấy Kuala Lumpur hiện đại như nhưng rộng đẹp sạch hơn Singapore và toàn diện hơn hẩn Hà nội và tp Hồ Chí Minh đến ít nhất 20 năm mà chỉ nửa thế kỉ trước họ như mình . Phải đi bầng các phương tiện giao thông công cộng kết nối thuận tiện sạch bóng mới thầm thía sự phát triển của họ, Chưa bao giờ buồn khi ở nước ngoài về ,nhưng lần này buồn mấy ngày,,,,Đến Sing thất vọng xanh sạch đẹp so với phương Tây bơm lên baoo nhiêu thì bất ngờ Kuala Lumpur bij dìm hầng bấy nhiêu vì ông cụ Thủ tướng đọc lập, thinh thoảng laij chỉ trích Mĩ, Sau đo nối chuyện với 1 bác mới biết từ 1995 Kuala Lumpur đã hiện đại thế rôi, Có nghĩa là ,,,





"
https://www.facebook.com/quynhanh.ph/posts/2576106055735388




1.

.........
Bức ảnh này chup tối ngày 14/3/2010. Tất cả 10 người đều cười tươi. dù 2 phút trước mình không hề biết ai trong số họ. Quá đẹp và hiếm có, Một trong đề cử nặng kí các bức ảnh tốt nghiệp đẹp nhất của Victoria University,.................

"


Lĩnh bằng Tiến sĩ tại Kuala Lumpur với khoảng 200 Cử nhân Thạc sĩ Malaysia được Victoria University đào tạo tại đây. Bức ảnh quá đẹp và hiếm, 1 nữ TS Việt và 9 Thạc sĩ Malaysia, Tất cả đều cười tươi rói, xem đi xem lại vẫn không chán. Không hề quen biết ai trong các bạn này. Chỉ tình cờ bước tới khi các bạn vừa chụp ảnh với nhau, Mình đề nghị chụp với các bận và ngay lập tức các bạn đồng ý. Trong ảnh mặt không chênh nhiều, nhưnng tuổi mình gần gấp đôi các bạn Có lẽ trời thấu hiểu nên cho bức ảnh quí hiếm chụp bằng máy ảnh cuả minh. Các bạn ấy giầu hơn mình nhiều, mang cả gia đình tới thuê thợ chuyên nghiệp từ Úc sang chụp giá cao lia lịa vì lương các bạn ấy nếu là Thac sĩ làm kinh doanh khoảng 3000 đô la Mĩ /tháng gần gấp 10 lần minh khi đó, Cử nhân cũng khoảng 2000 $ . Mình chỉ dám thuê 2 ảnh cầm bằng, một nghiêng, 1 thẳng cho chắc ăn, 😁🤣 Có lẽ nên tặng VU ảnh này,
Bao nhiêu thời gian, chi phí, trí tuệ và nỗ lực học tập, vượt khó mơi có được. Khoảng 30 % đồng đội cùng thời gian xuất phat,các quốc tịch, mầu da khác nhau bao gồm cả Úc da trắng bản địa, đã phải dừng lại ở các mốc khác nhau, không thể đi đến đích như mình chủ yếu do năng lực học tâp, nghiên cứu. Xin kể 3 trong số các câu chuyện "dã man' có thật của đào tạo TS kiểu Úc
1. Ngay cuối nâm thư nhất một cậu Úc gốc Thụy điển nên rất cao, vốn là một kĩ sư giỏi, đã phải ngừng học vì thầy hướng dẫn dứt khoát cho đề cuong nghiên cứu faiiled. Khii đó mơi hiểu tại sao môi lần trước khi đi gặp thầy cậu ấy run bần bật 
2. Môt cậu Việt nam con một Sếp đại học lớn có bằng Thạc sĩ liên kết với nước khá có uy tín, Hình như cũng được học bổng 3 năm từ nguồn khác. Năm thứ nhất học trương khác, Năm thứ 2 chuyển về trường mình nhưng đến cuôi năm thứ 3 hết học bổng vẫn chưa được bảo vệ đè cương nghiên cứu cấp cơ sở, Mà theo qui định của trường phải bảo vệ thành công 2 cấp cơ sở - khoa/trung tâm và trường thì mới lầ nghiên cứu sinh, Cậu ây vầ gia đình đóng học phí thêm 1 kì nữa vẫn không được !! Trong khi nều học TS ở VN, với vị trí gia đình, chắc bảo vệ xong LA Tiến sĩ sau 3.5 năm với tổng chi phí thấp hơn nhiều,
3. Có 2 NCS VN tại Melbourne được học bổng chính phủ Úc trong 4 năm, viết xong luân án TS dày 200 -300 trang nhưng thây hướng dẫn nhất định không kí để trường gửi LA đi chấm.Đại diện trường, đại diện chính phủ Úc đề nghị thầy xem lại vẫn dứt khoát không, Vì ở trường bên Úc dù công hay tư giảng viên là số 1, Không quản lý nào dám trù dập giáng viên đó cả... Ở VN GV mà thế thi tèo hoặc ít nhât cũng ngăc ngoải rôi. Về sau có người hỏi thầy: sao ông không cho trượt luôn lúc bảo vệ đề cương từ năm thứ 2 để cho người đó khỏi phải học 2 nâm nữa vô ích ? Ông thầy bảo tôi để thế chủ yếu cho anh/chị ấy được thêm 2 năm học bổng vì rất cao so với mức sống ở VN và tiết kiệm được khá tại Úc với nếp sống người Việt, Chuyện nào râ chuyên đó, Ai bảo GV Úc, nhất là tại Melbourne không nhân văn,

Nhân đây mình cũng muốn nhăn nhủ tới một số TS GV Việt nam nói chung và tôt nghiệp TS ở các nước phât triển khác ngoài Úc nói riêng, và tất cả những ai khuyến khích ngầm, Nếu các bạn nghĩ và phát ngôn rộng rãi: học và lấy bằng TS tại Úc là dễ, có được tài trợ nghiên cứu do ăn may, quan hệ, thì đề nghị các bạn tham khảo thêm thông tin và rút lại hoặc ít nhất không tiếp tục phát ngôn thiếu căn cứ, thiếu trách nhiệm như thế, Đặc biệt, nếu bạn là thành viên các Hội đồng nghiệm thu đề tài, xét duyệt đề cương nghiên cứu để lựa chọn tài trợ, Vì như vậy sự nhận xét lựa chọn đề tài/con người của bạn - sử dụng ngân sách nhà nươc sẽ lệch lạc, không hiệu quả và không công bằng, Đồng thời các bạn đã gây ra các thiệt hại cho lợi ích chinh đáng ca về tinh thần và vật chất cho các GV, nhà khoa học tốt nghiệp TS ở Úc về, Thêm nữa các bạn sẽ không hoặc rất khó đẻ lại phúc đức cho con, cho cháu, Tôi tin vào luật nhân - không, kém quả này vì đã thấy qua không ít quạn sát và trải nghiệm, có thể do các bạn còn khá trẻ/chưa già nên chu'a đủ trải nghiệm mà thôi,

"
https://www.facebook.com/quynhanh.ph/posts/2574094139269913

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.