Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn trần-văn-giáp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trần-văn-giáp. Hiển thị tất cả bài đăng

13/02/2025

Đoàn Thị Điểm và nhận định "ngòi bút chưa được chân thực" (Thanh Hòa tử và Quế Hiên tử)

Trên Giao Blog có riêng mục "Bà Điểm là bà Điểm nào". Tức không biết là Đoàn Thị Điểm hay Nguyễn Thị Điểm. Điểm vẫn còn tiếp tục bị mờ lâu nay trong văn học sử Việt Nam.

Có rất nhiều nguyên nhân làm mù mờ hóa hay mung lung hóa. Mà cũng phải, tiểu thuyết thì vốn mung lung !

1. Nguyên đoạn phê bình "Tiếu sát Hồng Hà bút vị chân" (nghĩa: Cười ngất cho Hồng Hà nữ sĩ, ngòi bút chưa được chân thực".

Đấy là Thanh Hòa tử và Quế Hiên tử nhận định vào hồi cuối thế kỉ 19. 

Có những nhận định còn "sát thủ" hơn nhiều. Ví dụ của Lý Văn Phức.

2. Thật ra, nghiên cứu kĩ lưỡng, sẽ thấy: bản in khắc gỗ năm 1811 (Gia Long 10) của truyện (các tiểu thuyết) đứng tên Đoàn Thị Điểm có sự lai tạp rất lạ. Thanh Hòa tử và Quế Hiên tử chắc đã đọc bản in khắc gỗ năm 1811 đó.

3. Vấn đề rắc rối thêm, lại là các bản dịch tiếng Việt từ đầu thế kỉ 20 đến nay. Nhiều cái tác giả (đang đứng tên Đoàn Thị Điểm) không hề viết thế, nhưng bản dịch tiếng Việt thì lại thành ra thế.

4. Các học giả Ngô Văn Triện, Hoàng Thúc Trâm, Hoàng Xuân Hãn, Trần Văn Giáp đã đặt ra nghi vấn từ lâu. 

Sau này thì có cụ Bùi Văn Nguyên và nhiều người gần đây.

Bây giờ đến với một luận giải (chỉ trong phạm vi văn học và rất chung) vào năm 2024.

01/12/2016

Từ Hà Nội, lên Việt Bắc, tới Khu học xá Nam Ninh (hồi kí Nguyễn Chí Công)

Thật ra, đúng hơn là "từ Hà Nội lên Việt Bắc, tới Khu học xã Nam Ninh, và trở lại Hà Nội".

Về tác giả Nguyễn Chí Công - một chuyên gia tin học lớp đầu tiên của Việt Nam - thì có thể đọc một bài cũ về ông (ở đây), hay một chút về họ Nguyễn làng Đông Tác ở Hà Nội (ở đây).