Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

14/09/2016

Một ghi chú về sự "phát rồ" của người Trung Quốc vì không bỏ được chữ Hán

Mình dùng một cái tên khác, cho một ghi chép ngắn của Quách Hiền.

Rất lâu rồi mới thấy cô Quách.

Quả thật, người Trung Quốc đã rất muốn vứt quách chữ Hán đi từ lâu lắm rồi. Nhưng cũng là sự thực rõ ràng, người Trung Quốc không tài nào vứt chữ Hán đi được.

Trong bài đã công bố vừa rồi, hè 2016 (trong file PDF toàn thể được công bố tạm thời ở đây), mình chưa thể nói đến điều này. Vì giới hạn bài viết là không quá 10.000 chữ/từ (khoảng 20 trang A4).

Trong bài đó, mới chỉ kịp nhắc được đến hai cụ là Chu Hữu Quang và Nishida. Cũng mới chỉ nhắc một cách rất thoáng. Hoàn toàn đồng ý với Nishida: chữ Hán là văn tự trác tuyệt, đỉnh cao của tư duy sáng tạo văn tự. 

Mà cũng có lẽ vì "đỉnh cao" nên người Trung Quốc cũng đã từng tự phát điên phát rồ về văn tự của chính mình. Cũng như Nishida đã nói: đó là thời kì điên rồ cần thiết.

Khi chỉnh sửa bản thảo, nếu biên độ khổ giấy được phép thêm khoảng nửa trang A4, thì sẽ thêm một ít về nhận định của Nishida. Cho rõ.

Dưới là chép nguyên về từ Fb QH (mà đầu tiên là thấy nó bên VHNA, rồi tìm sang Fb QH).


---




1. Bản của VHNA

Hàng mấy nghìn năm phát triển của chữ Hán không thể nào sánh được với tốc độ giản hoá Hán tự trong vòng 100 năm qua tại Trung Quốc. Trước phong trào Ngũ Tứ, chữ Hán có một địa vị “thần thánh” trong quan niệm của người Trung Quốc, sau phong trào Ngũ Tứ, “đánh đổ chữ Hán” là một trong những mục tiêu hàng đầu của những  trí thức  tinh anh của Trung Quốc  thời bấy giờ như Tiền Huyền Đồng, Cù Thu Bạch, Lỗ Tấn. “Văn tự tiến hoá luận” là cơ sở lý luận cho các quan điểm của các trí thức và chính trị gia trong phong trào Ngũ Tứ. Theo họ, “chữ Hán” không chỉ là vấn đề về “chữ” mà còn là vấn đề về chính trị.  Thứ nhất: Họ cho rằng quốc gia hưng vong có liên quan mật thiết đến chữ Hán. Thứ hai: Họ khẳng định nguy cơ của văn hoá Trung Quốc đương thời có nguồn gốc từ chữ Hán. Muốn phát triển văn hoá phải phế bỏ chữ Hán. Thứ ba: Họ chỉ rõ, muốn mở mang dân trí phải từ bỏ chữ Hán vì chữ Hán chính là “vũ khí ngu dân”.  Thứ tư: Họ nhận định, chữ Hán có tính giai cấp, là công cụ để phân biệt “bạn” và “thù”. Thứ năm: Họ thừa nhận, chữ Hán, loại “văn tự hình nghĩa” là  loại văn tự lạc hậu, cần bị phế trừ, cần được tiến hoá. Tóm lại, các trí thức tinh anh thời Ngũ Tứ phê phán chữ Hán ở hai điểm: Thứ nhất, “độ khó kỹ thuật” trong thực dụng (bao gồm các vấn đề liên quan đến: viết chữ, phân biệt, trí nhớ, số lượng ….); thứ hai là vấn đề năng lực biểu đạt của chữ Hán (chữ Hán là “đơn tự” (chữ đơn), mỗi một chữ biểu đạt một nội dung cố định, đây là một cản trở trong năng lực biểu đạt của chữ Hán).
Vì những người muốn đánh đổ chữ Hán là những trí thức tinh anh, nên các quan điểm trên của họ có tính chất quyết định đến số phận của chữ Hán tại Trung Quốc. 100 năm trở lại đây, dưới sự nỗ lực của tầng lớp trí thức, chữ Hán đã được tiến hoá thành hệ thống chữ Hán hiện nay (thường được gọi là chữ Hán giản thể) tại Trung Quốc. Các cách tiến hoá đã được áp dụng cho chữ Hán: La tinh hoá chữ Hán (dùng thiết âm như đề xuất của Lương Khải Siêu, Lộ Tráng Chương, Vương Chiêu; cải tiến cách dùng bính âm đã có từ thời Minh của các giáo sĩ như Matteo Ricci, Sir Thomas Wade, Herbert Allen Giles) và giản hoá các nét trong chữ Hán. Năm  1907 , Pháp bộ Thượng Thư Lao Nãi Tuyên (1843-1921) xuất bản cuốn “Giản tự toàn phổ”. Năm 1920 nhóm của Tiền Huyền Đồng đề xuất “Giảm tỉnh hiện hành đích bút hoạch đề nghị” (Đề nghị giảm bớt các nét của chữ Hán hiện hành). Năm 1935, chính phủ Dân quốc công bố “Giản hoá tự biểu” (Lần thứ nhất). Năm 1936, chính phủ dân quốc phế bỏ “Giản hoá tự biểu” (lần thứ nhất). Năm 1956, chính phủ đại lục công bố “Giản hoá tự phương án”. Năm 1977, chính phủ đại lục công bố “Đệ nhị thứ Hán tự giản hoá phương án” (bản sơ thảo).  Năm 1986 chính phủ đại lục đỉnh chỉ “Đệ nhị Hán tự giản hoá phương án”. Đại khái và tóm lại lần nữa, sau 100 năm trí thức loay hoay, chữ Hán tại Trung Quốc đã được giản hoá triệt để các nét để nhằm giải quyết yêu cầu về “độ khó kỹ thuật” trong thực dụng của chữ Hán. Để giải quyết vấn đề năng lực biểu đạt của chữ Hán, chính sách của nhà nước Trung Quốc đối với chữ Hán là “không tạo chữ mới”, “cố gắng hết sức không tạo thêm chữ Hán mới”, dùng phương án “đa nghĩa hoá” các chữ đã có sẵn và phương án “cấu từ” (kết hợp các chữ Hán đã có sẵn thành những từ biểu đạt một nghĩa mới). 

