Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn tư-liệu-Hán-Nôm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tư-liệu-Hán-Nôm. Hiển thị tất cả bài đăng

11/06/2017

Đất và người Quảng Ngãi : biết tin học giả Lê Vinh Bổn đã từ trần năm 2015

Nhân có tin về một thuyết trình liên quan đến Quảng Ngãi của nhóm Andrew Hardy (EFEO) sắp tới ở Hà Nội (ngày 15 tháng 6, xem 3 ở dưới), mới chợt nhớ đến kỉ niệm du lãng miền núi Ấn sông Trà nhiều năm trước, trong đó có kỉ niệm với học giả Lê Vinh Bổn. 

Hồi năm 2011, tôi cho đăng nhanh một khảo cứu về bia Bình Man tự kí của Nguyễn Tấn (hiện còn nguyên vật) trên tạp chí của Quảng Ngãi là Cẩm Thành. Tới cuối năm 2012, học giả Lê Vinh Bổn có bài góp ý đăng trên trang nhà của ông. Chuyện này đã nói đến ở đây (tháng 2 năm 2013, lúc tôi đang còn du lãng ở khu vực bản San Lùng, xem bà con ta nấu rượu).

08/06/2017

"Cao Bằng thực lục" và những vấn đề học thuật xung quanh bản dịch

Cuốn Cao Bằng thực lục của ông quan Bế Hựu Cung. Ông Bế người Cao Bằng, là một trung thần của nhà Lê, từng theo Lê Chiêu Thống sang Trung Quốc. Rồi sau này, khi nhà Nguyễn thành công, Bế Hựu Cung lại trở về lĩnh chức tại quê nhà vào thời Gia Long. Tác phẩm duy nhất của ông hiện còn thấy là Cao Bằng thực lục viết bằng Hán Nôm. Sách chỉ có 1 bản duy nhất, lại là bản chép tay, ở Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

Cuốn Cao Bằng thực lục thú vị đó đã trở thành một trong những cuốn sách quan trọng trong mảng nghiên cứu của tôi liên quan đến người Tày - Nùng, liên quan đến các huyện trong tỉnh Cao Bằng, và liên quan đến nhà Mạc thời kì Cao Bằng. Nhiều nghiên cứu dân tộc học hay văn bản học của tôi có trích dẫn sách của Bế Hựu Cung (ví dụ ở đây hay ở đây).

14/05/2017

Hiện tượng đáng báo động: tháo bỏ, thay mới, trao đổi hoành phi câu đối ở các di tích

Gần đây, đi các nơi, thấy có hiện tượng đáng báo động là: do có tiền (vài chỗ là có rất nhiều tiền), người ta đang tự ý tháo bỏ, thay mới, hay trao đổi hoành phi - câu đối - đại tự của các di tích đã được công nhận.

Nhiều chỗ làm việc này rất ngang nhiên. Cần phải có tiếng nói từ nhiều góc nhìn khác nhau, mà điểm tựa pháp lí chính là Luật Di sản.

02/05/2017

08/03/2017

Chuyện về Bà chúa Lối ở huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) : một thứ phi của Thái tổ Mạc Đăng Dung

Bà chúa Lối, tức là Bà chúa ở làng Xuân Lôi. "Lối" chính là đọc chệch từ "Xuân Lôi". Đến nay, bà vẫn được thờ phụng tại làng Xuân Lôi, suốt trong mấy trăm năm qua.

Có ảnh chụp ngôi đền Bà chúa Lối ở dưới. Công phát hiện gần đây là của nhóm Nguyễn Hữu Hạnh - Phan Đăng Nhật (và một số người khác). Tôi chưa từng tới ngôi đền này, mà chỉ xem tư liệu do nhóm trên chụp về.

Còn đang phân vân, về độ xác thực của tư liệu.

31/01/2017

Đầu năm, trở lại với ấn đền Trần : mở hồ sơ lưu trữ bên Pháp

Bài của Đinh Khắc Thuân và Cao Việt Anh - hai học giả của Viện Nghiên cứu Hán Nôm, đều có thời gian học tập và làm việc tại Pháp.

Đây là bản cho báo chí, còn bản cho hội thảo thì đã đi ở đây (hội thảo tháng 8 năm 2016), và bản cho tạp chí chuyên ngành thì chờ đọc ở đây (tạp chí Nghiên cứu & Phát triển số 6 năm 2016).

16/01/2017

Học giả Chu Hữu Quang vừa từ trần tại Bắc Kinh, thọ 112 tuổi

Đã viết nhanh về cụ ở một entry trước (xem lại ở đây), cũng đã sử dụng các nghiên cứu của cụ trong một bài viết gần đây (xem lại ở đây).

Cụ được học giới tôn xưng là "cha đẻ của phương án phiên âm tiếng Trung Quốc hiện đại".

Báo chí Trung Quốc mới đưa tin cụ từ trần, thọ 112 tuổi (1906-2017).

14/01/2017

Văn nghệ Thứ Bảy : lan man với cụ Thiện Đình, tức nhà biên khảo Đặng Xuân Viện (1880-1958)

Cụ Thiện Đình người làng Hành Thiện ở Nam Định.

Làng mình với làng ấy tựa như ngày xưa có phong tục hôn nhân chéo nhau thì phải. Quả là có nhiều bà cụ bà thím từ Hành Thiện sang làm dâu, và đổi lại thì cũng thấy nhiều bà cụ người làng mình sang Hành Thiện. 

Ông lang nổi danh của làng Hành Thiện ngày trước hóa ra là gốc từ làng mình sang. Và đổi lại, hiệu thuốc bắc truyền thống nhất làng mình lại là gốc từ bên Hành Thiện. Còn đến bây giờ, vẫn thấy dao cầu thuyền tán.

23/12/2016

Đôi chuông Đà Quận ở Cao Bằng vừa được công nhận là bảo vật quốc gia

Chúng tôi đã theo bước chân của các lớp đàn anh đi trước, nghiên cứu đôi chuông này trong nhiều năm qua. Một đôi, nhưng có một chiếc có khắc chữ, và một chiếc không có chữ (không có bất cứ chữ gì).

Kết quả nghiên cứu về chiếc chuông thực sự đúc năm Càn Thống 19 (1611), tức quả chuông có chữ trong hai chuông Đà Quận, thì đang tiếp tục công bố trên các tạp chí học thuật: Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển (xem lại ở đây, và ở đây), Tạp chí Hán Nôm (xem ở đây), và Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (đang chờ bổ sung).

08/11/2016

Chong đèn đọc lại "Hoài Nam khúc" : triều chính nát bét vì đồng tiền

Nhân có việc, đọc lại Hoài Nam khúc - chữ Nôm, cuối thế kỉ 18, ở Đàng Trong của chúa Nguyễn.

Đại khái, tác phẩm Nôm đặc biệt quan trọng này của Đàng Trong (theo thể lục bát trường thiên), có những đoạn tả rất chân thực về hiện tình triều chính khi đó, bị đồng tiền tha hóa tất cả:

12/09/2016

Nhu cầu tự học chữ Hán và giấc mơ "rồng hóa" thời sau Đổi Mới của Việt Nam

Thử đưa một cuốn sách đã xuất bản năm 1992 bởi Nxb Đồng Tháp.

Có lời giới thiệu của nữ chuyên gia Hán Nôm Nguyễn Thị Thanh Xuân.

Ngay sau Đổi Mới, nhóm các học giả phía Nam là Trần Khuê - Nguyễn Thị Thanh Xuân nhiều lần kêu gọi việc học lại chữ Hán.

Có một giấc mơ hóa rồng đã như vậy, ở thời đó.