Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn choi-kilsong. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn choi-kilsong. Hiển thị tất cả bài đăng

29/08/2021

Thiên Chúa Giáo và đồng cốt ở Hàn Quốc - vì sao Hàn Quốc có nhiều con chiên của Chúa, liên quan với đồng cốt (sách của thầy Choi)

Về lên đồng của Hàn Quốc, thì trên Giao Blog, tạm thời xem nhanh ở đây hay ở đây.

Tôi đã nhiều lần xem người Hàn Quốc tự nhiên nhập đồng ở các cơ sở tín ngưỡng, tại Hàn Quốc, hồi du lãng các nơi. Lúc ấy, tôi vượt biển từ Nhật Bản sang (đi tàu biển), có lần suýt bị bắt máy ảnh. Cũng vì tính du lãng của công việc lúc đó ! Cũng có lần vào được ngân hàng mà họ linh động đổi tiền cho lúc đã gần 5 h chiều, tức là làm không đúng qui định của hệ thống ngân hàng (thường 3h30 chiều thì đóng cửa) ! Có lẽ cũng vì tính mến khách nước ngoài của cư dân Hàn Quốc !

Bây giờ, là một cuốn sách in dạng phổ biến kiến thức của thầy Choi - người thầy mà Giao Blog vẫn cập nhật tình hình của ông, ví dụ ở đây.

31/08/2020

Sau khi Abe rút lui : chính trị gia Nhật đã quên tinh thần "ba lần hạ cố" mà thục mạng tranh quyền

"Ba lần hạ cố" là nói về tích chuyện Lưu Bị đã không quản là người bề trên (lúc ấy đang ở tuổi U50) mà đã ba lần tới thảo lư của anh chàng Gia Cát Lượng (lúc ấy mới U30) để cầu tài, mời họ Gia ra giúp mình.

Tích chuyện ấy được giáo dục trong các trường học Nhật Bản từ xưa, xem là mĩ đức (đức tính đẹp, đạo đức tốt) trong đối nhân xử thế, trở thành một đức tính của người Nhật. 

Đó là đức khiêm nhượng (luôn khiêm tốn, sẵn sàng nhường mọi thứ cho người khác). Đức ấy được giáo dục từ rất lâu. Ngay trong bầu cử, ở cấp độ nào thì người ta đều khiêm nhượng để gạch tên mình (không tự bỏ cho mình trong bầu cử).

Nhưng đức khiêm nhượng ấy đã mất rồi, ở lần bầu cử sắp tới.

Sau khi thủ tướng Abe chính thức xin rút lui khỏi chính trường với lí do bệnh nặng vào cuối tháng 8 năm 2020, thì nội bộ đảng cầm quyền đang chia rẽ mạnh, chẳng phe nào nhường phe nào, chắng cá nhân nào nêu cao tinh thần khiêm nhượng cả, chỉ ra sức tranh đoạt quyền lực.

Dĩ nhiên, đảng đối lập thì không có quyền bầu cử rồi, luôn bị bỏ ra bên ngoài !

10/05/2020

Viết trong Ngày của Mẹ : trường hợp thầy Choi (người Hàn Quốc ở Nhật Bản)

Tôi thì luôn ghi nhớ tên chữ Hán của thầy theo cách đọc âm Hán Việt, là Thôi Cát Thành 崔吉城. Ấn tượng nhất ở cái phần tên là Cát Thành, vì cho liên tưởng đến Thành Cát Tư Hãn đại hoàng đế Mông Cổ lẫy lừng thởi xưa. Thật ra, do đọc âm Hán Việt nên mới có sự liên tưởng vậy mà thôi.

1. Thôi Cát Thành là đàn em của ông thầy tôi (kém một vài tuổi gì đó). Năm nay, cũng đã hơn 80 rồi. Ông vốn là người Hàn Quốc, đi du học Nhật Bản, có một thời gian về lại Hàn Quốc nhưng sau đó là tới làm việc tại đại học ở Nhật Bản. Trong dịp Cô Vy vừa rồi, ở tuổi trên 80, ông vẫn lên lớp cho học sinh qua internet.

Trong zemi của thầy tôi ngày xưa ở Tokyo, có một dịp chúng tôi đọc sách của thầy Thôi viết về thờ cúng tổ tiên của người Hàn Quốc, rồi có một dịp là sách về lên đồng Hàn Quốc. Sau này, thầy Thôi ra loạt sách về chân tướng của cái gọi là "nữ nô lệ tình dục theo quân" (ủy an phụ) trong chiến tranh Đại Đông Á.

Thi thoảng, chúng tôi có gặp thầy Thôi ở đâu đó (Tokyo, Quảng Châu,...) trong các dịp có đại hội nghiên cứu của Học hội Nhân loại học Văn hóa Nhật Bản, hay các hội thảo.

21/10/2019

Người Triều Tiên tự phê phán "hiếu học Triều Tiên" : thầy Choi vừa chính thức cho đăng báo

Thầy Choi là người Hàn Quốc, đã lưu học Nhật Bản và ở lại Nhật Bản từ mấy chục năm trước, hiện giáo sư Đại học Đông Á. 

Thầy Choi là một người đàn em của ông thầy tôi (kém hai tuổi). Hai mươi năm trước, trong nhóm học tập của thầy tôi, tức S. zemi, chúng tôi luân phiên đọc sách mới xuất bản của thầy Choi, cuốn về chủ đề gia tộc Hàn Quốc và tục thờ cúng tổ tiên ở Hàn Quốc. Đấy là một trong những cuốn sách về văn hóa truyền thống Hàn Quốc/Triều Tiên đầu tiên mà bản thân tôi đọc kĩ.