Tiêu Ứng Kỳ (Jiao Yingqi), một nghệ sĩ ý niệm, nhà nghiên cứu, tốt nghiệp Học viện Mỹ thuật trung tâm (CAFA) Bắc Kinh là một trong những người phản đối chính sách “không tạo chữ Hán mới” của Trung Quốc. Theo ông, việc giản hoá các nét chữ Hán và các phương án cấu tạo từ mới hiện nay không giải quyết được cả hai vấn đề về độ khó kỹ thuật và năng lực biểu đạt của chữ Hán, chưa xét đến việc giảm nét đã xoá sổ rất nhiều chữ Hán đã có. (Thí dụ chữ  “vân” 雲 (mây) và chữ  “vân” “云” (nói) vốn là hai chữ với hai nghĩa khác nhau nhưng trong chữ Hán giản thể hiện nay chữ “雲” (mây) đã bị xoá sổ. Người Trung Quốc hiện nay dùng chung một chữ “云” cho cả hai nghĩa: mây và nói). Quan điểm của Tiêu Ứng Kỷ:  Thứ nhất, về “độ khó kỹ thuật” trong thực dụng của chữ Hán, khoa học kỹ thuật hiện đại (các bộ từ điển online và các công cụ đánh chữ Hán trên máy tính) hoàn toàn có thể giải quyết được vấn đề đó. Thứ hai, về “năng lực biểu đạt” của chữ Hán, Tiêu Ứng Kỳ cho rằng: các phương án hiện nay đang sử dụng vẫn không thể đáp ứng được những nhu cầu biểu đạt mới cho chữ Hán. Ông chỉ ra trên báo chí và các phương tiện truyền thông, các thuật ngữ như “3G”, “GPS”, “GDP”, “MBA”, “EMBA”, “IPad”…không thể dùng chữ Hán nào có thể biểu đạt được hàm nghĩa của chúng. Người Trung Quốc không còn sống ở thời đại “kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ”,  hiện giờ là thời đại của khoa học kỹ thuật, thời đại của văn hoá, của bùng nổ thông tin, vì thế người Trung Quốc đã có những kinh nghiệm sống mới vì vậy cần phải tạo thêm những chữ Hán mới với những hàm nghĩa mới để phù hợp với những kiến thức mới, kỹ thuật mới, tư tưởng mới của thời đại mới. Tiêu Ứng Kỳ khẳng định: vấn đề của chữ Hán, không nằm ở những yếu tố bên ngoài, mà nằm ở chính năng lực người sử dụng chữ Hán.

