Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cẩm-Phả. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cẩm-Phả. Hiển thị tất cả bài đăng

22/05/2024

Đền Cửa Ông (Cẩm Phả) và chi bộ Đảng trong Ban Quản lí Di tích Đền Cửa Ông

Về đền Cửa Ông, trên Giao Blog, có thể đọc ở đây hay ở đây.

Bây giờ là các sưu tầm về BQLDT Đền Cửa Ông, đặc biệt là chi bộ Đảng trong BQL.

Mở đầu là bài trên cổng thông tin của thành phố Cẩm Phả.

17/11/2021

Cán bộ công đoàn vùng mỏ Võ Huy Tâm viết về thợ mỏ (bản thảo đầu tiên qua lời kể Tô Hoài)

Gần đây, lúc du lãng xứ Quảng Yên ngày xưa (vùng mỏ Quảng Ninh ngày nay), chúng tôi đã đến thăm nhà thơ Trần Nhuận Minh tại tư gia (đã nói nhanh ở đây). Hôm đó, trong không khí vui vẻ đang nói về văn hóa vùng mỏ và văn hóa thợ mỏ, bác Trần kể nhanh một số kỉ niệm về nhà văn Võ Huy Tâm.

Bác Trần gợi ý cho chúng tôi chú ý đến mối quan hệ thân tình giữa nhà văn Võ Huy Tâm (trong tư cách người thợ mỏ và cán bộ công đoàn vùng mỏ) với ông Lành (tức nhà thơ chính trị gia Tố Hữu). Sẽ ghi lại cụ thể ở một dịp khác.

Bây giờ, thì đọc nhanh lời kể của nhà văn Tô Hoài, mới biết công lao rất lớn trong đào tạo Võ Huy Tâm của nhà văn đàn anh Nguyễn Huy Tưởng. Ông có cách đào tạo người thật hay, cách này đến nay vẫn thật sự có giá trị trong giáo dục. Chắc bác Trần Nhuận Minh mới chỉ biết đến vai trò của ông Lanh, mà chưa biết đến công đào tạo của Nguyễn Huy Tưởng trong tiểu thuyết Vùng mỏ.

19/12/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : du lãng vùng khoáng nóng Cẩm Phả với "trai Hòn gái Cẩm"

Trời rét ngọt. Tôi phải mang chiếc áo khoác hạng nặng nhất ra để lên đường !

Chúng tôi không vào ngay Hạ Long, mà còn đi Cẩm Phả. Là bởi cả nhóm muốn đi "mục kích sở thị" cơ sở tắm khoáng nóng dành cho anh chị em ngành than ở đó. Việc phát hiện ra suối nước nóng ở đó là ngẫu nhiên từ hơn 20 năm về trước, rồi được đem vào khai thác từ năm 2001.

Bây giờ, thành phố muốn lấy lại để phục vụ đại chúng nói chung. Nhưng ngành than thì vẫn muốn giữ lại cho anh chị em trong ngành, để phục vụ việc nghỉ dưỡng và hồi phục sức khỏe. Dĩ nhiên, khách bên ngoài vào mua vé vẫn ok. Vé thường là 220.000đ, tốt hơn là 280.000đ.

Tôi từng ở lâu dài tại các phố suối nước nóng tại Nhật, nên đã quen với sinh hoạt du lịch suối nước nóng rồi (cái làng ở miền Bắc nước Nhật mà tôi định chọn là địa bàn điều tra điền dã đầu tiên là một làng du lịch suối nước nóng), bởi vậy rất muốn xem Cẩm Phả đã tận dụng nguồn lực thiên nhiên đặc biệt ấy như thế nào. Sẽ kể chi tiết ở một dịp khác, nhưng về cơ bản, đó là nơi có nguồn nước nóng thật xịn ! Đã có trải nghiệm ở Nhật Bản nhiều rồi, nên ngầm mình một lúc trong bồn nước nóng ở cơ sở Cẩm Phả, là tôi hiểu được.

