Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nhà-Mạc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nhà-Mạc. Hiển thị tất cả bài đăng

05/06/2019

Mĩ thuật Đại Việt : gần 10 năm với nhóm tượng Mạc ở Thái Bình

Giật mình là đã gần 10 năm đi qua.

Chính xác là 9 năm. Vì đó là năm 2010, chúng tôi du lãng mạn các huyện cũ của tỉnh Thái Bình, cùng phát hiện ra nhóm tượng đá tuyệt đẹp thời Mạc. Cần ghi nhớ thời điểm năm 2010 này.

Dâu bể đã khá đổi thay trong 9 năm qua. Người thợ đá mà tôi đưa tên trong hợp đồng phục chế mới chỉ để lại được một phôi bằng đất sét, một phôi tượng tuyệt đẹp và rất giống với nguyên bản. Thật đáng tiếc vô cùng: nghệ nhân ấy đã  đột ngột khuất núi, không ai có thể nghĩ tới. Kế nghiệp ông là một người cháu, đã từ phôi đất sét để làm thành bản đá.

28/05/2019

Dấu vết vương triều Mạc ở khu vực Thác Bản Giốc (bài Nông Đình Đâu)

Chúng tôi đã du lãng, khi thì lướt nhanh trong một vài ngày, rồi thì khi ở lại nhiều ngày, tại khu vực Thác Bản Giốc. 

Từng năm đi qua. Mùa hè có, mùa đông có. Khi thì cố thủ trong làng bản, khi thì ra mướn nhà trọ ở vùng biên tiện cho đi đi lại lại. Khi thì theo quang gánh mà sang chợ bên kia, khi thì theo các thầy các bà đi cúng đi lễ các nơi bên này. Khi thì lên tận đỉnh cao núi thẳm, khi thì ngụp dưới suối. Khi lang bang trong những túp lều nhỏ, khi la cà ở các nhà giữa đồng không mông quạnh. 

Ví dụ đã kể nhanh ở đây hay ở đây.

Đó là vùng Thác Bản Giốc, vùng xã Đàm Thủy, vùng huyện Trùng Khánh.

17/05/2019

Văn miếu Mao Điền (Cẩm Giàng, Hải Dương) : nơi hiện phối thờ nữ tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ

Nhân vật chúng tôi quan tâm từ lâu là bà Nguyễn Thị Duệ - tương truyền là nữ tiến sĩ duy nhất thời quân chủ, được cả nhà Mạc (thời kì Cao Bằng) và nhà Lê Trịnh coi trọng.

Hiện bà được phối thờ trong văn miếu Mao Điền (từ năm 2002).

04/05/2019

Vương triều Mạc thời kì Cao Bằng : các di tích, di vật mới tìm thấy ở huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên)

Về vương triều Mạc thời kì Cao Bằng vẫn rất mạnh vào khoảng hai thập niên 1610 - 1620, thì có thể đọc bài học thuật đã công bố ở đâyở đây hay ở đây.

Trước khi lên Cao Bằng, thì có một thời gian, vương triều Mạc đã chiếm cứ vùng Thái Nguyên. Điều này cũng đã được trình bày ngắn gọn trong các công bố học thuật trên.

27/04/2019

Anh em gốc Mạc gặp nhau tại Mĩ : thành lập Hội đồng Mạc tộc hải ngoại (hạ tuần tháng 4 năm 2019)

Thế giới đã trở lên tiện lợi vô cùng nhờ có mạng toàn cầu (thư tiện tử, chát Fb và các dịch vụ khác). 20 năm trước, giữa Tokyo và Hà Nội vẫn phải duy trì thư viết tay, một ít thư e-mail mà không có dấu (về cơ bản, tiếng Việt lúc đó chưa soạn có dấu được trong mail), và điện thoại viễn liên (lúc đầu là điện thoại hữu tuyến, rồi dần dần là di động gọi viễn liên cho di động).

Bây giờ, giữa Tokyo với Hà Nội, hay giữa Hà Nội với Cali, thì gần như trực tuyến. Nhưng gì thì gì, e-mail vẫn là phương tiện chính qui hơn cả. Từ nhiều hôm trước, và ngay lúc này, thư từ qua lại, biết anh em Mạc tộc đang tụ hội tại Cali - địa bàn cư trú chủ yếu của người Việt tại Hoa Kì.