Từ năm 1995, Tiêu Ứng Kỳ bắt đầu sáng tạo chữ Hán mới. Đến năm 2007, ông đã tạo mới được hơn 400 chữ Hán, được tập hợp in trong cuốn “造字雜記” (Ghi vụn về tạo chữ), phân thành 4 chủ đề chính: “những chữ liên quan đến phần tử tri thức”, “những chữ liên quan đến thứ văn hoá làm hại con người”, “những chữ liên quan đến ô nhiễm môi trường”, “những chữ liên quan đến khuynh hướng giới tính”.  Cuốn sách, đặc biệt, toàn bộ phần lời tựa, và hậu ký đều được viết hoàn toàn bằng chữ phồn thể.

Tiêu Ứng Kỳ đã chia sẻ các quan điểm của ông về việc tạo chữ Hán mới cũng như quan điểm về quốc gia trong bài phỏng vấn do Kaitlin Rees thực hiện. Nguyên văn bài phỏng vấn và bản dịch (của Nha Thuyen) đã được in trong Tạp chí chuyên đề về “Nước” của Ajar Press . Trong bài phòng vấn, Tiêu Ứng Kỳ đã nói “Bản thân ký tự tiếng Hán đã mang sẵn trong nó tính chất bạo lực. Đó không phải là một ngôn ngữ mang tính trung tính, giống như tiếng Anh nơi các ký tự không bao giờ chứa một hàm ý khi mà bạn viết a, b, hoặc c. Các thành tố ký tự trong tiếng Hán đều có gốc từ việc biểu nghĩa và vì thế chúng chuyên chở các gốc rễ này vào các từ mà chúng tạo thành. Chính vì vậy đối với tôi, không có gì là bạo lực trong việc bẻ gãy các kí tự này; bạo lực đã tồn tại từ trước trong ngôn ngữ này và điều duy nhất chúng ta có thể làm là chống lại tính chất của bạo lực đó”.
http://vanhoanghean.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/tieu-ung-ky-tao-chu-han-moi-tai-trung-quoc-nhung-van-de-ve-ky-tu-quoc-gia



2. Nguyên bản trên Fb QH

"










"

https://www.facebook.com/quach.hien.948/media_set?set=a.673630936127657&type=3&pnref=story


"

Tiêu Ứng Kỳ

先週の水曜日に更新
Tiêu Ứng Kỳ và việc tạo mới chữ Hán tại Trung Quốc: những vấn đề về ký tự, quốc gia. 



Hàng nghìn năm phát triển của chữ Hán không thể nào sánh được với tốc độ giản hoá Hán tự trong vòng 100 năm qua tại Trung Quốc. Trước phong trào Ngũ Tứ, chữ Hán có một địa vị “thần thánh” trong quan niệm của người Trung Quốc, sau phong trào Ngũ Tứ, “đánh đổ chữ Hán” là một trong những mục tiêu hàng đầu của những trí thức tinh anh của Trung Quốc thời bấy giờ như Tiền Huyền Đồng, Cù Thu Bạch, Lỗ Tấn. “Văn tự tiến hoá luận” là cơ sở lý luận cho các quan điểm của các trí thức và chính trị gia trong phong trào Ngũ Tứ. Theo họ, “chữ Hán” không chỉ là vấn đề về “chữ” mà còn là vấn đề về chính trị. Thứ nhất: Họ cho rằng quốc gia hưng vong có liên quan mật thiết đến chữ Hán. Thứ hai: Họ khẳng định nguy cơ của văn hoá Trung Quốc đương thời có nguồn gốc từ chữ Hán. Muốn phát triển văn hoá phải phế bỏ chữ Hán. Thứ ba: Họ chỉ rõ, muốn mở mang dân trí phải từ bỏ chữ Hán vì chữ Hán chính là “vũ khí ngu dân”. Thứ tư: Họ nhận định, chữ Hán có tính giai cấp, là công cụ để phân biệt “bạn” và “thù”. Thứ năm: Họ thừa nhận, chữ Hán, loại “văn tự hình nghĩa” là loại văn tự lạc hậu, cần bị phế trừ, cần được tiến hoá. Tóm lại, các trí thức tinh anh thời Ngũ Tứ phê phán chữ Hán ở hai điểm: Thứ nhất, “độ khó kỹ thuật” trong thực dụng (bao gồm các vấn đề liên quan đến: viết chữ, phân biệt, trí nhớ, số lượng ….); thứ hai là vấn đề năng lực biểu đạt của chữ Hán (chữ Hán là “đơn tự” (chữ đơn), mỗi một chữ biểu đạt một nội dung cố định, đây là một cản trở trong năng lực biểu đạt của chữ Hán).