29/08/2020

Học giả Phan Ngọc qua đời ở tuổi 96 (1925-2020)

Mình đang du lãng ở mạn biển Đông Bắc.

Khoảng chập tối hôm ghé thăm nhà thơ Trần Nhuận Minh tại nhà riêng ở Hòn Gai, tối 27 tháng 8, thì nhận được tin báo nhanh: bác Phan Ngọc vừa qua đời. Muộn hơn chút, lúc đã rút về đến chỗ nghỉ sát biển, thì nhận được nhắn tin của một bạn báo tin về tang lễ (đại khái là buổi sáng của ngày 1 tháng 9 sắp tới).

Làm việc kín lịch ở vùng mỏ, nên không cập nhật được kịp thời thông tin trên Giao Blog.

Bây giờ, lấy một tin từ Tuổi Trẻ và cáo phó từ Fb của em Kiều Mai Sơn về đăng loạt đầu tiên. Các thứ khác thì đưa xuống bổ sung ở dưới đó.

Đọc nhanh về cụ Phan Ngọc trên Giao Blog ở đâyở đây.

15/08/2020

Các nơi lập "thể môn" chào đón và "hương án" vái lạy (chuyến tuần du ra Bắc của vua Bảo Đại năm 1933)

Đó là năm 1933, cách nay tới gần 90 năm.

Năm 1933 là gần ngang với năm sinh của nhà văn Duyên Anh (1935-1997), năm sinh của học giả Phan Đăng Nhật (1931-2020), năm sinh của cụ nguyên tổng bí thư Lê Khả Phiêu (1931-2020).

Năm 1933 ấy, nhà vua Bảo Đại từ Huế ra thăm Hà Nội, Hòn Gai, Hải Dương,...Gọi là chuyến Bắc tuần của ngài. Đại khái, như tổng kết của nhà Mai Lĩnh lúc đó, thì ngài có 12 ngày trên đất Bắc.

Các nơi mà ngài tới, phía quan Nam (Nam triều) và quan Tây (chính quyền bảo hộ của Pháp) đều chuẩn bị đón rước linh đình.

Người ta dựng các thể môn. Từ quen dùng của thời đó, có vẻ xa lạ với người đầu thế kỉ XXI rồi. Đại khái là cổng chào bây giờ. Nhưng chỉ là cổng chào tạm thời thôi, xong việc là sẽ dọn đi, chứ không chôn chặt một chỗ.

Người ta lại dựng các hương án ở các điểm trên đường ngài Bảo Đại tới, dân chúng sẽ tới đó mà vái lạy.

Văn nghệ Thứ Bảy : thi sĩ Trần Nhuận Minh chắc về sử, như là truyền thống dòng Trần tộc Điền Trì

Hôm qua, đăng một hồi kí của nhà văn Duyên Anh (1935-1997, tên thật Vũ Mộng Long, người Thái Bình), trong đó có đoạn nói về việc Trần Đăng Khoa bắt giò thơ của Tố Hữu. Đại khái "đường ta rộng thênh thang 8 thước" là lỗi của ông Lành nhìn gần quá, để cháu Khoa chữa cho thành "đường ta rộng thênh thang ta bước". Hồi kí của Duyên Anh, đọc trên Giao Blog ở đây.

Câu chuyện ấy, rồi đầu thập niên 1980, lúc còn học trường làng đầu thời tiểu học, tôi đã nghe nhiều lần do nhiều người kể ! Tức là giai thoại khá nổi tiếng. Bởi vậy nhà văn Duyên Anh vốn là trưởng thành trong văn học Miền Nam - Sài Gòn, nhưng vẫn nghe được (hiện chưa rõ là nghe trước 1975 hay là sau đó), để rồi, cuối thập niên 1980, lúc ở Mĩ quốc xa xôi mà viết hồi kí, ông đã thuật lại giai thoại. 

Duyên Anh thì chê Trần Đăng Khoa đại khái xuất thân nông dân một cục, không phải là dòng dõi cầm bút !