Ngay khi nay, ở giây phút này, vẫn đang trực tuyến với Cali.

15/02/2019

Nhìn lên Ba Bể : nơi giao tranh Lê - Mạc ngày xưa và Lồng Tồng ngày nay

Bài của cụ Ô Phúc Bình ở Bắc Cạn - một tác giả đã 92 tuổi, hàng ngày vẫn viết bằng cả bút cả máy tính, vẫn chơi điện thoại thông minh, vẫn thường xuyên cập nhật Fb, vẫn tham gia cả công việc ruộng vườn ở thôn quê. Giao Blog đã giới thiệu về cụ ở đây.

Bài của cụ đăng trên tạp chí Văn nghệ Ba Bể số 1&2 năm 2019.

13/12/2018

Nhà văn Đặng Văn Sinh lên tiếng : thêm một sản phẩm hư cấu của ông Tăng Bá Hoành ?

Cụ Tăng Bá Hoành hình như đã khá có tiếng trong học giới Đại Việt. Bởi chỗ: cụ có nhiều nghi án "hư cấu" sử liệu và nhân vật lịch sử.

Một dịp, chúng ta đã quan sát sự kiện bà Bùi Thị Hí của gốm Chu Đậu. Người đầu tiên lên tiếng vào quãng năm 2008-2009 là anh Đoan Hùng - một người bạn của Giao Blog (tin tức và bàn luận lúc đó là trên hệ thống blog của Yahoo trước năm 2013). Khi có thời gian, sẽ đưa lại bản lưu cũ về Giao Blog hiện nay.

Bây giờ là trở lại với nhân vật nữ tiến sĩ duy nhất trong lịch sử khoa cử Việt Nam. Đầu tiên, cứ đưa nguyên lên tiếng của nhà văn Đặng Văn Sinh về đây đã.

04/12/2018

Nhìn lên Ba Bể : xã Hà Hiệu và hậu duệ của những tướng quân Cờ Đen

Đã tính đi du lãng dài ngày ở vùng Ba Bể từ khá lâu, mà đến nay vẫn chưa thực hiện được (xem lại ở đây, hồi năm 2015).

Một khu vực chúng tôi sẽ qua là xã Hà Hiệu.

Lướt nhanh một ít từ tư liệu của bạn Nông Văn Kim và của cụ Ô Phúc Bình (cụ là bố vợ của nhà thơ Dương Thuấn; năm nay đã 92 tuổi nhưng vẫn chơi Facebook hàng ngày).

30/11/2018

Đại hội lần thứ 3 của Mạc tộc Thế giới (đảo Hải Nam, tháng 11 năm 2017)

Đã một năm đi qua.

Bây giờ mới đưa tin tại đây.

Còn bản tin của Mạc tộc Thế giới thì đã lên mạng ngay thời điểm đó.

Tựa như có sự xuất hiện của Mã Vân, tức Jack Ma. Mà là Jack Ma đang vẩy bút lông viết thư pháp !

06/11/2018

Một đời bút mực học giả Phan Đăng Nhật (tự thống kê trước tuổi 90)

Ảnh mới nhất của cụ được chụp vào tháng 10 năm 2018. Cụ sinh năm 1931 (Tân Mùi), nên tính tuổi tây thì 87, còn tính tuổi ta thì 88.

Bản viết này do cụ tự soạn trên máy tính.

Đôi khi, cụ bỗng quên một lệnh nào đó trong xử lí word, thì đã có sổ ghi chép (mở sổ ghi chép cũ ra là nhớ lại ngay) hoặc tự vào mạng tra cách giải quyết.

29/09/2018

Văn nghệ Thứ Bảy : lần đầu sau 100 năm, một quan đầu tỉnh Nghệ tới thăm bia đá Phan Bội Châu

Thật ra là nguyên quan đầu tỉnh. Bây giờ, vị trí đã thăng cao ở cấp trung ương (từ độ 2014-15, xem ở đây).

Khoảng gần 10 năm về trước, lúc chúng tôi đi du lãng khu vực dãy núi huyền thoại Kim Nhan, và nhiều nơi khác dọc bờ sông Lam men đường núi Hồng, thì một buổi hẹn làm việc trực tiếp tại phòng của ông. Dĩ nhiên là thành nội Vinh. Lúc ấy, ông mới thực sự là quan đầu tỉnh Nghệ.