Vì những người muốn đánh đổ chữ Hán là những trí thức tinh anh, nên các quan điểm trên của họ có tính chất quyết định đến số phận của chữ Hán tại Trung Quốc. 100 năm trở lại đây, dưới sự nỗ lực của tầng lớp trí thức tinh hoa, chữ Hán đã được tiến hoá thành hệ thống chữ Hán hiện nay tại Trung Quốc. Các cách tiến hoá: La tinh hoá chữ Hán (dùng thiết âm như đề xuất của Lương Khải Siêu, Lộ Tráng Chương, Vương Chiêu; cải tiến cách dùng bính âm đã có từ thời Minh của các giáo sĩ như Matteo Ricci, Sir Thomas Wade, Herbert Allen Giles) và giản hoá các nét trong chữ Hán. Năm 1907 , Pháp bộ Thượng Thư Lao Nãi Tuyên (1843-1921) xuất bản cuốn “Giản tự toàn phổ”. Năm 1920 nhóm của Tiền Huyền Đồng đề xuất “Giảm tỉnh hiện hành đích bút hoạch đề nghị” (Đề nghị giảm bớt các nét của chữ Hán hiện hành). Năm 1935, chính phủ Dân quốc công bố “Giản hoá tự biểu” (Lần thứ nhất). Năm 1936, chính phủ dân quốc phế bỏ “Giản hoá tự biểu” (lần thứ nhất). Năm 1956, chính phủ đại lục công bố “Giản hoá tự phương án”. Năm 1977, chính phủ đại lục công bố “Đệ nhị thứ Hán tự giản hoá phương án” (bản sơ thảo). Năm 1986 chính phủ đại lục đỉnh chỉ “Đệ nhị Hán tự giản hoá phương án”. Đại khái và tóm lại lần nữa, sau 100 năm trí thức loay hoay, chữ Hán tại Trung Quốc đã được giản hoá triệt để các nét để nhằm giải quyết yêu cầu về “độ khó kỹ thuật” trong thực dụng của chữ Hán. Để giải quyết vấn đề năng lực biểu đạt của chữ Hán, chính sách của nhà nước Trung Quốc đối với chữ Hán là “không tạo chữ mới”, “cố gắng hết sức không tạo thêm chữ Hán mới”, dùng phương án “đa nghĩa hoá” các chữ đã có sẵn và phương án “cấu từ” (kết hợp các chữ Hán đã có sẵn thành những từ biểu đạt một nghĩa mới). 



Tiêu Ứng Kỳ (Jiao Yingqi), một nghệ sĩ ý niệm, nhà nghiên cứu, tốt nghiệp Học viện Mỹ thuật trung tâm (CAFA) Bắc Kinh là một trong những người phản đối chính sách “không tạo chữ Hán mới” của Trung Quốc. Theo ông, việc giản hoá các nét chữ Hán và các phương án cấu tạo từ mới hiện nay không giải quyết được cả hai vấn đề về độ khó kỹ thuât và năng lực biểu đạt của chữ Hán, đấy là chưa kể việc giảm nét đã xoá sổ rất nhiều chữ Hán đã có. (Thí dụ chữ “vân” 雲 (mây) và chữ “vân” “云” (nói) vốn là hai chữ với hai nghĩa khác nhau nhưng trong chữ Hán hiện nay (chữ Hán giản thể) chữ “雲” (mây) đã bị xoá sổ. Người Trung Quốc hiện nay dùng chung một chữ “云” cho cả hai nghĩa: đám mây và nói). Quan điểm của Tiêu Ứng Kỷ: Thứ nhất, về “độ khó kỹ thuật” trong thực dụng của chữ Hán, khoa học kỹ thuật hiện đại hoàn toàn có thể giải quyết được các vấn đề về “kỹ thuật” của chữ Hán.Thứ hai, về “năng lực biểu đạt” của chữ Hán, Tiêu Ứng Kỳ cho rằng: các phương án hiện nay đang sử dụng vẫn không đủ đối với chữ Hán. Ông chỉ ra trên báo chí và các phương tiện truyền thông, các thuật ngữ như “3G”, “GPS”, “GDP”, “MBA”, “EMBA”, “IPad”…không thể dùng chữ Hán nào có thể biểu đạt được hàm nghĩa của chúng. Người Trung Quốc không còn sống ở thời đại “kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ”, hiện giờ là thời đại của khoa học kỹ thuật, thời đại của văn hoá, của bùng nổ thông tin, người Trung Quốc đã có những kinh nghiệm sống mới vì vậy cần phải tạo thêm những chữ Hán mới với những hàm nghĩa mới để phù hợp với những kiến thức mới, kỹ thuật mới, tư tưởng mới của thời đại mới. Tiêu Ứng Kỳ khẳng định: vấn đề của chữ Hán, không nằm ở những yếu tố bên ngoài, mà nằm ở chính năng lực người sử dụng chữ Hán. 

Từ năm 1995, Tiêu Ứng Kỳ bắt đầu sáng tạo chữ Hán mới. Đến năm 2007, ông đã tạo mới được hơn 400 chữ Hán, được tập hợp in trong cuốn “造字雜記” (Ghi vụn về tạo chữ), phân thành 4 chủ đề chính: “những chữ liên quan đến phần tử tri thức”, “những chữ liên quan đến thứ văn hoá làm hại con người”, “những chữ liên quan đến ô nhiễm môi trường”, “những chữ liên quan đến khuynh hướng giới tính”. Cuốn sách, đặc biệt, toàn bộ phần lời tựa, và hậu ký đều được viết hoàn toàn bằng chữ phồn thể.

Tiêu Ứng Kỳ đã chia sẻ các quan điểm của ông về việc tạo chữ Hán mới cũng như quan điểm về quốc gia trong bài phỏng vấn do Kaitlin Rees thực hiện. Nguyên văn bài phỏng vấn và bản dịch (của Nha Thuyen) đã được in trong Tạp chí chuyên đề về “Nước” của Ajar Press . Trong bài phòng vấn, Tiêu Ứng Kỳ đã nói “Bản thân ký tự tiếng Hán đã mang sẵn trong nó tính chất bạo lực. Đó không phải là một ngôn ngữ mang tính trung tính, giống như tiếng Anh nơi các ký tự không bao giờ chứa một hàm ý khi mà bạn viết a, b, hoặc c. Các thành tố ký tự trong tiếng Hán đều có gốc từ việc biểu nghĩa và vì thế chúng chuyên chở các gốc rễ này vào các từ mà chúng tạo thành. Chính vì vậy đối với tôi, không có gì là bạo lực trong việc bẻ gãy các kí tự này; bạo lực đã tồn tại từ trước trong ngôn ngữ này và điều duy nhất chúng ta có thể làm là chống lại tính chất của bạo lực đó”. 

Về Tạp chí chuyên đề về Nước của Ajar, xin xem giới thiệu tại đây:
http://shopajar.tictail.com/product/issue-4-nước-water-country

いいね!
コメントする
コメント
Nghiem Quynh Trang Chị ơi các nguyên tố hoá học thì họ làm thế nào ạ? Khi tiếp cận khoa học phương tây thì họ sẽ dùng song song 2 hệ chữ latin và Hán tự? như kiểu người Nhật có thêm chữ mềm biểu âm bên cạnh trong báo chí ko ạ?
いいね!
返信いいね!1件9月7日 14:23編集済み
Quach Hien Họ có các chữ Hán, mà mỗi một chữ đó chính là nghĩa của nguyên tố Hoá học ( Em xem ảnh dưới, đây là bảng nguyên tố hoá học được dùng ở Trung Quốc). Trung Quốc họ không có chữ mềm biểu âm bên cạnh như Nhật Bản mà hầu hết những từ nước ngoài họ dùng chính chữ Hán để ký âm luôn. Thí dụ như từ logic họ dùng hai chữ 逻辑, hai chữ này có âm đọc trong tiếng Trung hiện đại là "luoji"(na ná như logic). Các tên địa danh cũng tương tự, Paris là 巴黎 (bali). Trước đây trong các sách của Trung Quốc tên các tác giả nước ngoài họ chuyển hết sang chữ Hán nên hồi mới học tiếng Trung mỗi lần đọc sách của họ cực khổ sở trong việc lần ra cái ông 歌德 (Ca Đức) là ông nào. Hoá ra là ông Goethe. 
いいね!
返信いいね!3件9月7日 16:23編集済み
Nghiem Quynh Trang À thế nên mình cũng Hán Việt hoá nhiều tên theo âm na ná như là Nã Phá Luân 



https://www.facebook.com/quach.hien.948/media_set?set=a.673630936127657&type=3&pnref=story

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.