20/09/2018

Rất gần với chiếc chuông lớn Đà Quận của nhà Mạc năm 1611 : một đám cưới đáng nhớ năm 2018

Đó là khu vực thành phố Cao Bằng ngày nay, gắn với sông Bằng Giang và phố Mục Mã, chùa Đà Quận và chùa Đống Lân.

Về chiếc chuông lớn Đà Quận (đúc năm Càn Thống 19 đời vua Mạc Kính Cung đóng đô tại Cao Bằng, tức năm 1611), bây giờ đã là bảo vật trọng yếu của quốc gia, thì đọc ở đâyở đây.

26/08/2018

Ngày Vu Lan báo hiếu 2018 : tế tổ ở một số từ đường dòng họ

Vu Lan là một dịp dài dài, mà ngày trung tâm là Rằm Tháng Bảy âm lịch. Rằm Tháng Bảy năm nay trùng vào Thứ Bảy ngày 25 tháng 8 dương lịch.

Nhiều gia đình Việt cúng Rằm Tháng Bảy tại gia vào buổi trưa ngày 25 tháng 8. Nhiều gia đình còn bày thêm mâm Cúng Chúng Sinh ở ngoài ngõ hay ngoài cửa nhà.

Một số nơi, còn thấy hoạt động tế tổ ở từ đường dòng họ.

19/07/2018

Nạn trộm cắp cổ vật đang hoành hoành : tượng Phật mất rất nhanh ở Vĩnh Phúc

Mấy hôm trước, mới nhận thông tin một ngôi chùa độc đáo ở Vĩnh Phúc bị trộm khuân sạch các pho tượng chính yếu. Thật bàng hoàng. Mấy pho tượng ấy bay mất rồi, thì còn gì là chùa ấy nữa ! Dân làng thì hi vọng là phía công an sẽ can thiệp để giúp tìm lại được.

Liên hệ một vài chỗ, thì biết: nạn trộm cắp cổ vật, mà trung tâm là tượng Phật có giá trị, đang hoành hoành ở các nơi. Các tỉnh ngoài Bắc đang bị nạn này làm đau đầu. Riêng các huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc bị nạn này uy hiếp mạnh từ mấy năm rồi, mà không hiểu sao nhà chức trách chưa có cách diệt trừ.

11/07/2018

Cây cầu thân quen vắt qua sông Bằng sẽ được duy tu trong ít ngày tới

Cầu Bằng Giang là câu cầu trọng yếu của thành phố Cao Bằng, vắt qua sông Bằng Giang để nối thành phố với các huyện ở miền Đông.

Một cây cầu thân quen từ mấy chục năm nay. Với những người miền Đông như chúng tôi, cầu Bằng Giang đã là một phần quan trọng trong đời sống của mỗi người. 

24/06/2018

Thầy Phan Huy Lê từ trần ở tuổi 85 (1934 - 2018)

Một tấm ảnh do tôi bấm máy, tại nhà riêng của thầy ở phố Vọng Đức (rất gần với Thư viện Viện Thông tin Khoa học Xã hội ngày trước ở số 36 phố Lí Thường Kiệt, cũng tức là gần với trụ sở cũ của Viễn Đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội).

09/06/2018

Văn nghệ Thứ Bảy: tự nhiên thấy bia đá quí thời Mạc rớt xuống !

Người chủ xướng ra sự kiện hai tấm bia Mạc tự nhiên rớt xuống này là ông Nguyễn Văn Vịnh. Từ nhiều năm trước, trong liên quan đến ông Trần Đại Sỹ, tôi đã chú ý đến ông (đọc lại ở đây).

Bởi vậy, từ khá lâu, lúc nhận được một mail qua hộp thư (mail là một bức thư của một ông cụ rất bí ẩn gửi cho ông Nguyễn Văn Vịnh), tôi đã ngầm đoán ra sự thể rồi. Lúc đó, chỉ thảo luận trong nhóm một cách lặng lẽ. Không đưa ra bên ngoài.

Sau đó thì sự kiện lên mặt báo và các mạng xã hội. Trong nhóm, không ai tham gia. Chỉ quan sát.

Bây giờ là một chia sẻ gần đây nhất của ông Vịnh (do ông Đỗ Minh Tuấn thực hiện việc phỏng vấn). Để cho rộng đường dư luận.